Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 100

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 100

Tiết 58: Bài 13, 14

Văn bản: ÁNH TRĂNG

 Nguyễn Duy

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Thấy được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của tác giả và rýt ra bài học về cách sống của mình.

- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa rtử tình và tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát.

B. Chuẩn bị:

C. Tiến trình tổ chức dạy học:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt? Em thích nhất khổ thơ nào? vì sao?

3) Bài mới: Giới thiệu bài

 

doc 31 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tiết 58: 	 Bài 13, 14
Văn bản:	 ánh trăng
	Nguyễn Duy	
A. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS 
- Thấy được ý nghĩa của hình ảnh vừng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao tình nghĩa của tác giả và rýt ra bài học về cách sống của mình. 
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa rtử tình và tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát.
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt? Em thích nhất khổ thơ nào? vì sao?
3) Bài mới: 	Giới thiệu bài
Hoạt động của GV- HS
Gọi HS đọc – GV nhận xét
GV cho HS lưu ý một vài nét về tác giả
? Bài thơ thuộc thể loại nào? 
Gọi HS tóm tắt nội dung bài thơ.
Bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung củ từng phần?
Cho HS đọc lại bài thơ
? Nhận xét về sự kết hợp giữa tự sự và trử tình trong bài thơ?
? ở phố con người chỉ nhớ đến trăng trong những khoảnh khắc nào? hành động bật tung cửa sổ và cảm giác đột nhận ra vầng trăng tròn cho thấy quan hệ giữa người và vầng trăng có còn như xưa không? 
? Ba động từ “Vội, bật, tung” đọc liền nhau diễn tả điều gì? 
Theo em vì sao có sự xa lạ này? 
Vào lúc tắt điện phòng tối om, con ngừi đã ngữa mặt lên, vì sao tác giả viết: Ngữa mặt lên nhìn mặt mà không viết ngữa mặt lên nhìn trăng?
HS đọc khổ thơ cuối
? Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh có ý nghĩa gì?
? Đối với ánh trăng ấy, con người bỗng giật mình: ánh trăng im phăng phắc.
 Đủ cho ta giật mình.
? Em có cảm nhận điều gì về cái giật mình này của tác giả?
HS trình bày trước lớp.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV nhấn mạnh nội dung chính
GV chia nhóm - đại diện nhóm lên làm - GV nhận xét bổ sung
Nội dung
I. Tìm hiểu chung bài thơ:
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Thể loại: Thơ 5 tiếng, 4 câu/1 khổ
Tóm tắt bài thơ thành một câu chuyện:
4. Bố cục: 3 đoạn
- Ba khổ đầu quan hệ giữa tác giả với vầng trăng từ nhỏ -> sống thành phố
- Khổ 4: Tình cờ gặp lại vầng trăng
- Khổ 5, 6: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh vầng trăng - ánh trăng:
- Mang dáng dấp một câu chuyện -> hồi nhỏ -> chiến tranh sống gần gủi với thiên nhiên -> về thành phố trăng vẫn đi qua -> không để ý -> vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại kỷ niệm nghĩa tình.
Thình lình tắt.
Phòng tối om
-> Mất điện -> không còn là tri kỷ tình nghĩa như xưa -> vì nó như lúc này là một vật chiếu sáng thay ánh điện mà thôi.
- Sự khó chịu và hành động khẩn trương hối hả của tác giả để tìm ánh sáng .
- Vì không gian khác biệt:
+ Làng quê – rừng núi – thánh phố
+ Xa lạ.
2. Suy tư của tác giả:
- Mặt ở đây là mặt trăng tròn
- Tư thế ngửa mặt: Là tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, nhìn trực tiếp, cảm xúc dâng trào, hình ảnh thiên nhiên đất nước, hiện hình trong nỗi nhớ, cảm xúc rưng rưng -> xao xuyến.
- Vầng trăng tròn vành vạnh: Tượng trưng cho vẽ đẹp quá khứ đầy đăh bao dung, thuỷ chung của thiên nhiên, đất nước
(thảo luận nhóm)
- Giật mình:
+ Cảm giác phản xạ tâm lý có thật của con người.
+ Tự trách, tự vấn mình.
+ Tự nhắc nhở bản thân mình không được làm người phản bội quá khứ, thiên nhiên nghiêm khắc lạnh lùng nhưng ân tình độ lượng.
+ Tự hoàn thiện mình.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập: 
Làm bài tập SGK
IV. Củng cố-Dặn dò:
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Chuẩn bị bài mới
-----------------------------------------------
Tiết 59:	 Ngày soạn:
	Ngàygiảng
Tiếng Việt 	tổng kết về từ vựng
	(Luyện tập tổng hợp)
A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - 9 
B. Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.	
	 HS: - Ôn lại các khái niệm
C. Tiến hành tổ chức họat động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài củ:
? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? 
Bài mới:	Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gọi HS đọc 2 di bản
? Cho biết trong trường hợp này gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? vì sao?
? Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu truyện.
? Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? nghĩa chuyển? nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
? Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
áo đỏ em đi giữa phố đông
..
Anh đứng thành tro em biết không?
Nghệ thuật dùng từ: Bài thưo đã xây dựng được những hình tượng với người đọc.
Chia nhóm HS đại diện lên làm
? Các sự vật hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào? đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật hiện tượng đó, hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới.
? Hãy tìm 5 ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điẻm riêng của chúng.
Gọi HS đọc câu chuyện.
? Câu chuyện phê phán điều gì ở trong cuộc sống?
I. Xác định từ ngữ phù hợp:
1. Đọc 2 dị bản câu ca dao: SGK
2. Nhận xét:
- Gật đầu: Cúi xuống rồi ngẩng lên ngay -> để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý.
- Gật gù: Gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình.
-> Gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: .
3. Đọc truyện cười: SGK
- Đội chỉ có một chân sút nghĩa là cả đội chỉ có một người giỏi nhưng người vợ nghĩ răng cầu thủ ấy chỉ có một chân -> hiện tượng ông nói gà, bà nói vịt.
4. Đọc đoạn thơ của Chính Hữu: SGK
a) Nhận xét cách dùng từ:
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: Miệng, chân, tay.
- Các từ được dùng theo nghĩa chuyển:
Vai (Hoán dụ)
Đầu (ẩn dụ)
(HS thảo luận nhóm)
- Đỏ, xanh, hồng, cùng trường nghĩa chỉ màu sắc.
- Lữa, ánh, cháy, tro nằm cùng trường nghĩa các sự vật, hiện tượng có liên quan đến lữa.
-> Các từ thuộc hai trường từ vựng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ -> thắp lên ngọn lữa trong mắt chàng trai -> ngọn lữa đó lan toả làm anh say đắm ngây ngất.
II. Tìm hiểu cách đặt tên sự vật.
1. Đọc đoạn trích SGK
2. Trả lời câu hỏi:
Chia nhóm - thi đua nhóm nào viết được nhiều từ.
Dùng từ có sẵn với nội dung Mái rạch, Rạch mái dầm.
- Cư lợn.
- Chuật đồng: Sống ngoài đồng ruộng
* Đọc truyện cười: SGK
* Nhận xét:
(HS phát hiện chi tiết gây cười)
- Phê phán thói .. tiếng nước ngoài của một số người
D. Củng cố - dặn dò:
	- Hệ thống ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đã học
	- Hoàn thành các loại bài tập vào vỡ
	- Chuẩn bị bài mới.
 -----------------------------------------------------------------
Tiết 60:	 Ngày soạn:
	Ngàygiảng
Tập làm văn: 	luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Biết đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lý
B. Chuẩn bị: 
C. Tiến hành tổ chức họat động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
GV yêu cầu học sinh nhắc lại vai trò tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
? Nghị luận là gì? Trong văn tự sự yếu tố nghị luận thường được thể hiện ở đâu?
Gọi HS đọc đoạn văn SGK
? Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận được thể hiện ở những câu văn nào?
? Nếu ta tước bỏ những yếu tố nghị luận ấy thì tính tư tưởng của đoạn văn ấy sẽ như thế nào?
? Tác dụng của yếu tốt nghị luận trong đoạn văn ?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK
Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất là tốt.
Yêu cầu HS viết trong 10 phút theo gợi ý.
HS đọc đoạn văn, hướng dẫn cả lớp phân tích góp ý. GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. Tương tự như bài tập 1, có thể nêu thêm một số nội dung của đoạn văn.
I. Ôn lại vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
HS nhắc lại – GV nhấn mạnh bổ sung.
II. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự.
1. Đọc đoan văn: Lỗi lầm và sự biết ơn.
2. Trả lời câu hỏi.
- Thể hiện trong câu trả lời của người 
Làm cho câu chuyện sâu sắc giàu tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục cao.
Là bài học về sự bao dung, nhân ái
III. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
GV gợi ý: Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (Thời gian, địa điểm) 
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? (em phát biểu về vấn đề gì?...
- Em đã thuyết phục cả lớp như thế nào?
- Người em kể là ai?
Người đó để lại một việc làm hay lời nói như thế nào? trong hoàn cảnh nào.
