Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 48

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 48

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS

 -Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó, cho HS thấy được Truyện Kiều là kiệt tác văn học của dân tộc.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu được khái quát, tóm tắt văn bản.

- Giáo dục HS có lòng thương yêu đối với số phận con người nhất là phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

II/CHUẨN BỊ:

GV: SGK, giáo án, tranh.

HS:Vở BT, dụng cụ học tập.

III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:

- Sử dụng phương pháp đọc sng tạo

- Diễn giảng,

- Câu hỏi nêu vấn đề,

- Hoạt động nhóm.

 

doc 59 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26 đến tiết 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:6
TIẾT:26
NGÀY DẠY:
“ TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS
 -Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó, cho HS thấy được Truyện Kiều là kiệt tác văn học của dân tộc. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu được khái quát, tóm tắt văn bản. 
- Giáo dục HS có lòng thương yêu đối với số phận con người nhất là phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II/CHUẨN BỊ:
GV: SGK, giáo án, tranh.
HS:Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo
- Diễn giảng, 
- Câu hỏi nêu vấn đề, 
- Hoạt động nhóm.
IV/TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 1. Nêu hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ? Bọn quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống? (7đ) 
 Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ:
 - Là vị vua anh minh, tự mình cầm quân đánh giặc.
 - Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, nhanh gọn.
 - Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
 - Ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa trông rộng.
 - Tài dùng binh như thần, bố trí , dàn trận hợp lí.
 - Oai phong lẫm liệt, mưu trí, bí mật, bất ngờ.
 _ Trí dũng song toàn, người anh hùng dân tộc- trong vòng 5 ngày chiếm được thành Thăng Long. 
 Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
 - Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, vô dụng, kiêu căng tự mãn chủ quan, khinh địch, không đề phòng, lo ăn chơi, không có kế hoạch gì cả.
 Khi lâm trận bọn tướng tá sợ hãi, chạy trốn, quân lính xin hàng, bỏ chạy về nước, giẫm đạp lên nhau mà chết.
 Sầm Nghi Đống tự vẫn.
 - Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh, phản nước hại dân. Vua tôi trốn chạy, tình cảnh thảm thương, nhìn nhau than thở chảy cả nước mắt.
 2. Ngoài việc ca ngợi Nguyễn Huệ, đoạn trích trên còn nói đến? (3đ)
 a. Nỗi nhục nhã của bọn xâm lược bán nước.
 b. Sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược bán nước.
 c. Sự trốn chạy của quân Thanh và bọn bán nước.
 d. Thái độ thương cảm của tác giả đối với triều Lê.
 - Kiểm tra vở BT 
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc – hiểu tác giả
- GV gọi học sinh đọc SGK/77,78
- GV nhận xét.
? Em hãy tĩm tắt những nét chính về cuộc đời, con người Nguyễn Du cĩ ảnh hưởng đến sáng tác văn học của ơng? 
(-ND sinh trưởng trong bối cảnh XHPK khủng hoảng trầm trọng, phong trào nơng dân khởi nghĩa, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn- chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập.
- Gia đình ND là gia đình đại quí tộc, cha là tể tướng, anh là thượng thư, cĩ truyền thống văn học, nhà thơ sớm mồ cơi.
- Sống nhiều năm lưu lạc, cĩ hiểu biết rộng, vốn sống phong phú từng trãi.
- Nhà thơ cĩ trái tim giàu lịng yêu thương.
- Là một thiên tài văn học cả chữ Hán và chữ Nơm. Kiệt tác số một là Truyện Kiều)
HĐ2: Giới thiệu tác phẩm
-GV gọi HS đọc phần tĩm tắt truyện.
-HS kể lại một cách ngắn gọn.
? Em biết gì về nguồn gốc Truyện Kiều?
( Dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc nhưng đã sáng tạo bằng thể thơ dân tộc, đến xây dựng nhân vật, miêu tả cảnh, miêu tả nội tâm)
? Nguyễn Du viết vào lúc nào?
(Viết trước khi đi sứ sang Trung Quốc khoảng 1805- 1809)
? Về giá trị nội dung của Truyện Kiều đã phản ánh hiện thực XH ra sao? 
? Thể hiện tính chất nhân đạo sâu sắc như thế nào?
? Giá trị nghệ thuật của truyện?
- GV chốt ý, HS đọc ghi nhớ SGK/80
HĐ3: luyện tập
-GV hướng dẫn HS làm
-Các câu thơ tiêu biểu :
 + Phận hồng nhan cĩ mong manh
Nửa chừng xuân thốt gãy cành thiên hương.
 + Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
 + Trai anh hùng, gái thuyền quyên 
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng
I/ NGUYỄN DU: (1765-1820)
 - Tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên
 - Ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh là con một gia đình quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thi đỗ tam trường.
 - Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng ông sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Làm quan nhà Nguyễn (1802-1820). Sau đó mất tại Huế.
 - Ông đã hiểu thấu hoàn cảnh cơ cực của người dân " ảnh hưởng đến sáng tác.
 - Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
 + Thơ chữ Nơm: kiệt tác Truyện Kiều, Văn Chiêu Hồn
 + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập; Nam Trung Tạp Ngâm; Bắc Hành Tạp Lục.
II/ TRUYỆN KIỀU
1. Tóm tắt tác phẩm:
 - Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.
 - Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
 - Phần thứ ba: Đoàn tụ.
Tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm dài 3254 câu thơ lục bát.
 2. Giá trị của truyện: 
 a/ Giá trị nội dung:
 - Giá trị hiện thực: Tố cáo chế độ phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người, nhất là người phụ nữ.
 - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận con người.
 - Đề cao phẩm chất người phụ nữ, tôn trọng tình yêu tự do, khát vọng công lí.
b/Giá trị nghệ thuật: 
 -Ngôn ngữ bác học, giàu cảm xúc, mang tính dân tộc rõ nét.
 - Ngôn ngữ kể chuyện.
 - Miêu tả nhân vật, miêu tả cảnh.
 - Ước lệ, cổ điển.
GHI NHỚ: SGK/ 80
III/ LUYỆN TẬP
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ3
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung phần ghi nhớ SGK/80
- Đọc và tĩm tắt truyện
 - Đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản “ CHỊ EM THÚY KIỀU” SGK/81 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
-NỘI DUNG:
-PHƯƠNG PHÁP:.
-HỌC SINH:
TIẾT: 27
NGÀY DẠY:
CHỊ EM THÚY KIỀU
 (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: Khắc họa những nét riêng về nhan sắc, tài năng và tính cách số phận của nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển, ước lệ. 
 Thấy được cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều: Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích nhân vật bằng cách so sánh, đối chiếu, nghệ thuật miêu tả nhân vật. 
- Giáo dục HS biết yêu quí trân trọng vẻ đẹp của con người, cả hình thức lẫn phẩm chất.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, giáo án, tranh.
 HS: Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 - Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo,
 -Phương pháp trực quan, 
 -Câu hỏi nêu vấn đề,
 - Hoạt động nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy nêu nét chính về tác giả Nguyễn Du , nghệ thuật của Truyện Kiều?(10đ)
( Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hĩa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, cĩ đĩng gĩp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
 Truyện Kiều là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.)
-Kiểm tra vở BT
3/ Giảng bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Đọc và tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS đọc giọng vui tươi, trong sáng, ngắt nhịp đều, đúng.
- Giải từ khĩ: ả = cơ ( tiếng miền Trung)
? Vị trí đoạn trích?
?Tìm hiểu kết cấu của đoạn trích?
(+4 câu đầu giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em.
+4 câu tiếp theo giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân.
+12 câu tiếp theo giới thiệu vẻ đẹp Thúy Kiều.
+4câu cuối miêu tả cuộc sống hai chịem.)
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
? Hai chị em Thúy Kiều được tác giả giới thiệu như thế nào?
( Vẻ đẹp “cốt cách” dáng vẻ mảnh mai, “tuyết tinh thần”tâm hồn trong trắng như tuyết " ước lệ, cổ điển.)
? Nội dung chủ yếu của 4 câu tiếp tả ai ?
?Thúy Vân được tác giả miêu tả như thế nào?
(+ Trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
+ Da trắng hơn tuyết, tóc óng ả hơn mây.)
_ Vẻ đẹp quí phái trang trọng.
?Vẻ đẹp của Thúy Kiều được tác giả miêu tả như thế nào?
(Về tài và sắc “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” " hồng nhan bạc mệnh.)
?Cuộc sống của hai chị em như thế nào?
( Cuộc sống phong lưu, rất gia giáo “trướng rũ, màn che” luôn giữ nề nếp, lễ giáo phong kiến.)
?Em hãy so sánh hai bức chân dung?
(TK nổi bật hơn em về tài lẫn sắc, làm tăng vẻ đẹp của TK.)
- GV chốt ý gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập
- Đọc diễn cảm đoạn thơ
- Đọc thêm
I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1. Đọc
2. Giải từ khĩ
3. Vị trí đoạn thơ
 Phần đầu tác phẩm
4. Bố cục
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1.Vẻ đẹp của hai chị emThúy Kiều
 - Mai cốt cách, tuyết tinh thần: Cốt cách, dáng vẻ mảnh mai, tâm hồn trong trắng, thanh tao, mỗi người mỗi vẻ, đẹp toàn diện.
 - Tính ước lệ cổ điển.
 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân:
 - Đẹp một cách trang trọng, khuôn mặt, nét người tròn trịa, đầy đặn, sáng sủa như ánh trăng rằm.
 - Tóc mây, da tuyết.
 - Cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo.
" Vẻ đẹp thùy mị, đoan trang phúc hậu “hoa nhường, nguyệt thẹn”
_ Cuộc đời bình lặn, suông sẽ.
3. Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều:
 - Về sắc: 
 + Đẹp sắc sảo, mặn mà.
 + Nàng có đôi mắt trong trẻo,long
lanh như nước mùa thu, đôi mày thanh tú như vẻ núi mùa xuân.
 + Cái đẹp hoa ghen, liễu hờn vì kém tươi, kém xinh.
 - Về tài:
Thông minh, giỏi cầm kì, thi họa, đa sầu, đa cảm.
_ Số phận đầy sóng gió.
GHI NHỚ : SGK/83
III/ LUYỆN TẬP
4/ Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở HĐ3
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc lịng đoạn thơ và ghi nhớ SGK/83
- Đọc và trả lời câu hỏi của văn bản “ CẢNH NGÀY XUÂN” SGK/84
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
-NỘI DUNG:
-PHƯƠNG PHÁP:
-HỌC SINH:.
TIẾT :28
NGÀY DẠY:
CẢNH NGÀY XUÂN
 (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS
-Thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du. Kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tả cảnh nhưng bộc lộ được tâm trạng của nhân vật.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng cách miêu tả cảnh để viết văn miêu tả.
- Giáo dục HS có tình yêu thiên nhiên, yêu và tả được vẻ đẹp của quê hương đất nước.
II/ CHUẨN BỊ:
 GV: SGK, giáo án, tranh
 HS:Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo,
 ... .
- Tồn tại:
+ Một số em chưa biết viết đoạn văn (tách đoạn).
+ Viết hoa tùy tiện, không có dấu câu.
+ Chưa kết hợp được nhuần nhuyễn các yếu tố trên. kể không có kết thúc.
+ Viết sai nhiều lỗi chính tả.
4. Công bố điểm:
- Đọc bài hay, đoạn hay.
- Nêu ưu điểm, tồn tại.
5. Phát bài:
6. Lập dàn ý:
- Giáo viên treo bảng phụ dàn ý cho học sinh tham khảo sau khi dùng một số câu hỏi gợi ý.
7. Sửa lỗi:
- Giáo viên nêu các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình làm bài.
- Lỗi sai về dùng từ, đặt câu.
- Lỗi sai vềdùng dấu thanh không đúng.
- Lỗi sai vềcách viết đoạn văn.
-Lỗi sai diễn đạt.
- Lỗi chính tả:
1.ĐỀ: Tưởng tượng sau 10 năm, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học cùng lớp hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
2.Dàn ý:
Mở bài:
- Địa điểm, ngày tháng năm.
- Lời xưng hô.
- Đầu thư, hỏi thăm.
- Nêu lí do viết thư.
Thân bài:
- Diễn biến và kết thúc sự việc gồm:
+ Thời gian đến thăm trường, đi cùng ai.
+ Đến trường thấy gì? (miêu tả từ xa đến gần).
+ Quan sát cảnh vật chung quanh để tả.
+ Thầy cô trong nhà trường.
+ So sánh về ngày xưa.
( kể có kết hợp tả, biểu cảm)
Kết bài:
- Cuối thư: lời chúc, mời mọc, kí tên.
3. Sửa lỗi:
- Lỗi sai của học sinh được sửa lại.
4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc học sinh khi làm bài phải đọc kĩ đề, lập dàn ý, viết cẩn thận và đọc lại trước khi nộp bài làm.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
-NỘI DUNG:
-PHƯƠNG PHÁP:
-HỌC SINH:.
TUẦN :10 VĂN BẢN
 ĐỒNG CHÍ
 Chính Hữu
TIẾT:46
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ. Nắm được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, và cô đúc giàu ý nghĩa.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, đồng đội, tình bạn và sẳn sàng hy sinh vì tình cảm đó.
2. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Không.
3/ Giảng bài mới:
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Dòng thứ 7 của bài thơ có gì đặc biệt?
+ Sáu câu đầu nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính.
+ Câu 7 chỉ có một từ và dấu chấm cảm. Một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa người lính.
+ 10 dòng tiếp theo là nêu cuộc sống của người lính.
+ 3 câu cuối là hình ảnh giàu đẹp của chất thơ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 2, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Cơ sở hình thành tình đồng chí là gì?
- Họ xuất thân từ đâu và có mối quan hệ như thế nào?
- Vì sao họ trở thành đồng chí?
- Nêu những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí?
- Cuộc sống nơi quê nhà của họ ra sao?
- Tinh thần chiến đấu như thế nào?
- Những câu thơ cuối gợi lên suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
- Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa gì?
- Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là đồng chí?
+ Là dùng để xưng hô với những người chiến sĩ.
+ Là những người cùng chung lí tưởng.
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp? 
+ Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.
+ tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả.
+ Tinh thần lạc quan, yêu quê hương đất nước.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: 
Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc sinh năm 1928 quê ở Hà Tĩnh.
- Tác phẩm:
Được sáng tác năm 1949 trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” xuất bản năm 1966.
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung bài thơ:
2. Hình ảnh người lính:
- Xuất thân từ làng quê nghèo khó, ở mọi miền đất nước, chưa hề quen nhau.
- Họ ra đi cùng chung lí tưởng, cùng chí hướng.
- Họ cùng sống chiến đấu bên nhau " trở thành những người bạn tri kĩ, là đồng chí, đồng đội của nhau.
3. Cuộc sống chiến đấu của người lính:
- Hiểu và cảm thông về hoàn cảnh của nhau, gửi lại quê nhà những gì thân thương để đi chiến đấu.
- Họ chịu gian nan, khổ cực, thiếu thốn của người lính trong cuộc sống và chiến đấu.
- Bệnh tật, đói rét vẫn cười tươi.
- Họ vượt qua nhờ tình đồng chí.
4. Hình ảnh đẹp cuối bài thơ:
- Trong cảnh rừng hoang sương muối, họ cùng nhau đứng canh giặc thù cùng với hình ảnh vầng trăng làm bạn, là biểu tượng đẹp về người lính. 
* Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình ảnh, tả chân thực nhưng pha chút lãng mạn “đầu súng, trăng treo”.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk. 
III/ Luyện tập:
4/ Củng cố và luyện tập:
1. Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?
a. Hoàn cảnh xuất thân.
b. Đời sống chiến đấu thiếu thốn gian khổ.
c. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
d. Các ý trên đều đúng.
2. Từ “đồng chí” được hiểu như thế nào?
a. Cùng giống nòi. c. Cùng một tôn giáo.
b. Cùng một thời đại. d. Cùng một chí hướng chính trị.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
TIẾT :47 VĂN BẢN 
NGÀY DẠY:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH
 Phạm Tiến Duật
I/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS
- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng với hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm. Giọng điệu trong bài thơ sôi nổi, rất riêng. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm trữ tình.
- Giáo dục HS niềm tự hào dân tộc, ý chí lạc quan, vui vẻ, trẻ trung, yêu đời, biết vượt khó trong mọi hoàn cảnh. 
II/ CHUẨN BỊ:
GV:SGK, giáo án, tranh
HS:- Vở BT, dụng cụ học tập.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, 
-DIễn giảng, 
-Tái hiện
-Câu hỏi nêu vấn đề,
-Hoạt động nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ:
 Không.
3/ Giảng bài mới:
GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Em hãy nhận xét về nhan đề bài thơ, tại sao tác giả lại đặt như thế?
+ Tên lạ, hình ảnh độc đáo nhưng rất thơ.
- Tại sao lại là những chiếc xe không kính?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 2, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Tư thế của người chiến sĩ lái xe không kính như thế nào?
- Tinh thần của họ ra sao khi gặp gian khổ?
- Tình cảm đồng đội giúp họ điều gì?
- Ý chí của những người lính như thế nào?
Vì sao họ vượt qua được những khó khăn? Nhận xét về tuổi trẻ của người chiến sĩ?
 - Nhận xét về ngôn ngữ bài thơ? Giọng điệu? Nó góp phần khắc họa hình ảnh người lính như thế nào?
- Em hãy so sánh hình ảnh người lính trong kháng chiến chôùng Mỹ và trong chống Pháp?
 * Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả:
Phạm Tiến Duật sinh năm 1947 quê ở Phú Thọ.
- Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong tập thơ :Vầng trăng, quầng lửa”
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Xe không kính nhưng vẫn băng băng ra chiến trường.
- Miêu tả giải thích độc đáo, rất thực (2 câu đầu): không kính, không đen, không mui, thùng xe bị xước, biến dạng do bị bom giật.
2. Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn:
- Tư thế ung dung, hiên ngang, dũng cảm, không sợ nguy hiểm tuy ngồi trên những chiếc xe không kính.
- Họ như tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài vì xe không có kính chắn.
- Họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ: mắt đắng, bụi ướt nhưng họ bất chấp tất cả, họ vượt lên vẫn cười tươi, lạc quan, sôi nổi.
- Vượt Trường Sơn từ trong bom rơi, lửa đạn nhưng họ vẫn tin tưởng, phơi phới vì đã có bạn bè, đồng đội, đồng chí.
- Tất cả chiến đấu vì miền Nam thân yêu vì độc lập tự do cho dân tộc. 
- Trái tim thương yêu, rực lửa căm thù.
3. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ chân thực, tự nhiên như nói, như kể.
- Giọng điệu thơ đầy khí thế, sối nổi, trẻ trung, khác với văn xuôi.
- Thể thơ tự do (7, 8 chữ).
* Kết luận: Ghi nhớ sgk trang 133. 
III/ Luyện tập:
4/ Củng cố và luyện tập:
1. Em nhận xét về giọng điệu bài thơ?
2. Hình ảnh những người lính lái xe được miêu tả như thế nào?
a. Hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung.
b. Thiếu thốn về vật chất, gian khổ trên những chiếc xe không kính.
c. Bị bụi ướt, gió lùa, gặp nguy hiểm.
d. Các ý trên đều đúng. 
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
TIẾT :48
KIỂM TRA
VỀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NGÀY DẠY:
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 HK I.doc