Bài thuyết trình văn học: Sang thu - Khúc giao mùa của nhà thơ Hữu Thỉnh

Bài thuyết trình văn học: Sang thu - Khúc giao mùa của nhà thơ Hữu Thỉnh

SANG THU- KHÚC GIAO MÙA

CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH

Mùa thu là mùa đẹp nhất , đáng yêu nhất. Với nắng vàng tươi ,với sắc trời xanh biếc và những làn gió heo mây nhẹ thổi mùa thu đã đem đến cho lòng người bao nỗi xốn xang.Nhiều thi sĩ xưa nay đã nói thật hay thật đẹp về mùa thu .

 Đó là Nguyễn Du với :

Long lamh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng

 Là Nguyễn Khuyến với :

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

 Cần truc lơ phơ gió hắt hiu

 Và Lưu Trọng Lư:

Em không nghe mùa thu

Lá thu rơi xào xạc

Con nai vàng ngơ ngát

Đạp trên lá vàng rơi

 Nhỏ nhẹ khiêm nhường , nhà thơ Hữu Thỉnh củng góp vào cho rừng thơ thu của dân tộc một nét thu :Đất trời quê hương trong ngày đầu thu, buổi chớm thu với bài Sang thu

Hôm nay em : .Học sinh lớp : .của trường Lê Văn Tám xin được thuyết trình về bài thơ ấy của tác giả với nhan đề:

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 4534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình văn học: Sang thu - Khúc giao mùa của nhà thơ Hữu Thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình văn học 
SANG THU- KHÚC GIAO MÙA 
CỦA NHÀ THƠ HỮU THỈNH
Mùa thu là mùa đẹp nhất , đáng yêu nhất. Với nắng vàng tươi ,với sắc trời xanh biếc và những làn gió heo mây nhẹ thổi mùa thu đã đem đến cho lòng người bao nỗi xốn xang.Nhiều thi sĩ xưa nay đã nói thật hay thật đẹp về mùa thu .
	Đó là Nguyễn Du với :
Long lamh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
	Là Nguyễn Khuyến với :
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
 Cần truc lơ phơ gió hắt hiu
 Và Lưu Trọng Lư:
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngát
Đạp trên lá vàng rơi
 Nhỏ nhẹ khiêm nhường , nhà thơ Hữu Thỉnh củng góp vào cho rừng thơ thu của dân tộc một nét thu :Đất trời quê hương trong ngày đầu thu, buổi chớm thu với bài Sang thu
Hôm nay em :..Học sinh lớp :.của trường Lê Văn Tám xin được thuyết trình về bài thơ ấy của tác giả với nhan đề:
SANG THU- KHÚC GIAO MÙA CỦA NHÀ THƠ HỮU THINH
 I/ Tiểu sử:
	Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ vào binh chủng Tăng- Thiết Giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000 Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
	Hữu Thỉnh rất gắn bó với nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về mùa thu , về con người và cuộc sống ở nông thôn.
	Các tác phẩm đã xuất bản: Âm vang chiến hào, Đường tới thành phố( Trường Ca) ; Từ chiến hào đến thành phố( Trường ca – Thơ Ngắn) ; Khi bé Hoa ra đời ( Thơ thiếu nhi) ; Thư mùa đông, Trường ca Biển
	II/Tác phẩm :
 Sang thu là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh sáng tác năm 1977. Ngay từ khi mới ra đời nó đã được mọi người đón nhận và yêu mến Sang thu: thời khắc giao mùa giữa hạ và thu.Thời khắc dễ rung động hồn thơ nhưng cũng thật khó viết cho hay.Hữu Thỉnh là nhà thơ đã vượt qua được thử thách ấy.Bằng đôi mắt tinh tường và tâm hồn nhạy cảm, chỉ với ba khổ thơ, mười hai câu thơ năm chữ, tác giả đã vẽ được bức tranh thu đúng, đẹp, có tình lại có chiều sâu suy nghĩ
	Bài thơ gồm có 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ 4 câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu mới về , thu chợt đến.
Bổng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về
Sông đước lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nữa mình sang thu
Vẫn còn bào nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
	Bài thơ mở đầu bằng một phát hiện bất ngờ, một phát hiện dường như không hề được chuẩn bị trước. Nó đến khá đột ngột và đã được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả các giác quan:
 Bổng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se 
 Sương chùng chình qua ngỏ
 Hình như thu đã về
 Sự độc đáo bắt đầu từ hương thu:
 Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là “ sắc mơ phai” của lá được “dệt” nên giữa muôn ngàn cây.
Đây mùa thu tới , mùa thu tới
 Với sắc mơ phai dệt lá vàng
 Tới Nguyễn Đình Thi hương vị quê hương trong mùa thu là hương cốm mới:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
 Còn với Hữu Thỉnh , cái tín hiệu báo mùa thu đang tới , mùa thu chớm về là hương ổi chín thơm lựng nơi vườn quê. Cái hương thơm nồng nàn ấy , thân thuộc ấy đang phả vào trong giáo se “Ngọn gió thu lạnh khô khan se sắt ”.Phả nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành từng luồng. Từ phả thật có hồn . Nó gợi ra hương thơm như sánh lại, nó đem đến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng khươm, về hương thơm lựng, thơm ngát tỏa ra từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ đầu thu.Hương ổi tỏa ra nồng nàn như phả vào cảnh vật được gió thu mang đi làm ngây ngất hồn người.
	Có thể nói hương ổi là một tứ thơ mới đậm đà màu sắc dân dã , là một tín hiệu độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật của Hữu Thỉnh .
	Chử “Bổng” trong câu thơ diễn tả sự ngạc nhiên, niềm vui bất ngờ chợt đến, mới cảm nhận được, mới phát hiện ra.
	Sau “hương ổi” và “gió se”, nhà thơ nói đến “sương thu”.Cũng không phải là “Sương thu lạnh.Khói thu xây thành” trong Cảm thu-Tiển thu của Tản Đà ; Củng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn trong những ngày xa xưa “Cành cây sương đượm , tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm) mà là một sương thu chứa đầy tâm trạng :
Sương chùng chình qua ngỏ
 Hình như thu đã về
 Sương thu đã được nhân hóa, diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu đã về. Sương ngập ngừng vấn vương chờ đợi. Một chút gì bâng khuâng . Nhìn thấy sương trắng nhạt phủ mờ ngỏ trúc “Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt” nhà thơ cảm thấy như “thu đã về” . Hai chử hình như là phỏng đoán nữa tin nữa ngờ một nét thu mơ hồ vùa chợt phát hiện và cảm nhận . Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khoắc chớm thu không chỉ băng khứu giác ( nhận ra hương ổi) , không chỉ bằng xúc giác ( gió se) bằng thị giác (Sương chùng chình qua ngỏ) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực,rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế đầy chất thơ.
	Không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nữa mình sang thu.
 Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương ổi) từ mờ ảo(sương chùng chình) từ nhỏ hẹp(ngõ) chuyển sang những nét hữu hình cụ thể (sông,chim, mây) với một không gian vừa dài vừa rộng vừa cao vời, người đọc thích thú với cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và tuyệt đẹp như trong thơ cổ điển.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
 Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ.Sông êm ả dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững lờ như đang ngẫm nghĩ, suy tư “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ” (Tức cảnh chiều thu-Bà Huyện Thanh Quan). Tương phản với sông, chim lại bắt đầu vội vã. Đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa từ phương bắc xa xôi bay về phương nam. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét . Từ “vội vã” đối rất đẹp với sự “dềnh dàng” . Từ “bắt đầu” củng rất độc đáo ở đây.Bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã.Phải tinh tế lắm mới nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim bay . cũng như Huy Cận phải tinh tế lắm mới nhận thấy”trọng lượng” trong bóng chiều rơi xuống cánh chim làm nó chao nghiêng
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
 Trong số đàn chim bay vội vã ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyến Khuyến đã nói đến trong Thu Vịnh
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
	Dòng sông , cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình , chứa chan thi vị.
	Đặc sắc nhất, độc đáo nhất trong khổ thơ là hình ảnh :
Có đám mây mùa hạ
Vắt nữa mình sanh thu
thể hiện nét riêng thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như lang thang, lơ lững, bồng bềnh, nhẹ trôi mà lại dùng chử “vắt”. Chử vắt rất thần tình gợi tả mây mỏng, làn mây nhẹ trôi, mây như dãi lụa treo lơ lững giữa bầu trời
Mây trời môt dãi trắng phau.
Vắt ngang sườn núi .chiều thu ngập ngừng.
	 Lê Thu An
 Mây như kéo dài ra, vắt lên đặt ngang trên bầu trời, buông thỏng xuống, một nữa đang còn là mùa hạ, nữa đã nghiêng về mùa thu. Hình ảnh mây là thực nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phấm của trí tượng lạ lùng của nhà thơ. Bầu trời nữa thu . Đám mây mùa hạ dang nhuốm sắc thu . Đến một lúc nào đó nó bổng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn trở thành “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”như mây thu trong thơ Nguyễn Khuyến.Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo. Có thể nói đó là câu thơ có hình ảnh đẹp nhất , đắc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
	Nếu hai khổ thơ đầu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận thì khổ thơ thứ ba đem đến cho bài thơ một vẽ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý “sang thu” của hồn người chưa thật rỏ ở hai khổ thơ trên.
	Trong khổ thơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng , đang lắng lại trong cảm xúc
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
 Vẫn là nắng, mưa, sấm , chớp, bão giông như mùa hạ nhưng mức độ đã khác . Nắng nhạt dần chứ không còn chói chang dữ dội gay gắt . Đã bớt đi những trận mưa rào , mưa giông, ầm ầm ào ạt và hàng cây không còn bị bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm đùng đoàng vang rền nữa. Những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa, mùa hạ-mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “Vẫn còn”, “đã vơi dần” “cũng bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật của thiên nhiên buổi đầu thu.
 Đặc sắc nhất ở khổ thơ là hai câu thơ cuối:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
 Sấm và hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài thơ.Nắng, mưa, sấm không chỉ là những biến động của thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thử thách khó khăn trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trãi được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn . 
 Từ hinh ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: Con người đã đứng tuổi , đã từng trãi thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời . Hai câu thơ không chỉ còn tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về cuộc sống về con người.
	Mùa thu quê hương thời nào cũng mộng cũng đẹp , nhất là mùa thu cách mạng, mùa thu thanh bình. Sang thu là một bức tranh thu hữu tình thơ mộng, tả ít mà gợi nhiều.Từ ngữ tinh xác , chọn lọc, hình ảnh đẹp và gợi cảm. Mỗi câu thơ như một nét vẽ tinh vi sống động và nên thơ mở ra một không gian nghệ thuật buổi đầu thu với bao cảm mến nồng hậu. Ta cảm thấy mùa thu đang nhẹ bước cùng cảnh vật đem đến nhiều mang mác bâng khuâng và rạo rực lòng người .
 Thật độc đáo thay! Phút giao mùa của sang thu.
 Trường THCS Lê Văn Tám KIỂM TRA HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2007-2008
 Họ và tên: .. Môn Ngữ Văn 7
 Lớp:. Thời gian 90 phút
 ( Không kể thời gian giao đề)
 Đề:
 I PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
 Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đầu chữ cái của câu trả lời đúng nhất
 Mùa xuân của tôi –mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đệp như thơ mộng
 Câu 1: Câu văn trên trích trong văn bản nào ?
 A. Mùa xuân của tôi B.Sài Gòn tôi yêu . C.Tiếng gà trưa D.Một thứ quà của lúa non:Cốm.
 Câu 2.Tác giả của câu văn trên là ai?
 A. Minh Hương B.Vũ Bằng C. Xuân Quỳnh D.Thạch Lam
 Câu 3:Trong câu văn trên, người viết sử dụng đại từ ở ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ ba B.Ngôi thứ hai C.Ngôi thứ nhất số ít D.Ngôi thứ nhất số nhiều
 Câu 4: Các từ riêu riêu , lành lạnh ,xa xa thuốc loại từ láy nào mà em đã học?
 A.Láy toàn bộ B.Láy bộ phận
 Câu 5:Nét đặc trưng của không khí mùa xuân đất Bắc được thể hiện ở những chi tiết 
 nào trong câu văn trên?
 A.Mưa riêu riêu, gió lành lạnh B.Tiêng nhạn kêu trong đêm xanh
 C.Tiếng trống chèo,câu hát huê tình, D.Cả A, B,C
 Câu 6: Ý nào đúng với nhận xét về bức tranh xuân đất Bắc trong câu văn trên?
 A.M ơ màng, giàu sức sống hiện đại B.Cổ xưa, thơ mộng, đầy sức sống
 C.Thơ mộng u buồn cổ xưa D.Thơ mộng, cổ xưa, vui nhộn
 Câu 7: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại trữ tình?
 A. Bài ca Côn Sơn B.Sau phút chia li C.Cuộc chia tay của những con búp bê D.Qua Đèo Ngang
 Câu 8: Hình ảnh nào sau đây không được nói đến trong Bài ca Côn Sơn?
 A.Bóng trăng B.Bóng trúc C.Rừng thông D.Suối chảy
 Câu 9. Một thứ quà của lúa non ;Cốm viết về sản vật của mùa nào?
 A.Mùa xuân B.Mùa hạ C.Mùa thu D.Mùa đông
 Câu 10; Kỉ niệm về tình bà cháu làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương là ý ngĩa của tác phẩm nào?
 A.Mùa xuân của tôi B.Sài Gòn tôi yêu C.Cảnh khuya D.Tiếng gà trưa
 Câu 11:Từ nào trong số các từ sau đây thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu: “Cháu mời ông bà .. cơm.
 A.Ăn B.Xơi C.Chén D.Dùng
 Câu 12; Một bạn định viết bài văn biểu cảm về mùa xuân với các ý sau.Theo em ý nào chưa hợp lý?
 A. Kể lại kỉ niệm về mùa xuân B.Mùa xuân mang sức sống đến cho muôn loài
 C.Mùa xuân là sự khởi đầu D.Mùa xuân với cuộc đời con người
 II PHẦN TỰ LUẬN( 7 điểm)
 Câu 1:
 Ghi lại bài ca dao có sử dụng nghệ thuật so sánh trong chủ đề “Nhưng câu hát về tình cảm gia đình.Nêu cách hiểu của em về bài ca dao đó (2 đ)
 Câu 2: Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một tấm gương vượt khó học giỏi ( 5 điểm)
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 6
 Câu 1:Nêu nguồn gốc tính chất các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha
 Câu2: Cần điều chỉnh nấc bàn là phù hợp với từng loại vải như thế nào?
 Câu 3:Bảo quản trang phục có tác dụng gì?
 Câu 4: Nêu rõ cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình?
 Câu 5: Phân biệt hoa giả ,hoa khô
Câu 6: Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở
Câu 7: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ có tác dụng như thế nào?
 Câu 8: Làm thế nào để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
 Câu 9: Nêu các dạng cắm hoa mà em đã được học.Trình bày qui trình thực hiện khi cắm hoa
 Câu 10 : Vẽ sơ đồ cắm hoa dạng nghiêng, dạng thẳng đứng ,dạng tỏa tròn
Trường THCS Lê Văn Tám Kiểm tra học kì I –Năm học 08-09
 Họ và tên HS: Môn :Công nghệ 6
 Lớp:SBD:. (Thời gian 45 phút-Không kể thời gian giao đề)
I PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái của câu trả lời mà em cho là đúng nhất
Câu1: Độ hút ẩm cao,dễ bị nhàu,giặt lâu khô, khi đốt tro bóp dễ tan đó là tính chất của loại vải nào?
A. Vải sợi thiên nhiên B.Vải sợi pha C.Vải sợi hóa học D.Vải sợi nhân tạo
Câu 2 :Khi là vải bông ,lanh cần điều chỉnh nấc bàn là ở nhiệt độ như thế nào?
A.1200 C C.=1600 C D.<1600 C
Câu3: Vạn niên thanh, cây si, cây tùng,cây đinh lăngthuộc loại cây gì?
A.Cây chỉ có lá B.Cây có hoa C.Cây leo D.Cây có lá và hoa
 Câu 4: Bảo quản trang phục đúng kỉ thuật sẽ có tác dụng như thế nào?
A.Giữ được độ bền đẹp của trang phục B.Giữ cho trang phục luôn luôn mới
C.Tiết kiệm được chi tiêu trong may mặc D.Cả A và C
Câu 5: Sắp xếp nội dung A phù hợp với nội dung B	
 A B
1Chỗ sinh hoạt chung tiếp khách nên a.riêng biệt yên tĩnh
2.Chỗ để xe, kho nên . b.rộng rãi thoáng mát ,đẹp 
3Chỗ ngủ thường được bố trí nơi c.sáng sủa sạch sẽ đủ nước sạch
4Khu vực bếp cần.. d bố trí nơi kín đáo, chắc chắn,an toàn
 đ. cách xa nhà.
 Sắp xếp:
 1+2+.3+..4+..
 Câu 6 :Hãy nhận xét các câu sau đây bằng cách đánh dấu x vào cột đúng (Đ) hoặc sai(S)- Nếu sai giải thích tại sao
Câu
Nội dung
Đ
S
Nếu sai tại sao?
1
Người béo nên chọn vải sọc ngang hoa to
2
Cây cảnh góp phần làm trong sạch không khí
3
Hoa giả là hoa được làm khô bằng hoáchất hoặc sấy khô sau đó nhuộm màu
4
Gương dùng để soi và trang trí tạo vẻ đẹp cho căn phòng
. Trường THCS Lê Văn Tám Kiểm Tra Học Kì I –Năm học 2008—2009
 Họ và tên HS:. Môn :Công Nghệ 6
 Lớp: ..SBD. ( Thời gian 45 phút-không kể thời gian giao đề)
 II.PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
 Câu1: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp có tác dụng như thế nào?
 Câu2 : Vẽ sơ đồ các dạng cắm hoa em đã học
 Câu3: Trình bày qui trình thực hiện khi cắm hoa
Trường THCS Lê Văn Tám
Kiểm Tra Học Kì I-Năm Học 2008-2009
Môn Công Nghệ
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 I PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ)
 -Từ câu 1 đến câu 4:1 đ ( mỗi câu đúng ;0,25 đ)
 1A 2C 3A 4D
 -Câu5: 1 đ-( mỗi ý đúng 0,25 đ)
 1+b 2+d 3+a 4+c
 -Câu 6: 2 đ
1S 2 Đ 3S 4 Đ (1 đ)
 Giải thích lý do sai:1 đ
 II.PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 đ)
 Câu 1: 1,5 đ
 Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, tiết 
 kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết, làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở
 Câu 2:1,5 đ
 HS vẽ đúng chính xác các sơ đồ đã học : cắm hoa dạng thẳng đứng, cắm hoa dạng nghiêng, cắm hoa dạng tỏa tròn 
 Câu3: 3 đ
 Qui trình cắm hoa :4 bước
 a.Lựa chọn lá ,hoa, bình cắm hoa, dạng cắm hoa phù hợp
 b.Cắt và cắm cành chính trước
 c.Cắt và cắm các cành phụ có độ dài khác nhau xen vào cành chính ,điểm thêm hoa, lá che khuất miệng bình
 d. Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí
	--------------------------------------
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP CHỦ NHIỆM
 Năm Học 2008-2009
 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Dung
 Chủ nhiệm lớp: 7/1
Đặc điểm tình hình lớp:
Sĩ số: 40 Nam: 16 Nữ 24
-Thuận lợi:
Đội ngũ cán bộ lớp năng nổ nhiệt tình
Không có HS cá biệt nổi trội
-Khó khăn:
Là lớp yếu về học tập ,yếu về nề nếp (lớp 6 cuối năm 18 em thi lại-nề nếp thi đua hàng tuần thường xếp gần chót và chót) Số lượng HS nam it nhưng đa số học yếu lười học hay nói tục, bướng
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em
B.Kế hoạch xây dựng tập thể lớp:
 I. Quán triệt chung:
1.Với phụ huynh:
-Họp phụ huynh đầu năm
+Thông qua tình hình nề nếp, học tập của HS trong năm học lớp 6
+ Bàn và thống nhất với PH về kế hoạch theo dõi G.D. HS trong năm học lớp 7
2.Với HS:
+Triển khai nội qui, nhiệm vụ năm học,cho ghi chép vào vở để ghi nhớ thực hiện
+Thống nhất biểu quyết những hình thức khen thưởng kỉ luật với những đối tượng thực hiện tốt và không tốt
 II.Kế hoạch cụ thể:
1.Đạo đức:
-Thường xuyên rèn luyện đạo đức cho HS,uốn nắn kịp thời những thói hư tật xấu,cập nhật những thông tin về tình hình về các tệ nạn xã hộiàGD.HS ý thức tránh xa không vi phạm
-Phối hợp với gia đình thông báo cùng GD
Với những HS yếu kém về đạo đức góp ý nhiều lần không tiến bộ, mời phụ huynh trao đổi viết cam đoan,tạo điều kiện để thay đổi sửa chửa.Nếu vẫn tái phạm đề nghi lên trường xử lí
2 Học tập:
-Làm tốt công tác tư tưởng cho Hs về tầm quan trọng của học tập.Gd HS theo tinh thần “Hai không”
-Phân bố chỗ ngồi hợp lí Khá, Giỏi xen Yếu, Kếm tạo điều kiện đôn đốc giúp đỡ
-Có hình thức truy bài,kiểm tra bài cũ ở nhà trong 15 phút đầu giờ
-Hình thành đội ngũ cán sự bộ môn giỏi, giải đáp cho lớp những vấn đề khó trong bài học
-HS bị vi phạm 3 lần trở lên về nề nếp học tập thông báo cho PH để phối hợp nhắc nhở
-Phát động phong trào giành bông hoa điểm 9,10 để kích thích tinh thần học tập của HS
3.Nề nếp:
-Chú ý lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, gương mẫu có tinh thần trách nhiệmà bỗi dưỡng phương thức làm việc quản lí lớp-
-Cho HS học tập nội qui, nhiệm vụ năm học và k. t. việc thực hiện
Tổ chức theo dõi kiểm tra chéo giữa các tổ về nề nếp,cuối tuần có tổng kết tuyên dương phê bình
4.Lao động- Hoạt động đội-Tham gia các hoạt động khác của trường:
 -Phân công HS chịu trách nhiệm từng mảng:theo dõi lịch, nghe kế hoạch, ghi chép về triển khai đôn đốc thực hiện có sự giám sát của GVCN
-Có sổ theo dõi đánh giá việc tham gia thực hiện
 Điện Tiến 15-2-09
 GV chủ nhiệm
 Nguyễn Thu Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docBai thuyet trinh van hoc Dat giai.doc