- Nội dung cụ htể là gì?...
Suy nghĩ về bài học rút ta từ câu chuyện trên.
D. Củng cố - dặn dò:
	- Hệ thống ôn tập lại toàn bộ những kiến thức đã học
	- Hoàn thành các loại bài tập vào vỡ
	- Chuẩn bị bài mới.
---------------------------------------------------
	 	 Ngày soạn: 
	 Ngày giảng:
Tiết 61-62: 	 Bài 13, 14
Văn bản:	 làng
	(Kim Lân)
A. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS 
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: Xây dựng tình huống, tâm lý
B. Chuẩn bị: 	
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy? Em thích nhất khổ thơ nào? vì sao?
3) Bài mới: 	Giới thiệu bài
Gọi HS đọc – GV nhận xét
GV nói một vài nét về tác giả, tác phẩm.
?Có thể chia đoạn trích thành mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
Những biện pháp chủ yếu nào được sử dụng để miêu tả nhân vật chính?
? Để khắc hoạ chủ đề và tính cách của nhân vật. Kim Lân đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào? Tác dụng của tình huống đó.
Gọi HS đọc đoạn còn lại.
?Khi nghe tin do những người tản cư cho biết, cả làng Chợ Dầu theo giặc, thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào?.
?Các chi tiết ấy cho biết tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào?
?Về đến nhà, khi thấy lũ con chơi ngoài sân, tâm trạng ông Hai diễn biến như thế nào?
? Trong tình huống khó xử như thế, ý nghĩ “Làng thì yêu thật...” Cảm xúc của ông Hai như thế nào?
? Ngôn ngữ nào sử dụng để nhân vật tự bộc lộ tiếng nói nội tâm của mình.
? Đoạn truyện nào bộc lộ cách nói cảm động tâm trạng ông Hai?
Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út của mình?
Qua những lời tâm sự đó ta thấy nỗi bật ở ông Hai là tình cảm gì với làng quê đất nước?
?Những dằn vặt khổ tâm của ông Hai đã nói với ta về một con người như thế nào?
Yêu cầu HS tóm tắt đoạn truyện cuối.
? Khi biết tin làng mình không theo giặc, dáng vẽ của ông Hai có những biểu hiện khác thường nào?
?Tâm lý nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào?
Diễn biến nhân vật có hợp lý không?
?Nhận xét về ngôn ngữ lời văn của tác giả?
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- HS nêu một vài nét về tác giả và đoạn trích.
2. Bố cục: 3 đoạn
- Từ đầuNhúc nhích: Tâm trạng của ông Hai nghe tin làng mình làm Việt gian.
- Tiếp Đôi phần: Tâm trạng xấu hổ
- Còn lại: Tin đồn ... ng chính
- Tự sự kết hợp với miêu tả
- Ngôn ngữ đối thoịa nhân vật
- Chi tiết đời thường và chi tiết cổ tích.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương
HS phát biểu
- Đều thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của người mẹ.
- Hàng xóm của nhau
- Cứu nhau thoát nạn
-> Đến với nhau 1 cách tự nhiên -> để lại ấn tượng sâu sắc
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
- So sánh chính xác, liên tưởng đến gà con mất mẹ -> thông cảm sâu sắc của Aliôsa với bất hạnh của các bạn nhỏ.
“Đứa nào gọi nó sang Bước ra khỏi xe con ngỗng ngoan ngoãn”
- Thể hiện tậm trạng dáng dấp bên ngoài
-> Bị bố áp chế chúng cam chịu, đi vào nhà chẳng dám hé răng -> Aliôsa tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương
3. chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
HS tìm phát biểu GV chốt
4. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
HS đọc GV nhấn mạnh
D. Củng cố - dặn dò:
	- Nắm chắc nội dung bài học
	- Hoàn thành bài tập
	- Chuẩn bị bài mới
---------------------------------------------
	 	 Ngày soạn: 
	 Tuần 20	Ngày giảng:
Tiết 96, 97: 	 
Văn bản:	 tiếng nói của văn nghệ
	(Nguyễn Đình Thi)	
A. Mục tiêu cần đạt:	Giúp HS 
- Cảm nhận được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó với đời sống của con người 
- Biết cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh.
B. Chuẩn bị: 	GV - Nghiên cứu văn bản, soạn giáo án.
	- Sách giáo khoa, sách tham khảo
	 HS - Đọc văn bản, soạn theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1) ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Qua văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm hãy nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách ?
3) Bài mới: 
Gọi HS đọc chú thích* SGK
Nêu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi?
HS nêu-GV nhấn mạnh
?Tại sao con người cần văn nghệ?
GV đọc mẫu-HS đọc-Nhận xét.
?Nêu hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của VB?
HS nêu trình tự các luận điểm
Các luận điểm trong tiểu luận có tác dụng gì?
?ý nghĩa nhan đề của bài viết là gì?
?Trong tác phẩm của Nguyễn Du và Tônxtôi những cái đã có được ghi lại và chúng tác động như thế nào đến con người?
?Những điều mới mẻ mà 2 nghệ sĩ này muốn nói là gì?
?Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu ở đâu? Nó được sao chép như thế nào? Nội dung của tác phẩm văn nghệ là gì?
?Tác phẩm nghệ thuật không phải là những lời lý thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những điều gì của người nghệ sĩ?
?Ngoài ra nội dung của văn nghệ còn là gì?
?Nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khác không?
?Vì sao trong cuộc sống con người lại cần tiếng nói của văn nghệ?
?Nếu không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?
?Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kỳ diệu đến vậy?
?Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?
Văn nghệ có thể tuyên truyền nhưng cách tuyên truyền đó có gì đặc biệt?
?Khi tác động bằng nội dung cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người điều gì?
?Từ sự phân tích trên rút ra nội dung và nghệ thuật của tiểu luận này?
HS đọc ghi nhớ-GV nhấn mạnh
Rèn luyện cho HS kỹ năng nói
Làm bài tập SGK
I. Đọc tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
-Tiểu luận có nội dung lý luận sâu sắc rung cảm của một trái tim nghệ sĩ (1948)
3. Đọc:
4. Chú thích: SGK
5. Bố cục:
- Tác động của văn nghệ đến đời sống tâm hồn con người qua 2 luận điểm:
+ Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ
+ Tiếng nói chính của văn nghệ
- Chia làm 2 phần: HS nêu
->Giải thích cho nhau, nối tiếp tự nhiên...
- Tính khái quát lý luận, gần gũi, thân mật giọng điệu nói của văn nghệ.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ:
- Tác phẩm văn nghệ được ghi lại nhưng cũng có những điều mới mẻ
- Cảnh mùa xuân trong câu thơ “Cỏ hoa”. Kiều 15 năm lưu lạc
- Anna Katênina bất hạnh
- 
- Tư tưởng tấm lònh của người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Say sưa buồn vui mơ màng mang đến cho ta những điều rất quan thuộc nhưng làm cho ta rung động.
- Rung cảm và hen thức mở rộng phát huy qua từng thế hệ người đọc
- Khác. Vì văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, bên trong của con người -> cụ thể sinh động qua tình cảm và cách nhìn của người nghệ sĩ.
2. Tại sao con người cần đến tiếng nói của VN:
- VN giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình “mỗi tác phẩm lớn ta nghĩ”
- Những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài
- Làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày con người vui lên, rung cảm, ước mơ
3. Con đường văn nghệ và khả năng kỳ diệu của nó:
- Sức mạnh của VN bắt nguồn từ nội dung và con đường đến với người đọc
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm
- Nghệ thuật chứa đựng tình yêu
- Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan mà lắng sâu thấm vào cảm xúc
- Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng
“Nghệ thuật không đứng ngoài đường ấy”
- Từ nhận thức mình tự xây dung mình VN thực hiện chức năng tự nhiên có hiệu quả.
4. Cách viết văn nghị luận của NĐT:
- Chặt chẽ, hợp lý
- Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng
- Giàu tính thuyết phục
- Giọng văn chân thành, say mê
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
HS làm việc theo nhóm-đại diện nhóm làm
	D. Củng cố - dặn dò:
	- Nắm chắc nội dung bài học
	- Hoàn thành bài tập
	- Chuẩn bị bài mới
---------------------------------------------
Tiết 98:	 Ngày soạn:
	Ngàygiảng
Tiếng Việt 	các thành phần biệt lập
A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Nắm vững hơn và biết 2 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán 
- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
- Đặt câu có thành phần biệt lập.
B. Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.	
	 HS: - Ôn lại các khái niệm
C. Tiến hành tổ chức họat động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài củ:
? Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ? 
Bài mới:	Giới thiệu bài
Gọi HS đọc ví dụ SGK
GV nêu yêu cầu
?Các từ ngữ in đâm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào?
?Nếu không có những từ ngữ in đâm trên thì sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
HS đọc ví dụ SGK 
GV nêu yêu cầu
?Các từ ngữ in đâm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
? Các từ ngữ in đậm dùng để làm gì?
Gọi HS đọc-GV nhấn mạnh
GV chia nhóm-HS làm bài tập
Đại diện nhóm lên làm-lớp bổ sung
GV nhận xét
I. Thành phần tình thái:
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu -> độ tin cậy cao ở chắc và thấp ở có lẽ
- Sự việc trong câu không có gì thay đổi
HS thảo luận trả lờ
II. Thành phần cảm thán:
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Không chỉ sự vật hay sự việc
- Là nhờ vào phần câu tiếp theo sau những tiếng này -> những phần tiếp theo sau giải thích cho người nghe tại sao người nói cảm thán.
- ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả mà chỉ thái độ “tiếc rẻ” về thời gian giải bày nổi lòng của mình.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
Bài 1: Tìm các thành phần cảm thán, tình thái
+ Thành phần biệt lập tình thái:
Có lẽ hình như, chả nhẽ
+ Thành phần biệt lập cảm thán: chao ôi.
Bài 2: Xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự:
Dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn
	D. Củng cố - dặn dò:
	- Nắm chắc nội dung bài học
	- Hoàn thành bài tập
	- Chuẩn bị bài mới
---------------------------------------------
Tiết 99:	 Ngày soạn:
	Ngàygiảng
Tập làm văn: 	nghị luận về một
 sự việc, hiện tượng đời sống
A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Nhận diện được hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
- Rèn luyện khả năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong văn bản.
B. Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu soạn bài	
	 HS: - Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến hành tổ chức họat động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Thế nào là phép lập luận phân tích? Tác dụng của hình thức đó?
3. Bài mới:	Giới thiệu bài
Gọi HS đọc văn bản
GV nêu yêu cầu
?Chỉ ra bài văn có mấy đoạn, ý chính mỗi đoạn?
?VB bàn luận về hiện tượng gì?
?Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào?
?Cách trình bày của tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không?
?Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
?Những nguyên nhân nào tạo ra hiện tượng đó?
?Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đó đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
?Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
?Qua phân tích tìm hiểu bài hãy cho biết nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là gì?
GV chia lớp thành 4 nhóm làm bài tập
GV cho HS thảo luận về các sự việc hiện tượng
HS lên bảng ghi các sự việc hiện tượng sau đó thảo luận.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Đọc văn bản: Bệnh lề mề.
2. Trả lời câu hỏi:
HS thảo luận tìm phương án trả lời
Một hiện tượng trong đời sống hàng ngày: Bệnh lề mề
- Sai hẹn, đi chậm., không coi trọng
- Trình bày rõ sự việc hiện tượng, các biểu hiện vào vấn đề -> nêu được các luận điểm.
- Phân tích suy nghĩ về sự việc hiện tượng: Bệnh lề mề.
- Nguyên nhân: + Coi thường việc chung
+ Thiếu tự trọng
+ Thiếu tôn trọng người khác
- Tác hại: + Làm phiền mọi người
+ Làm mất thì giờ
+ Nảy sinh cách đối phó
-> Bệnh lề mề gây hại cho tập thể và những người tôn trọng giờ giấc
- Phê phán những cuộc họp không cần thiết, không tổ chức
- Chặt chẽ hợp lý: nêu hiện tượng, phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh -> cuối cùng nêu giải pháp để khắc phục
*Ghi nhớ: SGK
HS đọc – GV nhấn mạnh
II. Luyện tập:
- HS tìm những hiện tượng đời sống xung quanh đáng được khen và viết thành bài nghị luận.
- Vấn đề xã hội nào quan trọng để viết bài và bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
GV gợi ý cho HS một số hiện tượng
+ Sai hẹn, không giữ lời hứa, nói tục
+ Các sự việc hiện tượng tốt: Những tấm gương học tốt, nghèo vượt khó
	D. Củng cố - dặn dò:
	- Nắm chắc nội dung bài học
	- Hoàn thành bài tập
	- Chuẩn bị bài mới
---------------------------------------------
Tiết 100:	 Ngày soạn:
	Ngàygiảng
Tập làm văn: 	 cách làm bài nghị luận về một
 Sự việc, hiện tượng đời sống
A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Nhận diện được hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 
- Rèn luyện khả năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong văn bản.
B. Chuẩn bị: GV: - Nghiên cứu soạn bài	
	 HS: - Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến hành tổ chức họat động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
?Nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong xã hội là gì? Yêu cầu của bài văn nghị luận này? 
3. Bài mới:	Giới thiệu bài
Cho HS đọc các đề văn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctu tiet 58 den tiet 100.doc