Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 đến tuần 35

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 đến tuần 35

 Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

Chuẩn bị :

- GV: Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án.

- HS : Học bài cũ , soạn bài mới theo sự dặn dò .

Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 

doc 133 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 19 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài !8
	KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc , giàu tính thuyết phục của Chu Quan Tiềm.
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu ; biết đặt câu có khởi ngữ .
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong văn nghị luận .
Bàn về đọc sách
Chu quang Tiềm
Tuần : 19 , Tiết : 91, 92
Ngày dạy : . . . . . . . . . .
	Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc , sinh động , giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
Chuẩn bị :
GV: Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án.
HS : Học bài cũ , soạn bài mới theo sự dặn dò .
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3’
HOẠT ĐỘNG 1 : 
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện
- Kiểm sự chuẩn bị cho việc học kì II 
 H : Em thường đọc loại sách nào ? vì sao ? – liên hệ bài học 
- Lớp trưởng báo cáo
 - Trả lời cá nhân .
32’
HOẠT ĐỘNG 2:
 Đọc - hiểu văn bản 
I Tìm hiểu chung :
1. Tác giả :
 Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) : Nhà mĩ học , nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc .
2. Tác phẩm : Trích dịch từ “Danh nhân Trung Quốc”, bài văn viết theo phương thức nghị luận .
3. Bố cục văn bản :
- Phần 1 : “ Từ đầu . . . thế giới mới “ à khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách .
- Phần 2. : “Lịch sử . . . lực lượng “ à nêu các khó khăn , các hướng sai lệc Hoạt động của học sinh khi đọc sách .
- Phần 3 : Phần còn lại : Phương hướng đọc sách .
II. Phân tích văn bản:
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Đọc sách là con đường quan trọng của việc đọc sách vì :
+ Sách ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức mọi thành tựu mà loài người tìm tòi tích lũy được qua từng thời đại .
+ sách là kho tàng kinh nghiệm quý báo của di sản tinh thần mà loài người thu lượm , suy ngẫm suốt mấy nghìn năm .
=> Đọc sách là con đường tích lũy nâng cao tri thức .
Hết tiết 1: 
- Hướng dẫn hs đọc chú thích : tóm tắt tiểu sử tác giả ?
 H : Tên văn bản “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì ?
 H : Trích ở đâu ?,
 H : Kiểu văn bản này quy định cách trình bày ý kiến của tác giả theo trình tự nào ?
+ Hệ thống sự việc .
+ Bố cục từng phần .
+ Hệ thống luận điểm .
 H : Lập dàn ý cho bài văn nghị luận ? (bố cục)
- Theo dõi phần đầu của văn bản cho biết :
 H : Bàn về việc đọc sách tác giả , em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì ?
 H : Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó ?
 H : Để nâng cao học vấn thì bước đọc sách có ích lợi quan trọng như thế nào ?
 - Củng cố : nếu tiết lẻ 
 H : Có phải đọc sách là con đường duy nhất nâng cao tri thức không ?
- Đọc thầm - cá nhân trình bày tóm tắt .
- TL : Nghị luận 
 - Trả lời cá nhân .
- TL : Hệ thống luận điểm
- TL : Dựa vào phần tóm tắt văn bản .
- TL : Ý nghĩa quan trọng .
- Cá nhân trả lời .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
- Phát biểu ý kiến cá nhân. 
2. Phương pháp đọc sách :
a. Cách lựa chọn :
- Sách nhiều tràn ngập không chuyên sâu .
- Sách nhiều khó lựa chọn .
- Cần đọc kỹ các cuốn tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn .
b. Cách đọc sách : 
+ Đọc : Vừa đọc vừa nghĩ .
+ Đọc có kế hoạch , có hệ thống . 
=> Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện tính cách học làm người .
3. Nghệ thuật :
- Lý lẽ thấu tình đạt lý .
- Bố cục chặt chẽ hợp lý , ý kiến dẫn dắt tự nhiên .
- Giàu hình ảnh .
H : Vì sao phải lựa chọn sách khi đọc 
Cần lựa chọn sách đọc ntn ? để phục vụ cho việc học văn . 
 H : Có nên dùng nhiều thời gian đọc sách thường thức không vì sao ? 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối ?
 H : Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc sách chuyên sâu ?
 H : Em rút ra được cách đọc nào tốt nhất ?
 H : Tác giả cho rằng đọc sách là học làm người em có đồng ý không ?
 H : Yếu tố nào làm cho văn bản có tính thuyết phục , hấp dẫn ?
Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Cá nhân tóm tắt .
 bổ sung .
- Cá nhân đọc .
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- TL : Bố cục chặt chẽ , lý lẽ thấu tình đạt lý .
 - Trả lời cá nhân .
5’
HOẠT ĐỘNG 3 :
III. Tổng kết : Ghi nhớ 
 H : Những lời bàn trong văn bản cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách ?
 H : Em học được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả này?
- Phát biểu dựa vào ghi nhớ .
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
5’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Củng cố :
Dặn dò :
 H : Nếu lựa chọn 1 lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi trên giá sách của mình em sẽ chọn câu nào của ông Chu Quang Tiềm ? Vì sao?
- Học bài , thực hiện việc đọc sách theo những gì em đã được tiếp thu .
- Soạn bài : “Khởi ngữ “ tìm hiểu khái niệm và tác dụng .
 - Trả lời cá nhân .
- Cả lớp lắng nghe .
Tuần :19 , Tiết : 93
Ngày dạy : . . . . . . . .
Khởi ngữ 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh 
Nhận biết khởi ngữ với chủ ngữ của câu .
Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó .
Biết đặt những câu có khởi ngữ .
Chuẩn bị :
GV : Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án.
HS : Học bài cũ , soạn bài mới theo sự dặn dò .
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
Hoạt động 1 : (khởi động)
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện
- Kiểm vở chuẩn bị .
- Nhắc lại các thành phần câu đã học , chuyển ý vào bài .
- Lớp trưởng báo cáo
- Lớp phó học tập báo cáo
15’
Hoạt Động 2 :
(Hình Thành Kiến Thức Mới )
I. Đặc Điểm Và Công Dụng Của Khởi Ngữ :
 - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ “về , đối với”.
Treo bảng phụ ghi ví dụ .
 H : Xác định chủ ngữ ?
(a) Anh ; (b) Tôi ; (c) Chúng ta .
 H : So sánh các từ gạch chân với chủ ngữ ? (vị trí , quan hệ ngữ pháp )
Chốt ý – ghi bảng 
Những từ gạch chân là khởi ngữ à làm gì trong câu .
- Gọi hs đọc ghi nhớ .
 H : Làm thế nào để nhận ra khởi ngữ ?
Bài tập nhanh 
 H : Đặt câu có khởi ngữ ?
- Theo dõi .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời .
- Bổ sung 
 - Cả lớp lắng nghe .
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Cá nhân đọc .
- Cá nhân trả lời .
- Phát biểu tại chỗ .
20’
HOẠT ĐỘNG 3 :
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : Xác định khởi ngữ :
a. Điều này .
b. (đối với) Chúng mình .
c. Một mình .
d. Làm khí tượng .
e. (Đối với) Cháu .
Bài tập 2 : chuyển phần in đậm thành khởi ngữ :
a. Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm .
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được .
Hướng dẫn luyện tập :
- Đọc bài tập 1 : chia nhóm thực hiện ghi bảng phụ . (5’)
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 .
Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu bài tập .
Nhận xét .
- Cá nhân đọc .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm trình bày .
- Cá nhân đọc .
- Lên bảng thực hiện .
Bổ sung 
5’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Củng cố :
Dặn dò :
 H : Thành phần khởi ngữ có quan hệ gì trong câu ? làm sao có thể phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ ?
- Luyện tập thêm ở nhà . Đặt câu có khởi ngữ .
- soạn bài “Phép phân tích và tổng hợp"
- Cả lớp lắng nghe . và thực hiện .
Bổ sung :
Tuần : 19 , Tiết : 94
Ngày dạy : . . . . . . . .
Phép phân tích tổng hợp 
Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong tập làm văn nghị luận .
Chuẩn bị :
GV : Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên , soạn giáo án.
HS : Học bài cũ , soạn bài mới theo sự dặn dò .
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
HOẠT ĐỘNG 1 : (khởi động)
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện
 H : Em hiểu thế nào là phân tích , tổng hợp . (giải thích) .
Chuyển ý vào bài mới .
- Lớp trưởng báo cáo
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
15’
HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
1. Tìm hiểu phép phân tích :
VD : Văn bản “Trang phục”
- Hiện tượng ăn mặt không đồng bộ .
à Nêu vấn đề : ăn mặc phải chỉnh tề đồng bộ .
- Hiện tượng ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung , hoàn cảnh riêng .
- Phù hợp với đạo đức : Giản dị , hoà mình vào cộnng đồng .
=.> Tách ra từng trường hợp để thấy “quy luật ngầm của văn hoá” chi phối cách ăn mặc .
=> Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận , phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng .
- Dùng biện pháp nêu giả thiết , so sánh , đối chiếu . . . lập luận giải thích , chứng minh .
2. Tìm hiểu phép tổng hợp :
Là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích .
=> Phân tích , tổng hợp có tác dụng làm rõ ý nghĩa của sự vật , hiện tượng nào đó .
Gọi hs đọc văn bản trang phục .
 H : Bài văn đã nêu lên hiện tượng gì về trang phục ?
 H : Mỗi hiện tượng nêu lên một nguyên tắc nào trong ăn mặc của con người ?
 H : Mỗi một hiện tượng nêu ra vấn đề gì ?
 H : Tác giả đã dùng phép lập luận nào để cho thấy “có ngững nguyên tắc ngầm” phải tuân thủ trong trang phục như “ăn cho mình , mặc cho người”; “y phục xứng kì đức”
 H : Thế nào là phép phân tích ?
 H : Phân tích có thể vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
 H : Theo em từ phép phân tích có thể suy ra phép tổng hợp như thế nào ?
 H : Phần nào trong vă ... át giữa chốn tù ngục và lòng lạc quan cách mạng Bài thơ sử dụng biện pháp nhân hoá rất linh hoạt sâu sắc .
Đi đường
1942 – 1943
Hồ Chí Minh
Nỗi gian khổ khi bị giải đi và vẻ đẹp thiên nhiên trên đường . lời thơ giản dị sâu sắc . 
Nhớ rừng (thi nhân Việt nam )
1943
Thế Lữ
Mượn lời con hổ bị nhốt để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường , khao khát tự do mãnh liệt . Chất lãn mạn tràn đầy cảm xúc trong bài thơ .
Ông đồ (thi nhân Việt Nam)
1943
Vũ Đình Liên
Thương cảm với ông đồ , với lớp người “đang tàn tạ” lời thơ giản dị mà sâu sắc , gợi cảm .
Rằm tháng giêng
1948
Hồ Chí Minh
Cảnh đẹp đêm rằm tháng giêng ở Việt bắc , cuộc sống chiến đấu của Bác 
Đồng Chí
1948
Chính Hữu
Tình đồng chí tạo nên sức mạnh đoàn kết thương yêu chiến đấu . Lời thơ giản dị hình ảnh chân thực .
Lượm
1949
Tố Hữu
Vẻ đẹp hồn nhiên của Lượm trong việc tham gia chiến đấu .giải phóng quê hương . sự hy sinh anh dũng của Lượm . Thơ tự sự sự kết hợp trữ tình .
Đêm nay Bác không ngủ
1951
Minh Huệ
Hình ảnh Bác Hồ không ngủ , - Phát biểu ý kiến cá nhân. cho bộ đội dân công . Niềm vui của người đội viên trong đêm không ngủ cùng Bác . Lời thơ giản dị sâu sắc .
Đoàn thuyền đánh cá
1958
Huy Cận
Cảnh đẹp thiên nhiên và niềm vui của con người trong lao động trên biển . Bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo 
Con Cò
1962
Chế Lan Viên
Ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người . Vận dụng sáng tạo ca dao . Nhiều câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc 
Bếp lửa
1963
Bằng Việt
Những kỷ niệm tuổi thơ về người bà . Bếp lửa là nổi nhớ quê hương da diết , hình ảnh thơ chân thực giàu sức biểu cảm 
Mưa
1967
Trần Đăng Khoa
Cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê Việt nam . Thể thơ tự do , nhịp nhanh mạnh , óc quan sát tinh tế , ngôn ngữ phóng khoáng .
Tiếng gà trưa
1968
Xuân Quỳnh
Những kỷ niệm của người lính trên đường ra trận và sức mạnh chiến thắng kẻ thù , cách sử dụng điệp ngữ “Tiếng gà trưa” và ngôn ngữ tự nhiên 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
1969
Phạm tiến Duật
Những gian khổ hy sinh và niềm lạc quan của người lính lái xe . Lời thơ giản dị tự nhiên dễ đi vào lòng người 
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1971
Nguyễn Khoa Điềm
Tình yêu con gắn với tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà Ôi . Giọng thơ ngọt ngào trìu mến giàu nhạc tính .
Viếng lăng Bác
1976
Viễn Phương
Tình cảm nhớ thương kính yêu , tự hào vể Bác . Lời tho thiết tha ân tình giàu nhạc tính .
Ánh tăng
1978
Nguyễn Duy
Nhắc nhở về những năm tháng gian lao của người lính , nhắc nhở thái độ sống uống nước nhớ nguồn . Giọng thơ tâm tình tự nhiên , hình ảnh giàu sức biểu cảm 
Mùa xuân nho nhỏ
1980
Thanh Hải
Tình yêu và gắn bó với mùa xuân , với thiên nhiên . Tự nguyện làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời . Thể thơ 5 chữ quen thuộc , ngôn ngữ giàu sức truyền cảm 
Nói với con
1945
Y Phương
Tình cảm gia đình ấm cúng truyền thống cần cù , sức sống mạnh mẽ của quê hương , dân tộc . Từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi cảm .
Sang Thu
1998
Hữu Thỉnh
Sự chuển biến nhẹ nhàng từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm .
Nghị luận
Thuế máu (trích bản án chế độ thực dân pháp)
1925
Nguyễn Aùi Quốc
Tố cáo thực dân đã biến người nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hy sinh cho các cuộc chiến trnh tàn khốc . Lập luận chặt chẽ , dẫn chứng xác thực 
Tiếng nói của văn nghệ
1948
Nguyễn Đình Thi
Văn nghệ là sợ dây đồng cảm kì diệu . Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách . Bài văn lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh và cảm xúc 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1951
Hồ Chí Minh
Khẳng định ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta Lập luận chặt chẽ , giọng văn tha thiết sôi nổi , thuyết phục 
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
1967
Đặng Thai Mai
Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện , biểu hiện của sức sống dân tộc . lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục cao 
Đức tính giản dị của Bác Hồ
1970
Phạm Văn Đồng
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác trong đời sống , trong các bài viết . Nhưn có sự hài hoà với đời sống tinh thần phong phú , cao đẹp . Lời văn tha thiết có sức truyền cảm .
Phong cách Hồ Chí Minh
1990
Lê Anh Trà
Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại , giữa thanh cao và giản dị là phong cách Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa văn chương
NXBGD 1998
Hoài Thanh
Nguồn gốc của văn chương là vị tha , văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú . Lối văn nghị luận chặt chẽ . có sức thuyết phục .
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
2001
Vũ Khoan
Chỗ mạnh và yếu của tuổi trẻ Việt nam . Những yêu cầu khắc phục cái yếu để bước vào thế kỷ mới . lời văn hùng hồn thuyết phục .
Kịch
Bắc Sơn
1946
Nguyễn Huy Tưởng
Phản ánh mâu thuẫn giữa cach mạng và kẻ thù của cách mạng : Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm . nghệ thuật thể hiện tình huống và mâu thuẫn 
Tôi và chúng ta
NXB sân khấu 1994
Lưu Quang Vũ
Quá trình đáu tranh của người dám nghĩ dám làm , có trí tuệ và bản lĩnh để phá bỏ cách nghĩ và cơ chế lạc hậu đem hạnh phúc cho mọi người . Cách khai thác tình huống kịch .
5’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Dặn dò :
- Học bài kỹ để kiểm tra tổng hợp học kì II cho tốt 
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện .
Kiểm tra tổng hợp cuối năm 
 Tuần : 3 4 ; Tiết : 169 , 170 
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . .
	Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
Đánh giá được các nội dung cơ bản của ba phần trong sgk Ngữ văn 9 , chủ yếu là tập 2.
Biết cách vận dụng kỹ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp , toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới .
	Chuẩn bị :
	GV : Hướng dẫn học sinh ôn bài kỹ 
	HS : Học bài kỹ , chuẩn bị giấy , viết làm bài cho tốt 
	Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động 
Ổn định :
- Kiểm diện
- Lớp trưởng báo cáo
81’
HOẠT ĐỘNG 2 :
Đề kiểm tra : (Phòng GD hoặc Sở GD)
- Giáo viên coi thi ghi đề hoặc phát đề .
- Theo dõi hs làm bài 
- Nhận đê , chét đề .
- làm bài nghiêm túc 
2’
HOẠT ĐỘNG 3 :
Thu bài 
- Kiểm tra số bài hs nộp .
- Nhận xét không khí làm bài .
- Nộp bài theo yêu cầu của GV coi thi .
- Nghe GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
1’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Dặn dò :
- Tìm hiểu bài Thư , điện 
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện .
 Tuần : 3 5 ; Tiết : 171, 172
Ngày dạy : . . . . . . . . . . . .
Thư , điện 
	Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
Trình bày được mục đích , tình huống và cách viết thư (điện ) chúc mừng và thăm hỏi .
Viết được thư , (điện ) chúc mùng và thăm hỏi .
	Chuẩn bị :
	GV : Nghiên cứu văn bản , tham khảo sách giáo viên ,soạn giáo án. 
	HS : Học bài , chuẩn bị bài theo sự dặn dò của GV ở tiết trước .
	Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
TG
Nội Dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động 
Ổn định :
- Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu bài mới :
- Kiểm diện
 H : Trình bày yêu cầu cách viết một biên bản , một hợp đồng ?
- Lớp trưởng báo cáo
- Cá nhân trả lời . 
HOẠT ĐỘNG 2 :
Đọc – hiểu văn bản 
I. Những trường hợp cần viết thư (điện ) chúc mùng và thăm hỏi :
- Các trường hợp cần viết thư (điện) sgk.
- Bày tỏ lờ chúc mùng hoặc thông cảm với cá nhân hay tập thể .
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi :
- Nêu được lí do chúc mùng , (thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn xúc tích với tình cảm chân thành .
Hướng dẫn hs tìm hiểu trường hợp cần viết thư (hoặc điện)
- Cho hs đọc vd 1 sgk về 5 trường hợp cần viết thư (điện) sgk .
 H : Cho thêm vài ví dụ ?
 H : Mục đích và tác dụng của viết thư , điện ?
Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết thư (điện).
- Cho hs đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong sgk mục II (bài tập 1 + 2).
Học sinh đứng tại chỗ trả lời .
- Chốt ý – Ghi nhớ 
- Cá nhân đọc .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân trả lời .
- Cá nhân đọc (ghi nhớ)
HOẠT ĐỘNG 3 :
III. Luyện tập :
Tình huống viết thư (điện) chúc mùng ): a, b , d , e. 
Hướng dẫn hs luyện tập 
- Từng cá nhân thực hiện bài tập 
5’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Dặn dò :
Cần ôn lại chương trình ngữ văn 9 để thi tuyển vào lớp 10.
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện .
Trả bài kiểm tra văn , tiếng Việt, bài kiểm tra tổng hợp 
 Tuần : 3 5 ; 
Tiết : 173 , 174 , 175
Ngày dạy : . . . . . . . . . .
	Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 
	Nhận thấy được ưu , khuyết bài kiểm tra để có hướng khắc phục rèn luyện thêm để làm bài thi tuyển vào lớp 10 tốt hơn . 
	Chuẩn bị :
	GV : Chấm bài ghi rõ ưu khuyết vào bài kiểm tra của hs , soạn tiết trả bài (sổ chấm trả)
	HS : Chuẩn bị tâm thế nhận kết qủa bài kiểm tra và ghi nhân hướng khắc phục .
	Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động 
Ổn định :
- Kiểm diện
- Lớp trưởng báo cáo
32’
HOẠT ĐỘNG 2 :
Đề bài : (Sổ chấm trả ) – 3 bài mỗi bài 1 tiết 
- Nêu đáp án .
- Phát bài .
- Hướng dẫn hs tự sửa bài của mình so sánh với đáp án .
- Giải đáp thắc mắc 
- Ghi đáp án .
- Nhận bài kiểm tra .
- So sánh với đáp án .
- nêu ý kiến thắc mắc .
3’
HOẠT ĐỘNG 3 :
Thu lại bài kiểm tra 
- Kiểm tra số bài hs nộp .
- Nhận xét ưu khuyết điểm chung bài làm của hs 
- Nộp lại bài kiểm tra .
- Cả lớp lắng nghe .
5’
HOẠT ĐỘNG 4 :
Dặn dò :
- Cần rèn luyện thêm trong hè .
- Cả lớp lắng nghe và thực hiện .

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 9 tap 2.doc