Bài viết số 7 (tuần 27) môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Bài viết số 7 (tuần 27) môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

ĐỀ BÀI :

I. Trắc nghiệm (1 điểm)

Câu 1: Đâu là điều quan trọng khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

A. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ. C. Phân tích đoạn thơ, bài thơ.

B. Nêu cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ. D. Đánh giá khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.

Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ .

B. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích

C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả .

D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết .

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 7 (tuần 27) môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 	 BÀI VIẾT SỐ 7
Họ và tên : ..	 (TUẦN 27)
Lớp : 9A
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
ĐỀ BÀI :
I. Trắc nghiệm (1 điểm) 
Câu 1: Đâu là điều quan trọng khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.	C. Phân tích đoạn thơ, bài thơ. 
Nêu cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ.	D. Đánh giá khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ .
B. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích 
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu  để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả .
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết .
II. Tự luận :
Trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên có 2 câu thơ sau :
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."
Từ ý nghĩa của 2 câu thơ trên, em hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm mẹ con trong cuộc sống .
BÀI LÀM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN 
I. Phần trắc nghiệm :
 Câu 1: A Câu 2: B
II. Phần tự luận 
Mở bài:
- Dẫn dắt dẫn tới hai câu thơ và nêu luận điểm một cách khái quát:
+ Trong cuộc sống có rất nhiều thứ tình cảm nhưng có lẽ tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất.
+ Tình cảm mẹ con được nói tới nhiều trong ca dao, tục ngữ và xuất hiện cả trong thơ của Chế Lan Viên ( trích dẫn hai câu thơ trên).
Thân bài:
1. Giải thích hai câu thơ:
- Mặc dù có lớn khôn có trưởng thành thì ta vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ. Cho dù ở hoàn cảnh nào hay phải đi hết cả con đường đời dài đằng đẵng ta vẫn luôn được mẹ dõi theo, luôn được mẹ ủng hộ.
2. Cảm nhận từ hai câu thơ:
- Hai câu thơ như một lời tâm sự của người mẹ với con. Ta hiểu được tình cảm mà mẹ dành cho chúng ta. Trong đó có lẫn cả sự hy vọng, tin tưởng và khích lệ mỗi bước đi nhỏ bé trên đường đời.
- Mẹ luôn là người ủng hộ ta, tiếp sức cho mỗi bước chân mệt nhoài và trái tim bé bỏng.
- Cả cuộc đời lòng mẹ luôn hướng về con, về trái tim non nớt của đứa con bé bỏng.
- Tình cảm mẹ dành cho ta bao la vô tận, ko gì có thể cân đong đo đếm đc tình cảm ấy. ( dẫn chứng ở một số câu ca dao, tục ngữ)
- Liên hệ từ thực tế đời sống.
3. Bài học rút ra cho bản thân từ câu thơ và liên hệ bản thân:
- Bạn nhận đc từ mẹ tình cảm thân thương ấy và đáp lại nó như thế nào?
- Là một người con bạn phải làm gì?
- Có thể đưa ra một số trường hợp con cá bất hiếu với cha mẹ nữa ( tớ thấy như vậy sẽ thực tế và xác thực hơn:)
Kết bài:
+ Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng.
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 	 BÀI VIẾT SỐ 7 
Họ và tên : ..	 (TUẦN 27)
Lớp : 9A
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
ĐỀ BÀI :
I. Trắc nghiệm (1 điểm) 
Câu 1: Đâu là điều quan trọng khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.	C. Phân tích đoạn thơ, bài thơ. 
Nêu cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ.	D. Đánh giá khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.
Câu 2: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ .
B. Căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích 
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu  để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả .
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết .
II. Tự luận :
Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.
BÀI LÀM
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN 
I. Phần trắc nghiệm :
 Câu 1: A Câu 2: B
II. Phần tự luận 
Mở bài:
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam suốt bao đời nay. Bài thơ Nói với con cũng nằm trong cảm hứng lớn rộng, phổ biến ấy nhưng Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Mượn lời của người cha nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào, sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương mình.
Thân bài :
1.Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận.
- Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
2.Những đức tính cao đẹp của “ người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
- Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
- Người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời.
3.Cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con, rút ra điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con.
- Tình cảm yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha qua lời nói với con.
- Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
4.Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
- Giọng điệu thiết tha trìu mến
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Kết bài: 
Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_7_tuan_27_mon_ngu_van_9_truong_thcs_nguyen_van_t.doc