Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35 năm 2007

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35 năm 2007

Ngày soạn: 25/09/2009

Ngày giảng: 28/09/2009

Tiết 31 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

* Mục tiêu cần đạt

 - Qua tâm trạng cô đơn , buồn nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

* Tiến trình giờ dạy

Hoạt động 1 :

 - Kiểm tra : Đọc thuộc lòng đoạn “ Cảnh ngày xuân” .

 - GV giới thiệu bài

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 31 đến tiết 35 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 25/09/2009
Ngày giảng: 28/09/2009
Tiết 31 Kiều ở lầu Ngưng Bích 
 (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
* Mục tiêu cần đạt 
 - Qua tâm trạng cô đơn , buồn nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
* Tiến trình giờ dạy 
Hoạt động 1 :
 - Kiểm tra : Đọc thuộc lòng đoạn “ Cảnh ngày xuân” .
 - GV giới thiệu bài 
Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu vị trí 
GV nói thêm về lầu Ngưng Bích 
? Nêu đại ý 
? Nêu bố cục 
GV hướng dẫn hs tìm hiểu 1 số từ khó - cho đọc 
Cho đọc 6 câu đầu 
? Câu đầu tiên cho người ta biết được hoàn cảnh gì của Kiều. Từ “khoá xuân” gợi điều gì.
( Hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ, cô đơn- thực chất là giam lỏng )
? Đối mặt với hoàn cảnh đó, Kiều đã đốn nhận 1 bức tranh thiên nhiên như thế nào bào lòng mình.
? Nhận xét gì về bức tranh đó 
? Cảnh tượng đó cho ta hiểu gì về tâm trạng của Kiều. Gợi qua từ nào .
? Qua hình ảnh đó, cho ta thấy nàng đang phải chịu 1 cuộc sống như thế nào 
? Qua 6 dòng thơ, có nhận xét gì về thiên nhiên - con người .
? Nghệ thuật dặc sắc của đoạn thơ 
HS đọc 8 câu tiếp 
? Trong hoàn cảnh đó Kiều nhớ ai trước. Vì sao?
? Nhớ Kim Trọng , được thể hiện qua câu thơ nào . Kiều đã nói gì với Kim Trọng trong nỗi nhớ.
? Nhớ về chàng , Kiều đã nghĩ về mình như thế nào?
? Điều đó cho thấy Kiều là người như thế nào .
? Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với nỗi nhớ người yêu .
? Mấy câu thơ đã bộc lộ đức tính gì của Kiều 
? Việc nhớ thương trong hoàn cảnh đó cho thấy nàng là người như thế nào.
(có lòng vị tha, quan tâm đến người khác hơn chính cả bản thân)
Đọc 8 câu cuối 
? Có những cảnh nào được gợi tả ở đây .
? Có nhận xét gì về nghệ thuật của 8 câu này 
? Cảnh vật hiện lên trong mắt Kiều gợi tâm trạng gì .
? Nhận xét gì về nỗi buồn .
? Em hiểu gì về “ tiếng sóng kêu” 
(là điềm báo trước những sóng gió của đời nàng, là tiếng kêu đau đớn của nàng đồng vọng với thiên nhiên)
GV cho hs đọc phần ghi nhớ 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Cho làm bài 1: Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Lấy ví dụ trong đoạn để minh hoạ.
I- Tìm hiểu chung
1- Vị trí đoạn trích 
- Nằm ở phần 2 ( Gia biến - lưu lạc)
gồm 22 câu thơ.
- Khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh , Kiều uất ức tự vẫn. Tú Bà đã dỗ dành cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới.
2- Đại ý 
Tả cảnh lầu Ngưng Bích – tâm trạng cô đơn buồn khổ nhớ người yêu, cha mẹ của nàng.
3- Bố cục : 3 phần 
- 6 câu đầu : Khung cảnh nơi giam Kiều 
- 8 câu tiếp : Nỗi nhớ của Kiều 
- Còn lại : Ngoại cảnh qua mắt Kiều 
4- Tìm hiểu từ khó 
5- Đọc 
II- Phân tích 
Khung cảnh nơi giam Kiều 
- “ Non xa, trăng gần, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
=> Bức tranh thiên nhiên đẹp, mênh mông, hoang vắng, lạnh lùng; không gian mở ra cả 2 chiều: cao và rộng nhưng thiếu sự sống của con người.
- “ Bẽ bàng-mây sớm- đèn khuya- trăng gần- ở chung”
=> Tâm trạng cô đơn, buồn chán, thẹn cho mình chỉ biết làm bạn với mây, khóc với đền ...
quanh quẩn, buồn bã, lạc lỏng, bơ vơ .
-> Thiên nhiên hoang vắng mênh mông, con người nhỏ bé, cô đơn -> thiên nhiên vừa đối lập vừa hoà hợp với tâm trạng Kiều.
=> Tả cảnh ngụ tình .
2 - Nỗi nhớ của Kiều 
* Nhớ Kim Trọng 
- “ Tưởng”: mơ tưởng , nhớ thương - hình dung ra tâm trạng đợi chờ của chàng, hồi ức lại những kỉ niệm dưới trăng.
- “ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Khẳng địng tình yêu bền chặt thuỷ chung . 
=> Là người sâu sắc, thuỷ chung, thiết tha với hạnh phúc lứa đôi.
* Nhớ cha mẹ 
- “ Xót”: xót xa, đau đớn -> thương cho cha mẹ ngày ngày mòn mỏi trông con; day dứt không nguôi vì không được làm tròn chữ hiếu. 
=> Tình cảm ơn sâu nghĩa nặng với cha mẹ, có lòng hiếu thảo bền chặt.
3- Ngoại cảnh trong mắt Kiều 
- 8 câu chia làm 4 cặp đều bắt đầu bằng “ Buồn trông” ( điệp ) -> Nỗi buồn có sẵn trong lòng khi ngắm cảnh, càng buồn càng trông, càng trông lại càng buồn. 
- Sử dụng nhiều từ láy + điệp nhịp -> gợi nỗi buồn .
* “ Cánh buồm thấp thoáng” -> bơ vơ đau khổ, gợi 1 hành trình lưu lạc mờ mịt 
* “ Hoa trôi” đau cho số phận tan tác trôi dạt trên dòng đời vô định.
* “ Nội cỏ dầu dầu” thương cho cuộc đời tàn lụi héo hon.
* “ Nghe tiếng gió cuốn” -> hãi hùng ghê sợ, ám ảnh tai hoạ khủng khiếp bủa vây .
=> Nỗi buồn cứ dồn dập liên tiếp mỗi ngày 1 tăng.
V- Tổng kết 
( HS đọc ghi nhớ)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học bài ở nhà 
Nắm lại những kiến thức đã học 
Đọc thuộc lòng đoạn trích 
Chuẩn bị bài : Mã Giám Sinh mua Kiều
Ngày soạn: 25/09/2009
Ngày giảng: 29/09/2009
 Tiết 32 Miêu tả trong văn bản tự sự 
* Mục tiêu cần đạt 
 - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động , sự việc , cảnh vật và con người trong văn bản tự sự 
 - Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản 
* Tiến trình giờ dạy 
 Hoạt động 1 
 - Kiểm tra : Gọi 2 em lên kiểm tra vở soạn 
 - Giới thiệu bài 
 Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho hs đọc đoạn trích SGK
? Đoạn trích kể về việc gì .
? Các sự việc được kể là gì 
? Nếu chỉ kể các sự việc như vậy thì em
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả ...
- Nội dung: Kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Sự việc :
+ Vua QT cho ghép ván , 10 người khiêng 1 bức tiến sát đế đồn Ngọc Hồi 
+ Quân Thanh bắn ra nhưng không đạt kết quả -> phun khói 
+ Quân QT khiêng ván xông lên đánh
+ Quân Thanh chống không nổi , tướng nhà Thanh là SNĐ thắt cổ. Quân Thanh đại bại .
có nhận xét gì về câu chuyện 
? Cho biết tại sao đoạn trích lại sinh động như vậy .
Hãy chỉ rõ yếu tố miêu tả 
+ Yếu tố miêu tả “ Gió bấc , quân Thanh dùng ống phun lửa ra , khói bay mù trời ... làm rõ điều gì .
? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
HS đọc bài - Gv hướng dẫn 
=> Yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn , gợi cảm 
II- Luyện tập 
HS giải quyết lần lượt các bài tập 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà 
Làm bài tập còn lại 
Chuẩn bị tốt để làm bài kiểm tra số 2.
Ngày soạn: 25/09/2009
Ngày giảng: 29/09/2009
 Tiết 33 Trau dồi vốn từ 
* Mục tiêu cần đạt 
 - Giúp hs hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ 
 - Biết cách trau dồi vốn từ 
* Tiến trình giờ dạy 
Hoạt động 1 :
 - Kiểm tra : 
 - Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 :
Hoạt động của thầy và trò
Cho hs đọc ví dụ 
? Tác giả muốn nói điều gì qua đoạn văn .
? Em hiểu như thế nào từ ý “ 1 chữ có thể dùng để diễn tả nhiều ý”. Lấy ví dụ minh hoạ 
? 1 ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả có nghĩa là như thế nào . Lấy ví dụ 
? Nếu không nắm vững nghĩa của từ sẽ dẫn đến điều gì .
Đọc ví dụ 2 
? Những câu đó sai như thế nào .
? Sỡ dĩ có những lỗi sai như trên là vì sao.
Gv: Như vậy không phải do tiếng ta nghèo mà do người viết đã không biết sử dụng tiếng ta .
=> HS đọc ghi nhớ 1 
Đọc đoạn trích của Tô Hoài 
? Em hiểu gì về ý kiến của ông 
? Qua ý kiến đó, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì 
Cho hs đọc ghi nhớ 2 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
 GV hướng dẫn hs làm bài tập 
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà 
 - Nắm lại kiến thức vừa học 
 - Chuẩn bị bài Kiểm tra 
Nội dung cần đạt
I- Rèn luyện để nắm vững nghiữa của từ và cách dùng từ 
- Tiếng Việt có khả năng đáp ứng yêu cầu giao tiếp của chúng ta vì tiếng Việt giàu , đẹp và luôn phát triển 
- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt , mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình , biết vận dụng 1 cách nhuần nhuyễn TV vào trong lời nói . 
-> 1 từ có nhiều nghĩa (hiện tượng đa nghĩa)
VD: Từ “ ăn” : ăn cơm , ăn ảnh . ăn hoa hồng , ăn phanh ...
- Là nói đến hiện tượng đồng nghĩa (1 khái niệm được biểu hiện bằng nhiều từ) 
 VD: Tim ngừng đập , mất đi sự sống, khả năng tồn tại :
Chết , toi , về cõi phật ,,...
=> Dùng từ sẽ không chính xác, không có hiệu quả giao tiếp, diễn đạt sẽ sai.
+ VD a : thừa từ “ đẹp” bởi vì đã có từ “ thắng cảnh”
+ VD b : sai từ “ dự đoán” ( đoán trước được tình hình , sự việcnào đó xảy ra trong tương lai ) -> cần thay bằng từ : phỏng đoán , ước đoán ...
+ VDc : dùng sai từ “ đẩy mạnh” ( thúc đẩy cho phát triển mạnh lên ) . Nói về quy mô thì có thể “ mở rộng thu hẹp” chứ không thể “ nhanh-chậm” được .
- Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cáh dùng từ mà mình sử dụng 
II- Rèn luyện để làm tăng vốn từ 
- Phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du = cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân 
=> Phải học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết 
Ngày soạn: 25/09/2009
Ngày kiểm tra: 01/10/2009
Tiết 34 - 35: Viết bài tập làm văn số 2
A.Mục tiêu:
- Yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn hoàn chỉnh Tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật con người hoạt động
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày
Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn giáo án- ra đề
Học sinh: Ôn tập
Tiiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
 Giáo viên ghi đề lên bảng và phát giấy kiểm tra cho học sinh.
 Đề bài: 
 Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em lại về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy.
 Yêu cầu: Xác định yêu cầu đề bài
- Thể loại: Tự sự + miêu tả
- Nội dung: Buổi thăm trường đầy xúc động
Gợi ý: Những điều gì làm em xúc động
- Cảnh vật thay đổi: hàng cây; lớp học; sân trường
* Cảm xúc hồi hộp bâng khuâng nhớ kỉ niệm xưa
- Con người thay đổi: Học sinh mới ; không khí ở trường; thầy cô: (Già đi nhiều - Miêu tả - Tình cảm của cô giành cho mình không hề đổi thay)
- Cuộc trò chuyện đầy xúc động
	Học sinh trật tự làm bài
	Giáo viên theo dõi, đôn đốc
Củng cố: Thu bài
Nhận xét: Thái độ làm bài của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc