Bài văn mẫu - Vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều

Bài văn mẫu - Vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều

vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều:

 Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ). Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn về nhiều mặt.

+ Về nội dung, ông đã biến một tiểu thuyết chương hồi về đề tài “ Tài tử giai nhân “ thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, tác phẩm nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử biến động cuối Lê – đầu Nguyễn.

+ Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã dụng công lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân.

- Ông còn thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết để tạo ra thế giới nhân vật sống động như thật.( với hai tuyến nhân vật thiện- ác rõ ràng )

- Ngoài ra, ông còn biến những sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

- Bên cạnh đó, việc chuyển trọng tâm của truyện từ kể sang biểu hiện nội tâm càng làm cho các nhân vật sống động và sâu sắc hơn, đặc biệt là Thúy Kiều ).

- Truyện Kiều là hội tụ đỉnh cao của nghệ thuật tự sự, xây dựng nhân vật, tả cảnh, tả cảnh ngụ tình.

+ Về thể loại, Nguyễn Du đã kế thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ tình và ca dao để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết với ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện trong thể thơ lục bát dân tộc nhuần nhị, giàu tính biểu cảm.

Có thể nói, Truyện Kiều là kết tinh rực rỡ ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của nền văn học Việt Nam đồng thời trở thành một di sản to lớn của văn học nhân loại.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 5326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài văn mẫu - Vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vài nét về sự sáng tạo của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều: 
 Nguyễn Du viết Truyện Kiều dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc ). Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những sáng tạo lớn về nhiều mặt. 
+ Về nội dung, ông đã biến một tiểu thuyết chương hồi về đề tài “ Tài tử giai nhân “ thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, tác phẩm nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn lịch sử biến động cuối Lê – đầu Nguyễn. 
+ Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã dụng công lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân. 
- Ông còn thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết để tạo ra thế giới nhân vật sống động như thật.( với hai tuyến nhân vật thiện- ác rõ ràng ) 
- Ngoài ra, ông còn biến những sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể. 
- Bên cạnh đó, việc chuyển trọng tâm của truyện từ kể sang biểu hiện nội tâm càng làm cho các nhân vật sống động và sâu sắc hơn, đặc biệt là Thúy Kiều ). 
- Truyện Kiều là hội tụ đỉnh cao của nghệ thuật tự sự, xây dựng nhân vật, tả cảnh, tả cảnh ngụ tình...
+ Về thể loại, Nguyễn Du đã kế thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ tình và ca dao để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết với ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện trong thể thơ lục bát dân tộc nhuần nhị, giàu tính biểu cảm. 
Có thể nói, Truyện Kiều là kết tinh rực rỡ ngôn ngữ nghệ thuật dân tộc, là niềm tự hào không bao giờ vơi cạn của nền văn học Việt Nam đồng thời trở thành một di sản to lớn của văn học nhân loại. 
vài nét về giá trị nội dung của Truyện Kiều: 
Trong văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị hiện thực, thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
+ Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí 
+ Truyện Kiều là tiếng khóc đứt ruột cho số phận con người. 
+ Tác phẩm còn là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối chà đạp lên quyền lợi chính đáng của con người. 
+ Truyện Kiều là tiếng nói “hiểu đời”, hiểu người. 
Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ quyết liệt của ông đối với hiện thực và thời đại đồng thời cho thấy được nét cao đẹp trong tâm hồn của một nhà thơ nhân đạo. 
vài nét về giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều: 
Truyện Kiều là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện Nôm. 
+ Nghệ thuật tiêu biểu trong Truyện Kiều là xây dựng nhân vật sống động, có tính điển hình cao. 
+ Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát. 
+ Tiếng Việt trong Truyện Kiều là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm, sáng tạo. 
+ Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật tả cảnh, tả cảnh ngụ tình.
Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã làm cho tiếng Việt văn học đạt đến trình độ cổ điển, tạo thành giá trị văn chương bất hủ muôn đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang tao của NG DU trong T Kiều.doc