Biện pháp dạy học tiếng Việt THCS kiểu bài cung cấp lý thuyết

Biện pháp dạy học tiếng Việt THCS kiểu bài cung cấp lý thuyết

A: LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN

1) Cơ sở lý luận

- Việc dạy từ ngữ, ngữ pháp liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến việc dạy văn trong nhà trường. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi văn học là nghệ thuật ngôn từ".

Văn học xây dựng các hình tương nghệ thuât bằng phương tiện ngôn từ. Tất cả các đơn vị của ngôn ngữ từ các đơn vị ngữ âm đến các đơn vị ngữ pháp đều góp phần làm tròn nhiệm vụ này.

- Việc dạy học từ ngữ, ngữ pháp, mà trước tiên là cung cấp hình thành khái niệm ngôn ngữ cho học sinh ngày càng có ý nghĩa cấp thiết. Vì tiếng việt đang trong giai đoạn phát triển ào ạt, chưa bao giờ Tiếng việt đòi hỏi phải bổ sung sáng tạo nhiều từ ngữ như bây giờ, bởi vì công cuộc đổi mới sâu sắc toàn diện của chúng ta đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, chính sách mở cửa đang đặt Tiếng việt của chúng ta trong quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Hàng loạt từ mới, cách nói mới ra đời có cách hay, có cách nói không hay thậm chí không thể chấp nhận đợc. Nhan nhãn từ nước ngoài nhiều tên gọi tây không ra tây, Việt Nam không ra Việt Nam việc tạo từ mới là cần thiết, tìm cách hoà nhập với thế giới song chúng ta không thể chấp nhận lối nới lai căng, lối tạo ra từ một cách tự phát vì chúng làm tiếng việt mất bản sắc dân tộc.

Vì vậy, giáo dục phải giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn hoá từ ngữ Tiếng việt hiện đại.

Hiện trạng nắm và sử dụng từ ngữ của Thanh niên, học sinh ta cũng không lấy gì làm vui. Khảo sát các bài kiểm tra văn của học sinh, ta thấy quá nhiều lỗi về dùng từ, đặc biệt dùng từ Hán việt, dùng từ lặp, từ thừa khá phổ biến do nghèo vốn từ. Lối viết rập khuôn theo vài ba mẫu có sẵn, lối dùng từ sáo rỗng. Điều đó phản ánh tình trạng nghèo nàn trong tâm hồn, trong suy nghĩ làm cho tâm hồn trở thành xơ cứng, làm mất cá tính trong diễn đạt.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp dạy học tiếng Việt THCS kiểu bài cung cấp lý thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biện pháp dạy học tiếng việt thcs 	kiểu bài cung cấp lý thuyết
A: Lý do chọn SáNG KIếN
1) Cơ sở lý luận
- Việc dạy từ ngữ, ngữ pháp liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến việc dạy văn trong nhà trường. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi văn học là nghệ thuật ngôn từ".
Văn học xây dựng các hình tương nghệ thuât bằng phương tiện ngôn từ. Tất cả các đơn vị của ngôn ngữ từ các đơn vị ngữ âm đến các đơn vị ngữ pháp đều góp phần làm tròn nhiệm vụ này.
- Việc dạy học từ ngữ, ngữ pháp, mà trước tiên là cung cấp hình thành khái niệm ngôn ngữ cho học sinh ngày càng có ý nghĩa cấp thiết. Vì tiếng việt đang trong giai đoạn phát triển ào ạt, chưa bao giờ Tiếng việt đòi hỏi phải bổ sung sáng tạo nhiều từ ngữ như bây giờ, bởi vì công cuộc đổi mới sâu sắc toàn diện của chúng ta đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, chính sách mở cửa đang đặt Tiếng việt của chúng ta trong quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Hàng loạt từ mới, cách nói mới ra đời có cách hay, có cách nói không hay thậm chí không thể chấp nhận đợc. Nhan nhãn từ nước ngoài nhiều tên gọi tây không ra tây, Việt Nam không ra Việt Nam việc tạo từ mới là cần thiết, tìm cách hoà nhập với thế giới song chúng ta không thể chấp nhận lối nới lai căng, lối tạo ra từ một cách tự phát vì chúng làm tiếng việt mất bản sắc dân tộc.
Vì vậy, giáo dục phải giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn hoá từ ngữ Tiếng việt hiện đại.
Hiện trạng nắm và sử dụng từ ngữ của Thanh niên, học sinh ta cũng không lấy gì làm vui. Khảo sát các bài kiểm tra văn của học sinh, ta thấy quá nhiều lỗi về dùng từ, đặc biệt dùng từ Hán việt, dùng từ lặp, từ thừa khá phổ biến do nghèo vốn từ. Lối viết rập khuôn theo vài ba mẫu có sẵn, lối dùng từ sáo rỗng. Điều đó phản ánh tình trạng nghèo nàn trong tâm hồn, trong suy nghĩ làm cho tâm hồn trở thành xơ cứng, làm mất cá tính trong diễn đạt.
Từ cơ sở lý luận trên, có thể kết luận rằng việc dạy Tiếng việt ở THCS nói chung và việc cung cấp, hình thành khái niệm ngôn ngữ nói riêng cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng. Không những cần thiết và quan trọng cho mục đích giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mỹ mà còn là điều kiện không thể thiếu được để rèn luyện tư duy, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tiếp thu tất cả các môn học khác trong nhà trường.
2) Cơ sở thực tiễn:
Môn Tiếng việt THCS, kiểu bài cung cấp khái niệm chiếm một tỷ lệ lớn trong chương trình (118/198 tổng số tiết) nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, hệ thống, hiện đại về từ ngữ và ngữ pháp Tiếng việt.
Mô hình dạy kiểu bài này gồm 3 mục:
Muc I: Tìm hiểu bài
Muc II: Bài học
Mục III: Bài tập
- Với mô hình như vậy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động đi lại con đường của nhà ngôn ngữ học, từ sự kiện ngôn ngữ thực tế, phát hiện vấn đề, khám phá đặc điểm của hiện tượng được xem xét rồi đi tới những kết luận cần thiết.
Xong phần hướng dẫn giảng dạy, tôi thấy đi theo thứ tự các bước của cấu trúc bài học còn có hạn chế sau:
Xảy ra sự trùng lặp, chưa lôgic giữa tìm hiểu bài và bài học, sát thời gian.
Vì vậy theo tôi phần tìm hiểu bài nên lồng vào bài học vì ý định của phần tìm hiểu bài sẽ là những vấn đề chứng minh cho bài học.
Để hướng dẫn học sinh nhận thức khái niệm bắt đầu từ quan sát. Ví dụ đến phân tích ví dụ rồi rút ra tri thức buộc phải gộp của mục I, mục II, và có khi gộp cả mục III nếu phù hợp.
Vì ở mục II: Bài học phần lớn SGK viết theo lối diễn dịch (tiện lợi cho việc theo dõi của học sinh) nhng sẽ có khó khăn đối với giáo viên khi thực hiện phương pháp dạy học quy phạm.
Do đó vừa tìm hiểu bài vừa rút ra những nhận xét, kết luận có bài học. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được thời giam, đảm bảo được tính khoa học của SGK, tránh sự trùng lặp trong dẫn dắt và logic.
B: Nội dung
Để thực hiện được việc tổ chức giờ dạy Tiếng việt phần lý thuyết tốt, người thầy phải xác định được mục tiêu bài học, những việc nào là của mình của học sinh, để đúng với nhiệm vụ: Người thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, cho học sinh tự quan sát, tìm tòi, phần tích và rút ra khái niêm. Đó là việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là đổi mới tổ chức giờ dạy. Để làm đợc vấn đề này là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo, học hỏi đồng nghiệp, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trước tiên người giáo viên phải nghiên cứu, tìm hiểu phân loại kiểu bài trong chương trình, từ ngữ và ngữ pháp, so sánh kiểu bài cung cấp khái niệm với các kiểu bài khác như: Luyện tập, ôn tập, 
Mở rộng vốn yếu tố Hán việt.
+ Kiểu bài cung cấp khái niệm: 118 tiết
+ Kiểu bài luyện tập, ôn tập: 56 tiết
+ Kiểu bài mở rộng vốn yếu tố Hán việt, mở rộng vốn từ: 24 tiết.
- Nắm được mô hình của kiểu bài cung cấp khái niệm, có sự khéo léo, linh hoạt trong việc lồng mục I, II và III.
- Để học sinh làm được bài tập, vận dụng để viết đoạn, câu, trước tiên phải nắm được hệ thống khái niệm, lý thuyết.
Việc cung cấp lý thuyết để vận dụng vào thực hành là việc rất quan trọng, làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh làm bài tập và sử dụng vốn ngôn ngữ trong văn nói và văn viết.
- Những khái niêm cơ bản đợc rút ra từ việc giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh quan sát, phân tích ví dụ và rút ra kết luận.
Đây là biện pháp dạy theo lối quy nạp, tránh áp đặt đối với học sinh.
- Trong quá trình tổ chức giờ dạy, người giáo viên cần có kế hoạch trớc cho từng bài cụ thể, lấy các ví dụ theo hệ thống logic từng phần.
Dăn dò, nhắc nhở học sinh cần chuẩn bị tốt cho mỗi tiết học, nghiên cứu bài tập trong vở bài tâp, SGK.
Từ đó có sự phối kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập để củng cố, hệ thống lại phần lý thuyết. Qua kết quả đó giáo viên nắm bắt được phần nào năng lực của học sinh để thực hiện tốt cho tiết sau.
- Qua việc làm bài tập, kiểm tra đánh giá, giáo viên phải giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Qua việc làm bài tập (bài tập nhận diện, bài tập sáng tạo; đặt câu, viết đoạn văn) của học sinh, giáo viên nắm bắt đợc việc tiếp thu bài của học sinh, để có hướng bổ sung, điều chỉnh giờ dạy phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Như vậy, để thực hiện tốt giờ dạy Tiếng việt cung cấp lý thuyết, giáo viên phải có sự chuẩn bị bài kỹ càng, phơng tiện dạy học và phương pháp mới trong dạy học Tiếng việt cuối cùng là kiểm tra, đánh giá.
* Ví dụ: Khi giảng dạy bài cung cấp lý thuyết phần từ ngữ lớp 7.
Tiết 17: Tương phản, chơi chữ.
* Chuẩn bị của thầy, trò.
- Giáo viên soạn bài, lấy thêm ví dụ về tương phản, chơi chữ trong các tác phẩm văn học.
- Học sinh chuẩn bị bài, lấy một vài ví dụ về tương phản chơi chữ.
* Tiến trình dạy:
I: Bài học:
1) Tương phản:
Bước 1: - Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ 1 trong phần tìm hiểu bài.
Bước 2: - Học sinh phân tích ví dụ, trả lời câu hỏi.
+ Nghĩa của các cặp từ (ba đồng, ba trăm) một mớ (môt mụ, đàn ông, đàn bà)
+ ý của câu: "Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha" Với "mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi"
đ Đều đối lâp, sự đối lập ấy tức là sự tương phản.
- Tác dụng của việc sử dụng phép đối lập ấy khắc hoạ đậm nét tính chất đặc trưng của sự vật.
Bước 3: - Vậy em nào cho cô biết: tương phản là gì?
Học sinh rút ra kết luận:
Tương phản là cách sử dụng từ ngữ biểu thị những khái niệm, những ý trái ngợc nhau trong cùng một văn cảnh.
Bước 4: Để củng cố phần lý thuyết giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 trong phần bài tập SGK.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét (bổ sung, sữa chữa nếu cần)
- Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ về tương phản
2) Chơi chữ:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ 2 phần tìm hiểu bài SGK.
Bước 2: Học sinh phân tích ví dụ, trả lời câu hỏi SGK.
+ Nghĩa từ "lợi"; "lợi" 1 ; Lợi ích
"lợi" 2, 3: Bộ phận cơ thể.
+ Tác dụng của cách dùng từ ngữ nh thế tạo sự bất ngờ trong cách hiểu trên cơ sở những từ đồng âm.
Đó chính là chơi chữ.
Bước 3: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm chơi chữ.
- Giáo viên nêu một vài điều lu ý trong lối chơi chữ.
bước 4: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 trong SGK
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
- Giáo viên nhận xét tổng kết.
- Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ về lối chơi chữ.
Bước 5: - Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong phần bài học. 
(Như vậy ở bài này có sự phối hợp và lồng các mục I, II, III với nhau)
Vì vậy phần bài tập còn lại cho học sinh về nhà làm.
II: Bài tập:
Bài tập 2, 4 cho học sinh về nhà làm
* Kết quả quá trình dạy:
- Nhìn chung các em nắm được các khái niệm cơ bản thông qua các ví dụ có hệ thống và lôgic.
- Học sinh lấy được các ví dụ để minh hoạ
- Học sinh làm tốt các bài tâp và biết vận dụng vào để đặt câu, viết đoạn văn.
c: Qua việc làm này tôi rút ra được các bài học sau:
- Người giáo viên phải nắm vững được nội dung cơ bản của chương trình Tiếng việt đặc biệt phần cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh.
- Nắm được việc đổi mới phương pháp giảng dạy, có kế hoạch cụ thể cho từng tiết dạy (cho bản thân và cho đối tợng học sinh)
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp và có hệ thống.
- Phối hợp, kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại trong giờ dạy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Tôi hy vọng rằng với cách dạy và học Tiếng việt như vậy sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và giáo viên kiểm tra được việc nắm bài ngay trên lớp của học sinh.
Qua các giờ dạy, tiết dạy như vậy tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi luôn học hỏi, trau dồi thêm về mọi mặt.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sáng kiến được HĐKH trường Tân Phong , ngày 18 tháng 3 năm 2010
Xếp loại : Người viết
 Chủ tịch .HĐkh
pHòNG GIáO DụC HUYệN nGA sƠN
trờng THCS nga tân
------------------@&?------------------
Biện pháp dạy học tiếng việt thcs 
kiểu bài cung cấp lý thuyết
Giáo viên: 	Đoàn Thị Minh
Đơn vị công tác: Trờng THCS Nga tân 
 Nga Sơn - Thanh hoá
Năm học 2002 - 2003
**************
Năm học: 2002-2003
*******************

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Day hoc tieng viet lop 6.doc