A- Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức Giúp HS trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
- Kỹ năng : Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng.
- Thái độ : Hình thành những thói quen tìm hiểu, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, xã hội.
Giảng : Tiết 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tiếng Việt) A- Mục tiêu cần đạt - Kiến thức Giúp HS trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. - Kỹ năng : Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng. - Thái độ : Hình thành những thói quen tìm hiểu, đánh giá những vấn đề mang tính thời sự, xã hội. B- Chuẩn bị : - THơ văn Tuyên Quang - Một số bài tập kỹ năng Ngữ văn 9. C- Lên lớp : 1- Kiểm tra : 2- Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 1 : - HS tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích ? - Tìm từ toàn dân tương ứng ? - Vai trò, tác dụng của từ toàn dân trong đoạn trích cũng như truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ? (Tác phẩm mang đậm màu sắc cuộc sống, sinh hoạt của người dân Nam Bộ) * HOẠT ĐỘNG 2 : - Đối chiếu các cấu sau. Từ “kêu” nào là từ địa phương, từ “kêu” nào là từ toàn dân ? + “Kêu” – nói to + “Kêu” - gọi - Đọc và giải các câu đố và tìm từ địa phương ? + Trái – quả + Chi – gì + Kêu – gọi + Trống hổng trống hảng – trống huếch trống hoác. * HOẠT ĐỘNG 3 : - Đọc hai bài thơ của tác giả Mai Liễu – dân tộc Tày ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ ? + Thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt theo lối nói của người miền núi. Người ở nhà sàn làm cái bếp vuông Phía trên là chỗ của ông, của bố, chỗ của khay nước điếu cày Bên bếp là chỗ của bà của mẹ, chỗ của cơi trầu bình vôi Phía dưới là chỗ của con dâu con gái, của níp đựng kim chỉ vá may Chỉ có trẻ con vô tư không lo nhầm chỗ ! Cái bếp vuông đêm ngày mong đỏ củi lửa Cái kiềng tròn đợi nồi xuống nối lên. Vuông – tròn là sự ấm êm no đủ ... Người ở nhà sàn Cầm cặp tre không gõ mặt kiềng Cầm ống giang không thổi tro tung toé. Đun củi đun đằng gốc Bắc chảo kiêng dùng đũa Nhổ vào bếp không méo mồm cũng thối miệng ... Người ở nhà sàn Giữ lửa bằng củi gộc Giữ nhà bằng sự cần cù, ngay thẳng, tin yêu. Quanh bếp lửa vuông là nếp nhà ăn ở Có trước có sau ! - GV đọc. Nêu vấn đề cho học sinh tập phân tích. - Yêu cầu tìm hiểu một số tác phẩm văn học sử dụng từ ngữ địa phương. I- Hướng dẫn làm bài tập SGK 1- Bài 1 (97) a) thẹo – sẹo lặp bặp – lắp bắp ba – bố, cha b) má - mẹ kêu – gọi đâm – trở thành đũa bếp - đũa cả trổng – trống không vô - nào c) lui cui – lúi húi nắp – vung nhắm – cho là giùm – giúp 2- Bài 2 (97) - Kêu 1 – toàn dân - Kêu 2 - địa phương 3- Bài 3 (98) II- Tìm hiểu một số bài thơ của tác giả Tuyên Quang có sử dụng từ ngữ địa phương 1- “Bếp lửa vuông” - Một số từ ngữ địa phương - Lối diễn đạt cụ thể - Câu thơ ngắn dài thể hiện cách nói của người miền núi 2- Gửi sông Gâm 3- Củng cố : Trong từng phần 4- Dặn dò : Làm bài tập 4 (99). Chuẩn bị bài viết nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Tài liệu đính kèm: