Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 6

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 6

Tiết 26

Soạn 25/9/2008

Dạy 29/9/2008 Văn bản “TRUYỆN KIỀU”

 CỦA NGUYỄN DU

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 *Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “Truyện Kiều” từ đó thấy được “Truyện Kiều” là kiệt tác của văn học dân tộc.

 2. GD lòng tự hào về truyền thống văn học dân tộc, lòng ngưỡng mộ dại thi hào dân tộc Nguyễn Du

3.ùen kĩ m\năng đánh giá, tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu.

CHUẨN BỊ

 *GV: Tranh chân dung Nguyễn Du. Tác phẩm "Truyện Kiều"

 *HS: Tìm hiểu về Nguyễn Du. Đọc cả tác phẩm, tóm tắt.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A - Ổn định lớp (1)

 9B vắng:

B - Kiểm tra (5)

 1-Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ

 2-Kiểm tra vở bài soạn của học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 26 	
Soạn 25/9/2008 
Dạy 29/9/2008	
Văn bản “Truyện kiều” 
 của nguyễn du
Mục tiêu cần đạt
	1. HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
	*Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của “Truyện Kiều” từ đó thấy được “Truyện Kiều” là kiệt tác của văn học dân tộc.
	2. GD lòng tự hào về truyền thống văn học dân tộc, lòng ngưỡng mộ dại thi hào dân tộc Nguyễn Du	
3.ùen kĩ m\năng đánh giá, tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu.
Chuẩn bị
	*GV: Tranh chân dung Nguyễn Du. Tác phẩm "Truyện Kiều"
	*HS: Tìm hiểu về Nguyễn Du. Đọc cả tác phẩm, tóm tắt... 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (5’)
	1-Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ
	2-Kiểm tra vở bài soạn của học sinh.
C - Bài mới (33’)
GV giới thiệu bài: 
?Trình bầy những nét chính về tác giả?
-Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử cuối 18 đầu 19, một giai đoạn lịch sử đầy biến động: phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
?Trong hoàn cảnh ấy, cuộc đời của Nguyễn Du đã phải trải qua những thăng trầm như thế nào?
-GV: năm 1820 được lệnh đi sứ Trung Quốc lần 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và mất tại Huế.
?Em có nhận xét gì về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du?
-Học sinh phát biểu.
GV nêu những di sản mà Nguyễn Du để lại
I - Giới thiệu tác giả (13’)
1.Cuộc đời và con người (10’)
Nguyễn Du (1765-1820) 
-Tên chữ là Tố Như
-Quê: Tiên Điền-Nghi Xuân-Hà Tĩnh.
-Gia đình: đại quý tộc nhiều đời làm quan có truyền thống về văn học.
-1786-1796: phiêu bạt trên đất Bắc.
-1796-1802: ở ẩn tại quê nội.
1802: ra làm quan với triều Nguyễn
-1813-1814: đi sứ Trung Quốc.
2.Sự nghiệp (3’)
-Truyện Nôm
-Thơ chữ Hán
-Văn chiêu hồn (Chữ Nôm)
cho chúng ta.
GV khái quát vị trí của Nguyễn Du đối trong nền văn học dân tộc.
?Trình bày những hiểu biết của em về lai lịch của “Truyện Kiều”?
-Yếu tố sáng tạo của Nguyễn Du rất lớn, quyết định thành công của tác phẩm.
-Tóm tắt theo yêu cầu của giáo viên.
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nghệ
thuật.
?Hãy phát hiện giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều?
GV: Truyện Kiều có sức chinh phục lớn với mọi tầng lớp độc giả và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.	
-Giáo viên khái quát rút ra ghi nhớ
?Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du đã ảnh hưởng như thế nào đến việc sáng tác “Truyện Kiều”?
