Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại (Ngữ văn 9)

Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại (Ngữ văn 9)

 - Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)

- Hoàn cảnh đó giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969) được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”

- Hoàn cảnh sáng tác đó giúp em hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

- Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)

- Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình.

 

doc 43 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại (Ngữ văn 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bảng hệ thống hoá các tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.(NV9)
Tác phẩm - Tác giả
Thể thơ - PTBĐ
- Hoàn cảnh sáng tác
- Tác dụng
Nội dung cơ bản
Nghệ thuật
Đồng chí - 
Chính Hữu
Tự do- biểu cảm, tự sự, miêu tả
 - Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
- Hoàn cảnh đó giúp cho ta hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ của những người lính và đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả.
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, có sức gợi cảm lớn.
-Sử dụng bút pháp tả thực, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn
Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật
Kết hợp thể thơ 7 chữ và thể tám chữ (tự do)- Biểu cảm, tự sự, miêu tả
- Viết năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969) được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” 
- Hoàn cảnh sáng tác đó giúp em hiểu thêm về cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt của dân tộc và tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
- Giọng điệu ngang tàng, phóng khoáng pha chút nghịch ngợm.
- Hình ảnh thơ độc đáo, ngôn từ có tính khẩu ngữ gần với văn xuôi.
- Nhan đề độc đáo.
Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận.
Thất ngôn trường thiên (7 chữ)- Biểu cảm, miêu tả
- Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui của con người trước cuộc sống mới. Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)
- Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu thêm về hình ảnh con người lao động mới, niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ đối với đất nước và cuộc sống mới.
Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình.
- Âm hưởng thơ vừa khoẻ khoắn sôi nổi, vừa phơi phơi bay bổng.
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách.
- Nhiều hình ảnh tráng lệ, trí tưởng tượng phong phú. 
Bếp lửa- Bằng Việt
Kết hợp 7 chữ và 8 chữ- Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận.
- Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ.
- Hoàn cảnh này cho ta hiểu thêm tình yêu quê hương đất nước và gia đình của tác giả qua những kỉ niệm cụ thể về người bà và bếp lửa.
Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
- Hình tượng thơ sáng tạo “Bếp lửa” mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
- Giọng điệu và thể thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm
Chủ yếu là 8 chữ- Biểu cảm, tự sự
- Được viết năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên.
- Hoàn cảnh sáng tác đó giúp ta hiểu được tình yêu con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước của người người phụ nữ dân tộc Tà-ôi.
Thể hiện tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng về tương lai.
Giọng điệu ngọt ngào, trìu mến, mang âm hưởng của lời ru.
ánh trăng -Nguyễn Duy
Thể thơ 5 chữ- Biểu cảm, tự sự.
- Được viết năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. In trong tập thơ cùng tên của tác giả.
- Hoàn cảnh sáng tác giúp ta hiểu được cuộc sống trong hoà bình với đầy đủ các tiện nghi hiện đại khiến con người dễ quên đi quá khứ gian khổ khó khăn; hiểu được cái giật mình, tự vấn lương tâm đáng trân trọng của tác giả của tác giả.
Như một lời nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Qua đó, gợi nhắc con người có thái độ ân nghĩa thuỷ chung với thiên nhiên với quá khứ.
- Như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hài hoà, sâu lắng.
- Nhịp thơ trôi chảy, nhẹ nhàng, thiết tha cảm xúc khi trầm lắng suy tư.
- Kết cấu giọng điệu tạo nên sự chân thành, có sức truyền cảm sâu sắc.
Con cò- Chế Lan viên
Thể thơ tự do- Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” (1967)
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
- Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí.
Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
- Thơ 5 chữ
- Biểu cảm, miêu tả.
- Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hà Nội.
- Được sáng tác vào hoàn cảnh đặc biệt đó, bài thơ giúp cho người đọc hiểu được tiếng lòng tri ân, thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân rộng lớn của đất nước.
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước.
-Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca.
- Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí.
Viếng lăng Bác- Viễn Phương
Thơ 8 chữ
- Biểu cảm, miêu tả
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
- Hoàn cảnh đó giúp ta hiểu được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ, của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác
- Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc.
Sang thu- Hữu Thỉnh
Thơ 5 chữ- Biểu cảm, miêu tả.
-Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
Cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả.
- Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc.
- Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình.
Nói với con- Y Phương
Tự do- Biểu cảm, miêu tả
- Sau 1975.
- In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985”
Là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó.
- Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ.
- Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên.
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện Việt Nam. (NV9)
Tác phẩm- Tác giả
Thể loại- PTBĐ
HCST (xuất xứ)
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ
- Truyện truyền kì.
- Tự sự, biểu cảm
- Thế kỉ 16
Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
-Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán; kết hợp các yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường kì ảo với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Vũ trung tuỳ bút)- Phạm Đình Hổ
- Tuỳ bút
- Thế kỉ 18
Phản ánh đời sống xa hoa vô độ, sự nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn.
- Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một cách cụ thể, chân thực, sinh động
Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)- Ngô gia văn phái
- Thể chí- Tiểu thuyết lịch sử
- Tự sự, miêu tả
- TK 18
Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân.
Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán; cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói.
Truyện Kiều- Nguyễn Du
- Truyện thơ Nôm
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- TK 18- 19
- Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du.
- Tóm tắt Truyện Kiều.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Truyện thơ Nôm lục bát.
- Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ.
- Nghệ thuật tự sự: dẫn chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên
Chị em Thuý Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
-Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả)
- TK 18- 19
- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật.
-> cảm hứng nhân văn sâu sắc.
- Bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh; bút pháp ước lệ tượng trưng; ngôn ngữ tinh luyện, giàu cảm xúc; khai thác triệt để biện pháp tu từ
Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả)
- TK 18- 19
 Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Từ ngữ bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
Mã Giám Sinh mua Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm 
- TK 18- 19
- Bóc trần bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh, qua đó lên án những thế lực tàn bạo chà đẹp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ.
- Hoàn cảnh đáng thượng tội nghiệp của Thuý Kiều
Nghệ thuật tả thực, khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại.
Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm)
- TK 18- 19
Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm, sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp từ, điệp cấu trúc
Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga- Trích truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình  ...  lính.
- Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thân thiết.
* Tình đồng chí của những người lính (chủ đề chính)
 - Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.
+ Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
+ Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt.
 - Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+ Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
+ Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời người lính.
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng “tay nắm lấy bàn tay” cử chỉ mà nhữngngười lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
 + Vẻ đẹp của tình đồng chí: “Đêm nay rừng hoang sương muối....Đầu súng trăng treo”
2
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
* Hình ảnh những chiếc xe không kính:
- Hình ảnh độc đáo “ Những chiếc xe không kính” là một hình ảnh thực, bom đạn chiến tranh đã làm cho những chiếc xe biến dạng.
- Là một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ.
* Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường gian khổ hiểm nguy.
 + Ung dung, hiên ngang.
 + Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy.
- Tâm hồn sôi nổi, tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết.
 + Tác phong rất lính, sôi nổi, nhanh nhẹn, tinh nghịch, lạc quan yêu đời. 
 + Gắn bó thân thiết như anh em một nhà: Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
- ý chí quyết tâm chiến đấu vì giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.
3
Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
* Cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khơi ( 2 khổ đầu ).
 - Bức tranh lộng lẫy hoành tráng về cảnh thiên nhiên trên biển. 
 - Đoàn thuyền đánh cá lên đường ra khơi cùng cất cao tiếng hát. 
* Vẻ đẹp của biển cả và của những người lao động ( 4 khổ thơ tiếp )
 - Thiên nhiên bừng tỉnh, cùng hoà nhập vào niềm vui của con người 
 - Vẻ đẹp lung linh huyền ảo của biển, cảnh đánh cá đêm trên biển. 
 - Bài hát cảm tạ biển khơi hào phóng, nhân hậu, bao dung. 
 - Không khí lao động với niềm say mê, hào hứng, khoẻ khoắn, thiên nhiên đã thực sự hoà nhập vào nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo thành sức mạnh trong cuộc chinh phục biển cả.
* Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ( khổ cuối ) 
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một đêm lao động khẩn trương. 
- Tiếng hát diễn tả sự phấn khởi của những con người chiến thắng. 
4
Bếp lửa (Bằng Việt)
 * Hồi tưởng về bà và tình bà cháu. 
- Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương về bếp lửa.
- Thời ấu thơ bên bà là một tuổi thơ nhiều gian khổ , thiếu thốn nhọc nhằn 
- Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. 
- Âm thanh của tiếng chim tu hú. 
 * Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Cuộc đời bà khó nhọc, lận đận , chịu đựng nhiều mất mát.
- Sự tần tảo , đức hy sinh chăm lo cho mọi người của bà. 
- Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”; ngọn lửa bà nhen là ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niềm yêu thương bất diệt.
* Nỗi nhớ mong của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương và đất nước.
- Cuộc sống sung sướng đầy đủ và tràn niềm vui.
- Không nguôi quên những năm tháng tuổi thơ ở với bà và tình cảm ấm áp của bà với lòng biết ơn... 
5
ánh trăng (Nguyễn Duy)
* Hình ảnh vầng trăng trong cảm xúc của tác giả.
- Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, một vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của vũ trụ.
- Trăng là người bạn tri kỉ của thời thơ ấu và những ngày chiến đấu ở rừng 
- Hoàn cảnh sống thay đổi, con người quen với tiện nghi hiện đại, điện đã làm lu mờ ánh trăng, trăng trở thành người dưng qua đường. 
- Bất ngờ đèn điện tắt, vầng trăng đột ngột hiện ra qua ô cửa sổ, đánh thức bao kỉ niệm tưởng đa lãng quên trong lòng người, khiến cho con người cảm thấy “rưng rưng” một nỗi nhớ khắc khoải và da diết đối với quá khứ bình dị, mộc mạc mà thiêng liêng. 
* Suy tư của tác giả mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Vầng trăng không chỉ đơn giản là vầng trăng thiên nhiên mà nó đã trở thành một biểu tượng cho những gì thuộc về quá khứ của con người.
 - Bước qua thời chiến tranh, sống trong cảnh hoà bình, cuộc sống của con người đổi thay, ngập chìm trong hạnh phúc,
 không ít người đã vô tình lãng quên quá khứ.
- Trong khoảnh khắc hiện tại, hình ảnh vầng trăng đột ngột xuất hiện trong đêm điện tắt đã đánh thức trong tâm hồn con người bao kỉ niệm...
- Con người ngỡ ngàng đến thảng thốt, rồi rưng rưng hoài niệm, để đọng lại cuối cùng là nỗi niềm day dứt, ân hận: “giật mình” soi lại mình, suy ngẫm về quá khứ, cần sống có trách nhiệm với quá khứ, về hiện tại, về sự vô tình vô nghĩa đáng trách giận. 
- “Giật mình” nhắc nhở không được phép lãng quên quá khứ, cần có trách nhiệm với quá khứ, coi quá khứ là điểm tựa cho hiện tại, lấy quá khứ để soi vào hiện tại. Sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ. Đó là một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam: đạo lí thuỷ chung, ân tình, nghĩa tình.
6
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điểm)
* Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo.
- Trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. 
- Hạt gạo hậu phương, hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa. 
* Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. 
- Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy.
- Tình yêu thương, niềm tự hào của mẹ đối với cu Tai 
- ng- Kim Lân
(Nhân vật ông H
7
àLai)
8
* Anh là người sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt:
- Là “người cô độc nhất thế gian”: sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng sống giữa “bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”, cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để được gặp người.
- Công việc của anh là “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, chấn động mặt đất” 
 * Anh là người có tinh thần trách nhiệm và say mê với công việc.
- Luôn say mê công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi anh ý thức được công việc mình làm giúp ích cho sản xuất và chiến đấu của Tổ Quốc. 
- Kiên trì không ngại gian khổ, khó khăn mặc dù sống trong hoàn cảnh đặc biệt: làm việc một mình trên núi cao, gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. 
- Thạo việc và làm việc một cách tỉ mỉ và chính xác: không nhìn máy cháu nhìn gió lay lá, nhìn sao trời có thể nói được mây, tính được gió. 
* Là người giản dị, khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.	
+ Sống giản dị “Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
+ Sống với lí tưởng và hoài bão phục vụ đất nước” “...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi một mình được? 
+ Khiêm tốn không để cho hoạ sĩ vẽ mình và giới thiệu những con người lao động khác
* Là người có tâm hồn nhạy cảm, trong sáng và có cuộc sống hết sức phong phú.
đ+ Luôn cởi mở, chân thành, quan tâm, chu đáo với mọi người: tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng hoa cho cô gái, biếu mọi người làn trứng để ăn trưa-> tấm lòng nhân hậu.
+ Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, phong phú: đọc sách, trồng hoa, nuôi gà...
-> Anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ cống hiến cho đất nước ở miền lặng lẽ Sa Pa, là hình ảnh tốt ẹp của thế hệ trẻ- những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
9
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
*Nhân vật bé Thu.
- Kính yêu, tôn thờ người cha của mình.
+ Lạ lùng, sợ hãi và xa lạ đối với người cha: nghe gọi con bé giật mình, tròn xoe mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy và thét lên.
+ Kiên quyết không chịu nhận ba vì Thu đã khắc ghi trong lòng hình ảnh về ngươì cha trong tấm hình.
- Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt.
+ Giữ mãi hình ảnh về người cha đẹp và hoàn hảo nên quyết không gọi “ba”, nói trổng, hất trứng cá, cự tuyệt, xa lánh cha.
+ Nằm im, lăn lộn, thở dài khi nghe bà ngoại lí giả.
+ Lặng lẽ đứng ở góc nhà, đôi mắt buồn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
+ Cất tiếng gọi ba như xé ruột: “ Ba...a...a...ba”. Tiếng gọi “ba” như thét sau 3 ngày, sau 8 năm kìm nén trong lồng ngực, trong trái tim chan chứa tình yêu thương, là tiếng gọi ba lần đầu và cũng là lần cuối cùng- thật cảm động và đau đớn.
+ Hôn cha cùng khắp, hôn lên cả vết thẹo trên mặt ba, vết thẹo - thủ phạm gây nghi ngờ, chia rẽ tình cảm cha con, vết thương chiến tranh.
- Là cô bé ngây thơ, ương ngạnh, cúng cỏi. mạnh mẽ và sâu sắc.
+ Sự ngây thơ, chân thành của đứa bé 8 tuổi, đứa trẻ Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
+ Dứt khoát, rạch ròi, quyết liệt: nhất quyết không gọi “ba”, phản ứng mạnh mẽ...
+ Kiêu hãnh về một tình yêu, niềm tự hào dành cho người cha của mình, người cha chụp hình chung với má.
+ Tận hưởng một cách vồ vập, hối tiếc cái tình cha con máu mủ trong giờ phút ngắn ngủi lúc chia tay.
* Nhân vật ông Sáu: Là người cha thương yêu con vô cùng.
- Ông háo hức, chờ đợi giây phút được gặp con và khao khát được nghe tiếng gọi “ba” của đứa con. 
+ Cái tình cha con cứ nôn nao trong con người anh, không chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên, anh bước vội vàng những bước dài, vừa bước vừa khom lưng đưa tay đón chờ con.
+ Anh mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, những con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
- Tìm đủ mọi cách để gần gũi con, thương yêu con.
+ Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con.
+ Anh ngồi im giả vờ không nghe chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm”
+ Trong bữa cơm, anh gắp trứng cá cho con.
- Hụt hẫng, đau khổ khi con không nhận mình là cha.
+ Anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài bên má đỏ ửng, giần giật, giọng lặp bặp, run run; Ba đây con...
+ Anh đứng sững, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, hai tay buông xuống như bị gãy.
+ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi.
- Bực mình trước sự thái quá của bé Thu, quá thương con ông không kìm nổi cảm xúc và đã đánh con: Giận qua không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông con bé và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
- Hạnh phúc tột cùng, nhớ thương tột độ khi con nhận ra anh là “ba” trong tiếng thét; anh ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hồn lên mái tóc con”
- Vào chiến trường:
+ Hối hận, day dứt vì đánh con.
+ Dồn toàn bộ niềm say mê, tình yêu thương để làm chiếc lược cho con, anh khắc lên chiếc lược dòng chữ” Yêu nhớ tặng Thu, con của ba” dòng chữ chứa bao nhiêu tình cảm sâu nặng của người cha.
+ Trước khi hy sinh, ông nhờ bạn mình chuyển cây lược đến cho bé Thu. Chiếc lược là biểu tượng của tình phụ tử, là chiếc lược yêu thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG THI HOC SINH GIOI 9 HIEU QUA.doc