Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 30

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 30

 Tuần 30 Tiết 136 Hướng dẫn đọc thêm

 BẾN QUÊ

 Nguyễn Minh Châu

Ngày soạn:02/03/2011

Ngày dạy:.

Cho các lớp:9b

I –MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

cảm nhận từ văn bản: -Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.

-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

-.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhí trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

2. Kĩ năng - Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.

3. Thái độ - Rèn luyện kỹ năng phát triển tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lý.

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 30 Tiết 136 Hướng dẫn đọc thêm
 Bến quê
 Nguyễn Minh Châu
Ngày soạn :02/03/2011
Ngày dạy :....................
Cho các lớp :9b
I –Mức độ cần đạt.
cảm nhận từ văn bản: -Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
-Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.
-.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức - Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhí trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.
2. Kĩ năng - Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: Tạo tình huống nghịch lý, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
3. Thái độ - Rèn luyện kỹ năng phát triển tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lý.
III - Chuẩn bị
-Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
-Tranh ảnh minh hoạ
-Chân dung tác giả
*HS đọc văn bản
Iv – Tổ chức dạy- học
1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Các hình ảnh sau gợi nghĩ đến tác phẩm nào đã học, đọc những dòng thơ có chứa các hình ảnh đó ?
3.Bài mới:
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
 - Thời gian : 2 phút
 - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp  : thuyết trình
 - Kĩ thuật : động não
- GV giới thiệu bài :
Có những điều rất giản dị trong cuọc sống ta không nhận ra nhưng phải có sự trải nghiệm mới thấy rõ nó có ý nghĩa . Nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn” Bến quê” muốn gửi đến cho chúng ta bức thông điệp đó
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Thời gian dự kiến : 7 phút
 - Mục tiêu : Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp  : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv y/c hs đọc phần chú thích* về t/g
I/Tìm hiểu chung
1. Tác giả
GV bổ sung thông tin:Tên khai sinh: Nguyễn Minh Châu cũng là bút danh, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930.Ông tạ thế ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội.Quê: Làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1987); Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972); Miền cháy (tiểu thuyết, 1977); Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983); Bến quê (truyện ngắn, 1985); Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982); Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987); Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
- Sinh năm 1930 – mất năm 1989
- Quê : huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An
Chặng đường văn học:
+Trướcnăm 1975:
 Đề tài chiến tranh.
 Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.
- Giải thưởng : Năm 2000, ông được truy tặng giải thởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Sau năm 1975:
 Đề tài thế sự và nhân sinh.
 Trang văn nặng chất suy tư và chiều sâu triết lí.
?Nêu xuất xứ tác phẩm?
2/Tác phẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và -giải thích (5),(7)
kể tóm tắt cốt truyện.
-hs nêu
-Giọng trầm tư, suy ngẫm của một người từng trải,cùng với giọng xúc động, đượm buồn,có cả sự ân hận và xót xa của một người nhìn vào hiện tại và quá khứ của mình ở cái thời điểm biết mình sắp phải từ giã cuộc đời.
- Những đoạn tả cảnh thiên nhiên, cần chú ý diễn tả được những sắc thải của vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả với nhiều từ chỉ màu sắc tinh tế.
-Nằm trong tập “Bến quê” xuất bản năm 1985.
-Một buổi sáng đầu thu, Nhĩ ngồi nhìn ra cửa sổ và phát hiện thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông.
 Nhĩ tâm sự với vợ và cảm thấy ân hận trước sự chăm sóc chu đáo của vợ.
 Nhĩ nhờ Tuấn (con trai) đi sang bãi bồi bên kia sông.
 Bọn trẻ đỡ cho anh ngồi dậy hẳn.
 Anh ngồi đó mắt đăm đắm dõi theo từng bước con đi mà lòng trào dâng bao điều suy ngẫm.
 Ông cụ giáo Khuyến hỏi thăm và thấy anh giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát như ra hiệu cho một người nào đó.
Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện?
kết hợp kể ,tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía.
-Thể loại: truyện ngắn
- PTBBĐ : Tự sự + Miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
?Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?
(Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.)
Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?
+ Tình huống truyện
Tình huống truyện được xây dựng trên một 
chuỗi nghịch lí
Nhĩ đi khắp nơi trên thế giới >< cuối đời lại phải nằm liệt trên giường bệnh.
Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bến sông
 ngay trước nhà >< lại không thể đến được.
Nhĩ nhờ con trai giúp mình>< nó lại
 sa vào đám chơi cờ thế trên hè phố. để lỡ chuyến đũ ngang duy nhất trong ngày.
+ Kiểu nhân vật:Tư tưởng.
- Bố cục : Hai phần.
* Hoạt động 3: Phân tích 
 - Thời gian dự kiến : 30 phút
 - Mục tiêu : Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp  : Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
II. Phân tích VB
? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?
- Tình cảnh của Nhĩ : bị bệnh trọng, nằm liệt giường, phải nhờ vào sự chăm sóc của vợ-> Nghiệt ngã
1. Thiên nhiên nơi bến quê :
?Hãy chỉ ra những h/a thiên nhiên được miêu tả?
?BP NT được sử dụng ? NX cảnh TN ntn?
- Hình ảnh thiên nhiên : Lập thu
Hoa bằng lăng: đậm sắc hơn
-Dòng sông : đỏ nhạt như rộng thêm ra
-Vòm trời như cao hơn
-Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non
-So sánh, tính từ->Thiờn nhiờn gần gũi tươi sáng, dạt dào sức sống.
=>Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng được cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, cảnh vật, thiên nhiên hiện lên ở những chi tiết nào?
- Tâm trạng của Nhĩ :
Hoa bằng lăng : nhợt nhạt à đậm sắc.
Bãi bồi : – cái màu sắc thân thuộc... 
Qua đây em cảm nhận ntn về h/a bến quê?
?NV Nhĩ là người ntn với quê hương?
 -hs phát biểu
Hãy trân trọng những vẻ đẹp gần gũi,bình dị...
 - Tha thiết, nhạy cảm, yêu quê hương....từng trải,am hiểu cs
-Quê hương là bến đỗ thân thiết, gần gũi nhất của mỗi con người.
?NV Nhĩ hiện lên qua những mqh nào?
-Với vợ ,con,lũ trẻ ,ông cụ Khuyến
2/Con người nơi bến quê
Nhĩ đã hỏi Liên những gì? 
Thái độ của Liên ra sao?
?Nhĩ đã cảm nhận được điều gì với mình?
-Hỏi : “Đêm qua em có nghe thấy gì không?”, “Hôm nay là ngày mấy?”
-Liên im lặng, né tránh
=>Bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống đựơc bao lâu nữa. Anh phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát, không lối thoát.
+
-Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Liên với Nhĩ, qua thái độ, cử chỉ của chị với chồng, qua suy tư của Nhĩ với vợ.Hãy nêu những chi tiết về Liên? Lời nào cảm động nhất?
?Qua nhân vật này,em thấy h/a người phụ nữ xuất hiện với vẻ đẹp nào? 
 Hình dáng,cử chỉ:
 Lời nói: “anh cứcó hề ”
- “cũng như cánh bãitần tảo”
-hs trả lời 
+/NV Liên
-Qua lời nói,cử chỉ
->Dịu dàng,nhẫn nại,giàu tình yêu thương,đức hi sinh
?Vì sao người cha nhờ con trai 1 việc là “đi sang bên kia sông hộ bố”mà chẳng để làm gì cả mà người con vẫn đi?
?Từ đó ta thấy nv Nhĩ có 1 gia đình ntn 
-hs trả lời
-Muốn đáp ứng y/c của bố,chiều lòng bố 
-=>Hạnh phúc
Từ đó ,Nhĩ là người chồng,người cha ntn?
Trong quan hệ XH ,nv Nhĩ có những suy tư sâu sắc,em hãy đọc lên những đoạn văn đó?
?Em hiểu những suy tư đó ntn?
-hs nhận xét
-hs phát hiện : “Hoạ chănggiải thích hết”. “Nhĩ chợt nhớ..ngày này”
-Là những suy tư về những vẻ đẹp và z bình dị gần gũi của cs,hp
+/NV Nhĩ
-Biết cảm nhận,trân trọng tình yêu thương ruột thịt
-Qúi trọng vẻ đẹp và giá trị cs
?em hiểu gì về ý nghĩ sau “Suốt đời Nhĩ đã từng đinhà mình”?
?Em có NX gì về cách dùng cấu trúc câu?Nói lên tâm trạng nào của nv?
-hs bình
 Tự nghĩ về mình : từng đi...><xa lắc–cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình 
-Thành phần phụ chú->Giật mình thảng thốt, chạnh lòng chua xót....
Con người đi đây đi đó nhiều ,khi sắp từ giã cõi đời bỗng nhận ra những vẻ đẹp bình dị gần gũi quanh ta có thể trước đó là xa lạ nếu ta không thực sự sống với chúng Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà buộc bản thân phải nếm trải.=>Đó cũng là chủ đề đặc sắc của câu chuyện.
Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không? Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người?
-Nhờ con sang sông, đứa con bị cuốn hút vào đám cờ thế bên đường nên để lỡ chuyền đò duy nhất trong ngày
=>Nhĩ không giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình.Anh rút ra quy luật: Đời người thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình.
?Phần cuối truyện nv Nhĩ có những biểu hiện gì?
?ý nghĩa của những biểu hiện này là gì? Cho ta hiểu thêm gì về nv?
-Mặt mũinào đó”
-bộc lộ niềm khao khát sống và giao cảm với cđ của con người trong phút sắp phảI từ giã cõi đời
-Có TY mãnh liệt với cs,với vẻ đẹp quê hương
>Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
 Chỳc cỏc em khụng để lỡ chuyến đũ quan trọng trong cuộc sống!
Đọc lại đv kể về bọn trẻ giúp Nhĩ “từ phòng bênnhà mình”
?Em có nx gì về bọn trẻ?Còn ông cụ Khuyến?
?Từ đó vẻ đẹp nào của cs nơi bến quê bộc lộ?
-hs đọc
-vô tư ,trong sáng 
->giản dị chân thực
+/Những người hàng xóm
- vô tư ,trong sáng ,giàu cảm thông chia sẻ
* Hoạt động 4: ghi nhớ
 - Thời gian dự kiến : 7 phút
 - Mục tiêu : Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp  : vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật : Kĩ thuật khăn trải bàn.
Nhận xét về nghệ thuật ,nội dung của truyện?
-hs khái quát
đọc ghi nhớ
III.Tổng kết:
Ghi nhớ SGK
* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến : 5 phút
 - Mục tiêu : Củng cố được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp  : Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
-Chủ đề của truyện này là gì?
-Liên hệ bản thân em có lần nào “chùng chình, vòng vèo” trong một việc nào đó không?
4/ Dặn dò:
_Về nhà: Học bài, chuẩn bị bài:Những ngôi sao xa xôi
********************************************************************
 Tiết 137,138 Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 
Ngày soạn :03/03/2011
Ngày dạy :....................
Cho các lớp :9b
I –Mức độ cần đạt.
Giúp học sinh: Củng cố phần lý thuyết và biết thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế để hệ thống hoá lại các hiện tượng người đã học.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. kiến thức : 
-Hệ thống hoá kiến thức về:
 Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.Liên kết câu và liên kết đoạn văn,Nghĩa tường minh và hàm ý
2. Kĩ năng -Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
3. Thái độ -Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý
III - Chuẩn bị
 Bảng phụ,BT phiếu
 -hs ôn toàn bộ lí thuyết theo câu hỏi
Iv – Tổ chức dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
 - Thời gian : 2 phút
 - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp  : thuyết trình
 - Kĩ thuật : động não
- GV giới thiệu bài :
 Nếu như ở những tiết trước chúng ta được ôn tập toàn bộ hệ thống TV từ lớp 6-8 thì 2 tiết học này chúng ta sẽ đi ôn tập toàn kiến thức TV lớp 9
Hoạt Động 2, 3: Ôn tập lý thuyết và làm các bài tập
Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
Thời gian : 35 phút-- 40phút. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động nhóm: các nhóm tiến hành kiểm tra phần lí thuyết giữa các thành viên
Đọc nội dung bài tập 1
(bảng phụ) Điền câu trả lời vào các ô
Từng học sinh viết đoạn văn->Đọc trước nhóm
Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét, chữa bài của các nhóm
? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?
*Học sinh trả lời trong nhóm, sau đó trả lời trước lớp
I.Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1/ Lí thuyết:
a. Khởi ngữ
b.Các thành phần biệt lập:
-Thành phần tình thái
-Thành phần cảm thán
-Thành phần gọi đáp
-Thành phần phụ chú
2,Bài tập
* Bài tập 1
Khởi ngữ
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
a,Xây cái lăng ấy
b,Dường như
d,Vất vả quá
d,Thưa ông
c,những người....như vậy
*Bài tập 2: Viết đoạn văn
Gợi ý:
-Xác định chủ đề của đoạn
-Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái
II.Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
-Liên kết câu và liên kết đoạn văn
-Phép lặp
-Phép nối
-Phép liên tưởng
-Phép thế
Đọc bài tập 1, các nhóm làm vào phiếu học tập 
Ghi kết quả vào bảng tổng kết
Mỗi nhóm phân tích một đoạn sau đó trình bày trước lớp
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
-Đọc câu chuyện “ Chiếm hết chỗ”
?Tìm hàm ý cho câu nói 
Đọc bài tập 2, tìm hàm ý trong câu
Trả lời câu hỏi
2.Bài tập
* Bài tập 1
Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn:
a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và
b,Sử dụng phép lặp từ vựng:cô bé
phép thế đại từ:cô bé->nó
c, Sử dụng phép thế đại từ: bây giờ cao sang rồi....chúng tôi nữa ->thế
2. Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)
Phép liên kết:
lặp từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa,liên tưởng
thế
nối
từ ngữ tương ứng
cô bé
+cô bé-nó
+thế
nhưng, nhưng rồi,và
3.Bài tập 3
Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục I
III.Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
1.Lí thuyết
2.Bài tập
* Bài tập 1
-Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu
* Bài tập 2
a, Câu : “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”là
-Đội bóng chơi không hay
-Tôi không muốn bình luận về việc này.
b,Câu: “Tớ báo cho Chi rồi” là
-Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn
-Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn
=>Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng
4/ Củng cố:
 GV đọc thêm bài “Hiển ngôn và hàm ngôn”
-Khái quát lại ND bài ôn tập
5/Dặn dò
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập
-Chuẩn bị bài Tổng kết về ngữ pháp
 Tiết 139,140 
Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày soạn :.03/03/2011
Ngày dạy :....................
Cho các lớp :9b
I –Mức độ cần đạt.
- Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập dàn ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Học xong tiết này,hs có được:
1. Kiến thức: Ôn lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng: -Tích hợp với các văn bản thơ đã học, với kiến thức Tiếng Việt.
3. Thái độ: -Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý, nói theo dàn ý
III - Chuẩn bị
-GV lên kế hoạch các hoạt động
Học sinh chuẩn bị lập dàn ý phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Iv – Tổ chức dạy- học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới :
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
 - Thời gian : 2 phút
 - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp  : thuyết trình
 - Kĩ thuật : động não
- GV giới thiệu bài :
GV nêu yêu cầu mục đích tiết học ,nhắc lại một số y/c trong tiết luyện nói
Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, luyện nói nghị luận về một bà thơ, đoạn thơ
Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
Thời gian : 35 phút-40phút. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV nêu đề bài luyện nói
Đề bài:Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải
y/c hs thực hiện các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ
-hs nêu các bước tìm hiểu đề
1/Tìm hiểu đề
-Kiểu bài:NL về 1 bài thơ
-VĐNL: cảm xúc về MX TN,MX đất nước ,MX lòng người
Hoạt động nhóm:
Lập dàn ý
2/ Lập dàn ý:
Hoạt động nhóm:Kiểm tra dàn ý đã làm ở nhà của các thành viên trong nhóm
 Lập dàn ý
Các nhóm phát biểu-bổ sung thành dàn ý hoàn chỉnh
1. Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, bài thơ
2.Thân bài:
a,.Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
=>NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)- Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.
Khổ 2=>NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)
Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng-Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước 
-Tất cả: Hối hả, xôn xao.
(Điệp ngữ, từ láy, so sánh)
=>Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
b, Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người:
-Ta làm: 
=>Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.
“Ta” :Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự, ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
+Liên tưởng: Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
+Điệp cấu trúc:=>Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.
3.Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân
Gv yêu cầu hs dựa vào dàn ý đã lập trình bày bài nói miệng của mình về từng phần trong bố cục trước nhóm-các bạn nghe-góp ý
GV nhắc lại cách trình bày bài nói của hs trước đám đông
*Lưu ý:-Nói to,rõ ràng để mọi người cùng nghe
-Tự tin,mắt nhìn thẳng vào các bạn
II.Trình bày trước nhóm
Cả lớp lắng nghe, nhận xét bài của mỗi nhóm
Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp phần mở thân kết
III. Trình bày trước lớp
4/Củng cố
GV nhận xét tiết luyện nói về ý thức,sự tiến bộ so với các tiết trước,sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
5/Dặn dò:
-Về nhà viết hoàn chỉnh đề bài trên vào vở
-Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần Tập làm văn
***************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_ngu_van_lop_9_tuan_30.doc