II/Tác phẩm “Truyện Kiều”
1-Lai lịch
-Viết đầu thế kỉ 19 (1805-1809)
-Dựa vào: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc)
2-Tóm tắt (SGK)
3-Giá trị của tác phẩm	
a)Giá trị nội dung	
*Giá trị hiện thực:
-Bức tranh hiện thực về một xã hội bất 
công tàn bạo. 
*Giá trị nhân đạo:
-Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người và những khát vọng chân chính của con người.
b)Giá trị nghệ thuật
-Là đỉnh cao của ngôn ngữ văn học dân tộc
-Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc(nghệ thuật dẫn chuyện miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm lý...)
4-Ghi nhớ (SGK)
III/Luyện tập
D/Củng cố
	? Theo em điều gì giúp cho "Truyện Kiều" trở thành kiệt tác ngàn đời?
	? Hãy nêu những hiện tượng sinh hoạt văn hoá xung quanh "Truyện Kiều"?
E/Hướng dẫn
	- Nắm chắc : + Nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du?
	 + Cốt truyện
	 + Giá trị của truyện
	- Soạn "Chị em Thuý Kiều"
--------------------------------------------------------------
Tiết 28 	
Soạn 30/9/2008 
Dạy 26/9/2008	
Văn bản Cảnh ngày xuân
 trích “truyện kiều”-nguyễn du
Mục tiêu cần đạt
HS thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiêu của Nguyễn Du: kết hợp bútpháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giầu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, qua tả cảnh để nói lên tâm trạng.
Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
Rèn kĩ năng đọc và phân tích một đoạn thơ tả cảnh
Chuẩn bị
	Đọc tác phẩm, xác định vị trí đoạn trích 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” .
	2-Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích.
	3-Kiểm tra vở bài soạn của học sinh.
C - Bài mới (33’)
	GV giới thiệu bài:
?Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
- Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, tả chân dung chị em Thuý Kiều, đoạn thơ này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh khi chị em Kiều đi chơi xuân.
-GV hướng dẫn đọc(nhẹ nhàng trong sáng)	
-GV đọc mẫu
-HS đọc,rút kinh nghiệm.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
?Hãy tìm hiểu bố cục của đoạn trích. Nêu ý 
chính từng đoạn.
-4 câu đầu: khung cảnh ngày xuân	 
-8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh	 
-6 câu cuối: cảnh chị em Kiều du xuân trở về
? Hãy nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả trong văn bản này.Tác dụng của nó là gì ?
I/Giới thiệu chung
*Vị trí của đoạn trích:
-Nằm ở phần 1: “Gặp gỡ và đính ước” 
II/Đọc và tìm hiểu văn bản
1-Đọc,tìm hiểu chú thích, bố cuc
*Đọc
*Chú thích
*Bố cục:3 phần
-Từ khái quát đến cụ thể (Từ khung cảnh 	
chung của mùa xuân đến cảnh lễ hội và
 con người)	
->khắc hoạ khung cảnh lễ hội vừa khái quát
vừa cụ thể.
? Các phương thức biểu đạt nào đã được sử
dụng trong đoạn trích
-Miêu tả( là chủ yếu) kết hợp tự sự, biểu
 cảm.	 
	 	 2-Phân tích
	 a) Khung cảnh ngày xuân.
-Học sinh đọc 4 câu thơ đầu.	đọc
?Từ chú thích 1 và 2 trong SGK em hãy giải
thích nghĩa hai câu thơ đầu.
-Ngày xuân qua nhanh như con thoi. Đã qua
 tháng giêng, tháng hai bây giờ đã đến tháng 
ba.
?Vậy là cảnh mùa xuân được giới thiệu vào
 thời điểm nào.
-Tháng ba.
?Vẻ đẹp của mùa xuân tháng ba được đặc tả phát	+Cỏ non xanh tận chân trời
 qua những hình ảnh nào.	hiện	.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
?Đây là một trong số những câu thơ hay
nhất truyện Kiều. Theo em vì lí do nào
 trong các lí do sau:	thảo	-Ngôn từ thuần Việt
-Ngôn từ thuần Việt.	luận -Giàu hình ảnh, nhạc điệu.
-Giàu hình ảnh.	ghi
-Giàu nhạc điệu.	chép
->Cả ba lí do trên.
?Lời thơ này gợi hình ảnh tháng ba mùa 
xuân như thế nào.
- Bầu trời trong sáng.	->Khung cảnh ngày xuân trong sáng, tươi 
- Mặt đất tươi xanh.	đẹp, thanh bình.
-Không gian yên ả thanh bình.
-HS chú ý phần 2	b. Cảnh lễ hội tháng ba.
?Chú thích 3 và 4 đã giới thiệu như thế nào về phát
lễ và hội trong tiết thanh minh.	 hiện
- Lễ tảo mộ(đi viếng và sửa sang phần mộ 
của người thân).
-Hội đạp thanh(du xuân).
?Cảnh lễ hội ấy được gợi tả qua những dòng	
thơ nào?	 phát 	 + Gần xa nô nức yến anh
	 hiện	 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
	 Dập dìu tài tử giai nhân
	 Ngựa xe như nước áo quần như nêm
	Ngổn ngang gò đống kéo lên
	 Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
?Cách dùng từ của tác giả trong đoạn thơ có 	 -Dùng nhiều từ láy, từ ghép liên tiếp.
gì đặc biệt.	 phát
-Gợi tả vẻ sinh động, náo nhiệt.	 hiện
?Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ trong	 -So sánh.
đoạn thơ.
?Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ có gì đặc biệt.
-Nhịp thơ ổn định ở hai câu thơ 8, biến đổi 
linh hoạt ở hai câu thơ 6.
?Qua đó em hình dung như thế nào về khung	->Khung cảnh đông vui náo nhiệt
 cảnh lễ hội Thanh minh.	 mang sắc thái điển hình của lễ hội thanh 
	 minh.
-HS chú ý SGK.	c.Cảnh du xuân trở về.
?Hãy đọc những câu thơ miêu tả khung cảnh 	 +Tà tà bóng ngả về tây
cuối lễ hội.	 ..............
	 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
?Em hình dung như thế nào về không gian và phát
 thời gian lúc này.	 hiện
-Thời gian: chiều tối.	 tự
-Không gian: khe nước,cây cầu,nắng nhạt.	 ghi	 -Thời gian,không gian, hình ảnh gợi tả.
?Mọi chuyển động trong đoạn thơ đều rất nhẹ chép
nhàng.Em hãy chứng minh điều đó.
?Thời gian và không gian, chuyển động ấy	 
gợi cho em hình dung một cảnh tượng như 
thế nào? Có gì khác so với khung cảnh của
 phần 1.
-Không còn không khí nhộn nhịp rộn ràng,
không còn không gian bát ngát trong sáng,
tất cả đang lặng dần, nhạt dần.
?Nghệ thuật sử dụng từ của đoạn thơ có gì	 -Từ láy miêu tả tâm trạng.
 đặc biệt.
?Theo em đó là tâm trạng gì.	 ->Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến
	 luyến tiếc.
-GV khái quát để rút ra ghi nhớ.	 3. Ghi nhớ.(SGK)
?Hãy nêu những nét nổi bật về nghệ thuật phát *Nghệ thuật:Từ ngữ, bút pháp miêu tả miêu tả cảnh thiên nhiên của N,Du trong	hiện giàu chất tạo hình.
 đoạn trích.
?Qua đó em cảm nhận được điều gì.	*Nội dung:Bức tranh thiên nhiên,lễ hội mùa xuân tươi đẹp,trong sáng, rộn ràng.
	III.Luyện tập.
?Phân tích, so sánh 2 câu thơ trong thơ cổ Trung Quốc và trong thơ N.Du.
? Đọc lại đoạn thơ.
D/Củng cố 
	*Giáo viên khái quát nội dung bài giảng.
	?Nêu cảm nhận của em sau khi học xong đoạn thơ. 
	E/Hướng dẫn
	*Học thuộc lòng đoạn thơ
	*Chuẩn bị "Thuật ngữ"
-----------------------------------------------
Tiết29	
Soạn 27/10/2008 
Dạy 01/10/2008	
thuật ngữ
Mục tiêu cần đạt
	1. Học sinh hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
2. Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
Chuẩn bị 
	*Giáo viên: Bảng phụ ghi VD mục I, II, BT1
	*Học sinh: Đọc sách giáo khoa 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (3’)
	1-Hãy trình bày những cách để phát triển từ vựng.
	2-Làm bài tập số 3, 4.
C - Bài mới (37’)
GV giới thiệu bài:
-Học sinh đọc ví dụ (SGK)
?Hãy so sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “nước” và “muối”?
-Học sinh đọc ví dụ 2 (SGK)
?Các định nghĩa trên em đã được học ở những bộ môn nào	?
I/Thuật ngữ là gì (10')
1-Ví dụ (SGK)
2-Nhận xét
a)
*Cách giải thích thứ nhất: dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật. Là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
->Cách giải thích thứ nhất: giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường.
*Cách giải thích thứ hai: thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật phải trải qua nghiên cứu lí thuyết và phương pháp khoa học...
-Nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan, người nghe không thể hiểu được cách giải thích này.	
->Cách giải thích thứ hai: giải thích nghĩa 	 của thuật ngữ.
b)
*Thạch nhũ: Địa lý
*Ba-dơ: Hoá học	
*ẩn dụ: Ngữ văn
?Những thuật ngữ trên chủ yếu được dùng trong những loại văn bản nào?
?Vậy em hiểu thế nào là thuật ngữ?
-GV khái quát, giúp học sinh rút ra ghi nhớ.
?Các thuật ngữ đã dẫn trong mục 1 phần 2 còn có nghĩa nào khác không?	 
- Không 
-Học sinh đọc ví dụ 2 (SGK)
?Từ “muối” nào có sắc thái biểu cảm?	
-Học sinh khái quát rút ra ghi nhớ
GV treo bảng phụ ghi BT
HS đọc BT
HS lên bảng điền
HS đọc đoạn thơ
HS trao đổi, thảo luận, trả lời
GV: Điểm tựa (là khái niệm VL): Là một điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó, lực tác động được truyền tới ...
HS đọc BT
HS trao đổi, thảo luận, trả lời
GV: Nhận xét
GV hướng dẫn HS làm ở nhà
*Phân số thập phân: Toán học.
->chủ yếu được dùng trong loại văn bản về khoa học, công nghệ.
3-Ghi nhớ (SGK)
II/Đặc điểm của thuật ngữ (10')
1/Ví dụ (SGK)
2/Nhận xét
a-Những thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ thường chỉ có 1 nghĩa.
b-Từ “muối” (1): thuật ngữ, không có tính biểu cảm.
-Từ “muối” (2): từ thông thường chỉ
tình cảm sâu đậm của con người.
3/Ghi nhớ (SGK)
III/Luyện tập (17')
Bài tập 1: (5')
-Lực (Lí), xâm thực (Địa), hiện tượng hoá học (Hoá), trường từ vựng (NV), di chỉ (LS), thụ phấn (Sinh), lưu lượng (Địa), trọng lực (Lí), khí áp (Địa), đơn chất (Hoá), thị tộc phụ hệ (LS), đường trung trực (Toán).
Bài tập 2 (4')
-Từ “điểm tựa” trong đoạn thơ không được dùng như một thuật ngữ mà chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
Bài tập 3: (4')
Trường hợp (a) dùng như một thuật ngữ.
-Trường hợp (b) dùng như một từ thông thường.
-Đặt câu theo nghĩa thông thường: thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp
Bài tập 4: 
-Định nghĩa thuật ngữ “cá”: động vật có xương sống ở dưới nước bơi bằng vây, thở bằng mang.
-Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo, cá
sấu...), cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
HS đọc bài tập, thực hiện yêu cầu của bài
GV nhận xét, cho điểm
Bài tập 5 (4')
Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ của thuật ngữ “thị trường” không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ, một khái niệm. Bởi hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực riêng biệt.
D/Củng cố (2')
	? Thuật ngữ là gì, nêu các nguyên tắc của thuật ngữ.
	-Giáo viên khái quát nội dung bài học .
	-Học sinh đọc lại ghi nhớ.
E/Củng cố (2')
