Bài tập tốt nghiệp cử nhân sư phạm: Ếch ngồi đáy giếng" sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1

Bài tập tốt nghiệp cử nhân sư phạm: Ếch ngồi đáy giếng" sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I/Lí do chọn đề tài:

1/Từ ngữ là một đơn vị của ngôn ngữ:

Sự tồn tại của từ ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả năng diễn đạt do đó khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà khoa học chọn xuất phát điểm là các từ ngữ và dành cho chúng một sự quan tâm thích đáng, có thể kể đến những công trình nghiên cứu về từ ngữ tiếng Việt của tác giả như :

Hoàng Văn Tú, Hoàng Văn Thành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Như ý.

Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây mới tập chung làm rõ những đặc điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa, chưa có công trình nào tập chung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể

2/ Nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động

- Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ ngữ khi chưa được đem ra sử dụng

Ví dụ:Từ "ăn"(eat, celebrate, receive, earn, be equal to đgt)

1/ Đưa thức ăn qua mồm vào cơ thể để nuôi dưỡng. Ví dụ: ăn cơm

2/ Ăn nhân dịp gì đó. Ví dụ: ăn cưới về quê ăn tết

3/ Tiếp nhận (nhiên liệu, hàng hoá). Ví dụ: xe ăn xăng

4/ Giành được.Ví dụ: Ăn giải, chơi ăn tiền

5/ Nhận, chịu. Ví dụ: ăn lương,ăn đòn

6/ Thấm, bắt dính vào nhau. Ví dụ: Da ăn nắng,gạch ăn vữa

7/ Hợp, hài hoà. Ví dụ: ăn ảnh, hai màu rất ăn nhau

 

doc 68 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập tốt nghiệp cử nhân sư phạm: Ếch ngồi đáy giếng" sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Dạy văn và học văn là hai quá trình có mối quan hệ hữu cơ. Vì thế, giữa giáo viên và học sinh có sự phối hợp ăn ý. Học sinh tích cực hoạt động tìm hiểu chủ động chiếm lĩnh các văn bản dưới sự định hướng khéo léo giống như người nghệ sĩ của người giáo viên.
Muốn học sinh cảm thụ được một tác phẩm văn học thì điều đầu tiên cần phải giúp học sinh hiểu được từ ngữ của văn bản, hiểu rõ từng lớp nang nghĩa của từ ngữ để từ đó có thể thâm nhập sâu vào nội dung văn bản một cách chính xác. Trên thực tế, khâu đoạn hướng dẫn học sinh nghiên cứu làm sáng tỏ nghĩa của từ ngữ gặp không ít khó khăn cả về phía học sinh và giáo viên. Học sinh thì thiếu vốn từ, giáo viên do nhiều nguyên nhân cũng không quan tâm đến khâu hướng dẫn từ ngữ cho học sinh. Chính vì thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn kiểu bài tập nghiên cứu khoa học về “giải thích từ ngữ trong văn bản” qua một văn bản cụ thể trong văn bản “ếch ngồi đáy giếng”.
Nhân dịp bài tập nghiên cứu hoàn thiện, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy của trường Đại học sư phạm Hà Nội, đặc biệt là đối với PGS .TS - Đỗ Việt Hùng người trực tiếp giúp chúng tôi định hướng những trang nghiên cứu đầu tiên, đồng thời cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp 
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng tư liệu của một số công trình khoa học, tài liệu, sách giáo khoa đã được công bố. Thay mặt nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn các tác giả.
Mặc dù đã rất cố gắng, song thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các quý thầy (cô), bạn bè đồng nghiệp để bài nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
III. ý nghĩa
ý nghĩa lí luận
ý nghĩa thực tiễn
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Bố cục bài tập
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí thuyết của đề tài
I. Từ và từ tiếng Việt
1. Từ
2. Từ tiếng Việt
II. Nghĩa của từ
III. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
1. Khái niệm
2. Phương thức chuyển nghĩa
IV. Ngữ cố định
Khái niệm
Đặc điểm của thành ngữ
V. Các cách giải nghĩa của từ
Chương II. Giải nghĩa của từ trong văn bản
Văn bản
Nghĩa của các từ trong văn bản
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang
5
6
6
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8
8
8
8
11
21
21
21
23
38
38
39
69
70
Phần mở đầu
I/Lí do chọn đề tài:
1/Từ ngữ là một đơn vị của ngôn ngữ:
Sự tồn tại của từ ngữ là biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả năng diễn đạt do đó khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà khoa học chọn xuất phát điểm là các từ ngữ và dành cho chúng một sự quan tâm thích đáng, có thể kể đến những công trình nghiên cứu về từ ngữ tiếng Việt của tác giả như :
Hoàng Văn Tú, Hoàng Văn Thành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Như ý...
Tuy nhiên những nghiên cứu trên đây mới tập chung làm rõ những đặc điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa, chưa có công trình nào tập chung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể
2/ Nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động
- Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ ngữ khi chưa được đem ra sử dụng
Ví dụ:Từ "ăn"(eat, celebrate, receive, earn, be equal to đgt)
1/ Đưa thức ăn qua mồm vào cơ thể để nuôi dưỡng. Ví dụ: ăn cơm
2/ Ăn nhân dịp gì đó. Ví dụ: ăn cưới về quê ăn tết
3/ Tiếp nhận (nhiên liệu, hàng hoá). Ví dụ: xe ăn xăng
4/ Giành được.Ví dụ: Ăn giải, chơi ăn tiền
5/ Nhận, chịu. Ví dụ: ăn lương,ăn đòn
6/ Thấm, bắt dính vào nhau. Ví dụ: Da ăn nắng,gạch ăn vữa
7/ Hợp, hài hoà. Ví dụ: ăn ảnh, hai màu rất ăn nhau
8/ Làm tiêu hao, làm tổn hại. Ví dụ: Sơn ăn mặt
9/ Thuộc về. Ví dụ sông ăn ra biển
10/ Tính ra, qui ra. Ví dụ: một đồng đôla ăn mấy đồng Việt Nam
- Nghĩa của từ ở trạng thái động là nghĩa của từ được đem ra sử dụng và được thực hiện hoá. Do vậy thiếu đầy đủ nếu chỉ đem ra sử dụng ở một trạng thái nào đó trong nghĩa của từ.
3/ Việc nghiên cứu nghĩa của từ có vai trò quan trọng đối với việc tìm hiểu giá trị của toàn văn bản đồng thời là cơ sở để giúp học sinh sử dụng tốt từ ngữ trong thực tề giao tiếp của mình, mặt khác trong xu hướng giảng dạy tích hợp việc sử dụng,vận duụng các kiến thức phân môn Tiếng Việt để giảng dạy đọc hiểu hoặc giảng dạy tập làm văn, đòi hỏi giáo viên phải nắm được các đặc điẻm của từ ngữ trong đó có vấn đề về nghĩa.
Từ những lý do trên đây chúng tôi chọn đề tài:
''Giải nghĩa của từ trong văn bản "ếch ngồi đáy giếng" sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 1"làm đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt nghiệp này.
II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1/ Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm làm rõ các đặc điểm về nghĩa của từ, mối quan hệ của từ ở trạng thái tĩnh và động.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên chúng tôi đặt ra những nhiêm vụ sau:
- Đọc các tài liệu có liên quan đến nghĩa của từ để xây dung cơ sở lý thuyết.
- Thống kê các từ có trong văn bản.
- Tham khảo từ điển Tiếng Việt để xây dung nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh.
- Căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể,xác định nghĩa của từ ở trạng thái động.
III/ ý nghĩa của đề tài:
1/ ý nghĩa lý luận:
Đề tài này sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ở trạng thái động cũng như quy luật của chuyển hoá và tự chuyển hoá của chung cho nhau.
2/ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của đề tai này có thể được sử dụng giảng dạy một số bài trong phân môn tiếng việt như: Nghĩa của từ, thành ngữ, từ địa phương, thật ngữ, các biện pháp tu từ như:ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, đồng thời chúng cũng có thể được sử dụng khi giảng dạy các bài tập kiểu này, giảng dạy các bài tập làm văn.
IV/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1/ Đối tượng nghiêm cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là nghĩa của các từ ngữ trong văn bản: "ếch ngồi đáy giếng" Sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 1.
2/ Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi chỉ nghiên cứu nghĩa của danh từ chung,động từ,tính từ và thành ngữ mà không cứu các từ loại khác.
V/Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
- Diễn dịch
- Tổng hợp
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
- Phương pháp phân tích ngữ cảnh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
VI/ Bố cục bài tập:
Bài tập này ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,được triển khai làm hai chương
Chương I: Cơ sở lý thuyết 
Chương II: Văn bản: "ếch ngồi đáy giếng" sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 1. Giải nghĩa của từ ngữ trong văn bản. 
Chương I : cơ sở lý thuyết của đề tài
I/ Từ và từ tiếng việt
1/ Từ: Là những đơn vị hiển nhiên, thưc tại, có hai mặt hình thức và nội dung, lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo câu. Đó là những đơn vị mà với chúng ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp và tư duy thông qua thao tấc kết hợp chúng với nhau. Những đơn vị như vậy là từ.
2/Từ tiếng việt: Được hiểu là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định,nằm trong những kiểu ý nghĩa lớn nhất trong tiếng việt và nhỏ nhất để tạo câu.
II/ Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hiện tượng, quan hệ) mà từ biểu thị.
Theo SGK ngữ văn 6 tập 1(trang 35) NXB GD Hà Nội, tháng 8 - 2007
III/ Hiện tượng nhiều nghĩa của từ:
1/ Khái niệm:
Trong từ vựng có những từ một nghĩa như: Bươn, hiền, điềm tĩnh, tuy nhiên phổ biến là những từ nhiều nghĩa, các từ đơn thường nhiều nghĩa hơn các từ phức 
Ví dụ: máy, làm, dắt, là những từ nhiều nghĩa, nhưng máy may, máy móc, máy mó, máy tiện, làm duyên, làm bộ, dắt dẫn, dắt díu, dắt dìu, là những từ một nghĩa.
Hiện tượng nghiều nghĩa có thể xảy ra cả với ý nghĩa biểu vật, cả với ý nghĩa biểu niệm,cả với ý nghĩa biểu thái.
Như vậy một từ có khả năng có nhiều nghĩa biểu vật hoặc có nhiều nghĩa biểu niệm
- Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật.
Ví dụ: Mũi: 1 - Bộ phận cơ quan hô hấp
2 - Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng
3 - Phần trước của tàu thuyền: mũi tàu, mũi thuyền
4 - Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi đất, mũi cà Mau
5 - Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có cái mũi rất thính
6 - Đơn vị quân đội: Mũi quân bên trái
Như vậy mỗi từ ứng với những phạm vi, sự vật hiện tượng khác nhau như:
Mũi 1 - ứng với "động vật,bộ phận cơ thể của chúng"
Mũi 2 - ứng với vũ khí
Mũi 3 - ứng với thuyền bè
Tóm lại, căn cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi, các lĩnh vực sự vật, hiện tượng thực tế khác nha ứng với từ
* Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm:
Đứng 1. (ở tư thế ) (thân hình thẳng góc với mặt nền) (trên hai chân):
Nhiều người đứng truớc nhà; đứng nghiêm
2.(Hoạt động )(A tác động đến A)(làm cho mình dừng lại):
Đang đi bỗng dừng lại
3. (Đặc điểm)(thẳng góc, không nghiêng lệch):
Cây cột chôn rất đứng, Cắt cho đứng áo
Các nét nghĩa, nhất là các nghĩa phạm trù của ba ý nghĩa mà từ đứng diễn đạt rất khác nhau. Mỗi ý nghĩa là một cấu trúc biểu niệm tương đối độc lập với nhau.chúng ta nói, từ đứng là một từ nhiều nghĩa biểu niệm
Sau đây là những căn cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu niệm của từ:
1. ý nghĩa từ loại khác nhau và đi kèm với chúng là cacs từ khác nhau. Một hình thức ngữ âm có thể hoạt động trong bao nhiêu đặc điểm ngữ pháp và có bao nhiêu ý nghĩa từ loại khác nhau thì nó có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm.
Thí dụ: Các từ thịt, muối có hai ý nghĩa biêu niệm ví có đặc điểm ngữ pháp của danh từ chất liệu và của động từ hoạt động.
Thịt: 1.(Sự vật: chất liệu) (lấy từ cơ thể động vật)
2. (Hoạt động) (tác động đến X,X là động vật) (để lấy thịt làm thực phẩm): Thịt một con gà
Muối: 1. .(Sự vật:chất liệu) (lấy từ nước biển bốc hơi) (có vị mặn):
 Một kilô muối
2. (Hoạt động) (tác động đến X,X là các thực phẩm tươi) (với muối làm nguyên liệu):
 Muối dưa
2. Đặc điểm ngữ pháp và đi kèm với chúng là các ý nghĩa ngữ pháp của các từ loại nhỏ trong một từ loại lớn.Một hình thức ngữ âm,tuy còn thuộc một từ loại lớn nhưng có thể hoạt động trong những đặc điểm ngữ pháp khác nhau của các tiểu loại trong từ loại lớn đó thì cũng là một từ có nhiều nghĩa biểu hiện.
Như nghĩa 1 và 2 của từ đứng. Cả hai nghĩa này tuy cùng thuộc từ loại động từ,nhưng nghĩa 1 có đặc điểm ngữ pháp và ý nghiã ngữ pháp chỉ "hoạt động làm cho mình ở tư thế" và nghĩa 2 có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của các từ chỉ hoạt động "hoạt động làm cho mình dời chỗ - dừng lại". Do đó chúng ta có hai nghĩa biểu niệm.
Từ đi có những nghĩa biểu niệm như sau:
ĐI: 1.(Hoạt động) ( A tác động đến A) ( làm cho A dời chỗ) ( theo cách thức)
2. (Hoạt động) ( A tác động đến A ) (làm cho A dời chỗ) ( theo hướng xa dời vị trí xuất phát): Anh ấy đi rồi, mang cuốn sách đi
3. (Hoạt động) ( A cùng xuất hiện với B,C) ( tạo ra sự phù hợp, hợp hay không với nhau): màu đ ... thành có biểu hiện rõ rệt.
(11) Từ dùng trong một số tổ hợp tính từ để biểu thị một điều kiện, giả thiết mà nội dung do tính từ biểu đạt.
(12) Từ biểu thị sự đột nhiên nhận thấy, đột nhiên nhận thức được điều trước đó không ngờ tới.
II. Ký hiệu hoá học của nguyên tố rađium
Như nghĩa từ điển I(2)
64
Ngoài
1) Phía vị trí không thuôvj phạm vi xác định.
2) Tập hợp vị trí tuỳ thuộc vào phạm vi được xác định, nhưng nằm ở ranh giới hướng ra ngoài.
3) phía trước so với phía sau.
4)Vùng vị trí ở phía Bắc so với mốc được xác định.
5) Khoảng thời gian sau thời điểm được xác định làm mốc.
6) Phạm vi những gì không trong phạm vi được xác định.
Như nghĩa từ điển (1)
65
Quen
1) Do có tiếp xúc hoặc có quan hệ mà đã hiểu biết thông thuộc. Người quen
2) Đã làm nhiều lần trong sinh hoạt đến mức thành nếp, hoặc đã tiếp xúc nhiều lần trong đời sống đến mức hoàn toàn thích nghi. Quen dậy sớm
Như nghĩa từ điển (2)
66
Thói
Lối, cách sống hay hoạt động thường không được tốt, được lặp lại lau ngày thành quen.
Như nghĩa từ điển
67
Cũ
1) Được dùng đã lâu và không còn nguyên như trước nữa.
2) Thuộc về quá khứ.
3/ Vốn có từ lâu hoặc vốn quen biết từ trước
Như nghĩa từ điển (3)
68
ếch
Loài ếch nhái, không đuôi, thân ngắn, da trơn, sống ở đầm ao, thịt ăn được.
Như nghĩa từ điển 
69
Nghênh ngang
1/ Không sợ không kính nể ai
2/ Không có thứ tự
3/ Để bừa bãi
Như nghĩa từ điển (1)
70
đi
I - ĐT 1/ Chuyển dời mình theo một tốc độ bình thường, không một thời điểm nào không có chân chạm đất, nói người chuyển dời mình bằng những bước liên tiếp, không bước nào cả hai chân cùng nhấc khỏi mặt đất.
2/ ding một phương tiện giao thông để chuyển dời mình.
3/ Dẫn tới
4/ Đến một nơi để làm công việc hàng ngày hay thường làm.
5/ Đến một nơi để làm công việc đặc biệt trong một thời gian.
6/ Đến một nơi để thải phân và nước tiểu
7/ Nhận ở xa nhà một nhiệm vụ
8/ Bị giam giữ ở xã nhà, xa địa phương mình
9/ sống ở xa nhà theo quy định của một tôn giáo.
10/ chuyển làm một nghề, một việc
11/ màng vào chân hoặc vào tay, để che
12/ chuyên làm một nghề, một việc
13/ theo dõi, nghiên cứu, nhằm một mục đích
14/ chết, tắt nghỉ
II - phó từ
III tình thái từ 
Như nghĩa từ điển I(1)
71
Lại
I - đg: 1/ tên gọi chung viên chức sơ cấp chuyên làm công viẹc bàn giấy trong bộ máy nhà nước phong kiến
2/ Di chuyển ngược chiều với sự di chuyển vừa nói đến trước đó
3/ Di chuyển trong phạm vi gần, đến chỗ của mình hoặc đến chỗ người thân quen
4/ Đi đến một chỗ nào đó trong phạm vi rất gần
5/ Từ biểu thị sự lặp lại, sự tái diễn của một hoạt động vì lý do nào đó thấy là càn thiết.
6/ Từ dùng phối hợp với đi trước đó để biểu thị sự lặp, sự tái diễn nhiều lần của cùng một hành động, hai hiện tượng trù
7/ từ biểu thị tính chất ngược chiều của một hoạt động
8/ Từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm quy tụ về một chỗ.
9/ Từ biểu thị hướng thu nhỏ, thu hẹp của hoạt động hay qúa trình. 
10/ Từ biểu thị hướng của hoạt động nhằm kìm giữ, kìm hãm, không để cho mở rộng, vận động phát triển.
11/ Từ biểu thị khả năng đối phó được, đối phó có hiệu quả.
12/ trở ngược về trạng thái cũ như trước khi có sự biến đổi. 
Như nghĩa từ điển (2)
72
Khắp
1/ tên một làn điệu dân ca của dân tộc Thái
2/ đủ hết tất cả, không sót, không trừ một nơi nào hoặc một ai.
Như nghĩa từ điển (2)
73
Nơi
1/ Phần không gian mà người hay vật nào đó chiếm được hoặc ở đấy xảy ra sự việc nào đó.
2/ từ dùng được chỉ mà không nói rõ ra ngươi đặt quan hệ yêu đương để lấy làm vợ, chồng.
Như nghĩa từ điển (1)
74
Cất
1/ Nhấc lên, đưa lên
2/ Nhấc lên đưa lên làm cho bắt đầu hoạt động
3/ Làm vang lên
4/ Nhấc lên để bỏ ra khỏi người
5/ Để vào một chỗ nhất định
6/ Lấy đi không cho vào
Như nghĩa từ điển (3)
75
Tiếng
1/ Cái mà tai có thể nghe được
2/ Âm tiết trong tiếng Việt, về mặt là đơn vị thường có nghĩa, dùng trong chuỗi lời nói
3/ ngôn ngữ
4/ Giọng nói riêng của một người hay cách phát âm riêng của một vùng nào đó
5/ lời nói của một cá nhân nào đó. Khoảng thời gian một giờ đồng hồ
Như nghĩa từ điển (1)
76
Kêu
1/ Gọi, phát ra từ miệng của người, hoặc động vật
2/ Than vãn, nài nỉ
Như nghĩa từ điển (1)
77
ồm ộp
Âm thanh phát ra từ miệng của động vật to và vang động
Như nghĩa từ điển 
78
Nó
 1/ Từ dùng chỉ người hoạt vật ở ngôi thứ 3
 2/ Từ dùng để chỉ người hoặc sự vật nêu nên trước đó, có tính chất như nhắc lại để nhấn mạnh
Như nghĩa từ điển (2)
79
Nhâng nháo
Nghêng ngang không coi ai ra gì
Như nghĩa từ điển 
80
đưa
1/ Dải đất làm giới hạn cho một vùng nước hoặc ngăn giữ nước.
2/ Hàng cây dày rậm, vật liệu xây dựng nhằm làm giới hạn cho một vùng đất giới hạn cho một vùng đất nhất định
3/ Chỗ nhô lên cao và bao quanh một khoảng lõm
Như nghĩa từ điển (5)
81
Cặp
1/ Đồ dùng bằng da, vải, nhựa có ngăn dùng đựng giấy tờ, sách vở mang đi
2/ giữ chặt lại bằng vật nào đó
3/ Đặt nhiệt kế vào nách đo thân nhiệt
4/ Tập hợp hai vật, hai cá thể cùng loại đi đôi với nhau thành một thể thống nhất
5/ đi đôi với nhau thành một
Như nghĩa từ điển (4)
82
Mắt
1/ Cơ quan để nhìn của người hay động vật
2/ chỗ lồi lõm giống hình con mắt mang chồi, ở thân một số cây
3/ lỗ hở đều đặn ở các đồ đan
4/ bộ phận giống hình còn mắt ở ngoài vỏ một số quả.
Như nghĩa từ điển (1)
83
Nhìn (đg)
1/ đưa mắt về một hướng nào đó để thấy
2/ để mắt tới, quan tâm chú ý tới
3/ xem xét để thấy và biết được
4/ (Vật xây dựng hay được bố trí, sắp xếp) có mặt chính quay về phía, hướng về.
Như nghĩa từ điển (1)
84
Lên
1/ Di chuyển đến 1 chỗ, một vị trí cao hơn. Lên bờ
2/ Di chuyển đến 1 vị trí phía trước. Lên hàng đầu
3/ Tăng số lượng hay đạt 1 mức, 1 cấp bậc cao hơn. Hàng lên giá
4/ (Trẻ con) Đạt mức tuổi bao nhiêu đó (Từ 10 trở xuống). Năm nay cháu lên mấy.
5/ (Dùng trước d) Phát triển đến chỗ dần dần hình thành và hiện ra cụ thể trên bề mặt hay bề ngoài. lên mụn nhọt.
6/ (Dùng trước d) Làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh hoặc ở vào trạng thái có thể phát huy đầy đủ tác dụng. Lên kế hoạch
7/ Từ biểu thị hướng di chuyển đến một vị trí cao hơn. Đứng lên
8/ Từ biểu thị phạm vi hoạt động ở mặt trên của sự vật. Đặt lọ hoa lên bàn
9/ Từ biểu thị hướng phát triển của hoạt động tính chất từ ít đến nhiều, từ không đến có. Lớn lên
Như nghĩa từ điển I(1)
85
Bầu trời
Khoảng không gian ta nhìn thấy được như một hình vòm úp tren mặt đất.
Như nghĩa từ điển 
86
Chả
1/ Món ăn từ thịt, cá... băm hoặc dã nhỏ, ướp gia vị rồi rán hoặc nướng
2/ Như chẳng
Như nghĩa từ điển (2)
87
thèm
1/ có cảm giác được hưởng điều gì đó
2/ Dùng có kèm ý phủ định, hàm ý coi thường
Như nghĩa từ điển (2)
88
để ý
Có sự xem xét, theo dõi, để tâm chí đến trong một lúc nào đó
Như nghĩa từ điển 
89
đến
I- Đgt:
1/ có tại một nơi nào đó sau một quá trình di chuyển từ nơi khác
2/ bắt đầu hoặc băt đầu xảy ra một lúc nào đó (nói về một khoảng thời gian hoặc một hiện tượng sự việc cụ thể) tuổi già đã đến
II - kết từ
III - trợ từ (kng)
Như nghĩa từ điển I(2)
90
Xung quanh
Khoảng không gian bao quanh một sự vật
Như nghĩa từ điển 
91
Nên
1/ thành ra được
2/ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả trực tiếp của điều vừa nói đến
3/ Biểu thị điều đang nói đến là hay, có lợi, thực hiện được thì tốt hơn
Như nghĩa từ điển (2)
92
đã
1/ Khỏi hẳn bệnh
2/ hết cảm giác khó chịu do nhu cầu sinh lý
3/ biểu thị sự việc được nói đến, xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc
4/ nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định của một nhận xét
5/ biểu thị một điều được coi là dĩ nhiên nhằm bổ sung một điều khác quan trọng hơn
Như nghĩa từ điển (3)
93
bị
1/ đồ đựng đan bằng cói, có quai xách
2/ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay, là đối tượng của một hành vi không có lợi đối với mình.
Như nghĩa từ điển (2)
94
Một
1/ Số đầu tiên trong số đếm
2/ Đơn độc
3/Từ biểu thị tính chất lần lượt của từng đơn vị giống nhau nối tiếp nhau
4/ từ biểu thị tính chất toàn khối không thể chia cắt hoặc tính chất thống nhất, nhất trí như một khối.
5/ từ biểu thị tính chất nguyên toàn khối, không sót một thành phần nào cả.
Như nghĩa từ điển (2)
95
Con trâu
Loài động vật nhai lại, sừng rỗng cong, lông thưa, thường có màu đen ưa đầm nước, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hoặc lấy sữa.
Như nghĩa từ điển 
96
đi
I - ĐT 1/ Chuyển dời mình theo một tốc độ bình thường, không một thời điểm nào không có chân chạm đất, nói người chuyển dời mình bằng những bước liên tiếp, không bước nào cả hai chân cùng nhấc khỏi mặt đất.
2/ ding một phương tiện giao thông để chuyển dời mình.
3/ Dẫn tới
4/ Đến một nơi để làm công việc hàng ngày hay thường làm.
5/ Đến một nơi để làm công việc đặc biệt trong một thời gian.
6/ Đến một nơi để thải phân và nước tiểu
7/ Nhận ở xa nhà một nhiệm vụ
8/ Bị giam giữ ở xã nhà, xa địa phương mình
9/ sống ở xa nhà theo quy định của một tôn giáo.
10/ chuyển làm một nghề, một việc
11/ màng vào chân hoặc vào tay, để che
12/ chuyên làm một nghề, một việc
13/ theo dõi, nghiên cứu, nhằm một mục đích
14/ chết, tắt nghỉ
II - phó từ
III tình thái từ 
Như nghĩa từ điển I(1)
97
Qua
1/ di chuyển từ phía bên này sang phía bên kia của một sự vật nào đó
2/ sống hết quãng thời gian còn lại
3/ thời gian trôi đi hoặc thuộc về quá khứ
4/ chịu tác động trực tiếp của cả một quá trình nào đó
5/ làm việc một cách nhanh, không dừng lâu
6/ Từ biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định
7/ Người lớn tuổi tự xưng một cách thân mật khi nói với vai em, vai dưới 
Như nghĩa từ điển (1)
98
Giẫm
Đặt bàn chân lên để đè mạnh
Như nghĩa từ điển 
99
bẹp
1/ bị biến dạng và thể tích nhỏ hẳn đi do tác động của lực ép
2/ ở tình trạng mất hết khả năng vận động, tựa như bị ép chặt vào một nơi
Như nghĩa từ điển (1)
Phần kết luận
1. Trông văn bản “ếch ngồi đáy giếng” tác giả đã sử dụng 99 từ không kể các hư từ , các danh từ riêng. Không có trường hợp nghĩa văn bản nào nằm ngoài nghĩa từ điển.
2. nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh và trạng thái động có quan hệ với nhau chặt chẽ phần lớn các trường hợp nghĩa của từ ở trạng thái động là sự hiện thực hoá một trong số các nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh. Nhưng cũng có trường hợp mà nghĩa của tử ở trạng thái động khác nghĩa với từ ở trạng thái tĩnh. Đó là sự chuyển nghĩa lâm thời của từ gắn với nhu cầu biểu thị tu từ nhất định.
3. Việc tìm hiểu nghĩa của từ có tác dụng xác định nghĩa của toàn bộ văn bản một cách có cơ sở. Chúng tôi nghĩ rằng cần mở rộng việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ ở trạng thái các văn bản được dạy trong chương trình, có như thế chúng ta dễ dàng thực hiện tích hợp trong giảng dạycũng như nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản cũng như phân môn Tập làm văn trong chương trình trung học cơ sở.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thơm
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Hữu Châu Từ vựng ngữ nghĩa NXB giáo dục 1989
2. Hoàng Phê Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng năm 2001
3. Phan Văn Các Từ điển Hán Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docech ngoi day gieng.doc