Bồi dững học sinh năng khiếu Ngữ văn 9

Bồi dững học sinh năng khiếu Ngữ văn 9

BỒI DỮNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9

I.Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích tác phẩm văn học:

 1. Dấu câu và cách ngắt nhịp:

 - Trong những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặngnhiều khi lại nói được rất nhiều: Căm thù tột đỉnh, xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc động trào dâng. Những cung bậc tình cảm này nhiều khi không nói được thành lời.Dấu câu và sự ngắt nhịp là 1 trong những phương tiện hữu hiệu đã thể hiện sự im lặng không lời.Dấu câu có chức năng quan trọng là tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, gợi ra những điều mà từ không nói hết. nhất là trong thơ. Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêngđén tận cùng, giây phút Bác Hồ trở về tổ quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy dáu câu trong đoạn thơ:

 Ôi! Sáng xuan nay, xuân 41

 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

 Bác về.im lăng. Con chim hót.

 Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.

 (Tố Hữu- Theo chan Bác)

 Cau thơ của Chế lan Viên “ đất nước đẹp vô cùng. Nhưngbác phải ra đi” (Người đi tìm hình cứu nước) nếu đọc liền một mạch sẽ làm mất đibao nhiêu sưc gợi cảm sâu lắng, thiết tha, một sự nuối tiếc đến xót xa do dâu chấm giữa dòng tạo nên ấy.

- Nhịp điệukhông chỉ là để tách ý,tách nghĩa mà cònthể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ, phần k mô tả được thành lời. Nhịp điệu ngắt do dấu cau, nhưng nhiều khi nó còn được ngắt bằng 1 sự nhận thức tổng hợp, đôi khi phưc tạp, k có dấu câu. Trong trường hợp này nhiều khi câu thơ được hiểu theo nhiều nghiã do cách ngắt nhịp khác nhau.

 Ví dụ câu thơ của Tố Hữu “càng nhìn ta lại càng say”,có thể ngắt nhịp 2/4,cũng có thể ngắt nhịp 3/3.

 

doc 31 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dững học sinh năng khiếu Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DỮNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN 9
I.Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích tác phẩm văn học:
	1. Dấu câu và cách ngắt nhịp:
 - Trong những tình huống giao tiếp thông thường của cuộc sống, im lặngnhiều khi lại nói được rất nhiều: Căm thù tột đỉnh, xao xuyến bâng khuâng, khi cô đơn buồn bã, lúc xúc động trào dâng. Những cung bậc tình cảm này nhiều khi không nói được thành lời.Dấu câu và sự ngắt nhịp là 1 trong những phương tiện hữu hiệu đã thể hiện sự im lặng không lời...Dấu câu có chức năng quan trọng là tạo nên “ý tại ngôn ngoại”, gợi ra những điều mà từ không nói hết. nhất là trong thơ. Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêngđén tận cùng, giây phút Bác Hồ trở về tổ quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy dáu câu trong đoạn thơ:
	Ôi! Sáng xuan nay, xuân 41
	Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
	Bác về...im lăng. Con chim hót.
	Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...
	(Tố Hữu- Theo chan Bác)
 Cau thơ của Chế lan Viên “ đất nước đẹp vô cùng. Nhưngbác phải ra đi” (Người đi tìm hình cứu nước) nếu đọc liền một mạch sẽ làm mất đibao nhiêu sưc gợi cảm sâu lắng, thiết tha, một sự nuối tiếc đến xót xa do dâu chấm giữa dòng tạo nên ấy.
Nhịp điệukhông chỉ là để tách ý,tách nghĩa mà cònthể hiện thế giới nội tâm của nhà thơ, phần k mô tả được thành lời. Nhịp điệu ngắt do dấu cau, nhưng nhiều khi nó còn được ngắt bằng 1 sự nhận thức tổng hợp, đôi khi phưc tạp, k có dấu câu. Trong trường hợp này nhiều khi câu thơ được hiểu theo nhiều nghiã do cách ngắt nhịp khác nhau.
 Ví dụ câu thơ của Tố Hữu “càng nhìn ta lại càng say”,có thể ngắt nhịp 2/4,cũng có thể ngắt nhịp 3/3...
	nhiều trường hợp, sự xuống dòng liên tục, sự ngắt nhịp liên tục, đột ngột của tác giả có 1 dụng ý, một tác dụng sâu sắctrong việc thể hiện nội dung. Câu thơ “Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt” được Hữu loan xé thành 6 dòng thơ:
	Màu tím hoa sim
	Tím
	chiều 
	hoang
	biền
	biệt
Ở bài thơ này nhiều câu thơ được xé ra như thế. cả bài thơ vỡ vụn đã thể hiện nỗi đau tan nát, tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tăc, hạnh phúc tan thành nhiều mảnh, đứt ra nhiều đoạn, không gì hàn gắn nổi. Tất nhiên k phải sự xé nát bài thơ nào cũng có giá trị.
¨Khi tiếp xúc với TPVH, nhất là khi đọc bằng mấtt cần lưu ý đến dấu câu và cách ngắt nhịp.
	Đối với văn xuôi, dấu câu và cách ngắt nhịp cũng rất quan trọng: 
So sánh 2 đoạn văn sau:
Đoạn 1: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường.
 Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mĩm cười giữa bầu trời quang đảng”. (Thanh Tinh - Tôi đi hoc)
	Đoạn 2: “Không được! Ai cho ta lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mãnh chai trên mặt này? Tao k thể làm người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!...Chỉ còn một cách là...cái này! Biết không!...
 Hắn rút dao ra, xông vào.Bá Kiến ngồi nhổm dậy, Chí phèo đã văng dao tới rồi”.
	(Chí Phèo - Nam Cao)
a Hai đoạn văn có độ dài tương đương, nhưng cách sử dụng dấu câu và nhịp điệu thì khác hẳn: 
Đoạn thứ nhất chỉ có 2 câu, hai dấu chấm và 2 dấu phẩy. nhịp điệu câu văn nhẩn nha, không gâp sgáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng. Cả đoạn văn là tiếng nói thì thầm, nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc ngang trời... Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang náo nức những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường.
Đoạn 2: Được chia làm 9 câu, rất nhiều đấ ngắt: 5 dấu cảm thán, 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửnh, 3 dấu phẩy,2 dấu chấm. Rõ ràng nhịp điệu câu văn nhanh hơn, gấp gáp hơn. Ngữ điệu cũng căng thẳng dồn nén hơn đoạn trước. Cùng sự cộng hưởng của ngữ nghĩa do các từ các hình ảnh tạo nên...¨ tái hiện một cuộc đối mặt đầy căng thẳng, quyết liệt và giàu kịch tính.
Không thể đọc nhanh và gấp gáp với đoạn văn của Thanh Tịnh. Cũng không thể đọc nhẩn nha nhỏ nhẹ đối với đoạn văn của Nam cao.
Truyện Kiều: "Hình tam giác muôn đời"
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã để cho Thuý Kiều bắt đầu cuộc đời mình bằng những vần thơ đẹp nhất, xúc động nhất trong khi gặp Kim Trọng. Cái buổi đi tảo mộ, tiết Thanh Minh "Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa" ấy, đó là cơ hội cho Kim Trọng, chàng trai mới lớn "Phong tư tài mạo tuyệt vời... 
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa" ấy, nghĩa là anh chàng thanh niên đẹp trai, "văn chương nết đất thông minh tính trời" con nhà gia giáo ấy đã gặp chị em Kiều, con nhà khuê các. Cả ba đều là những người ra đời và lớn lên trong gia đình nền nếp của xã hội đã gặp gỡ và yêu nhau. 