	-Học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa.
	-Làm các bài tập còn lại
	-Chú ý xem tiếp bài tiếp theo trong chương trình.
	-Chuẩn bị cho tiết trả bài
----------------------------------------------------------------
Tiết29	
Soạn 28/9/2008 
Dạy 04/10/2008	
Trả bài viết số 1
Mục tiêu cần đạt
	1. Học sinh đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của mình khi làm bài thuyết minh. Từ đó, HS có hướng phát huy những ưu điểm, biết khắc phục những hạn chế của minh.
2. Giáo dục ý thức phấn đấu vươn lên.
3. Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh
Chuẩn bị 
	*Giáo viên: Chấm bài, ghi nhận xét cụ thể
	*Học sinh: Tự đọc lại bài của mình, ghi lại lỗi sai 
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (3’)
	Đặc điểm của văn thuyết minh?
C - Bài mới (37’)
	GV giới thiệu bài:
GV: Ghi đề lên bảng
HS xác định yêu cầu của đề
GV nhấn mạnh: Nội dung thuyết minh
HS lập dàn ý
GV nhận xét, bổ sung theo dàn ý tiết 14-15
HS đọc mục 1,2,3 (tr 76 - Bài "Trả bài"
HS đối chiếu với yêu cầu của đề, đối chiếu với dàn ý để tự nhận xét bài làm của mình
GV thu phần tự nhận xét của HS
GV nhận xét những ưu điểm của HS
HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình
- Về thể loại
- Về bố cục
- Về nội dung thuyết minh
- Về cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật
- Về diễn đạt
- Về chữ viết, chính tả
GV tổ chức cho 2 em một nhóm sửa bài của nhau
HS: 2 nhóm trình bày ...
1. Xác định yêu cầu của đề (2')
- Thể loại: Thuyết minh
- Nội dung: Cây tre trong đời sống của người Việt Nam
2. Lập dàn ý (3')
3. Nhận xét (7')
*Về thể loại:
-Hầu hết các em viết đúng thể loại thuyết minh. Tri thức khách quan, sát thực.
-Một vài bài có ý chưa sát thực (T Anh -liên hệ "Dáng đứng Bến Tre")
* Về bố cục
-Đa số các bài viết có bố cục mạch lạc. Nội dung thuyết minh được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
-Còn một số bài viết sắp xếp các ý chưa rành mạch (Thuý, Quyến ...)
* Về nội dung thuyết minh
-Đa số các em có ý thức tìm hiểu về cây tre trong đời sống VN. Song nội dung thuyết minh chưa phong phú.
-Một số bài tỏ ra chưa hiểu biết về cây tre trong đời sống Việt Nam
* Về cách kết hợp các biện pháp nghệthuật
-Một số em đã biết sử dụng hình thức Tự sự -tự truyện: Quân, Nhi; Vè: Khuyến để bài thuyết minh thêm hấp dẫn. Các em đã biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật (Nhân hoá, so sánh ...)
 -Nhiều em chưa biết vận dụng các biện pháp NT
* Về diễn đạt
-Một số em diễn đạt mạch lạc, lời văn giầu tính biểu cảm (Quân)
-Đa số các em mắc lỗi diễn đạt (Quyến, Lực, Thuý)
* Về chữ viết, chính tả
-Hầu hết các em viết ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả.
4. Sửa lỗi cơ bản (20')
-Lỗi sắp xếp ý
-Kết hợp thuyết minh với các biện pháp NT ...
-Lỗi diễn đạt
-Lỗi chính tả
GV đọc bài làm của Quân
GV đọc điểm của HS cả lớp, thống kê chất lượng ...
5. Đọc bài làm khá (3')
6. Công bố điểm (2')
D. Củng cố (2')
	-Đặc điểm của văn thuyết minh
	-Cách kết hợp các biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh
E. Hướng dẫn về nhà (2')
	-Nắm chắc đặc điểm bài văn thuyết minh và cách làm cho bài thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn
	-Soạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
	 Chuẩn bị "Miêu tả trong văn bản tự sự"
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc