Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 7

Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 7

Tiết 31

Soạn 02/10/2008

Dạy 06/10/2008 Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 TRÍCH “TRUYỆN KIỀU”-NGUYỄN DU

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. HS thấy được:

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của nàng

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

2. Khơi dậy lòng đồng cảm với nỗi đau con người

3. Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng qua cảnh

CHUẨN BỊ

 Đọc tác phẩm, xác định vị trí đoạn trích, tóm tắt đoạn trích

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 31 	
Soạn 02/10/2008 
Dạy 06/10/2008	
Văn bản Kiều ở lầu ngưng bích
 trích “truyện kiều”-nguyễn du
Mục tiêu cần đạt
1. HS thấy được:
- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của nàng
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
2. Khơi dậy lòng đồng cảm với nỗi đau con người
3. Rèn kĩ năng phân tích tâm trạng qua cảnh
Chuẩn bị
	Đọc tác phẩm, xác định vị trí đoạn trích, tóm tắt đoạn trích
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1-Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân"?
	2-Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích?
C - Bài mới (37’)
	GV giới thiệu bài:
?Hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
GV tóm tắt từ đoạn "Cảnh ngày xuân" đến đoạn trích này ...
-GV hướng dẫn đọc: Diễn cảm, nhấn giọng ở các từ láy, điệp từ.	
-GV đọc mẫu
-HS đọc,rút kinh nghiệm.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
?Hãy tìm hiểu bố cục của đoạn trích?
HS đọc 6 câu đầu
?Kiều đang sống trong hoàn cảnh nào?
- Bị giam lỏng
GV: Giải thích từ "khoá xuân" và dụng ý của tác giả...
I/Giới thiệu chung (2')
*Vị trí của đoạn trích:
-Nằm ở phần II: “Gia biến và lưu lạc” (1033-1054)
II/Đọc và tìm hiểu văn bản (31')
1-Đọc, tìm hiểu chú thích (3')
*Đọc
*Chú thích
2.Bố cục:3 phần (2')
3. Phân tích: (24')
a. Hoàn cảnh của Kiều (6')
?Dưới con mắt của Kiều, thiên nhiên hiện lên như thế nào?
GV: Lưu ý cách hiểu từ "ở chung"
? Cách sử dụng từ ngữ?
?Không gian miêu tả?
?Trong nền thiên nhiên ấy, Kiều hiện lên như thế nào?
GV: ... NT tả cảnh ngụ tình
?Trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng của Kiều?
GV bình
GV chuyển
HS đọc 8 câu tiếp
?Kiều nhớ đến những ai?
?Đọc câu thơ thể hiện nỗi nhớ Kim Trọng?
?Cách sử dụng từ ngữ? Giá trị diễn đạt?
?Từ nỗi nhớ KT, Kiều trở về cảnh ngọ của chính mình ...?
?Cách dùng từ ngữ? Tình cảm của Kiều?
GV nêu các cách hiểu về câu thơ “Tấm son ...”
GV bình
?Nỗi nhớ cha mẹ của Kiều được diễn tả như thế nào?
?Biệp pháp nghệ thuật?
HS giải thích từng điển tích
?Tình cảm của Kiều dành cho cha mẹ?
?Bút pháp nghệ thuật bao trùm được t/g sử dụng trong đoạn?
?Cảm nhận về Kiều?
GV bình (về Kiều, về NT tự sự...)
?...tại sao ND để Kiều nhớ KT trước, nhớ cha mẹ sau? 
HS trao đổi thảo luận, trình bày miệng
GV bổ sung ...
?Sử dụng bút pháp độc thoại nội tâm, miêu tả khách quan tâm lí nhân vật ... ND là người như thế nào?
GV chuyển 
HS đọc 8 câu thơ cuối
+ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi bồng dặm kia
-Từ ngữ giàu tính tạo hình (...), chỉ từ “nọ”, “kia” 
->Không gian rộng, hoang vắng
=>Kiều cô đơn, trơ trọi, buồn tủi
 ----------->NT tả cảnh ngụ tình
b. Nỗi nhớ người thân (8’)
*Nhớ Kim Trọng (4’)
+Tưởng người dưới nguyệt chén ...
Tin sương luống những dày trông ...
-Dùng từ Hán Việt, điển tích
Lời thơ hàm súc
->Nhớ thương da diết
+Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
-Dùng thành ngữ
->Tấm lòng thuỷ chung...
*Nhớ cha mẹ (4’)
 +Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh...
 Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
-Dùng nhiều điển tích
->Hiếu thảo
-Bút pháp độc thoại nội tâm
 Miêu tả khách quan tâm lí nhân vật -->Hiểu, thông cảm, sẻ chia cùng nhân vật
c. Tâm trạng của Kiều (10’)
Buồn trông:
 (1) cửa biển chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng ... xa xa
 ->Cô đơn, lẻ loi
?Đây là đoạn thơ thể hiện rõ tài năng sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Em hãy chỉ ra?
?Tám câu thơ vẽ lên mấy cảnh?
?Mỗi bức tranh vẽ lên một cảnh gắn liền với một tâm trạng. Em hãy phân tích và chỉ rõ?
GV bình từng cảnh ... Đây là đoạn thơ hay nhất tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của ND
GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
D. Luyện tập, củng cố (5’)
?Nhận xét kết cấu đoạn trích?
-Kết cấu chặt chẽ ...
?Tình cảm của nhà thơ dành cho nhân vật?
-Thông cảm, chia sẻ
->15 năm lưu lạc bắt đầu ...
 (2) ngọn nước mới sa
 Hoa trôi man mác ... về đâu
 ->Lênh đênh, vô định
 (3) nội cỏ rầu rầu
 Chân mây ... một màu xanh xanh
 ->Tương lai, mờ mịt, vô vọng
 (4) gió cuốn mặt duềnh
 ầm ầm tiếng song ... ghế ngồi
 ->Dự báo tấn bi kịch
-Từ láy giầu hình ảnh, giàu tính biểu cảm; câu hỏi tu từ... Điệp từ
 Bút pháp tả cảnh ngụ tình
->Nỗi buồn triền miên, chồng chất và những dự cảm về tương lai
*Ghi nhớ (SGK) (2’)?
NT: -Tả cảnh ngụ tình
 -Độc thoại nội tâm
 -Dùng điển tích, điệp ngữ, từ láy ...
ND: 
E. Hướng dẫn về nhà (2’)
	Học thuộc lòng đoạn thơ
	Nắm được những thành công về nghẹ thuật của đoạn trích
	Thấy được vẻ đẹp của kiều và giá trị nội dung của đoạn trích
	Chuẩn bị bài “Miêu tả trong văn bản tự sự”
Tiết 32 	
Soạn 02/10/2008 
Dạy 06/10/2008	
Miêu tả trong văn bản tự sự
Mục tiêu cần đạt
1. HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2. Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
3. Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn Tự sự để làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Chuẩn bị
	*Giáo viên: Phiéu học tập ghi đoạn văn (VD)
*Học sinh: Thực hiện các yêu cầu ở mục I.2 (tr 91).
	Ôn lại văn miêu tả (Lớp 6)
	Vai trò của miêu tả trong văn từ sự (Lớp 8)
Tiến trình các hoạt động dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1- Thế nào là miêu tả?
	? Vai trò của miêu tả trong văn tự sự?
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-Học sinh đọc sách giáo khoa
?Đoạn trích em vừa đọc, kể về trận đánh nào?
?Trong trận đánh ấy, vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào?
?Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?	
-Học sinh tự tìm theo hướng dẫn của GV.
?Nếu chỉ kể các sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật hay không? ?Trận đánh có sinh động hay không, vì sao?
-Học sinh đọc các sự việc liệt kê trong phần (c) 
?Vậy là nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động?	
-Yếu tố miêu tả
?Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
GV chia lớp thành 2 nhóm
N1: Xđ yếu tố miêu tả trong “Chị em Thuý Kiều”
N2: Xđ yếu tố miêu tả trong “Cảnh ngày xuân”
Đại diện các nhóm trình bày. 
HS khác nhận xét
GV bổ sung 
?Phân tích giá trị của yếu tố miêu tả ấy?
GV yếu cầu:
I/Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản Tự sự (16')
1-Ví dụ (SGK)
2-Nhận xét
a-Nội dung đoạn trích:
Quang Trung đại phá quân Thanh.
*Những yếu tố miêu tả:
-mười người khênh một bức....trận chữ nhất
-nhân có gió bấc.....cách gang tấc không thấy gì...
-quân Thanh chống không.....máu chảy thành suối...
b)Nếu bỏ những yếu tố miêu tả, diễn biến của câu chuyện sẽ không sinh động vì chỉ là đơn giản kể lại các sự việc.
