Bài thuyết trình Chuyên đề Xây dựng đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”

Bài thuyết trình Chuyên đề Xây dựng đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”

BÀI THUYẾT TRÌNH

CHUYÊN ĐỀ: Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “ là đạo đức, là văn minh”.

Vì sao ? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người:Hồ Chí Minh

Như một niềm tin như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa đức hy sinh

Đã hơn 40 năm qua đi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi ngàn thu. Bốn mươi năm! Quãng thời gian ấy đủ để một mái tóc xanh ngã màu tiêu muối, đủ để làn da căng mọng mỡ màng hằn sâu những nếp nhăn và cũng đủ để người ta quên đi một con người. Nhưng không, với mỗi người dân Việt Nam ta Bác mãi mãi là niềm tin là dũng khí. Nghĩ về Bác ta nghĩ về người Việt Nam đẹp nhất, nghĩ về đất nước về niềm tin bất diệt, về cuộc chiến đấu bảo vệ non sông mang bóng hình Người. Nghĩ về Bác ta nghĩ về Đảng quang vinh đang dìu dắt dân tộc ta trên con đường cách mạng:

Từ khi ta có Bác

Đảng cùng ta như cội liền cành

Lá mùa xuân muôn lộc lá tươi xanh

Một lá rụng lại trăm mầm lộc mới

Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới

Chúng ta đi nhìn tới tương lai

Hơn 80 năm qua Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới

Có được thành quả to lớn đó chẳng phải nhờ vào tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và niềm tin bất diệt của nhân dân ta vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng sao?

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Chuyên đề Xây dựng đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đồi 61, ngày .. tháng 03 năm 2010.
Họ và tên: ĐỒNG THỊ THANH NHÀN
Đơn vị: CHI BỘ VI ĐỒI 61
BÀI THUYẾT TRÌNH 
CHUYÊN ĐỀ: Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “ là đạo đức, là văn minh”.
Vì sao ? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người:Hồ Chí Minh
Như một niềm tin như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa đức hy sinh
Đã hơn 40 năm qua đi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi ngàn thu. Bốn mươi năm! Quãng thời gian ấy đủ để một mái tóc xanh ngã màu tiêu muối, đủ để làn da căng mọng mỡ màng hằn sâu những nếp nhăn và cũng đủ để người ta quên đi một con người. Nhưng không, với mỗi người dân Việt Nam ta Bác mãi mãi là niềm tin là dũng khí. Nghĩ về Bác ta nghĩ về người Việt Nam đẹp nhất, nghĩ về đất nước về niềm tin bất diệt, về cuộc chiến đấu bảo vệ non sông mang bóng hình Người. Nghĩ về Bác ta nghĩ về Đảng quang vinh đang dìu dắt dân tộc ta trên con đường cách mạng:
Từ khi ta có Bác
Đảng cùng ta như cội liền cành
Lá mùa xuân muôn lộc lá tươi xanh
Một lá rụng lại trăm mầm lộc mới
Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới
Chúng ta đi nhìn tới tương lai
Hơn 80 năm qua Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới
Có được thành quả to lớn đó chẳng phải nhờ vào tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và niềm tin bất diệt của nhân dân ta vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng sao?
Thế nhưng gần đây, nền kinh tế thị trường kéo theo làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế ồ ạt đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên bị tha hoá về phẩm chất, đạo đức làm xói lở lòng tin của nhân dân vào Đảng. Vì vậy trong 3 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã phát động cuộc vận động và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân nhằm chỉnh đốn Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân.
 Hưởng ứng cuộc vận động đó, bản thân tôi đã được học tập và nghiên cứu nhiều chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chuyên đề gần nhất là Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “ là đạo đức, là văn minh”. Sau khi học tập chuyên đề, những gì nhận thức được tôi xin được trình bày ở đây để cùng chia sẽ
Đảng ta là đảng cầm quyền, vì vậy muốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, theo Người, trước tiên là phải tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung trong Đảng là : Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người nói : “ Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình...".
Ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội song dân chủ không phải là vô chính phủ.
Về "nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, theo quan điểm của Người, chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được tất cả trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, vì " một người dù khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó, góp kinh nghiệm và xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt và có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới giải quyết chu đáo khỏi sai lầm”. Nhưng theo Người, “ tập thể lãnh đạo" mới chỉ là một vế. Người cho rằng : " Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Bởi lẽ "... Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu " Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế".
Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất để làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Người nhận thức sâu sắc rằng, tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ..., nhưng "không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, mà tự phê bình và phê bình " phải ráo riết", " triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt". Ráo riết và trệt để của Người quả là rất kiên quyết trước những hành vi nguy hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. bao dung là thế nhân đạo là thế nhưng Người cũng rất kiên quyết trong phê bình. Chính Bác đã trực tiếp ký 10 tội danh phải tử hình. Tuy nhiên, cách phê bình cũng phải thành thật, giàu lòng nhân ái, khách quan. Thái độ phê bình phải có văn hoá, mang tính chất xây dựng chứ không phải nói xấu nhau. Những người bị phê bình thì phải vui vẻ nhìn nhận để sửa chữa. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng. 
Thứ hai là tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Vấn đề tư cách của người đảng viên, Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên trên tất cả các mặt, nhưng bao giờ Người cũng coi đạo đức là gốc của người cộng sản: Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Có thể nói cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phấn đấu, rèn luyện cho đạo đức của người cộng sản - Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm mà bất cứ một người đảng viên nào cũng phải phấn đấu học tập và noi theo.
Còn về vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh coi “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc", " muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với cán bộ cách mạng là : Có đạo đức cách mạng - Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người cán bộ; Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi; Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Luôn luôn học hỏi lý luận Mác - Lênin, học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phải có phong cách công tác tốt, chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái...
Đồng thời với những quan điểm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ. Đó là phải " hiểu và đánh giá đúng cán bộ". Muốn vậy phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan; Phải " khéo dùng cán bộ", tức là đặt người đúng việc, kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già; Chống chủ nghĩa biệt phái, địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầu óc phe phái họ hàng; Phải " chiêu hiền đãi sĩ", " cầu người hiền tài", " có gan cất nhắc cán bộ". Xem xét kỹ trước khi cất nhắc cán bộ, nhưng sau khi đề bạt cần phải kiểm tra giúp đỡ.
Thứ ba là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. 
Đảng ở trong dân, dân trong Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân được Đảng dẫn lối chỉ đường. Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Đảng lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục đích cao nhất của mình.Hồ Chí Minh cũng là người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt Người luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng Đoàn, coi đó là một yếu tố khách quan, một bộ phận quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Người căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Chính vì vậy, "Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng” như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết 04 về công tác thanh niên của BCH T.Ư Đảng ( khoá VII) cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc lãnh đạo công tác thanh niên và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng. Rõ ràng Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng là tất yếu khách quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người sáng lập và rèn luyện đảng ta chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trước lúc đi xa, Người chỉ tiếc một điều là “không được phục vụ lâu hơn nũa, nhiều hơn nữa”. Trong di chúc, ngoài 79 chữ nói “Về việc riêng”, tương ứng với 79 mùa xuân của mình, Người dành trọn tình cảm cho dân, cho Đảng. “Trước hết nói về Đảng”, tể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đến vấn đề xây dựng Đảng và xuyên suốt là tư tưởng về tăng cường, củng cố, giữ vững sự đoàn kết thống nhất cội nguồn sức mạnh của Đảng. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Năm tháng qua đi nhưng di chúc của Người sẽ còn sống mãi, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn, dân, toàn quân ta vững bước tiến lên. Kính yêu và biết ơn Người, 40 năm qua chúng ta đã sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của Nguời, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và làm theo di chúc của Người.
 Theo tôi, muốn “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh” theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, thì mỗi tổ chức cơ sở Đảng phải phát huy được vai trò lãnh đạo của mình trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Trong sinh hoạt, phải tuân thủ các nguyên tắc: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, thiểu số phải phục tùng đa số. Đảng viên phải là tấm gương về đạo đức và hành động cho quần chúng, phải luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tấm gương Bác Hồ, trau dồi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị; phải kiên định theo Chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng và trong cơ quan; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; phải tích cực phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực; đóng góp năng lực, trí tuệ để xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
 Người viết 
 Đồng Thị Thanh Nhàn
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đồi 61, ngày .. tháng 03 năm 201 ... ng nhân nghĩa đức hy sinh
Đã hơn 40 năm qua đi kể từ ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi ngàn thu. Bốn mươi năm! Quãng thời gian ấy đủ để một mái tóc xanh ngã màu tiêu muối, đủ để làn da căng mọng mỡ màng hằn sâu những nếp nhăn và cũng đủ để người ta quên đi một con người. Nhưng không, với mỗi người dân Việt Nam ta Bác mãi mãi là niềm tin là dũng khí. Nghĩ về Bác ta nghĩ về người Việt Nam đẹp nhất, nghĩ về đất nước về niềm tin bất diệt, về cuộc chiến đấu bảo vệ non sông mang bóng hình Người. Nghĩ về Bác ta nghĩ về Đảng quang vinh đang dìu dắt dân tộc ta trên con đường cách mạng:
Từ khi ta có Bác
Đảng cùng ta như cội liền cành
Lá mùa xuân muôn lộc lá tươi xanh
Một lá rụng lại trăm mầm lộc mới
Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới
Chúng ta đi nhìn tới tương lai
Hơn 80 năm qua Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Trong bão táp vẫn hiên ngang phơi phới
Có được thành quả to lớn đó chẳng phải nhờ vào tinh thần đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và niềm tin bất diệt của nhân dân ta vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng sao?
Thời gian đối với con người luôn là điều đáng sợ, bởi lớp bụi thời gian sẽ phủ mờ đi tất cả nhưng bản tân thời gian lại sợ các vĩ nhân. Lớp thời gian càng dày lên bao nhiêu thì càng tôn lên cao hơn, rực rỡ hơn những con người bất tử. Và Bác của chúng ta là minh chứng sáng ngời nhất cho chân lí đó. Người đã đi xa nhưng những gì Người để lại là cả một kho tài sản vô giá về đạo đức, nhân cách và đặc biệt là đường lối, tư tưởng chính trị của Người mãi mãi soi sáng đường cho dân tộc Việt Nam. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Suốt cả cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn kiên định quan điểm và lập trường xây dựng ĐCSVN theo chủ nghĩa Mác - Lênin và rèn luyện ĐCSVN theo hướng đó. Đó là " Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân". Nhờ vậy, 
Gần đây nền kinh tế thị trường kéo theo làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế ồ ạt đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên bị tha hoá về phẩm chất, đạo đức làm xói lở lòng tin của nhân dân vào Đảng. Vì vậy trong 3 năm qua Đảng và Nhà nước ta đã phát động cuộc vận động và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân nhằm chỉnh đốn đảng, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng.
Đảng của chúng ta là đảng cầm quyền, vì vậy muốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, theo Người, trước tiên là phải tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung trong Đảng là : Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người nói : “ Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình...".
Ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội song dân chủ không phải là vô chính phủ.
Về "nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, theo quan điểm của Người, chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được tất cả trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, vì " một người dù khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó, góp kinh nghiệm và xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt và có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới giải quyết chu đáo khỏi sai lầm”. Nhưng theo Người, “ tập thể lãnh đạo" mới chỉ là một vế. Người cho rằng : " Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Bởi lẽ "... Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu " Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế".
Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất để làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Người nhận thức sâu sắc rằng, tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ..., nhưng " không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, mà phê bình và tự phê bình " phải ráo riết", " triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt". Cách phê bình cũng phải thành thật, giàu lòng nhân ái, khách quan. Thái độ phê bình phải có văn hoá, mang tính chất xây dựng chứ không phải nói xấu nhau. Những người bị phê bình thì phải vui vẻ nhìn nhận để sửa chữa. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng.
Thứ hai là tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Vấn đề tư cách của người đảng viên, Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên trên tất cả các mặt, nhưng bao giờ Người cũng coi đạo đức là gốc của người cộng sản: Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Có thể nói cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phấn đấu, rèn luyện cho đạo đức của người cộng sản - Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm mà bất cứ một người đảng viên nào cũng phải phấn đấu học tập và noi theo.
Còn về vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh coi “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc", " muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với cán bộ cách mạng là : Có đạo đức cách mạng - Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người cán bộ; Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi; Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Luôn luôn học hỏi lý luận Mác - Lênin, học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phải có phong cách công tác tốt, chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái...
Đồng thời với những quan điểm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ. Đó là phải " hiểu và đánh giá đúng cán bộ". Muốn vậy phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan; Phải " khéo dùng cán bộ", tức là đặt người đúng việc, kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già; Chống chủ nghĩa biệt phái, địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầu óc phe phái họ hàng; Phải " chiêu hiền đãi sĩ", " cầu người hiền tài", " có gan cất nhắc cán bộ". Xem xét kỹ trước khi cất nhắc cán bộ, nhưng sau khi đề bạt cần phải kiểm tra giúp đỡ.
Thứ ba là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. 
Đảng ở trong dân, dân trong Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân được Đảng dẫn lối chỉ đường. Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Đảng lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục đích cao nhất của mình.Hồ Chí Minh cũng là người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt Người luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng Đoàn, coi đó là một yếu tố khách quan, một bộ phận quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Người căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Chính vì vậy, "Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng” như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết 04 về công tác thanh niên của BCH T.Ư Đảng ( khoá VII) cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc lãnh đạo công tác thanh niên và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng. Rõ ràng Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng là tất yếu khách quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người sáng lập và rèn luyện đảng ta chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trước lúc đi xa, Người chỉ tiếc một điều là “không được phục vụ lâu hơn nũa, nhiều hơn nữa”. Trong di chúc, ngoài 79 chữ nói “Về việc riêng”, tương ứng với 79 mùa xuân của mình, Người dành trọn tình cảm cho dân, cho Đảng. “Trước hết nói về Đảng”, tể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đến vấn đề xây dựng Đảng và xuyên suốt là tư tưởng về tăng cường, củng cố, giữ vững sự đoàn kết thống nhất cội nguồn sức mạnh của Đảng. Người viết: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Năm tháng qua đi nhưng di chúc của Người sẽ còn sống mãi, là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn, dân, toàn quân ta vững bước tiến lên. Kính yêu và biết ơn Người, 40 năm qua chúng ta đã sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương vĩ đại của Nguời, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và làm theo di chúc của Người.
 Theo tôi, muốn “xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh” theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, thì mỗi tổ chức cơ sở Đảng phải phát huy được vai trò lãnh đạo của mình trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động. Trong sinh hoạt, phải tuân thủ các nguyên tắc: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, thiểu số phải phục tùng đa số. Đảng viên phải là tấm gương về đạo đức và hành động cho quần chúng, phải luôn tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tấm gương Bác Hồ, trau dồi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị; phải kiên định theo Chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng và trong cơ quan; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; phải tích cực phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực; đóng góp năng lực, trí tuệ để xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
 Người viết 
 Đồng Thị Thanh Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_chuyen_de_xay_dung_dang_ta_thuc_su_trong_sa.doc