Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 - Giúp h/s hiểu thê nào là văn bản thuyết minh

- Phân biệt văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

 - Rèn kỷ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 * Giới thiệu bài

 * Bài mới

 

doc 196 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 44
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt 
	- Giúp h/s hiểu thê nào là văn bản thuyết minh
- Phân biệt văn bản thuyết minh với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận 
	- Rèn kỷ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh
B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	* Giới thiệu bài
	* Bài mới 
Hoạt động của h/s
(Dưới sự hướng dẫn của g/v)
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của các văn bản thuyết minh 
H/s đọc 3 văn bản thuyết minh sgk.
Thảo luận theo 3 nhóm 
? Văn bản “Cây dừa Bình Định” trình bày là gì?
? Văn bản “Tại saolục” thuyết minh về vấn đề gì ? 
? Văn bản “Huế” thuyết minh, giới thiệu điều gì?
? G/v Giới thiệu về sự đa dạng của việc sử dụng văn bản thuyết minh trong đời sống?
? Vậy văn bản thuyết minh có vai trò gì trong đời sống? 
? Tìm một số văn bản thuyết minh khác mà embiết, đã được học?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh : 
? H/s thảo luận nhóm
? Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tă, nghị luận không? Tại sao?
? Đặc điểm chung của các văn bản trên là gì ?
G/v lưu ý cho h/s
Mục đích của văn bản thuyết minh là giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế chứ không giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hình tượng nghệ thuật được xây dung bằng hư cấu tư tưởng?
H/s đọc to ghi nhớ
Hoạt động 3 : H/s rút ra ghi nhớ
Kết quả cần đạt
(Nội dung bài học)
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh 
1, Vai trò của văn bản thuyết minh đời sống con người 
a, Văn bản : Cây dừa Bình Định 
- Thuyết minh, trình bày : Lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. ở đây giới thiệu riêng đặc điểm riêng của cây dừa Bình Định 
b, Văn bản: Tại sao lá cây có màu xanh lục 
=> Thuyết minh, giải thích tác dụng về chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh
c, Văn bản: Huế 
Thuyết minh, giới thiệu : Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những điểm tiêu biểu riêng của Huế 
* Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ trình bày, giải thích, giới thiệu những con người, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
* Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, liên quan đến mọi ngành nghề, trong sản xuất hàng hoá, văn bản thuyết minh luôn được dung để trình bày, giải thích, giới thiệu những sản phẩm
2, Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
* Cả 3 văn bản trên không phải là văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, vì : 
- Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật 
- Văn bản miêu tả hải có con người, cảnh sắc, cảm xúc
- Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ
=> Đây là một kiểu văn bản khác gọi là văn bản thuyết minh
* Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh là :
a, Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng : 
Ví dụ : 
 - Cây dừa : Thân, lá, nước, cùi, sọ. Như thế nào?
 - Lá cây : tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng như thế nào 
 - Huế : các cảnh sắc, công trình các món ăn như thế nào?
b, Trình bày một cách khách quan
- Cung cấp tri thức khách quan về vật
giúp con ngời có được hiểu biết đúng đắn đầy đủ về đối tượng đó
- Không có yếu tố hư cấu tưởng tượng, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan
* Ghi nhớ : sgk 
Đặc điểm của văn bản thuyết minh
- Nội dung : Nêu đặc điểm tiêu biểu của sinh vật, hiện tượng
- Phương thức diễn đạt : Trình bày, giới thiệu, giải thích
- Nhiệm vụ : Cải cách tri thức khách quan giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn
- Tính chất : Thực dụng, cải cách tri thức là chính, không buộc người đọc phaỉ thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm văn học 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : H/s đọc từng văn bản. Sau mỗi vnă bản h/s trả lời câu hỏi theo sgk 
	* Văn bản a là văn bản thuyết minh vì : 
	- Nội dung : Sự nghiệp chống Pháp của Ngô Văn Vân – một nhân vật có thật trong lịch sử
	- Phương thức diễn đạt : Giới thiệu, trình bày
	- Nhiệm vụ : Cung cấp kiến thức lịch sử một cách khách quan
	* Văn bản b là văn bản thuyết minh vì : 
	- Nội dung : Nêu đặc điểm của giun đất 
	- Phương thức diễn đạt : Trình bày, giới thiệu 
	- Nhiệm vụ : Cung cấp kiến thức về sinh vật học 
Bài tập 2 : 
	- Văn bản : Thông tin về ngày trái đất năm 2000
	- Văn bản sử dụng yếu tố thuyết minh để giải thích tác hại của bao ni lông 
Bài tập 3 : Các văn bản khác cũng cần sử dụng yếu tố thuyết minh vì :
	- Tự sự : Giới thiệu sự việc, nhân vật
	- Miêu tả : Giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian
	- Biểu cảm : Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người, thời gian..
	- Nghị luận : Giới thiệu luận điểm luận cứ
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Học thuộc ghi nhớ
	- Tìm hiểu các văn bản thuyết minh khác
	- Soạn bài : Ôn dịch, thuốc lá
Rút kinh nghiệm giờ dạy
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
----------------------------------**&**---------------------------------
Thứ ngày tháng năm 200
Tuần 12 
	Bài 11, 12 
	Tiết 45 :	Ôn dịch, thuốc lá 
A. Mục tiêu cần đạt 
	G/v giúp h/s hiểu
	- Thuốc lá là một thứ ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt trong đời sống các nhân và cộng đồng 
	- Từ đó có quyết tam phòng chống nạn dịch này
	- Bước đầu thấy được đặc điểm văn thuyết minh : Thuyết minh bằng nêu ví dụ, số liệu thống kê, phân tích
B. Tổ chức các hoạt động dạy học 
	* Kiểm tra bài cũ
? Trong văn bản “thông tin. 2000”, chúng ta đã kêu gọi vấn đề gì? Vấn đề ấy quan trọng như thế nào? Sau khi học em thực hiện như thế nào ?
	* Giới thiệu bài
Hoạt động của h/s
(Dưới sự hướng dẫn của g/v)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung 
G/v hướng dẫn h/s đọc. 3 h/s đọc
G/v kiểm tra việc nhớ từ khó
? Ta có thể hiểu như thế nào về cách đặt đầu đề của văn bản?
? Có thể bỏ dấu phẩy ở phần tiêu đề được không? Tại sao?
? Vì sao có thể gọi “Ôn dịch thuốc lá” là một văn bản thuyết minh
(H/s tự lí giải)
? Hãy tách văn bản theo bố cục 3 phần và nêu ý chính của mỗi đoạn?
Hoạt động2 : Hướng dẫn phân tích 
? Những tin tức nào được thông báo trong phần mở bài?
? Trong đó thông tin nào được nêu thành chủ đề của văn bản ?
? Nhận xét về đặc điểm lời văn thuyết minh trong thông tin này? 
? Tác hại của thuốc lá được thuyết minh trên những phương diện nào?
? Sự huỷ hoại của thuóc lá được con người phân tích trên các chứng cớ nào?
- Khói thuốc lá đầu độc những người chung quanh
? Nhận xét cách trình bày ở đoạn văn này?
? Từ đó cho ta thấy mức độ tác hại củathuốc lá đối cới con người như thế nào?
? Thuốc lá đã có ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức của con người?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng thông tin nổi bật ở đoạn này?
? ở đoạn này tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh như thế nào? Tác dụng?
? Điều đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức con người như thế nào?
? Những thông tin này có hoàn toàn mới lạ với em không?
? Toàn bộ thông tin phần thân bài cho ta hiểu biết về thuốc như thế nào?
? Phần cuối văn bản cung cấp thông tin gì về vấn đề giải thích ? 
? Em hiểu thế nào là chiến dịch chống thuốc lá?
? Cách thuyết minh ở đây là dùng số liệu thống kê và so sánh?
? Hãy chỉ ra các biểu hiện cụ thể?
? Tác dụng của phương pháp thuyết minh này là gì?
? Thái độ của tác giả ở phần cuối văn bản ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết 
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi đọc văn bản này?
* H/s đọc ghi nhớ 
H/s thảo luận nhóm
? Khi nói về hiểm hoạ thuốc lá, tác giả dẫn lời của Trần Hưng Đạo : Nếu ăn dâu. Lời dẫn này dùng với dụng ý gì?
? Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay ?
Kết quả cần đạt
(Nội dung bài học)
I. Tìm hiểu chung 
1, Đọc
2, Từ khó 
- Ôn dịch thuốc lá :
 + Chỉ dịch thuốc lá
 + Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này 
- Nếu bỏ dấu phẩy :
 + Nội dung không sai
 + Tính chất biểu cảm không rõ bằng khi sử dụng dấu phẩy
3, Thể loại: Thuyết minh một vấn đề khoa học xã hội 
4, Bố cục: 3 phần 
 - Mở bài: Từ đầu...nặng hơn cả AIDS. Thông báo về nạn dịch thuốc lá 
- Thân bài : Tiếp đến con đường phạm pháp tác hại của thuốc lá
- Kết bài : Phần còn lại, kiến nghị chống thuốc lá 
II. Phân tích 
1, Thông báo về nạn dịch thuốc lá 
* Ôn dịch mới xã hội ở cuối thế kỷ này : Nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá 
- Thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người
=> Các từ thông dụng của ngành y tế, dùng phép so sánh => thông báo gắn gọn chính xác, nhấn mạnh được hiểm hoạ to lớn của thuốc lá 
2, Tác hại của thuốc lá
* Tác hại của thuốc lá : 
 + Sức khoẻ, đạo đức cá nhân 
 + Sức khoẻ, đạo đức cộng đồng
Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, đạo đức của cá nhân :
a, Đối với sức khoẻ người hút, cộng đồng
- Chất hắc – in => gây ho hen, ung thư vòm hang, phổi
- Chất Ni – cô - tin => gây huyết áp cao, tác động mạnh, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong
=> Khoa học đã phân tích và minh hoạ bằng số liệu cụ thể => có thể thuyết phục bạn đọc
=> Thuốc lá huỷ hoại ngiêm trọng sức khoẻ con người và là nguyên nhân của nhiều bệnh tật và tử vong
b, Đối với đạo đức 
- Tỉ lệ thanh thiếu niên ở nước tan gang với Âu – Mĩ 
- Để có tiền hút thuốc => sinh ra trộm cắp
- Từ nghiện thuốc có thể dẫn đến nghiện ma tuý 
=> Phương pháp so sánh : Cảnh báo nạn hút thuốc ở nước nghèo => từ đó nảy sinh ra tệ nạn khác ở thanh thiếu niên nước ta 
=> Thuốc lá huỷ hoại lối sống, nhân cách con người Việt Nam nhất là thanh thiếu niên
H/s tự bộc lộ 
* Tóm lại : Thuốc lá là một thứ độc hại ghê ghớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. Có thể huỷ hoại nhân cách tuổi trẻ 
3, Kiến nghị chống thuốc lá 
- Chiến dịch chống thuốc lá: Là các hoạt động tự nhiên rộng khắp nhằm chống lại 1 cách hiệu quả ôn dịch thuốc lá 
- ở Bỉ : Vi phạm phạt 40$, tái phạt 50$ 
- Khẩu hiệu những năm cuối thế kỷ XX. Một Châu Âu không còn thuốc lá
- Nước ta nghèo hơn Châu Âu nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiểm thêm các bệnh do thuốc lá
=> Thuyết phục một cách khách quan của chiến dịch chống thuốc lá
=> Tác giả : Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá, tin ở sự chiến thắng ở chiến dịch này
III. Tổng kết 
- Thuốc lá là ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, lối sống của cá nhân và cộng đồng
- Vì thế chúng ta cần phải quyết tâm chống lại nạn dịch này.
- Cảnh báo thuốc lá là thứ kẻ thù nguy hiểm
- Muốn thắng nó cần phảI hành động bền bỉ, lâu dài 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà 
Học thuộc ghi nhớ
Chuẩn bị bài tiếp theo
Rút kinh nghiệm g ... ét giống và khác nhau cơ bản về nội tư tưởng và hình thức thể loại của 3 văn bản : “Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta” 
	* Những điểm chung về nội dung tư tưởng 
	- ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước 
	- Tư tưởng dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn
	* Những điểm riêng về nội dung tư tưởng 
	- Chiếu dời đô : là ý Chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ chương dời đô 
	- Hịch tướng sĩ : Là tư tưởng bất khuất, quyết chiến, quyết thắng giặc, hào khí Đông á sôi sục 
	- Đất nước Đại Việt : Là ý chí sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập 
	* Những điểm chung về hình thức thể loại 
	- Văn bản nghị luận chung đại 
	- Lí, tính kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục
	* Những điểm (khác) riêng về hình thức thể loại : Chiếu, Hịch, Cáo
4, Tại sao nói so với “Nam quốc sơn hà ” thì “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV, thì ý thức độc lập của cha ông ta đã có những bước phát triển mới 
	- Trong “Sông Nam” : 2 yếu tố: Lãnh thổ, chủ quyền
	- Trong “Nước Đại Việt ta” : thêm 4 yếu tố khác rất quan trọng như Văn hiến, phong tục, lịch sử, chiến công diệt ngoại xâm à Tư tưởng của Nguyễn Trãi thật tiến bộ, toàn diện sâu sắc
Hoạt động 2 : 
 Hướng dẫn ôn tập văn bản văn học nước ngoài 
	* G/v hướng dẫn h/s ôn tập về tác phẩm (văn bản), tác giả, thể loại, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật 
	* Lần lượt h/s trình bày các tác giả, tác phẩm sau đó chiếu bảng tổng hợp trên máy chiếu. H/s nhận xét, đoạn chiếu
	* Tóm tắt ngắn gọn nội dung mỗi đoạn bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng 
	* Hình ảnh nào trong những tác phẩm trên gây cho em ấn tượng sâu đậm nhất vì sao? 
Hoạt động 3 : 
Ôn tập cụm văn bản nhật dụng
	* Cách lập bảng hệ thống tương tự như hoạt động 1, 2
	* Nhắc lại những chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở chương trình ngữ văn 6, 7
Hoạt động 4 
Hướng dẫn và yêu cầu chuẩn bị bài kiểm tra tổng hợp cuối năm 
	Tiết 135, 136 
Kiểm tra tổng hợp cuối năm 
	Tiết 137 
Chương trình địa phương
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Giúp h/s biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô ở các địa phương
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
B. Chuẩn bị của thầy – trò : 
	Sưu tầm những từ ngữ địa phương mình sinh sống hàng ngày 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1 : 
G/v gợi cho h/s ý niệm về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân 
G/v yêu cầu h/s nhắc lại các khái niệm : Từ ngữ toàn dân, địa phương, biệt ngữ xã hội 
I. Tìm hiểu về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân 
* Xưng hô : 
Xưng : Nười nói tự gọi mình 
Hô : Người nói gọi người đối thoại 
ố Để xưng hô người Việt ding đại từ hoăvj danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước 
* Cách xưng hô chịu sự chi phối của mối tương quan về vai giữa nói và người nghe (ngang hàng, trên, dưới, dưới – trên) và hoàn cảnh gián tiếp ...
Hoạt động 2 : 
II. Hướng dẫn luuyện tập 
Bài tập 1 : H/s đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi 
	Xác định cách xưng hô địa phương ở trong các đạon trích đã cho 
a, Từ “u” (gọi mẹ)
	b, Từ “Mợ” (gọi mẹ) à không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng phải là từ xưng hô địa phương 
ố Đó là biệt ngữ xã hội 
Bài tập 2 : Tìm từ xưng hô địa phương 
	- Đại từ trỏ người : Tui, choa, qua (tôi), tau (tao), bầy tui (chúng tôi), mi (mày), hấn (hắn).
	- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc ding để xưng hô : Bọ, thầy, tía, ba, u, bầm, đẻ, mạ, má, mẹ, cô, bá, ả
Bài tập 3 : Tìm những cách xưng hô ở địa phương 
	G/v gợi cho h/s về nàh tự tìm dẫn chứng 
	- Một h/s (lớp 8) có thể xưng hô với : 
+ Thầy – cô giáo là : em, con – thầy, cô
+ Chị của mẹ mình : Cháu – bá, cháu – dì
+ Chồng của cô mình : Cháu – chú, cháu – dượng
+ Ông nội : Cháu – nội, cháu – ông
+ Bà nội : Cháu – nội, cháu – bà
	- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương em trai của mẹ là : Cháu – chú, cháu – cô, cháu – 0 (dì)
Bài tập 4 : Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương trong giao tiếp 
	Chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương), không được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức 
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	H/s làm bài tập số 4 ở sgk 
	Tiết 138 
Luyện tập làm văn bản thông báo 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Giúp h/s cũng cố lại kiến thức về văn bản thông báo : Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực thông báo cho h/s 
	- Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu.
B. Chuẩn bị của thầy – trò : 
	Bảng hệ thống so sánh 4 loại văn bản đồng hành
C. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1 : 
Hướng dẫn ôn tập, cũng cố lý thuyết về văn bản thông báo 
	* G/v gọi 4 h/s trả lời 3 câu hỏi mục I sgk trang 148 
	* G/v tổng kết bảng hệ thống 1 ở sách thiết kế ngữ văn 8 trang 402 lên máy chiếu 
	* Lưu ý các câu hỏi 
	- Ai thông báo ? (xác định chủ thể)
	- Thông báo cho ai? (xác định đối tượng)
	- Thông báo về việc gì? (xác định nội dung): cần cụ thể, chính xác, rõ ràng
	- Thông báo như thế nào (xác định hình thức, bố cục)
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Các h/s lựa chọn lý do trình bày lựa chọn của mình
	- Đáp án : 
+ Thông báo
+ Hiệu trưởng viết thông báo
+ Cán bộ, g/v, h/s toàn trường nhận thông báo
+ Nội dung : Kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm 19 – 5 
+ Báo cáo 
+ Các chi đội viết báo cáo
+ Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
+ Nội dung tình hình hành động trong tháng
+ Thông báo :
- Ban quản lý dự án viết thông báo
- Bà con nông dân giải phóng mặt bằng của công trình dự án
- Nội dung thông báo : Chủ trương của dự án
Bài tập 2 : 
	a, Những lỗi sai : 
	- Không có công văn số, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết góc trái phía trên và dưới bản thông báo
	- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo à còn thiếu cụ thể các mục : Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra
	b, Bổ xung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bảng thông báo
Bài tập 3 : H/s tự làm bài tập 
Bài tập 4 : H/s chọn 1 trong các tình huống ở bài tập 3 để viết một văn bản thông báo hoàn chỉnh ngay ở lớp, đọc to ghi nhớ, g/v và h/s nhận xét góp ý 
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	Ôn tập, soạn bài tiếp theo : Ôn tập phần tập làm văn 
Tiết 139 
Ôn tập phần tập làm văn 
A. Mục tiêu cần đạt :
	- Hệ thống hoá các kiến thức và kỷ năng phần tập làm văn đã học trong năm
	- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận 
B. Chuẩn bị của thầy – trò :
	- Bảng hệ thống hoá kiến thức (giấy trong, máy chiếu)
	- Ôn tập theo hệ thống câu hỏi sgk 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :
Ôn tập về tính huống nhất của văn bản
? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản ? Thể hiện rõ nhất ở đâu?
? Chủ đề văn bản là gì?
? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào có tác dụng gì?
G/v yêu cầu h/s viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2
Hoạt động 2 :
Ôn tập về văn bản tự sự
? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
? H/s nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự sự?
? G/v đưa một đoạn văn tự sự, yêu cầu của h/s thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm
Hoạt động 3 : 
Ôn tập về văn bản thuyết minh 
H/s trả lời câu hỏi 6 sgk
H/s trả lời câu hỏi 7 sgk 
Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học)
Hoạt động 4 : 
Ôn tập về văn bản nghị luận 
H/s nêu ví dụ và phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận?
? Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận? Lấy ví dụ
Hoạt động 5 :
Ôn tập văn bản điều hành
G/v yêu cầu h/s nhắc lại khái niệm và cách trình bày của các văn bản điều hành : Tường trình, thông báo
G/v chiếu bảng tổng kết những vấn đề chủ yếu của phần tập làm văn lớp 8 
I. Ôn tập về tính huống nhất của văn bản
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản 
II. Ôn tập về văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bành giá 
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
- H/s tự trả lời, phân tích ví dụ 
V. Ôn tập văn bản điều hành
H/s tự ôn ở nhà 
Hoạt động 6 :
Hướng dẫn học ở nhà 
	G/v giao nhiệm vụ ôn tập môn ngữ văn trong hè cho h/s 
	Tiết 140 
Trả bài kiểm tra tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- H/s nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung kiến thức, để từ đó thêm một lần nữa cũng cố, hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã được học trong đoạn trích ngữ văn lớp 8 
	- Rèn kỹ năng hệ thống hoá, chữa bài làm của bản thân 
B. Chuẩn bị của thầy – trò :
	- G/v trả bài trước 3 ngày, hướng dẫn cách chữa bài theo đáp án và biểu điểm 
	- H/s đọc kỹ bài làm của mình, chữa theo đáp án, biểu điểm 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : 
Nhận xét chung và phân tích cụ thể những ưu điểm và nhược điểm trong các bài viết của h/s 
	- Về câu hỏi trắc nghiệm 
	- Về phần bài làm văn tự luận 
	- Nêu nhận xét tổng hợp khái quát, sau đó phân tích một số trường hợp cụ thể
	- H/s có thể tham gia trao đổi về những kiến thức nhận xét của g/v trên cơ sở đã đọc kỹ và tự chữa bài viết của mình 
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn h/s tiếp tục tự chữa bài viết 
	- Về chính tả và dùng từ
	- Về viết câu, diễn đạt câu, đoạn
	- Về trình bày, bố cục 
	- Về những lỗi khác 
Hoạt động 3 : 
Đọc – bình 
	- G/v lựa chọn một số bài, đoạn văn khá nhất trong phần tự luận để h/s đọc – bình 
	- H/s có thể tự chọn, đọc – bình câu, đoạn, bài văn của mình 
	- H/s tiếp tục tự chữa bài viết ở nhà 
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn học ở nhà 
	- G/v hướng dẫn h/s ôn tập hè môn ngữ văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44 Tim hieu chung ve van ban thuyet minh.doc