3-Ghi nhớ (SGK)
II/Luyện tập (20')
Bài tập 1: (10')
*Giá trị của những yếu tố miêu tả:
-Tái hiện hai bức chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” của Thuý Vân và Thuý Kiều.
-Khắc hoạ thành công khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân.
Bài tập 2,3: (10')
Những chi tiết miêu tả làm nổi bật
.N1: Chuẩn bị để giới thiệu trước lớp vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình
N2: Viết đoạn văn kể chuyện chị em TK đi chơi trong buổi chiều thanh minh có sử dụng yếu tố miêu tảĐại diện hai nhóm trình bày
GV nhận xét, bỏ sung
cảnh sắc mùa xuân:
-Con én đưa thoi
-Cỏ non xanh tận chân trời
-Cành lê điểm một vài bông hoa
-Thanh minh.
D/Củng cố (2')
	*Giáo viên khái quát nội dung bài học (SGK)
	*Học sinh đọc ghi nhớ trong sách 
E/Hướng dẫn (2')
	*Học thuộc ghi nhớ trong sách .
	*Làm tiếp bài tập 2,3
	*Chuẩn bị bài “Trau dồi vốn từ”
---------------------------------------------------
Tiết 33 	
Soạn 04/10/2008 
Dạy 08/10/2008	
trau dồi vốn từ
Mục tiêu cần đạt
	Học sinh hiểu được:
+ Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. 
+ Muốn trau dồi vốn từ, trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ . Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
Có ý thức trau dồi vốn từ
Chuẩn bị
	*Giáo viên: Bảng phụ ghi VD mục I.2
	Từ điển Tiếng Việt
*Học sinh: Từ điển Tiếng Việt 
Tiến trình các hoạt động dạy học
A - ổn định lớp (1’)
 9B vắng: 
B - Kiểm tra (4’)
	1- Thế nào là thuật ngữ? Lấy VD minh hoạ?
	2- Đặc điểm của thuật ngữ? Lấy VD minh hoạ?
C - Bài mới (36’)
	GV giới thiệu bài:
-Học sinh đọc ý kiến của thủ tướng Phạm
Văn Đồng.
?Qua ý kiến trên, em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
-Học sinh đọc ví dụ 2
?Hãy xác định các lỗi diễn đạt trong những câu trên?
?Vì sao người viết lại mắc những lỗi này?
?Vậy muốn biết dùng tiếng ta, cần phải làm gì?
-Phải nắm được đầy đủ chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
-GV khái quát rút ra ghi nhớ.
HS theo dõi sách giáo khoa.
?Tô Hoài đã viết về vấn đè gì?
?Nhà văn Tô Hoài đã phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du như thế nào?
?Vậy so với hình thức trau dồi vốn từđã được nêu ở phần trên, hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du có gì khác? 	 
-Giáo viên khái quát kiến thức để rút ra ghi nhớ
-Học sinh tự lựa chọn cách giải thích đúng
GV hướng dẫn HS phân biệt với những từ gần âm (đạt, đoạt), những từ gần nghĩa
HS đọc bài tập
GV phân nhóm, mỗi nhóm thực hiện với 1 từ đồng âm
- Chú ý phân biệt từ đồng âm
I/Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ (12’)
1-Ví dụ (SGK)
2-Nhận xét
a)
-Tiếng Việt là ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
-Muốn phát huy khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình.
b)
-Thừa từ “đẹp” (“thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp).
-Dùng sai từ “dự đoán” (đoán trước sự việc có thể xảy ra trong tương lai).
-Dùng sai từ “đẩy mạnh” (thúc đẩy cho phát triển đi lên)
->Nguyên nhân mắc lỗi: do “không biết dùng tiếng ta”
3-Ghi nhớ (SGK)
II/Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
 (8’)
1-Ví dụ (SGK)
 2-Nhận xét
-Trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.	
-Trau dồi vốn từ bằng cách học hỏi thêm những từ mình chưa biết
3-Ghi nhớ (SGK)
III /Luyện tập (16’)
Bài tập 1: : (3’)
-Hậu quả: Kq xấu
-Đoạt: Chiếm được phần thắng
-Tinh tú: Sao trên trời (nói khái quát)
Bài tập 2: (4’)
a)Tuyệt:
+Dứt, không còn gì: tuyệt chủng (mất hẳn nòi giống); tuyệt giao (cắt đứt giao
tiếp)
HS giải thích cụ thể nghĩa của từng từ
HS đọc bài tập
GV hướng dẫn
HS trả lời miệng
HS đọc bài tập
GV hướng dẫn
HS trả lời miệng
HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của đề
HS làm bài, trình bày miệng
tuyệt tự (không người nối dõi); tuyệt thực (nhịn đói không chịu ăn để phản
đối )
+Cực kì, nhất: tuyệt đỉnh (đỉnh cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật (ví mật tuyệt đối), tuyệt tác (tác phẩm văn học nghệ thuật hay và đẹp nhất), tuyệt trần (nhất trên đời)
b)Đồng:
-Cùng nhau, giống nhau: đồng âm (âm giống nhau), đồng bào (cùng một giống nòi) -Trẻ em: đồng ấu (trẻ em khoảng 6-7 tuổi) đồng dao (lời hát dân ca của trẻ em)
-(Chất liệu) đồng : trống đồng ( nhạc khí gõ thời cổ đúc bằng đồng)
Bài tập 3: (3’)
a)Sai từ “im lặng” ->thay bằng “yên tĩnh” hoặc “vắng lặng”
b)Dùng sai từ “thành lập” ->thay bằng từ “thiết lập”
c)Dùng sai từ “cảm xúc” ->thay bằng từ “xúc động”
Bài tập 4: (3’)
-Tiếng Việt là ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt, phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
Bài tập 4: (3’)
Chú ý quan sát lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và các phương tiện thông tin đại chúng.
-Đọc sách báo.
-Ghi chép những từ ngữ mới nghe được, đọc được
-Tập sử dụng những từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
D/Củng cố (2’)
	?Có những cách nào để làm tăng vốn từ tiếng Việt.
	*Giáo viên củng cố kiến thức trong bài.
E/Hướng dẫn (2’)
	*Học thuộc ghi nhớ
	*Hoàn thành bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
	* Chuẩn bị cho bài viết số 2 và soạn “Mã Giám Sinh mua Kiều”
Tiết 34,35 	
Soạn 07/10/2008 
Dạy 13/10/2008	
bài viết số 2
 văn tự sự
Mục tiêu cần đạt
1. Qua bài kiểm tra, đánh giá kết quả dạy của GV, kết quả học của HS về kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. Từ đó, GV, HS có hướng điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp.
2. Giáo dục ý thức độc lập tự giác làm bài
3. Rèn kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
Chuẩn bị
	GV: Đề, đáp án, biểu điểm.
Đề bài
	Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Em hãy viết thư cho một bạn hối ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Yêu cầu, biểu điểm
	*Viết đúng thể loại: Văn tự sự + Viết thư
	-Biết kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
	*Nội dung: Kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau hai mươi năm
	Cần chú ý tưởng tượng những đổi thay về con người và cảnh vật ...
	*Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, các sự việc được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Bài viết sinh động hấp dẫn ...
	Có thể theo dàn ý sau:
1- Mở bài: 	(1đ)
Giới thiệu lí do về thăm trường
2- Thân bài: (8đ)
	- Quang cảnh trường bây giờ so với trước đó hai mươi năm
	Những gì đổi thay, những gì vẫn như xưa, những gì gợi kỉ niệm buồn – vui tuổi học trò ...	(4đ)
	- Gặp lại những ai? Ai vẫn thế? Ai khác xưa? Khác như thế nào?	(2đ)
	- Nội dung cuộc trò chuyện	(2đ)
3- Kết bài: (1đ)
	Nêu cảm xúc, ấn tượng ...
	HS: Ôn lại văn tự sự, chú ý kết hợp tự sự với miêu tả
Tiến trình dạy học
A - ổn định lớp 
 9B vắng: 
B - Kiểm tra 
C - Bài mới 
	GV chép đề lên bảng
	HS độc lập, tự giác làm bài
D - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 
E - Hướng dẫn về nhà 
	-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn tự sự
	-Chuẩn bị cho tiết 42 “Chương trình địa phương phần văn”
	Tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ địa phương (Gia Lộc, Hải Dương)
	Tìm đọc thơ văn Hải Dương và các bài tiểu luận về thơ văn HD
	-Tìm hiểu về Nguyễn Đình Chiểu và “Truyện Lục Vân Tiên”
-----------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc