Bài 6: Tiết 26: TRUYỆN KIỀU.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, nhớ được cốt truyện, giá trị cơ bản của tác phẩm. Từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần, tâm hồn dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung để tóm tắt tác phẩm.
3: Thái độ:
Tự hào, kính trọng, khâm phục đại thi hào Nguyễn Du?
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, thuyết minh, trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, bài soạn, tranh Truyện Kiều.
2. Học sinh:
SGK, đọc và soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp.(1)
2. Kiểm tra bài cũ:
Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí? Nêu nội dung chính của tác phẩm?
Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6: Tiết 26: Truyện kiều. a. mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, nhớ được cốt truyện, giá trị cơ bản của tác phẩm. Từ đó thấy rõ vai trò, vị trí của tác giả, tác phẩm trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần, tâm hồn dân tộc Việt Nam. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát và trình bày nội dung để tóm tắt tác phẩm. 3: Thái độ: Tự hào, kính trọng, khâm phục đại thi hào Nguyễn Du? b. Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, thuyết minh, trực quan. c. Chuẩn bị: 1. Giáo viên. SGK, SGV, bài soạn, tranh Truyện Kiều. 2. Học sinh: SGK, đọc và soạn bài. d. tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp.(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí? Nêu nội dung chính của tác phẩm? 3. Bài mới. HS đọc. H: Giới thiệu những nét chính về tác giả? H: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình ntn? - Cha? - Mẹ? - Các anh? H: Gia đình sẽ ảnh hưởng gì tới sự nghiệp sáng tác văn chương của ông? H: Ông sinh ra và sống trong thời đại có gì đặc biệt? - Hoàn cảnh lịch sử? H: Thời đại có tác động gì tới Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều? H: Nêu những nét chính về tiểu sử Nguyễn Du? H: Nhận xét về cuộc đời của ông? H: Cuộc đời có ảnh hưởng tới việc sáng tác Truyện Kiều? GV: Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất. Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, là ngôi sao chói lọi nhất trong nền văn học cổ. H: Nêu nguồn gốc Truyện Kiều và thời điểm sáng tác? GV: Phần sáng tạo của Nguyễn Du - NT:- Tự sự, kể chuyện bằng thơ. – Xây dựng nhân vật đặc sắc. – Tả cảnh thiên nhiên. H: Thời điểm sáng tác? H: Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều? - Phần 1? - Phần 2? - Phần 3? H: Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy Truyện Kiều có những giá trị gì? H: Theo em giá trị nghệ thuật của truyện thể hiện ở những mặt nào? H: Giá trị nội dung thể hiện ở mấy khía cạnh? H: Nêu giá trị hiện thực? H: Giá trị nhân đạo của tác phẩm? Đọc. Giới thiệu. Đánh giá. Trả lời. Nhận xét. Nêu. Nhận xét. Khái quát. Giới thiệu. Tóm tắt. Nêu . Tổng hợp. I- Nguyễn Du.( 15’) - Nguyễn Du (1765- 1820). - Tên hiệu: Thanh Hiên. - Quê: Hà Tĩnh. 1- Gia đình. - Cha Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương. - Mẹ Trần Thị Tần một người đẹp nổi tiêng ở Kinh Bắc. - Các anh đều học giỏi đỗ đạt làm quan to vì vậy ông thừa hưởng sự giàu sang phú quí, có điều kiện học hành, đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương. 2- Thời đại. - Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là thời kì lịch sử có nhiều biến động dữ dội. - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến chém giết lẫn nhau. - Nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn đã tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, hướng ngòi bút vào hiện thực. 3- Cuộc đời. - 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ ở với anh. - Trưởng thành: Phải lưu lạc ra Bắc (Thái Bình) 10 năm => ngơ ngác, buồn chán, hoang mang. - 1786- 1796 theo Nguyễn ánh chống Tây Sơn. - 1802 ra làm quan dưới thời Nguyễn ánh. - Đi sứ Trung Quốc 2 lần. => Chìm nổi, gian truân, là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thương sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân. * Các tác phẩm chính. - Tác phẩm chữ Hán: - Tác phẩm chữ Nôm. + Truyện Kiều. + Văn chiêu hồn. II- Giới thiệu Truyện Kiều.(17’) 1- Nguồn gốc. Dựa theo Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tác của Nguyễn Du là rất lớn. Viết vào thế kỉ XIX (1805- 1809). 2- Tóm tắt tác phẩm. a- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước. - Thân thế tài sắc chị em Thuý Kiều, cảnh 3 chị em đi chơi hội. - Thuý Kiều gặp gỡ Kim Trọng đính ước và thề nguyền. b- Phần 2: Gia biến và lưu lạc. - Kiều bán mình chuộc cha rơi vào tay Mã Giám Sinh. - Mắc mưu Sở Khanh và rơi vào lầu xanh lần 1. - Gặp gỡ, làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư hành hạ. - Vào lầu xanh lần 2 gặp Từ Hải. - Mắc lừa Hồ Tôn Hiến. - Nương nhờ cửa Phật. c- Phần 3: Đoàn tụ. - Kim Trọng trở lại tìm Thuý Kiều và kết duyên với Thuý Vân nhưng vẫn không nguôi thương nhớ Kiều. - Chàng cất công tìm Kiều. Tình cờ gặp vãi Giác Duyên nên Kim – Kiều gặp nhau. - Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng-> Đổi tình vợ chồng thành tình bạn bè. III- Tổng kết.(5’) 1- Giá trị tác phẩm. a- Nghệ thuật. - Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ. - Nghệ thuật tự sự phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn truyện đến miêu tả thiên nhiên, con người. b- Nội dung. * Giá trị hiện thực: - Là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công. * Giá trị nhân đạo. - Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. E- Củng cố- Dặn dò (2’) H: Hãy giới thiệu về gia đình, cuộc đời, sự nghiệp tác giả? H: Hãy tóm tắt tác phẩm? VN- Học bài cũ. - Soạn: Chị em Thuý Kiều SGK- T80. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 6- Tiết 27: Chị em thuý kiều. ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du.) A- Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức. HS nắm được : - Vẻ đẹp trang trọng sắc sảo của Thuý Kiều và Thuý Vân. - Bút pháp nghệ thuật miêu tả, khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du theo cách ước lệ, tượng trưng. 2- Kĩ năng. Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, so sánh vẻ đẹp nhân vật. 3- Thái độ. Giáo dục tình cảm yêu mến, trân trọng cái đẹp về nhân cách tài năng. B- Phương pháp. Phân tích, bình giảng, so sánh, luyện tập. C- Đồ dùng dạy học. GV: SGK, SGV, STK. HS: SGK, bài soạn. D- Tiến trình dạy học. 1- Ôn định.(1’) 2- KTBC: (5’) Tóm tắt Truyện Kiều- Nguyễn Du? 3- Bài mới. H: Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? GV cho HS đọc tác phẩm. H: Cho biết đại ý đoạn trích? H: Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? H: Tác giả đã giới thiệu chung vẻ đẹp của hai chị em qua những câu thơ nào? H: Em hiểu Tố Nga là gì?( người con gái đẹp) Còn “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nghĩa là gì? - Mai: Mảnh dẻ, thanh tao. - Tuyết: Trắng trẻo, trong sạch. H: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để nói lên vẻ đẹp của hai chị em? H: Từ đó cho thấy hai chị em có vẻ đẹp như thế nào? H: Tìm những câu thơ nói về phẩm hạnh của hai chị em? H: Đó là một cuộc sống ntn? Đức hạnh của hai chị em ra sao? H: Tác giả giới thiệu chân dung Thúy Vân bằng những chi tiết ntn? H: Em hiểu “Khuôn trăng đầy đặn” nghĩa là ntn? ( Mặt đầy đặn như trăng tròn) H: Nét ngài nghĩa là gì? Hoa, ngọc ở đây chỉ cái gì? H: Vậy tác giả tả vẻ đẹp của nàng thông qua bút pháp nghệ thuật gì? Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp của người con gái ntn? H: Qua bức chân dung này em thử tưởng tượng xem tương lai của Thuý Vân ra sao? GV: Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp thiên nhiên phải thua, phải nhường chứ không đố kị ghen ghét nên báo hiệu một cuộc sống êm ả, thanh bình. H: Khác với vẻ đẹp Thuý Vân tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều ntn? H: Nhan sắc của Kiều biểu hiện ở câu thơ nào? Bằng chi tiết nào? H: Giải thích “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” ? Câu thơ tập trung khắc hoạ hình ảnh nào? H: Thiên nhiên đã tỏ thái độ ntn trước vẻ đẹp của Kiều? - Hoa, liễu biểu hiện cái đẹp -> ghen tức với sắc đẹp của nàng Kiều. H: Qua việc miêu tả đôi mắt Thuý Kiều tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? H: Tác giả đã mượn điển cố nào để nói lên sắc đẹp của nàng? H: Sác đẹp của Kiều được khắc hoạ có nét giống với sắc đẹp của Thuý Vân không? H: Qua đó em có cảm nhận gì về sắc đẹp của Kiều? H: Giới thiệu Thuý Kiều Nguyễn Du còn chú ý đến đặc điểm nào khác của nàng? H: Tài năng của Kiều được giới thiệu qua những câu thơ nào? H: Qua những chi tiết đó em thấy Kiều có những tài năng gì? H: Từ đó em hiểu thêm nét đẹp gì ở Kiều? Em có thể dự đoán trước cuộc đời của nàng không? dựa vào đâu mà em nhận xét như vậy? Liên hệ với những người con gái đẹp ngày nay? H: Đoạn trích có gì đặc sắc về nghệ thuật? H: Nêu nội dung đoạn trích? H: Học thuộc lòng đoạn thơ? HS đọc nhận xét sự giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm. Xác định vị trí đoạn trích. Đọc và tìm đại ý. Tìm bố cục. Tìm chi tiết. Giải thích. Tìm nghệ thuật. Khái quát. Tìm chi tiết. Khái quát. Giải thích. Tìm nghệ thuật. Tưởng tượng. Tìm chi tiết. Giải thích. Đánh giá. Tìm nghệ thuật. So sánh. Tổng hợp. Tìm chi tiết. Liệt kê. Khái quát. Tổng hợp. Đọc. Nhận xét. I- Giới thiệu đoạn trích.(5’) Nằm ở phần đầu của tác phẩm từ câu 15 đến câu 38.(24 câu) 1- Đọc. 2- Đại ý. 3- Bố cục: 3 phần. II- Đọc và tìm hiểu chi tiết (30’). 1- Giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em. Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. NT: Ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ => Dáng vẻ thanh tao, tâm hồn trong trắng, mỗi người một nét riêng đều xinh đẹp, hoàn mĩ. * Đức hạnh. Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần...kê Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm ai. => Cuộc sống êm đềm khuôn phép, gia giáo. 2- Vẻ đẹp Thuý Vân. Vân xem trang trọng vời Khuôn trăng đầy đặn nang Hoa cười ngọc thốt trang Mây thua nước tóc tuyếtda. NT: Ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, so sánh. => Xinh đẹp, thuỳ mị, đoan trang, phúc hậu dự đoán cuộc đời tương lai sống yên vui hạnh phúc. 3- Thuý Kiều. a- Nhan sắc. Kiều càng sắc sảo mặn mà. So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng .thành. Sắc đành đòi một, tàihai. NT: Miêu tả, nhân hoá, ẩn dụ. Sử dụng điển cố. => Sắc đẹp tuyệt thế giai nhân không ai sánh bằng. b- Tài năng. Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi..ngâm Cung thương lầu bậc âm Nghề riêng ăn đứt hồchương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lạinhân NT: Liệt kê. => Tài năng đa dạng.Dự đoán cuộc đời gặp nhiều trắc trở gian truân. III- Tổng kết- Ghi nhớ.(5’) 1- Nghệ thuật. - Miêu tả khắc hoạ tính cách nhân vật từ khái quát đến cụ thể. - Bút pháp cổ điển, miêu tả ước lệ tượng trưng. - Từ ngữ chọn lọc, độc đáo. 2- Nội dung. Khắc hoạ bức chân dung tuyệt mĩ về hai chị em Thuý Kiều. 3- Ghi nhớ.SGK- T83. IV- Luyện tập- Đọc thêm.(5’) 1- Luyện tập. 2- Đọc thêm. E- Củng cố- Dặn dò.(5’) H: Nếu là hoạ sĩ vẽ chân dung hai chị em thì em vẽ chân dung ai dễ hơn? Tại sao? VN – Học bài cũ. _ Soạn bài: Cảnh ngày xuân SGK-T 84. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài6- Tiết 28: cảnh ngày xuân. (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du. ) A- Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức. HS hiểu được: - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du đó là sự kết hợp giữa tả và gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh gi ... có câu: Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa. Nghĩa là: Cỏ thơm liền với trời xanh Cành lê có mấy bông hoa. * Thảo luận: (3’) So sánh 2 câu thơ trên với 2 câu thơ của Nguyễn Du. H: Từ đó nhận xét về bức tranh thiên nhiên trong 4 câu thơ đầu? GV: Màu sắc của bức tranh xuân có sự hàI hoà đến mức tuyệt diệu, tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân giàu sức sống, mới mẻ( của cỏ non) trong trẻo, rộng lớn( tận chân trời) nhẹ nhàng, thuần khiết( hoa lê trắng). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật không tĩnh tại mà trở nên có hồn. H: Trong buổi thanh minh có những hành động nào diễn ra? - Lễ tảo mộ người ta làm gì? ( Đi viếng sửa sang phần mộ người thân.) - Đạp thanh là hội ntn? ( Đi chơi xuân ở chốn đồng quê) H: Trong phần 2 có những đối tượng nào tham gia vào lễ hội? H: ở 4 câu thơ đầu phần 2 những từ ngữ nào có 2 âm tiết? Đó là những từ lọai gì? H: Các danh từ “ yến anh, chị em, tài tử, giai nhân” gợi tả điều gì? H: Còn các động từ “sắm sửa, dập dìu”? - Các tính từ “gần xa, nô nức”? H: Như nước, như nêm gợi hình ảnh ntn? H; Từ đó em có nhận xét gì về cảnh lễ hội và con người trong đoạn thơ? GV: Thơ là nghệ thuật của ngôn từ, hàng loạt từ ghép là danh từ, động từ, tính từ, được tác giả sử dụng chọn lọc tinh tế làm sống lại không khí lễ hội của mùa xuân, một nét đẹp trong nền văn hoá lâu đời của phương Đông chúng ta. Chị em Thuý Kiều cũng sắm sửa, chuẩn bị rất lâu để đi tảo mộ, đi hội đạp thanh. H: Sáu câu cuối khi ba chị em chị ra về cảnh vật hiện ra ntn? H: Miêu tả bức tranh xuân ở 6 câu cuối đoạn trích? GV: Cảnh mang cái thanh, dịu của mùa xuân, nắng nhạt, khe nước nhỏ, cầu nhỏ H: Chỉ ra các từ láy được dùng ở 6 câu cuối? Thế nào là “ nao nao”? Các từ láy có phải được dùng để tả cảnh không? Dùng nhằm mục đích gì? H: Vậy em cảm nhận tâm trạng con người ở đây ntn? Vì sao lại là tâm trạng buồn và nuối tiếc? GV: Cảnh mùa xuân ở 6 câu thơ cuối so với 4 câu thơ đầu có sự thay đổi về không gian và thời gian nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Các từ láy nhất là từ “nao nao” đã bộc lộ tâm trạng của con người. Đó là sự bâng khuâng tiếc nuối, đó là sự linh cảm báo trước Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên và ý trung nhân Kim Trọng. H: Nhắc lại các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích? H: Nêu nội dung chính của bài? GV cho HS đọc ghi nhớ. Hãy đọc phần luyện tập 1? H: So sánh hai câu thơ cổ Trung Quốc với hai câu thơ của Nguyễn Du để thấy sự sáng tạo của ông? Đọc thuộc lòng bài thơ? Nêu vị trí. Đọc. Chia đoạn. Đọc và tìm chi tiết. Liên tưởng. Tìm câu thơ. Miêu tả. Nhận xét. Thảo luận, so sánh. Nhận xét. Tìm chi tiết. Giải thích. Tìm chi tiết. Liên hệ kiến thức. Nhận định. Giải thích. Nhận xét. Giới thiệu. Miêu tả. Tìm chi tiết. Nêu cảm nhận. Nêu nghệ thuật. Nêu nội dung. Đọc. So sánh. Đọc. I- Đọc và tìm hiểu chung.(7’) 1- Vị trí đoạn trích. Gồm 18 câu (từ câu 39-> 56) nằm ở phần đầu của tác phẩm. 2- Đọc. 3- Bố cục: 3 phần. - 4 câu đầu. - 8 câu tiếp. - 6 câu cuối. Theo trình tự không gian và thời gian. II- Đọc hiểu văn bản.(25’) 1- Khung cảnh thiên nhiên. Ngày xuân con én đưa thoi. Thiều quang chín chụcsáu mươi -> ẩn dụ, nhân hoá. => Gợi không gian đặc trưng của mùa xuân trôi rất nhanh. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vàihoa -> Quan sát và miêu tả đặc sắc. => Mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, khoáng đạt, nhẹ nhàng, trong trẻo, thanh khiết và sinh động 2- Cảnh lễ, hội trong tiết thanh minh. - Tảo mộ (lễ). - Đạp thanh (hội) => Quá khứ tương lai nối tiếp. Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hànhxuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước, áo quầnnêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền bay -> Sử dụng đa dạng từ loại hai loại hai âm tiết. ẩn dụ, so sánh. => Lễ, hội đông vui, tưng bừng, náo nhiệt. Con người trẻ trung, xinh đẹp, sang trọng. 3- Cảnh trở về. Tà tà bóng ngả về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề..thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ngang. -> Từ ngữ đa nghĩa, biểu cảm giàu chất tạo hình. => Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến, tiếc nuối và sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra. III- Tổng kết- Ghi nhớ.(3’) 1- Nghệ thuật. 2- Nội dung. 3- Ghi nhớ. SGK- T87. IV- Luyện tập.(3’) 1- Sự sáng tạo của Nguyễn Du. - Cỏ non thì xanh, cành lê thì điểm một vài bông hoa. => Cảnh mùa xuân hiện ra trong sáng, giàu sức sống. 2- Đọc thuộc lòng. E- Củng cố- Dặn dò. H: Qua đoạn trích hãy nhận xét về cảnh mùa xuân trong bài? H: Nghệ thuật miêu tả của tác giả có gì đặc sắc? VN- Học bài cũ. - Soạn bài: Thuật ngữ SGK- T88. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài6- Tiết29: thuật ngữ. A- Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức. Giúp HS hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Biết sử dụng chính xác thuật ngữ. 2- Kĩ năng. Nhận diện, sử dụng. 3- Thái độ. Tự giác, tích cực khi học. B- Phương pháp. Nêu vấn đề, qui nạp, thực hành. C- Đồ dùng dạy học. GV: SGK, SGV, Bảng phụ. HS : SGK, bài soạn. D- Tiến trình dạy học. 1- Ôn định.(1’) 2- KTBC: (5’) Có mấy cách phát triển nghĩa của từ vựng Tiếng Việt? Cho ví dụ? 3- Bài mới. GV treo bảng phụ có chứa VD và y/c HS đọc. H: Hãy so sánh hai cách giải thích về từ “ nước” và từ “muối” ở VD1? H: Cho biết cách giải thích nào người không có chuyên môn không thể hiểu được? GV cho HS đọc các định nghĩa. H: Em đã đọc các định nghĩa này ở các bộ môn nào? H: Những từ ngữ này được dùng trong các văn bản nào? H: Những từ ngữ ở VD2 được coi là thuật ngữ. Vậy em hiểu thuật ngữ là gì? Thường được dùng trong các loại văn bản nào? GV cho HS đọc ghi nhớ. H: Tìm xem các thuật ngữ ở mục I.2 còn có nghĩa nào khác không? H: Trong 2 VD sau VD nào từ “muối” có sắc thái biểu cảm? H: Từ phần 1,2 hãy rút ra các đặc điểm của thuật ngữ? GV cho HS đọc ghi nhớ. H: Vận dụng kiến thức đã học ở môn ngữ văn, lịch sử, địa lí, toán học, vật lí, hoá học, sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống? H: Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào? Đọc đoạn thơ của bài tập 2. H: Giải thích xem từ “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ không? ở đây được dùng với nghĩa gì? H: Trong hoá học và trong cuộc sống bình thường thì từ “hỗn hợp” nào được dùng đúng như một thuật ngữ? Đọc. So sánh. Trả lời. Đọc. Nhớ kiến thức. Lựa chọn kiến thức. Đọc. Tìm. Lựa chọn. Khái quát. Đọc. Điền. Trả lời. Đọc. Giải thích. Lựa chọn. I- Thuật ngữ là gì?(15’) 1- VD. a- Đặc điểm bên ngoài của sự vật hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính. b- Giải thích thể hiện được các đặc tính bên trong của sự vật được cấu tạo từ yếu tố nào, quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao. => Nếu không có kiến thức liên quan đến chuyên môn thì không thể hiểu. 2- Đọc định nghĩa. - Thạch nhũ: địa lí. - Bazơ: hoá học. - ẩn dụ: ngữ văn. - Phân số thập phân: toán học. => Chủ yếu dùng trong các văn bản khoa học, kĩ thuật công nghệ. Đôi khi được dùng trong các bản tin, phóng sự, bình luận trên báo chí. * Ghi nhớ1 SGK-T88. II- Đặc điểm của thuật ngữ. (7’) 1- Các thuật ngữ ở mục I.2 chỉ có một nghĩa duy nhất. 2. a- Muối: Định nghĩa hoá học là thuật ngữ không có tính biểu cảm. b- Muối: Trong ca dao, dân ca có sắc thái biểu cảm chỉ những vất vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc đời. * Ghi nhớ 2 SGK- T89. III- Luyện tập.(15’) 1- Điền tên thuật ngữ. - Lực: vật lí. - Xâm thực: địa lí. - Hiện tượng hoá học: hoá học. - Trường từ vựng: ngữ văn. - Di chỉ: lịch sử. - Thụ phấn: sinh học. - Lưu lượng: địa lí. - Trọng lực: vật lí. - Khí áp: địa lí. - Đơn chất: hoá học. - Thị tộc phụ hệ: lịch sử. - Đường trung trực: toán. 2. - Điểm tựa (vật lí): điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. - Điểm tựa (thơ Tố Hữu) nơi gửi gắm niềm tin, hi vọng của nhân loại tiến bộ trong thời kì chống đế quốc Mĩ. 5. a- Hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ. b- Hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường. VD: Thức ăn gia súc hỗn hợp. E- Củng cố- Dặn dò.(5’) H: Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có những đặc điểm gì? VN – Làm bài tập 4,5 SGK T90. -- Làm lại dàn ý cho bài viết TLV số 1. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài6- Tiết 30: trả bài tập làm văn số 1. A- Mục tiêu cần đạt. 1- Kiến thức. Giúp HS nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân, những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày. Ghi nhớ và hệ thống hoá kiến thức kiểu văn bản thuyết minh kết hợp miêu tả. 2- Kĩ năng. Rèn kĩ năng chữa các lỗi về chính tả và liên kết văn bản. 3- Thái độ. Tự giác kiểm tra bài viết của mình so với các bài viết khác. B- Phương pháp. Nhận xét, đánh giá. C- Đồ dùng dạy học. GV: SGK, SGV, Vở viết bài của HS. HS: Bài soạn, SGK. D- Tiến trình dạy học. 1- Ôn định(1’). 2- KTBC. Không. 3- Bài mới. GV y/c HS nhắc lại đề bài. H: Nêu đối tượng, giới hạn, thể loại của đề bài? GV hướng dẫn HS lập dàn ý như tiết 19- 20 bài 4. GV: - HS hiểu đề, làm sát với y/c. – Cảm nhận, thuyết minh chân thực, đáng quí. - Một số bài có sự sáng tạo. + Tuyết 9a5. + Ngân 9a2. - Biết kết hợp yếu tố miêu tả khi thuyết minh. HS còn trình bày ẩu: - Phần thân bài không tách ý. + Hồng, Kiên, Định 9a5. + Luận, Thao, Bằng 9a2. - Không viết hoa đúng qui định. + Nam, Minh, Duyên, Thuấn 9a5. + Khoa, Trịnh, D Vũ, Tuấn 9a2 - Tẩy, xoá,lạm dụng bút tẩy. + Thoại 9a2. - Sai chính tả nhiều. + Điệp, Thể, Nhất 9a5. + Thảo, Linh, Bình 9a2. Gv chỉ ra các lỗi chính tả cơ bản và cho Hs lên sửa . Gv treo bảng phụ những lỗi diễn đạt của Hs rồi y/c Hs tự phát hiện cách sai và sửa. - Một số bài viết sơ sài không đủ các ý cơ bản. + Phần tác dụng của con trâu chỉ nêu 2 ý: - là sức kéo chủ yếu. - là bạn của nhà nông. Cần bổ sung các ý: - là bạn của tuổi thơ. - là biểu tượng của đất nước - là tài sản của người lao động. Gv thông báo điểm số 9a2 9a5 Giỏi: 3 1 Khá: 12 8 TB : 20 25 Yếu: 1 2 GV trả bài cho HS xem, HS tự chấm theo dàn ý. Gv giải đáp thắc mắc của HS và gọi điểm vào sổ. Nhắc lại. Tìm hiểu đề. Lập dàn ý. Lắng nghe. Sửa chữa. Phát hiện lỗi chính tả và lỗi diễn đạt rồi tự sửa. Chấm, thắc mắc. I- Nhận xét đánh giá .(30’) 1- Đề bài. Hãy giới thiệu con trâu ở làng quê Việt Nam. 2- Mục đích yêu cầu của đề. a- Đối tượng: con trâu. b- Giới hạn: ở làng quê Việt Nam. c- Thể loại: thuyết minh kết hợp miêu tả. 3- Lập dàn ý. 4- Nhận xét. a- Ưu điểm. b- Nhược điểm. * Hình thức. - Không tách ý. - Viết hoa sai qui định. - Tẩy xoá nhiều, lạm dụng bút tẩy. - Sai chính tả. - Thiếu lời phê. * Nội dung. - Diễn đạt kém. - Thiếu ý( sơ sài) - Điểm số. - Đọc bài. II- Trả bài và cho điểm.(10’) E- Củng cố – Dặn dò.(1’) VN Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích SGK- T93.
Tài liệu đính kèm: