Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 25

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 25

I. Mục tiêu:

- Kiến thức:

 Thấy đựợc vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Kỹ năng:

Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.

- Thái độ:

Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Chuẩn bị :

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác . Những câu thơ nói về phong cách của Bác .

- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp:

- Quan sát, gợi mở, đàm thoại, phân tích, bình giảng

IV: Tổ chức giờ học:

1: Ổn định tổ chức: (1')

2: Kiểm tra: Sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (3')

 

doc 73 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1- Tiết 1
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
Ngày soạn:15.08.2009
Ngày giảng:17.08.2009
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
 Thấy đựợc vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
- Thái độ:
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị :
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác . Những câu thơ nói về phong cách của Bác .
- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. Phương pháp:
Quan sát, gợi mở, đàm thoại, phân tích, bình giảng
IV: Tổ chức giờ học:
1: ổn định tổ chức: (1')
2: Kiểm tra: Sự chuẩn bị ở nhà của học sinh (3')
3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Gợi lại một số nét cơ bản và quen thuộc về Bác Hồ, dẫn dắt HS đi vào bài mới.
- ĐDDH: Tranh nhà sàn của Bác, hình ảnh Bác làm việc ở hang Pác Bó.
GV: Cho HS xem tranh nhà sàn của Bác, hình ảnh Bác làm việc ở hang Pác Bó.
? Nhận xét gì về cuộc sống của Bác qua hai bức tranh các em vừa xem?
HS: Nhận xét
GV: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là khẩu hiệu kêu gọi, thúc dục mỗi nguời chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy nói theo tấm gương sáng ngời của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy. 
Hoạt động 2: HD đọc hiểu văn bản
- Mục tiêu: Luyện đọc, hiểu đôi nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
GV: Nêu yêu cầu đọc - (Đọc chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết)- GV đọc mẫu – gọi học sinh đọc – nhận xét cách đọc.
? Nêu đôi nét về tác giả?
? Văn bản được trích từ tác phẩm nào? phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì và cho biết kiểu loại của văn bản này?
? Kể lại những văn bản nhật dụng mà em đã học ở lớp 7, 8?
- Ca Huế trên sông Hương, thông tin về ngày trái đất năm 2000, bài toán dân số ...
- Giáo viên nói thêm: Văn bản nhật dụng có nhiều chủ đề : quyền sống của con người, bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vấn đề môi trường-> V/B phong cách Hồ Chí Minh thuộc về chủ đề sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
GV: Yêu cầu h/s giải thích từ khó trong SGK 1-3-4-5-9 
- Giải thích thêm:
? Em chia văn bản này thành mấy phần ? nội dung mỗi phần? Tại sao em lại có cách chia như vậy ?(theo nội dung các phần trong đoạn trích .)
- Từ đầu đến rất hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác.
- GV: Yêu cầu H/S quan sát Đ1
? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác đựơc tác giả giới thiệu qua những chi tiết nào?
- Đi nhiều nơi tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, những vùng trên thế giới, từ phương Đông sang phương Tây.
+ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu phi, châu á, Châu Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Anh, Pháp.
+ Nói, viết thạo nhiều tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga...
? Em hãy chứng minh qua các tác phẩm đã học?
- Đi đường, rằm tháng riêng.. (chữ Hán)
- Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp)...
? Tại sao Bác cần phải nói, viết thạo các tiếng nước ngoài?(H/Đ nhóm ngang 2 phút)
- Công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trên thế giới. ? Quan sát V/B và nêu nhận xét của em về câu văn “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào... như Hồ Chí Minh?” (Lời kể hay lời bình của tác giả? nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn này là gì?)
? Em có suy nghĩ gì về vốn tri thức của hồ Chí Minh?
? Vì sao Bác lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? Theo em bằng những con đường nào mà Bác có được vốn tri thức văn hoá ấy ?
- Các con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh:
+ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, trên những con tàu vượt đại dương...)
+ Trong lao động ( làm nhiều nghề để sống)
+ Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm.
+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán caí tiêu cực của chủ nghĩa tư bản .
? Cách sử dụng dẫn chứng của tác giả có gì đáng chú ý? qua đó em thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Bác có ý thức nghiêm túc học hỏi toàn diện và sâu sắc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài
- Bác học trong công việc, trong lao động, học ở mọi nơi, mọi lúc, có những quan điểm rõ ràng về văn hoá.
? Vốn tri thức văn hoá của Bác do đâu mà có ?
- Vốn tri thức sâu rộng ấy không phải tự nhiên mà có mà do Bác đã dày công học tập, rèn luyện khộng ngừng trong suốt cuộc đời. hoạt động cách mạng đầy gian khổ , vất vả của mình -> Căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại, một vế của sự hoà hợp thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Trong qúa trình tiếp xúc văn hoá điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh ?
- Điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốctế đó đã đựơc nhào nặn với cái gốc văn hoá ở người, nhân cách rất Việt Nam ... lối sống rất Việt Nam... rất mới, rất hiện đại.
? Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác như thế nào? 
-Tiếp thu những giá trị văn hoá của nhân loại (Văn hoá của Bác có tính nhân loại)
- Giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà(văn hoá của Bác đậm đà bản sắc dân tộc )
? Sự nhào nặn của 2 nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác có nghĩa như thế nào ?
- Sự đan xen, kết hợp bổ sung, sáng tạo 2 nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hoá của Người.
? Cách lập luận của tác giả có gì đáng chú ý và có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
- Tạo tính khách quan gợi cảm xúc tự hào tin tưởng ở người đọc.
? Các biện pháp nghệ thuật trên đã giúp em thấy thêm những vẻ đẹp gì trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ?
HS: Hoạt động nhóm ngang 3 phút
- Học sinh thảo luận – phát biểu- GV nhận xét bổ xung: Đó là sự kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, trong con người Hồ Chí Minh, đây là sự thống nhất hài hoà nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Liên hệ: Trong xu thế hội nhập quốc tế, hiện nay các luồng văn hoá, âm nhạc, nước ngoài du nhập vào nước ta: Rốck , ráp... ta cần tiếp thu có định hướng và chọn lọc để giữ vững bản sắc của dân tộc Việt Nam.
? Theo em những việc làm nào chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam? Qua các cuộc thi nào trên truyền hình?
- Cuộc thi tiếng hát dân ca các miền trong cả nước, đờn ca tài tử ở Nam Bộ...
3'
35'
I. Đọc và thảo luận chú thích:
1. Đọc văn bản:
2. Thảo luận chú thích:
a. Chú thích *: 
- Tác giả: Lê Anh Trà (SGK)
- Tác phẩm: 
- Đoạn trích: Trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990
- Phương thức thuyết minh.
- Văn bản nhật dụng (nghị luận)
b. Chú thích khác: (SGK)
II. Tìm hiểu bố cục : Chia 2 phần
-Từ đầu đến rất hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác. 
- Kể đan xen bình luận, liệt kê, cách viết so sánh, khái quát để khẳng định vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh .
-> Vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng Bác có nhu cầu cao về văn hoá và có năng lực tiếp thu các nền văn hoá trên thế giới.
- Dẫn chứng cụ thể tiêu biểu.
- Lập luận chật chẽ, kể đan xen bình luận, đối lập.
-> Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá, kết hợp hài hoà giữa yếu tố dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại .
4. Củng cố: (2')
- Quan sát ảnh chân dung Bác Hồ 
? Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua bức chân dung trên ?
- Học sinh nêu cảm nhận của mình.
5. Hướng dẫn học: (1')
- Học bài + viết đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh 
- Chuẩn bị tiếp phần 2 :Tìm hiểu các câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ.
 --&--&--&--&--&--
Bài 1- Tiết 2
Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
Ngày soạn:15.08.2009
Ngày giảng:18.08.2009
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giưã truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại (tiết1) thanh cao và giản dị, vĩ đại và bình dị (tiết 2) 
- Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
- Thái độ:
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị :
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác.
- HS : Chuẩn bị bài phần 2, miêu tả và nêu cảm nhận về bức tranh nhà sàn của Bác Hồ tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội.
III. Phương pháp:
Quan sát, gợi mở, đàm thoại, phân tích, bình giảng.
IV: Tổ chức giờ học:
1: ổn định tổ chức: (1')
2: Kiểm tra: (2') 
? Vốn tri thức của Bác sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng ấy ?
3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết trước, dẫn dắt vào tìm hiểu vẻ đẹp trong lối sống sinh hoạt của Bác.
GV: Sự độc đáo trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà, thống nhất các yếu tố, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Sự bình dị ấy có thể hiện rất rõ trong phong cách sống và làm việc của Người. Phần 2 của V/B này sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
? Đọc v/b em thử suy nghĩ xem cương vị của Bác như thế nào trong bộ máy chính quyền nhà nước ta lúc đó ?
- Lãnh tụ cao nhất của Đảng và nhà nước ta 
? Mặc dù ở cương vị như thế nhưng Bác vẫn có lối sống như thế nào ? do đâu mà em biết? 
-> Căn cứ vào nơi ở, bữa ăn, trang phục, và tư trang cảa Bác. 
- Cái quạt cọ, Đồng hồ báo thức, cái radio cũ 
- Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ Bác đi tư chiến khu Bác về...
- Sống một mình không xây dựng gia đình, suốt đời hy sinh vì dân, vì nước.
Viễn Phương: Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn mấy quả cà xứ Nghệ - không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn.
? Em thấy cách dùng từ ngữ và phương pháp t/m của tác giả trongđoạn văn này có gì đáng chú ý?
? Hãy nhận xét câu văn” Tôi không dám chắc chắn... giản dị tiết chế như vậy” và “ta nghĩ đến ... hạ tắm ao”
? Cách viết so sánh, đối lập có hiệu quả nghệ thuật gì trong việc khắc hoạ lối sống của Bác? 
-( So sánh toàn diện và sâu sắc, đối lập giữa vĩ nhân nhưng hết sức giản dị, gần gũi)
? V/B nào cũng viết về lối sống này của Bác mà em đã học? 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
? Quan sát đoạn văn cuối và cho biết lối sống của Bác có phải là lối sống khắc khổ, khác người không ? tại sao?
- Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác không phải là cách tự thần thánh hoá, tự khác người hơn đời.. mà là lối sống thanh cao... quan niệm thẩm mĩ cuộc sống ..thể xác
? Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá khác đời, hơn người?
- Không xem ... ng.
? Hãy nhận xét về ngôn ngữ của QT và giọng văn trong đoạn văn này? Qua lời dụ em có biết thêm điều gì về QT?
? Sau khi duyệt binh QT kéo quân đến Tam Điệp, ông đã phân tích sự việc và xét đoán bề tôi như thế nào?
- Đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng.. người phương bắc bụng dạ ắt khác khẳng định chủ quyền dân tộc, nêu bật chính nghĩa của ta, sự phi nghĩa và dã tâm của địch 
? Tại sao ông không theo binh pháp cũng không quở trách các tướng dưới quyền? Chứng tỏ QT là người như thế nào?
H/đ nhóm ngang 3 phút
- Theo binh pháp "Quân thua chém tướng nhưng không quở trách các tướng dưới quyền về chủ trương bỏ Tỉnh L C để bảo toàn lực lượng.
? Lời lẽ của QT nói với Ngô Thì Nhậm, Lân Sở (67) Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn 10 ngày có thể đuổi được quân Thanh, nhưng ông muốn tránh chuyện binh đao với phương Bắc, chứng tỏ thêm khả năng nào ở vị vua này?
- QT là người mưu lược trọng xét đoán bề tôi khen chê đúng người, đúng việc, biết dùng người, hiểu rõ hoàn cảnh chiến đấu của họ.
? Quan sát thời gian QT xuất quân ở Phú Xuân 25/12/1788 - 30/12/1788 tiến ra TLhẹn 7/ tết vào TLcho thấy QT còn có phẩm chất đặc biệt nào khác nữa?
- QT có tầm nhìn xa trông rộng có niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, có tư tưởng chuộng hoà bình.
- GV kể chuyện hành quân thần kì của quân Tây Sơn dùng võng khiêng 2 người cáng, 1 người được nằm nghỉ đi suốt đêm ngày, vừa đi vừa đánh giặc, vừa tuyển quân.
? Em có nhận xét gì về lời lẽ và hành động của QT ? QT là người như thế nào?
3'
35'
I. Đọc- thảo luận chú thích:
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chú thích.
a. Chú thích *:
- Tác giả: Ngô gia văn phái là nhóm tác giả ở làng Tả Thanh Oai - Hà Tây.
- Tác phẩm: HLNTC là TP viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi nghi lại các sự kiện LS gồm 17 hồi 
- Hồi 14 nghi lại sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
* Đại ý: Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại củaquân tướng nhà Thanh và số phận của vua tôi LCT.
b. Các chú thích khác: 13 - 5 - 8 - 18.
II. Bố cục văn bản: 
- 3 phần: 
+ P1: Từ đầu -> ra Bắc: Nguyễn Huệ chuẩn bị tiến quân ra Bắc.
+ P2: Tiếp -> vào thành:
 Q. Trung đại phá quân Thanh.
+ P3: Còn lại: Quân Thanh đại bại và số phận của vua tôi LCT.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
a. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc:
- Cách kể chuyện sinh động. thời gian thể liệt kê.
- Nguyễn Huệ là người mạnh mẽ, quyết đoán, hành động dứt khoát, kịp thời, bình tĩnh, chủ động, chuẩn bị lực lượng chu đáo trước khi xuất trận.
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giọng văn hào hùng 
- QT là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, mưu lược trọng việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ
- QT có tầm nhìn xa trông rộng có niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, có tư tưởng chuộng hoà bình.
- Là nhà quân sự có tài, tiên đoán chính xác có tài cầm quân và là vị vua yêu nước.
4. Củng cố: (2')
? Vai trò của QT trong việc chuẩn bị tiến quân ra bắc chú ý lời nói việc làm của ông? 
5. HDHB: (1')
- Học bài phần 1
- Phần 2: Hình tượng của QT trong chiến trận như thế nào?
--&--&--&--&--&--
Tiết 24
Văn bản: hoàng lê nhất thống chí 
( Hồi thứ mười bốn)
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
Ngày soạn: 19. 09. 2009
Ngày giảng: 21 09. 2009
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
- Hiểu vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quan xâm lược và số phận của vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, kể, tìm hiểu phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi.
- Thái độ:
- Hiểu sơ lược về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chận thực sinh động.
II. Chuẩn bị :
- GV: G/án, SGK, SGV,sưu tầm đọc toàn bộ TP Hoàng lê nhất thống chí.
- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, giải thích, phân tích...
IV: Tổ chức giờ học: 
1: ổn định tổ chức: (1')
2: Kiểm tra: (3') 
 ? Việc làm của QT ntn trong quá trình chuẩn bị tiến quân ra bắc? Em có suy nghĩ gì về người anh hùng QT?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Gợi lại kiến thức đã tìm hiểu ở tiết trước, dẫn dắt đi vào tìm hiểu tiếp phần hai
? Hình tượng QT trong trận đại phá quân thanh ntn? sự thảm bại và số phận của vua tôi LCT ntn?
HS: Trả lời
GV: Dẫn dắt HS đi vào bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản (tiếp)
- Mục tiêu: Hiểu sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
- H/s theo dõi v/d đoạn 2 
? Quan sát văn bản và cho biết cuộc tiến công vào TL được đánh dấu bằng những trận thắng nào? Hãy ghi lại sơ đồ đó theo thời gian? Phú Xuyên - Hạ Hồi - Ngọc Hồi - vào Tỉnh Lào Cai
- Trận Phú Xuyên: Bắt sống hết quân do thám của địch.
- Trận Hà Hồi: Bí mặt vây kín, bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, khiến địch trong đồn sợ hãi xin hàng.
? Em hãy tóm tắt những sự kiện chính trong trận Phú Xuyên, Hạ Hồi? Em thấy có gì đặc biệt trong cách đánh của vua QT ở 2 trận đánh này?
- Bí mật bất ngờ, đảm bảo thắng lợi, mà không gây tử vong.
? Trận Ngọc Hồi diễn ra như thế nào? Mũi chính do ai chỉ huy? có các mũi phụ nào?
Trận Ngọc Hồi: 
+ Mũi tấn công chính: Do vua QT đốc thúc dùng ván ghép phủ rơm dấp nước che trước, quân lính tiến theo sau, đánh giáp lá cà.
Các mũi phủ: Vậy đường rút của quân Thanh, dùng voi giày đạp. 
? Cách đánh và cho biết kết quả trận đánh này? 
+ Kết quả: Quân Thanh toán loạn giày xéo lên nhau mà chết. SNĐ tự thắt cố mà chết. 
- Vào TL trước 2 ngày so với dự đinh. 
? Chi tiết nào khắc hoạ rõ nét nhất hình tượng QT trong chiến trận? 
- Cưỡi voi đốc thúc trong cảnh khói toả mù trời, cách gang tấc không nhìn thấy gì/
- Hình tượng QT tiến vào Tỉnh Lào Cai tấm áo bào đỏ của vua đã sám đen khói súng - dải phóng lên tiết hộ sợ nhiển 
? Em hãy so sánh trận đánh này có gì khác với 2 trận đánh trước?
- Đánh công phu nhất, dùng nhiều cách đánh, táo bạo, qui mô, không cho kẻ thù có đường sống, là trận thắng giòn giã. 
? Theo em giọng điệu của đoạn văn nàu có gì đặc biệt? Hãy nhận xét nghệ thuật trong đoạn văn này? 
? Cách trên đánh thẳng định tài năng quân sự nào ở QT ? 
- Đảm bảo thắng lợi tránh được hao binh tổn tướng -> QT là hình tượng đẹp về người anh hùng trong văn học cổ VN). 
? Quân Thanh ở TL được miêu tả ntn?
- Không đề phòng .
- Không được cấp báo. 
- Ngày mông bốt giặc được tin QT đã vào TL.
? QT vào TL, cuộc tháo chạy của quân lẫn tướng nhà thanh diễn ra ntn?
+ Tướng: TSN sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp nhằm hướng bắc mà chạy. 
+ Quân sĩ: Tan tác bỏ chạy tranh nhau qua cầu sang sông xô đầy nhau rơi xuống sống chết rất nhiều, sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa đêm ngày đi gấp chẳng giám nghỉ ngơi. 
? Nguyên nhân nào dẫn đến quân thanh thất bại thảm hại như thế? 
- Chủ quan, coi thường kinh địch không để phòng, chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa, quân tây Sơn Hùng mạnh.
? Nghệ thuật miêu tả trong đoạn truyện có gì đặc biệt? Em có suy nghĩ về thất bại của quân thanh? 
- Miêu tả đối lập giặc lúc đầu chủ quan tự đắc, về sau thua sợ hãi bỏ chạy từ hướng đến quân.
? Vua LCT có hành động gì nghe tin Ngọc Hồi nhất thủ? Cách chạy trốn của vua Lê có gì đặc biệt?
? Việc cướp thuyền đánh cá củ dân để chạy trốn là hài kịch hay bi kịch? Vì sao?
- HS hoạt động nhóm nhỏ 2'
- Làm hài kịch, hành đồng trái vời binh thường vua không ra vua mà thành trở thành cướp đường.
? Hày tìm điển giống và khác trong cách miêu tả quân Thành và vùa tôi LCT?
? Em có suy nghĩ gì về tình trạng của vua tôi LCT khi chạy trốn? 
- Sau khi trốn sang Tàu, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc khác quê người đây là bài học cay đắng của những kẻ vong quốc trong l/s VN chưa có ông vua nào lại nhục nhã như thế.
Hoạt động 3: Ghi nhớ
- Mục tiêu: Nắm vững nội dung và một số biện pháp nghệ thuật trong bài
? Em thấy được những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào trong hồi 14? 
? Qua đoạn trích hồi 14 em nắm chắc những nội dung cơ bản nào?
- Hình tượng người anh hùng QT.
- Sự thảm hại của Nhà Thanh, số phận của vua tôi LCT.
- HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: HD luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kĩ năng tường thuật vào viết đoạn văn
? Viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thân tốc đại phá quân Thanh của vua QT từ 30 tết đến 5/1/1789?
(H/s viết bài).
2'
30'
2'
5'
I. Đọc- thảo luận chú thích:
II. Bố cục văn bản: 
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
a. Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc
b. Quang Trung đại phá quân Thanh
-> Giọng văn phần chấn hả hê, kể chuyện, miêu trả chân thức sinh động, khách quan.
=> QT bài binh bố trận chắt chẽ, đa mưu túc kế, là bậc kỳ tài trong việc dùng binh, bí mật, thần tốc, bất ngờ, quyết liệt.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận của quân tôi LCT.
a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
+ Tướng: TSN sợ mất mật 
+ Quân sĩ: Tan tác bỏ chạy, rơi xuống sống chết làm tắc nghẽn không chảy được nữa đêm ngày đi gấp chẳng giám nghỉ ngơi. 
- Nhịp điệu nhanh, mạnh hối hả, tả thực miêu tả chi tiết cụ thê, khach quan nhưng hàm chứa sự hả hê sung sướng của người thắng trận. 
= > Quân Thanh đại bải một cách nhanh chống và nhục nhã. 
b. Bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống
+ Vội và rời bỏ cung điện để chạy trốn.
+ Gấp rút chạy, cướp thuyền đánh cá chèo sang bờ bắc.
- Mầy ngày không ăn ai náy đều mệt lử.
- Đuổi kịp TSN nhìn nhau than thở chảy nước mắt 
" Tả thực, miêu tả, cụ thể, tỉ mỉ nhưng ẩm hưởng chủa xót.
- Vua tôi, quân lính, đói rách, nhếch nhác, quấn quýt, sợ hãi, là kết cụ bi thảm hèn mạc của kẻ bán nước cầu vinh.
IV. Ghi nhớ: SGK
Nội dung:
 - Nghệ thuật:
V. Luyện tập: 
- Viết đoạn văn ngắn:
4. Củng cố: (2')
? Nếu minh hoạ cho hồi 14 thì bức tranh em vẽ như thế nào? (Chân dung Nguyễn Huệ hay LCT cũng có thể cảnh chạy trốn về biên giới của quân Thanh).
5. HDHB: (1')
 - Học bài; chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng tiết 2.
--&--&--&--&--&--
Tiết 25
Tiếng Việt: sự phát triển của từ vựng (tiếp)
Ngày soạn: 20. 09. 2009
Ngày giảng: 22 09. 2009
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
- Hiểu hiện tượng phát triển từ vựng của ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ là nhờ tạo thêm từ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Kỹ năng:
- Vận dụng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới.
- Thái độ:
- Hiểu được mở rộng vốn từ tạo nên sự phong phú về từ ngữ, có ý thức sử dụng từ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp phù hợp.
II. Chuẩn bị :
- GV: G/án, SGK, SGV,sưu tầm đọc toàn bộ TP Hoàng lê nhất thống chí.
- HS : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
III. Phương pháp:
- Đàm thoại, giải thích, phân tích...
IV: Tổ chức giờ học: 
1: ổn định tổ chức: (1')
2: Kiểm tra: (3') 
 ? Trình bày sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ? Lấy ví dụ?
 3. Bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(104).doc