Bài tập tiếng Việt ôn thi lớp 10

Bài tập tiếng Việt ôn thi lớp 10

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT ÔN THI LỚP 10

I. TỪ NGỮ:

A. Từ và nghĩa của từ:

1,Hoàn thiện sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt

2.Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết, của đồng quê, nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết. Không có gì hợp hơn sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.

3.Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:

 Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù ,bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo xa xôi, cỏ cây, nhường nhịn, nhớ nhung, đưa đón, mong muốn, học hành, lấp lánh, gật gù

4. a.Trong các từ láy, từ nào có sự “giảm nghĩa “,từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc:

 Trăng trắng, sạch sành sanh, xôm xốp, sát sàn sạt, đo đỏ , đèm đẹp, nhấp nhô

 b.Trong các từ láy sau, từ nào là từ láy hoàn toàn : lấp lánh, đo đỏ xinh xắn, bần bật, lung linh, thăm thẳm, tim tím, dịu dàng, khanh khách, rập ràng, chênh chếch

5. Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ?

6.Xác định tổ hợp từ nào là thành ngữ, tục ngữ?

 a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

 b. Đánh trống bỏ dùi

 c.Chó treo mèo đậy

 d.Được voi đòi tiên

 e. Nước mắt cá sấu

Giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó

Cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ?

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1045Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tiếng Việt ôn thi lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TIẾNG VIỆT ÔN THI LỚP 10
I. TỪ NGỮ:
A. Từ và nghĩa của từ:
1,Hoàn thiện sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt
 Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo)
 Từ đơn
Từ láy vần
 Từ
(Xét về đặc điểm cấu tạo) tttạotcấucấu tạo)
 Từ đơn
 Từ phức
 Từ ghép
 Từ láy
 Từ láy
Bộ phận
 Từ láy
Hoàn toàn
Từ ghép chính phụ
Từ ghép 
Đẳng lập
Từ láy vần
Từ láy âm
2.Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết, của đồng quê, nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu Tết. Không có gì hợp hơn sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
3.Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:
 Ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù ,bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo xa xôi, cỏ cây, nhường nhịn, nhớ nhung, đưa đón, mong muốn, học hành, lấp lánh, gật gù
4. a.Trong các từ láy, từ nào có sự “giảm nghĩa “,từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc:
 Trăng trắng, sạch sành sanh, xôm xốp, sát sàn sạt, đo đỏ , đèm đẹp, nhấp nhô
 b.Trong các từ láy sau, từ nào là từ láy hoàn toàn : lấp lánh, đo đỏ xinh xắn, bần bật, lung linh, thăm thẳm, tim tím, dịu dàng, khanh khách, rập ràng, chênh chếch
5. Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ?
6.Xác định tổ hợp từ nào là thành ngữ, tục ngữ?
 a. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
 b. Đánh trống bỏ dùi
 c.Chó treo mèo đậy
 d.Được voi đòi tiên
 e. Nước mắt cá sấu
Giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó
Cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ?
7.Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
8.Dựa vào đâu phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ?
9.Xác định hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đầu”
a. Đầu xanh có tội tình chi
 Má hồng đến quá nữa thì chưa thôi
b. Súng bên súng, đầu sát bên đầu
c. Đầu súng trăng treo
10. Cho các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a. Độc ác, hung ác, tàn ác, ác, hung dữ, hung
b.Đánh , phang, quật, phết, đập, đá
c. Sợ, kinh khiếp, hãi, sợ hãi, kinh sợ, kinh hãi, kinh hoàng..
Tìm nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ
Đặt câu với một từ trong nhóm và thử thay thế bằng các từ khác nhóm
11.Vận dụng kiến thức trường từ vựng phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém. Giết những người yêu nứơc thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu.
12. Giải thích từ: thâm thúy, thấm thía, nghênh ngang, hiên ngang.
13.Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong đoạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
14. Cho biết nghĩa của các yếu tố “tuyệt” trong mỗi yếu tố “Tuyệt”: tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tự, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt thực, tuyệt chủng
15.Cho biết nghĩa của những yếu tố “Đồng” trong những từ sau: đồng âm, đồng , đồng bào, đồng bộ ,đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự
16.Sửa lỗi dùng từ:
 a. Về khuya, đường phố rất im lặng 
 b. Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới 
 c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc
17. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với các từ đó:
 a. Nhuận bút và thù lao
 b. Tay trắng và trắng tay
 c. Kiểm điểm và kiểm kê
 d. Lược khảo và lược thuật
18. Tìm 5 từ có cấu tạo:
 Nhóm 1: Kì lạ.- Lạ kì
 Nhóm 2: hững hờ - hờ hững
19. Trường hợp (a) và (b) , trường hợp nào là từ nhiều nghĩa, trường hợp nào là từ đồng âm
 a. Từ “Lá” , trong:
 -Khi chiếc lá xa cành
 Lá không còn màu xanh
 -Công viên là lá phổi của thành phố
 b Từ “đường” , trong:
 -Đường ra trận mùa này đẹp lắm
 -Ngọt như đường
20 .Những cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông-bà, xấu-đẹp, xa-.gần, thông minh –lười, chó mèo, rộng hẹp, giàu khổ
B. Từ theo nguồn gốc- chức năng: 
1. Tìm từ ghép Hán - Việt với các yếu tố sau: Thuần (ròng, không pha tạp), thuần ( thật, chân chất, chân thật ), thuần( dễ bảo, chịu điều khiển),
2. Xác định từ tượng hình , giá trị của chúng trong đoạn trích:
 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
 Một chiếc thuyền con bé tẻo teo 
 ( Nguyễn Khuyến) 
 Trời thu trong vắt mấy tầng cao
Ngõ trúc lơ phơ gió hắt hiu
 ( Nguyễn Khuyến) 
Ôi ! Từ không đến có
Xảy ra như thế nào 
Nây má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào
 (Xuân Diệu)
3. Xét các trường hợp sau dùng từ “Mặt trời”
a. Mặt trời là thể trung tâm của hệ mặt trời
b.Mặt trời xuống biển như hòn lửa
c. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
C. Biện pháp tu từ từ vựng :
1.Xác định biện pháp tu từ:
 a.Chẳng bằng con gái, con trai
 Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
 b.Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai? 
c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
d.Về thăm quê Bác làng sen
 Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
e. Đã nghe nước chảy lên non
 Đã nghe nước chuyển thành con sông dài
 Đã nghe gió ngày mai thổi lại
 Đã nghe hồn thời đại bay cao
g.Bóng hồng nhác thấy nẽo xa
 Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
f. Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
h.Mênh mông muôn mẫu một màn mưa
 Mõi mắt miên man mãi mịt mờ
m. Lỗ mũi mười tám gánh long
 Chồng thương chồng bảo râu rồng trời cho
n. Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
2. Phân tích cái hay của dùng từ và phép so sánh:
 a. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
 Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
 b. Mẹ già như chuối ba hương
 Như cơm nếp hột, như đường mía lau
 c. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
 Rắn như thép, vững như đồng
 Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
 Cao như núi , dài như sông
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt
d. Mỗi chiếc lá như có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêngCó chiếc nhẹ nhàng khoan khoái như đùa bỡn , múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn vào ngọn cỏ xanh mềm mại 
 (Khái Hưng)
e. Nghe dạt dào mười bốn triệu miền Nam đang tỉnh thức
 Không! Ba mười triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc
 Không! Hàng triệu anh em đang chiếm lĩnh bầu trời
 Hứa một mùa gặt lớn ngày mai
 (Chế Lan Viên)
g.Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng làm nên
3. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
4. Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa, nêu tác dụng
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngày nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
 (Nguyễn Du)
“Vì sao trái đất nặng ân tình?
Nhắc mãi tên Người – Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”
 (Tố Hữu) 
5. Phân biệt nói quá và nói khoác
6. Xác định và phân tích hiệu quả của phép nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau:
 a. Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
 b.Bác đã lên đường theo tổ tiên
D. Phần phân tích tác phẩm
*Bố cục:
1.Mở bài: Giới thiều tác gỉa, tác phẩm (đoạn trích)
2. Thân bài : +Khái quát nội dung đoạn trích
 +Chỉ dấu hiệu đặc biệt về ngôn ngữ (gọi tên)
 +Biểu thị của dấu hiệu đó
 +Phân tích gía trị đó
3.Kết bài: Đánh gia khái quát, nêu cảm nghĩ
 Đề 1:Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Đề 2:Phân tích 
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa! giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
 Sông được lúc dềnh dàng
Vắt nửa mình sang thu
 ĐỀ 3:Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:
'' Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay.''
(Ông đồ -Vũ Đình Liên)
E.Trau dồi vốn từ:
1.Tìm nghĩa các từ:
-Đánh cho mấy roi, đánh đuổi quân xâm lược, đánh cá, đánh cờ
-Quả na đã chín, cơm đã chín, ngượng chín mặt
 Nắm tay lại, nắm cơm, nắm kiến thức
2. Phát hiện và chữa lỗi dùng từ , chữa lại
 a. Anh em công nhân đã nhận đủ tiền bù lao
 b. Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK
 c. Trong chiến tranh nhiều chiến sĩ bị tra tấn hết sức cực đoan
II. NGỮ PHÁP:
A.Từ loại và cụm từ:
 1. Tìm và vẽ mô hình cấu tạo của cụm danh từ :
Các hoàng tử phải cởi giáp ra xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi không muốn ăn” 
2. Tìm và vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ:
a.“Thưa anh , em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hang mấy tháng cũng không biết là như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế nàySong em có cho phép em mới nói “
b. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Những cành cây xoan đang khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tán hoa trăng trắng, tim tím
c. Thế là con kiến càng đã xâu được sợi chỉ
3. Vẽ mô hình cấu tạo của cụm tính từ:
 Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tỉnh lạ lung đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này
 Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không
4 Nghĩa từ từng và mỗi có gì khác nhau:
 a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi
 b. Lê Lợi cùng các tướng mỗi người đi một ngã
5. Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chúng?
 a. Cuộc chống Mĩ của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiêù hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là điều chắc chắn.
b. Từ đấy , nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giày..
6.Tìm và xác định phó từ:
 a.“Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hang mấy tháng cũng không biết là như thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế nàySong em có cho phép em mới nói “
b. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Những cành cây xoan đang khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tán hoa trăng trắng, tim tím
c. Thế là con kiến càng đã xâu được sợi chỉ
6. Thêm quan hệ từ:
 a. Tuy miệng nói không lo bụng tôi cũng rối bời lên
 b. Chúng ta cố gắng học tập tiến bộ không ngừng
 c.Đằng xa vang lại tiếng cười học sinh đi học về
B.Câu, thành phần câu: 	
1.a.Thành phần chính gồm có thành phần nào? Thành phần phụ gồm có thành phần nào
 b. Tìm câu đặc biệt
 Tôi bỗng thẩn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố...Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trong góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
 Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa...Rồi bỗng chốc, sau cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh trong tâm trí tôi
a.Có thể và không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu nào sau đây, nêu lí do:
Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão
Hay tại sự sung sướng bỗng được trông thấy và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thưở còn sung túc
Tại sao con người ta lại phải khiêm tốn như thế
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế
2.Tìm khởi ngữ, các thành biệt lập:
Bến quê là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta ai không thấy thấy một triết lí giản dị mà sâu nhưngđã tổng kết những trải nghiệm trong cuộc đời con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ, một con người bôn ba khắp nơi nhưng cuối đời bị cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy,qua cửa sổ gian gác của nhà mình Nhĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi, vẻ đẹp bình dị mà đầy quyến rũ...
 3. Xác định câu ghép và quan hệ các vế câu:
a. Anh thanh niên vừa vào vừa kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn,anh thanh niên lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái
b..Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
4. Các câu sau thuộc loại câu gì?
 a. Mai ơi, về ăn cơm
 b. Bỗng lòe chớp đỏ
 Thôi rồi. Lượm ơi!
 c.Vui sao một sáng tháng năm
 Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
5. Tim các thành ngữ liên quan phương châm về chất, lịch sự, quan hệ, cách thức? Giải thích các thành ngữ đó (mỗi phương châm 2 thành ngữ)
6. Vận dụng phương châm hội thoại để giải thích vì sao có cách nói:
 a. Nhân tiện đây xin hỏi
 b. Cực chẳng đã tôi phải nói, nói điều này tôi rấy áy náy, biết là anh không vui
 d. Như bác đã biết
 e. Nếu tôi không lầm, hình như
7.Tìm hàm ý mời mọc, từ chối trong bài thơ “ Mây và sóng”
8. Điền thuật ngữ vào chỗ trống
.................. là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện kể loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bong gió kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên chất mà nhủ răn dạy một bài học nào đó.
...................... là chất mà phân tử do những nguyên tử của hai hay nhiều nguyên tố hóa hợp với nhau tạo thành
 ...................nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa
...........................thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ
9.Có một câu văn như sau:
“Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuôn viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên, ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.”
- Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, vị ngữ chính trong câu văn?
- Vì sao khi viết một câu văn thông thường cần phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ
10. Nêu các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn? (không vẽ lược đồ)
Viết một đoạn văn (gồm ít nhất 3 câu văn) trình bày theo cách song hành, có nội dung nói về vai trò của ngôn ngữ trong giao tiếp.
11.Hãy chuyền lời thoại thành lời dẫn gián tiếp:
Cụ Bơmen cặp mắt đỏ ngầu nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ và nhạo bang của mình đối với những chuyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy. Cụ quát to:
-Sao! Trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? Tôi chưa bao giờ nghe thấy một chuyện như thế cả. Không, tôi sẽ không ngồi làm mẫu cho cô vẽ cái lão già ngu xuẩn ngớ ngẩn của cô đâu. Tại sao cô để cho những chuyện vớ vẩn ấy chui vào đầu óc cô ta ? Chà tội nghiệp cô bé Giôn –xi.
-Em nó ốm yếu nặng lắm Giôn-xi - Xiu nói - Cơn sốt đã làm đầu óc nó đâm ra bệnh hoạn, đầy những ý nghĩ kỳ quái. Thôi được, cụ Bơ-men ạ, cụ không muốn ngồi làm mẫu cho cho cháu thì thôi. Nhưng cháu thấy cụ thật là một ông già kinh khủng, sao mà lắm lời, lắm điều thế
11.a) Thế nào là một đoạn văn ?
 b) Văn bản sau đây gồm mấy đoạn văn? Là những đoạn văn nào? 
Người thầy đạo cao đức trọng
Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. 
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học...
Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thày cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap tieng viet on thi vao 10.doc