Trước khi có cuộc gặp gỡ này, Kim Trọng đã nghe dư luận về tài sắc của hai người con gái nhà Vương ông, tuy không phải là xa xôi lắm nhưng cũng chưa từng được gặp. "Trộm nghe thơm nức hương lân". Hương thơm hay những điều tốt đẹp về những người hàng xóm: Hương lân - có hai người con gái xinh đẹp, ngoan. "Một đền đồng tước khóa xuân hai Kiều". "Hai Kiều" chứ không phải là một người. Nghĩa là Kim Trọng cũng chưa biết ai với ai nhưng là một thiếu niên mới lớn, như bao thiếu niên khác, chàng đã "trộm nhớ thầm yêu". 
Yêu ai? Yêu cả hai nàng Kiều. Khi đã gặp nhau, đã trông thấy "Bóng hồng nhác thấy nẻo xa". Từ xa Kim Trọng trông thấy bóng hồng, hai cô gái và thấy cả hai người đều xinh đẹp. Nguyễn Du để cho Kim Trọng nhận xét:
 "Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
 Người quốc sắc, kẻ thiên tài" 
Là nhận xét chung về hai nàng Kiều chứ lúc này Kim Trọng chưa phân biệt ai là Thúy Kiều, ai là Thúy Vân. Và ai trong hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân đã để ý đến anh chàng đẹp trai - bạn của Vương Quan. Tuổi thiếu niên thường mơ mộng, nhiều khi đến buồn cười. Tình yêu ở lứa tuổi này thường mới chỉ là cảm tính. Nguyễn Du với ngòi bút viết về tâm lý kỳ diệu đã nhiều trường hợp xử lý nhân vật của mình làm chúng ta kinh ngạc. Ở đây ông đã miêu tả thành công tâm lý, tình cảm của cái tuổi "đến tuần cập kê" hay tuổi teen như bây giờ các em thiếu niên vẫn nhận. Vốn cái tuổi mơ mộng, hai cô con gái nhà Vương ông được học hành, có hiểu biết đã rạo rực, tò mò, say sưa trước bất kỳ người con trai nào như Kim Trọng - Một văn nhân: 
"Đề huề lưng túi gió trăng. 
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời". 
Từ cái nhìn đầu tiên ấy, dù mới thoáng qua, với bản năng của người con gái là e thẹn, và bản năng tình cảm của người con gái tuổi yêu là rụt rè, nhất là trong cảnh "Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao". Nhưng nếu là người dưng, xa lạ thì bất cứ cô con gái nào cũng sẽ đĩnh đạc ra chào bạn của em trai mình chứ việc gì phải e lệ, phải nép vào dưới hoa nếu không có rung động tình cảm, không có ý tứ gì.  
Nhưng lúc đó Nguyễn Du đã để cho hai người con gái cùng để ý đến Kim Trọng, rung động trước Kim Trọng. Và chính vì vậy Nguyễn Du viết "Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa" chứ không phải "Thuý Kiều e lệ" hay "Thúy Vân e lệ". Dù viết như thế này vẫn bảo đảm cho câu thơ 8 chữ (bát) đúng và hay. Đứng trước hai người đẹp ấy, chàng thiếu niên mới lớn đã rạo rực ngọn lửa tình nhưng vẫn sợ sệt, không dám để bộc lộ ra. 
Nguyễn Du viết: "Người quốc sắc kẻ thiên tài". "Kẻ thiên tài" ở đây là Kim Trọng, "người quốc sắc" là ai? Nguyễn Du không khẳng định là chị hay là em. Lâu nay ta vẫn cho rằng "Người quốc sắc, kẻ thiên tài. Tình trong như đã mặt ngoài còn e" là nói về tình cảm giữa Thuý Kiều và Kim Trọng. Người quốc sắc là Thuý Kiều nhưng xét trên văn bản và hoàn cảnh cụ thể khẳng định như vậy là không đúng. Chỉ có thể thấy anh chàng Kim Trọng đã ngây ngất trước hai Kiều đến nỗi "chập chờn cơn tỉnh cơn mê", đến nỗi "rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn" 
Rồi thì chàng Kim Trọng cũng phải về khi bóng tà buổi chiều đang đến, chàng phải về thôi, để xảy ra cảnh "Khách đà lên ngựa người còn ghé theo". Đến đây càng không thể khẳng định là ai trong hai nàng Kiều yêu Kim Trọng. Nguyễn Du không viết "Khách đà lên ngựa, Kiều còn ghé theo". Viết như vậy hợp vần, vần bằng cho câu thơ lục bát, không sai vần, hay, nhưng nhà thơ vĩ đại của chúng ta lại dùng danh từ chung "người". 
Người có thể là hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Cả hai, e ấp ngượng ngùng "ghé" nhìn theo Kim Trọng khi chàng lên ngựa chia tay, chứ đâu có phải chỉ một mình Thuý Kiều "ghé theo" 
Từ câu "Chàng Kim từ lại thư song. Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây", viết về tâm trạng của Kim Trọng sau buổi gặp gỡ ấy Nguyễn Du vẫn viết là nỗi nàng - một danh từ chung, chỉ người con gái nói chung mà ông không chỉ rõ là nàng nào. Ông không khẳng định "Nỗi Kiều canh cánh" trong lòng Kim Trọng. Ông diễn tả nỗi lòng và tâm trạng của anh chàng mới bước vào tình yêu. Thổn thức, chờ đợi, thấp thỏm "Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng" nhưng là tơ tưởng mặt ai không rõ. 
"Hương gây mùi nhớ" - Hương thơm trong vườn "gây" mùi nhớ nhung, nhớ mùi của Thúy Kiều hay Thuý Vân? Không rõ. Để rồi "bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người". Nhớ người nào không rõ vừa yêu vừa nhớ bâng khuâng nhưng trong trạng thái chưa rạch ròi nên anh chàng tìm cách "xăm xăm tìm nẻo Lam Kiều tìm sang" để gặp cho được - không phải chỉ để gặp Thúy Kiều mà còn là để gặp Thúy Vân nữa chứ. 
Đến câu 286, anh chàng si tình sau khi tỏ ra thông minh, lấy cớ thuê nhà của nhà Ngô Việt thương gia. "Phòng không để đó người xa chưa về" để ở trọ học nhưng vẫn "Tịt mù nào thấy bóng hồng vào ra" chờ không thấy bóng hồng (danh từ chung chỉ con gái, đàn bà) chứ có phải là chờ Kiều đâu 
Kim Trọng chỉ có chờ đợi ở bên nhà hàng xóm để rồi dịp may ngẫu nhiên xảy ra "Cách tường phải buổi êm trời.- Dưới đào dường có bóng người thướt tha".
Lại vẫn là "bóng người" - một danh từ chung chứ không phải là "bóng Kiều thướt tha". