Bài tập trắc nghiệm về Ôxit

Bài tập trắc nghiệm về Ôxit

 Bài 1: Hãy chọn định nghĩa chính xác nhất về ôxit trong các phương án sau:

 A.Ôxit là hợp chất của các nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là ôxi.

 B.Ôxit là hợp chất có chứa nguyên tố ôxi.

 C.Ôxit là hợp chất của kim loại và ôxi.

 D.Ôxit là hợp chất của phi kim và ôxi.

 E.Ôxit là hợp chất của ôxi và một nguyên tố khác.

Bài 2: Ôxit bazơ nào sau đâyđược dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm?

 A. CuO B. ZnO C. CaO D. PbO

 

doc 33 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 4198Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm về Ôxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm về ôxit:
 Bài 1: Hãy chọn định nghĩa chính xác nhất về ôxit trong các phương án sau:
 A.Ôxit là hợp chất của các nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là ôxi.
 B.Ôxit là hợp chất có chứa nguyên tố ôxi.
 C.Ôxit là hợp chất của kim loại và ôxi.
 D.Ôxit là hợp chất của phi kim và ôxi.
 E.Ôxit là hợp chất của ôxi và một nguyên tố khác.
Bài 2: Ôxit bazơ nào sau đâyđược dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm?
 A. CuO B. ZnO C. CaO D. PbO
Bài 3: Ôxit axit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm ( chất làm khô ) trong phòng thí nghiệm?
 A. SO2 B. SO3 C. N2O5 D. P2O5
Bài 4: Ôxit nào sau đây là ôxit lưỡng tính?
 A. CaO B. ZnO C. NiO D. BaO
Bài 5: Ôxit nào sau đây là ôxit trung tính?
 A. NO B. N2O5 C. P2O5 D. Cl2O7
Bài 6: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua : 
 A. H2SO4 B. NaOH rắn C. CaO D. KOH rắn
Bài 7: Nồng độ khí CO2 trong không khí tăng làm ảnh hưởng đến môi trường là do:
 A. Là khí độc C. Tạo ra bụi
 B. Làm giảm lượng mưa D. Gây hiệu ứng nhà kính
Bài 8: Cho các chất : N2O5, NO, NO2, N2O, N2O3. Chất có thành phần % khối lượng của ôxi nhỏ nhất là: 
 A. N2O5 B. NO C. NO2 D. N2O E. N2O3
Bài 9: Ôxit nào sau đây giàu ôxi?
 A. Al2O3 B. N2O3 C. P2O5 D. Fe3O4
Bài 10: Nếu hàm lượng của Fe là 70% thì đó là ôxit nào trong các ôxit sau?
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không có ôxit nào phù hợp
Bài 11: Các chất dưới đây , chất nào có phần trăm khối lượng của ôxi lớn nhất ?
 A. CuO B. Cu2O C. CuSO4 D. SO2 E. SO3
Bài 12: Hãy chọn chất có phần trăm khối lượng Fe lớn nhất trong các chất sau:
 A. FeS B. FeS2 C. FeO D. Fe2O3 E. Fe3O4
Bài 13: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau:
 A.Ôxit axit là ôxit của phi kim.
 B. Nước là ôxit.
 C.Chỉ kim loại mới tạo ra ôxit bazơ.
 D.Chỉ phi kim mới tạo ra ôxit axit.
Bài 14: Nối chất ở cột A với chất có thể tác dụng được ở cột B và viết phương trình hóa học.
 A B
 1. Natri ôxit a. Nước
 2. Nhôm ôxit b. Dung dịch axit sunfuric loãng
 3. Cacbon điôxit c. Dung dịch canxihiđrôxit
 4. Lưu huỳnh tri ôxit d. Vôi sống
Bài 15: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dung hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1 . Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
 A. 20% và 80% B. 30% và 70%
 C. 40% và 60% D. 50% và 50%
Bài 16: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1 . Khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
 A. 1,1g và 2,1g B. 1,4g và 1,8g
 C. 1,6g và 1,6g D. 2,0g và 1,2g
Bài 17: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
 A. 0,1mol B. 0,15mol C. 0,2mol D. 0,25mol
Bài 18: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Khối lượng của CuCl2 và FeCl3 trong hỗn hợp lần lượt là: 
 A. 2,7g và 3,25g B. 3,25g và 2,7g
 C. 0,27g và 0,325g D. 0,325g và 0,25g
Bài 19: Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 ( trong đó mỗi chất chiếm 50% khối lượng ) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là:
 A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 1:3
Bài 20: Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 ( có khối lượng bằng nhau ) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối là CuCl2 và FeCl3. Tỉ số khối lượng của 2 muối thu được là: 
 A. 0,38 B. 0,83 C. 0,5 D. không xác định được
Bài 21: Cho a gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. Giá trị của a là: 
 A. 1,6g B. 2,4g C. 3,2g D. 3,6g
Bài 22: Cho 3,2g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 1M thu dược dung dịch chứa 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1. V có giá trị là:
 A. 50ml B. 100ml C. 150ml D. 200ml
Bài 23: Khử hoàn toàn 0,25 mol Fe3O4 bằng H2. Sản phẩm hơi cho hấp thụ vào 18g dung dịch H2SO4 80%. Sau khi hấp thụ nồng độ H2SO4 là: 
 A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%
Bài 24: Khử 16g Fe2O3 bằng CO dư, sản phẩm khí thu được cho đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là: 
 A. 10g B. 20g C. 30g D. 40g
Bài 25: Khử hoàn toàn 6,4g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng H2 thấy tạo ra 1,8g H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là : 
 A. 4,5g B. 4,8g C. 4,9g D. 5,2g
Bài 26: Cho 2,32g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 ) tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: 
 A. 0,04lít B. 0,08lít C. 0,12lít D. 0,16lít
Bài 27: Khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO với phần trăm khối lượng tương ứng là 66,67% và 33,33% bằng luồng khí CO vừa đủ , tỉ lệ mol khí CO2 tạo ra từ 2 ôxit kim loại tương ứng là: 
 A. 9:4 B. 3:1 C. 2:3 D. Kết quả khác
Bài 28: X là một ôxit sắt. Biết 1,6g X tác dụng vừa hết với 30ml dung dịch HCl 2M. X là ôxit nào của sắt?
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Bài 29: Một ôxit sắt trong đó ôxi chiếm 30% khối lượng. Công thức của ôxit sắt đó là: A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được
Bài 30: Khử 4,64g hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn B. Khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97g kết tủa.
 1.Khối lượng của chất rắn B là: 
 A. 4,4g B. 4,84g C. 4,48g D. 4,45g
 2. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HNO3 thu được 2 khí NO và NO2 có tỉ lệ mol 1:1. Tổng thể tích của 2 khí này là: 
 A. 0,1523lít B. 0,1269lít C. 0,1692lít D. 0,1629lít
Bài 31: Cho những cặp chất sau: 
 1.K2O và CO2 4. KOH và CO2 7. CaO và NaOH
 2.CO và K2O 5. CaO và SO3 8. Fe2O3 và H2O
 3.K2O và H2O 6. P2O5 và H2O
 Hãy cho biết những cặp chất trên , cặp nào tác dụng với nhau?
 A. 1,2,3,4,6,7 C. 1,2,3,4,5,6,8
 B. 1,3,4,5,6 D. 2,3,4,5,6
Bài 32: Hòa tan hoàn toàn 10,2g một ôxit kim loại có hóa trị III cần 331,8g dung dịch H2SO4 thì vừa đủ , dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Công thức phân tử của ôxit kim loại là công thức nào?
 A. Fe2O3 B. Al2O3 C. Cr2O3 D. Mn2O3
Bài 33: Hòa tan hoàn toàn 10,2g Al2O3 và 4g MgO trong 245g dung dịch H2SO4. Để trung hòa lượng axit còn dư phải dùng 400ml dung dịch NaOH 0,5M. Nồng độ % dung dịch H2SO4 ban đầu là: 
 A. 15% B. 25% C. 22% D. 20%
Bài 34: Để phân biệt khí CO2 và SO2 ta cần dùng:
 A. Dung dịch Ca(OH)2 C. A đúng
 B. Dung dịch KMnO4 hay dung dịch brôm D. Tất cả đều sai
Bài 35: Nhận biết các chất bột màu trắng : CaO, Na2O, MgO, P2O5, ta có thể dùng các cách sau: 
 A.Dùng dung dịch HCl
 B.Hòa tan vào nước và dùng phênolphtalêin
 C.Hòa tan vào nước và dùng quỳ tím
 D.Tất cả đều đúng
Bài 36: Nhận biết 4 gói bột màu đen: CuO, MnO2, Ag2O, FeO, ta có thể dùng các cách sau: 
 A.Dung dịch H2SO4
 B.Dung dịch HCl
 C.Dung dịch HNO3 loãng
 D.Tất cả đều sai.
Bài tập trắc nghiệm về axit:
 Bài 1: Điền đúng ( Đ ), sai (S) vào các câu sau: 
 a. Trong dịch vị dạ dày có axit clohiđric giúp cho sự tiêu hóa thức ăn được dễ dàng.
 b. Dung dịch axit có vị chua.
 c. Axit là sản phẩm của ôxit axit tương ứng kết hợp với H2O.
 d. Chỉ phi kim mới tạo ra axit. 
 Bài 2: Cần điều chế một lượng CuSO4, phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric nhất?
Axit sunfuric tác dụng với đồng kim loại.
Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) ôxit.
Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) hiđrôxit.
Phương pháp B và C. 
 Bài 3: Các câu sau đúng hay sai?
 a. Axit H2SO4 đặc chỉ phản ứng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. 
 b. Axit H2SO4 đặc phản ứng với cả kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
 c. Axit H2SO4 đặc , nóng phản ứng với tất cả các kim loại. 
 d. Axit H2SO4 đặc phản ứng với kim loại không giải phóng hiđrô. 
 Bài 4: Cho m gam hỗn hợp Cu, Zn, Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được ( m + 62 )g muối khan. Nung hỗn hợp muối khan trên đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng là: 
 A. (m+8)g B. (m+16)g C. (m+4)g D. (m+31)g.
 Bài 5: Cho 29g hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6g muối khan. Giá trị của V là: 
 A. 6,72lít B. 13,44lít C. 22,4lít D. 4,48lít.
 Bài 6: Cho 2,81g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là: 
 A. 5,81g B. 5,18g C. 6,18g D. 6,81g.
 Bài 7: Để tác dụng hết với 20g hỗn hợp gồm Ca và MgO cần Vml dung dịch HCl 2M . Thể tích V đó là: 
 A. 400ml B. 450ml C. 500ml D. 550ml.
 Bài 8: Cho 20g hỗn hợp Mg và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 ở đktc và dung dịch A. Cho NaOH dư vào A, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 28g. Giá trị của V là: 
 A. 11,2lít B. 22,4lít C. 1,12lít D. 2,24lít.
 Bài 9: Cho 4,2g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl được 2,24lít H2 ở đktc. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là: 
 A. 9,75g B. 9,5g C. 6,75g D. 11,3g.
 Bài 10: Để trung hòa 200ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO 0,1M cần dùng V ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M . V có giá trị là: 
 A. 400ml B. 500ml C. 300ml D. 250ml.
 Bài 11: Cần điều chế một lượng đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tốn axit sunfuric nhất?
 A. H2SO4 tác dụng với Cu. B. H2SO4tác dụng với CuO.
 C. H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2. D. H2SO4 tác dụng với Cu2O.
 Bài 12: Khí O2 bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất ? 
 A. Nước B. Dung dịch H2SO4 loãng.
 C. Dung dịch CuSO4 loãng. D. Dung dịch Ca(OH)2.
 Bài 13: Từ 176g FeS điều chế được bao nhiêu gam H2SO4? ( Giả sử các phản ứng đều có hiệu suất 100%).
 A. 64g B. 128g C. 196g D. 192g.
 Bài 14: Cho hỗn hợp gồm 0,1mol Ag2O và 0,2mol Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng được hỗn hợp muối khan A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng là: 
 A. 26,8g B. 13,4g C. 37,6g D. 34,4g.
 Bài 15: cho a gam hỗn hợp gồm CaS và FeO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của A là: 
 A. 1,4g B. 1,6g C, 2,6g D. 3,6g.
 Bài 16: Để tác dụng hết 40g Ca cần V ml dung dịch HCl. Nếu để tác dụng hết với V ml dung dịch HCl đó thì khối lượng MgO cần lấy là: 
 A. 36g B. 38g C. 40g D. 42g.
 Bài 17: cho a gam kim loại đồng tác dụng hết với axit H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí (đktc).Oxi hóa toàn bbộ lượng khí sinh ra bằng O2 (giả sử hiệu suất là 100%) rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với nước được 200g dung dịch H2SO4 19,6%. Giá trị của A là: 
 A. 19,2g B. 25,6g C. 32g D. 38,4g.
 Bài 18: Cho a gam CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200g dung dịch CuSO4 nồng độ 16%. Giá trị của A là: 
 A. 12g B. 14g C. 15g D. 16g.
 Bài 19: Cho 1,44g kimloại M có hóa trị II vào dung dịch H2SO4 loãng dư , phản ứng xong thu được 1,344lít H2 ở đktc và dung dịch A. Khối lượng muối trong dung dịch A là: 
 A. 7,2g B. 8,4g C. 9,6g D. 12g.
 Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,24g bột ... 
 b. Dự đoán các kim loại A, B, C, D có thể là những kim loại nào ?
 c. Thay A, B, C, D bằng một kim loại cụ thể và viết PTHH của các phản ứng trong hnững thí nghiệm trên.
 Bài 27: Có những kim loại : Na, Cu, Fe, Al, Mg. Hãy chọn kim loại có tính chất hóa học sau và viết PTHH minh họa:
 a.Tác dụng với dd axit và dd kiềm. 
 b. Tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường.
 c. Không tác dụng với dd HCl và dd H2SO4 loãng.
 d. Không tác dụng với dd H2SO4 loãng nhưng tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng. 
 e. Đẩy được đồng ra khỏi dd muối đồng. 
 Bài 28: Cho 1g bột sắt tiếp xúc với O2 một thời gian thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41g. Giả sử chỉ tạo thành một ôxit sắt duy nhất thì đó là ôxit nào?
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không có ôxit nào phù hợp.
 Bài 29: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1mol Fe2O3 và 0,2mol FeCl3 vào dd HCl được dd A. Cho dd A tác dụng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa mang nung đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng :
 A. 30g B. 31g C. 32g D. 34g E. Kết quả khác.
 Bài 30: Em hãy cho biết tên của các kim loại có tính chất sau: 
 a. Là chất lỏng ở điều kiện thường .
 b. Dùng để hàn kim loại do có nhiệt độ nóng chảy thấp.
 c. Dùng làm tấm chắn bảo vệ cho người làm việc trong phòng X quang ( chụp phim)
 d. Bị chảy ra khi cầm trên tay.
 Bài 31: Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau: 
A
B
1. Al
2. Cu
3. Hg
4. Ag
a. Dung dịch HCl
b. Dung dịch ZnSO4
c. Dung dịch Hg(NO3)2
 d. Dung dịch H2SO4
 Bài 32: Điền đúng (Đ), sai(S) vào các câu sau: 
 a. Kim loại có tính cứng, không tác dụng được với nước.
 b. Kim cương là kim loại vì có ánh kim.
 c. Chỉ kim loại mới có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
 d. Dùng giấy nhôm để gói kẹo, bao gói thực phẩm vì nhôm dẻo có thể cán rất mỏng, nhẹ và không gây độc hại cho con người. 
 e. Bạc, nhôm được phủ lên mặt sau của gương do chúng có tính phản xạ ánh sáng tốt.
Bài 33: Nối chất ở cột A với chất có thể tác dụng được ở cột B, viết PTHH.
A
B
Natri 
Sắt
Đồng
 a.Dung dịch đồng (II) sunfat
 b. Dung dịch axit sunfuric loãng
 c. Dung dịch natri hiđrôxit
 d. Dung dịch axit clohiđric
 e. Dung dịch magiê clorua
Bài 34: Thả 2 miếng kẽm có khối lượng như nhau vào 2 dung dịch : CuSO4(1) và AgNO3 (2) có cùng nồng độ là Cmol/l. Sau cùng một thời gian, nhấc 2 miếng kẽm ra . Hiện tượng nào sau đây là đúng? Giải thích.
 A. Khối lượng cả 2 miếng kẽm giảm.
 B. Khối lượng cả 2 miếng kẽm tăng.
 C. Khối lượng miếng kẽm ở dung dịch (1) tăng; còn khối lượng miếng kẽm ở dung dịch (2) tăng.
 D. Khối lượng miếng kẽm ở dung dịch (1) giảm; còn kkhối lượng miếng kẽm ở dung dịch (2) tăng.
Bài 35: Nhúng một miếng kẽm nặng 5g vào dung dịch FeSO4, sau một thời gian lấy ra cân lại thấy còn 4,55g, rồi cho tác dụng tiếp với dung dịch HCl dư. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng bình đựng axit tăng thêm là: 
 A. 5g b. 4,55g C. 4,4g D. Kết quả khác.
Bài 36: Nối chất cho ở cột A với chất có thể tác dụng được ở cột B, viết PTHH.
A
B
Sắt
Nhôm
a.Khí ôxi
b. khí clo
c. Dung dịch H2SO4 loãng
d. H2SO4 đặc nguội 
e. Dung dịch NaOH
g. Dung dịch FeSO4.
Bài 37: Cho 300ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hếtvới dung dịch muối của kim loại R hóa trị (III) thì được 10,7g bazơ không tan.
 a. Kim loại R là: A. Al(NTK: 27) B. Fe(NTK: 56) C. Cr(NTK: 52)
 b. Viết các PTHH để điều chế kim loại R từ bazơ tương ứng.
Bài 38: Hãy ghép cụm từ bên trái với cụm từ bên phải để được đáp số đúng nghĩa hóa học.
 1. Cu và Ag A. Tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm.
 2. Fe và Mg B. Tan một phần trong dung dịch HCl dư.
 3. Hỗn hợp Al và Zn C. Đều không tan trong dung dịch HCl dư.
 4. Hỗn hợp Fe và Ag D. Chỉ tan một phần trong dung dịch kiềm dư.
 5. Hỗn hợp Al và Cu E. Tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
Bài 39: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4? Hãy giải thích và viết PTHH.
 A. Zn B. Al C. Fe D. Cu.
Bài 40: Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24lít khí (ở đktc). Thành phần % của hỗn hợp kim loại là : 
 A. 38,1% và 61,9% B. 39% và 61%
 C. 40% và 60% D. 35% và 65%
Bài 41: Khi cho luồng khí hiđrô (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: 
 A. Al, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
 C. Al2O3, Fe, Cu, Mg. D. Al, Fe, Cu, MgO.
Bài 42: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm:
 A. Zn B. Mg C. Al D. AgNO3.
Bài 43: Cho 9,2g một kim loại M (hóa trị từ I đến III) phản ứng với khí clo dư tạo thành 223,4g muối. M là kim loại nào sau đây:
 A. Fe B. Al C. K D. Na.
Bài 44: Cho các cặp chất sau đây:
 1. H2SO4 và KHCO3. 2. K2CO3 và NaCl.
 3. MgCO3 và H2SO4 4. NaOH và HCl
 5. Ba(OH)2 và K2CO3 6. CaCl2 và Na2CO3.
 7. NaNO3 và H2SO4.
 Hãy cho biết trong các cặp chất trên, cặp nào tác dụng với nhau: 
 A. 1,2,3,4,5. B. 1,3,4,5,6. C. 2,3,4,6,7. D. 3,4,5,6,7.
Bài 45: Cho 32g ôxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí cacbon ôxit thì thu được 22,4g chất rắn. Công thức của ôxit sắt là công thức nào sau đây: 
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định được.
Bài 46: Cho lá sắt có khối lượng 5,6g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra , rửa nhẹ, làm khô và cân thấy khối lượng lá sắt là 6,4g. Khối lượng muối được tạo thành là : 
 A. 15,2g B. 15,5g C. 16g D. 17,2g.
Bài 47: Hòa tan hoàn toàn 0,56g sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng 19,6% vừa đủ. Khối lượng dung dịch H2SO4 loãng nói trên cần dùng là bao nhiêu để hòa tan sắt (trong các số dưới đây) ? 
 A. 6g B. 5,5g C. 5g D. Kết quả khác.
Bài 48: Khí X có tỉ khối đối với ôxi bằng 1,0625. Đốt 3,4g khí X người ta thu được 2,24lít khí SO2 (đktc) và 1,8g H2O. X có công thức phân tử là: 
 A. SO2 B. SO3 D. H2S D. Trường hợp khác.
Bài 49: Cho 10g hỗn hợp bột các kim loại sắt và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng 11g. Thành phần % theo khối lượng của sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu là: 
 A. 35% và 65% B. 40% và 60%
 C. 50% và 50% D. 70% và 30% 
Bài 50: Tính axit của dung dịch mỗi chất giảm dần từ trái sang phải trong dãy nào sau đây: 
 A. HI > HBr > HCl > HF. B. HF > HCl > HBr > HI.
 C. HBr > HI > HCl > HF. D. HCl > HBr > HF > HI.
Bài 51: Ngâm một lá đồng sạch trong dung dịch bạc nitrat. Câu trả lời nào sau đây là đúng:
 A. Bạc được giải phóng, nhưng đồng không biến đổi.
 B. Đồng bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng. 
 C. Không có hiện tượng gì xảy ra. 
 D. Tạo ra kim loại mới là bạc và đồng (I) nitrat.
Bài 52: Cho 1,38g một kim loại X có hóa trị I tác dụng hoàn toàn với nước cho 2,24 lít khí hiđrô (đktc). X là kim loại nào sau đây:
 A. Li B. Na C. Pb D. Cs.
Bài 53: Cho lá kẽm có khối lượng 50g vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau một thời gian phản ứng kết thúc thì khối lượng lá kẽm là 49,82g. Khối lượng kẽm đã tác dụng là: 
 A. 17,55g B. 5,85g C. 11,7g D. 11,5g.
Bài 54: Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí hiđrô. Dẫn khí hiđrô đi qua ôxit của kim loại Y(đun nóng), ôxit này bị khử cho kim loại Y. X và Y có thể là : 
 A. Cu và Zn B. Pb và Zn C. Fe và Cu D. Cu và Ag.
Bài 55: Cho một lá sắt có khối lượng 50g vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau một thời gian, nhấc lá sắt ra thì khối lượng lá sắt là 51g. Số mol muối sắt tạo thành là: 
 A. 0,25mol B. 0,1875mol C. 0,125mol D. Kết quả khác.
Bài 56: Cho 1g hợp kim của natri tác dụng với nước ta thu được kiềm, để trung hòa kiềm đó cần phải dùng 50ml dung dịch HCl 0,2M. Thành phần % của natri trong hợp kim là: 
 A. 39,5% B. 46% C. 24% D. 23%.
Bài 57: Khi ôxi hóa 2g một nguyên tố M có hóa trị IV bằng ôxi, người ta thu được 2,54g ôxit. Nguyên tố M là nguyên tố nào sau đây: 
 A. Fe B. Pb C. Sn D. Mn.
Bài 58: Cho 45,5g hỗn hợp gồm kẽm, đồng, vàng vào dung dịch HCl có dư, còn lại 32,5g chất không tan. Cũng lấy 45,5g hỗn hợp trên đem đót thì khối lượng tăng 51,9g. Thành phần % của hỗn hợp trên lần lượt là: 
 A. 28,57% ; 28,13% và 43,3%. B. 28%; 28% và 44%.
 C. 30%; 30% và 40%. D. Kết quả khác.
Bài 59: Một nguyên tố M có thể được tạo ra nhờ phản ứng giữa MO2 với cacbon ở nhiệt độ cao theo phương trình phản ứng sau : 
 aMO2 + bC dM + fCO + gCO2.
 Sinh ra 2,8g CO; 4,4g CO2 và 17,8g M. Nguyên tử khối của kim loại M là bao nhiêu
 A. 89 B. 118,7 C. 142,2 D. 183,8.
Bài 60: Kim loại nào sau đây khi nung nóng sẽ cháy và tạo ra ôxit trong môi trường CO2.
 A. Fe B. Mg C. Au D. Hg.
Bài 61: Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:
 Phần 1: Tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít khí H2(đktc).
 Phần 2: Nung trong ôxi thu được 2,84g hỗn hợp ôxit. 
 Tính khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu.
 A. 1,8g B. 2,4g C. 3,12g D. 3g.
Bài 62: Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat?
 A. Mg B. Cu C. Fe D. Au.
Bài 63: Để ôxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành ôxit phải dùng một lượng ôxi bằng 40% lượng đã dùng . Kim loại R là: 
 A. Kim loại hía trị I. B. Kim loại hóa trị II.
 C. Mg D. Ca.
Bài 64: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là: 
 A. Al, Fe và Cu. B. Fe, Cu và Ag.
 C. Al, Cu và Ag. D. Kết quả khác.
Bài 65: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy lá nhôm sau phản ứng ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38g. Khối lượng nhôm đã phản ứng là: 
 A. 0,27g B. 0,81g C. 0,54g D. 1,08g.
Bài 66: Cho lá sắt có khối lượng 8,4g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian nhấc lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá sắt là 18g. Khối lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch là: 
 A. 30,4g B. 22,8g C. 23g D. 25g.
Bài 67: Cho 10g hỗn hợp bột các kim loại kẽm và đồng vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất có khối lượng 11g. Thành phần % theo khối lượng của kẽm và đồng trong hỗn hợp ban đầu là: 
 A. 35% và 65% B. 40,8% và 58,2%
 C. 72,2% và 27,8% D. 70,2% và 29,8%.
Bài 68: Cho 23,6g hỗn hợp Mg, Fe, Cu tác dụng hết 91,25g dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A và 12,8g chất không tan. Khối lượng các kim loại trong hỗn hợp lần lượt là: 
 A. 2,4g; 8,4 và 12,8g. B. 4g; 6,8g và 12,8g.
 C. 3g; 7,8g và 12,8g. D. 2; 8,8g và 12,8g.
Bài 69: Cho hỗn hợp A gồm bột các kim loại đồng và nhôm vào cốc chứa một lượng dư đung ịch HCl. Phản ứng xong thu được 6,72lít khí hiđrô(đktc) và còn 3,2g chất rắn không tan. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 
 A. 3,2g và 5,4g. B. 4,3g và 4,3g.
 C. 2,2g và 6,4g. D. 3g và 6g.
Bài 70: Cho 5,4g một kim loại hóa trị III tác dụng với clo có dư thu được 26,7g muối. Xác định kim loại đem phản ứng.
 A. Cr B. Al Fe D. Kết quả khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap trac nghiem.doc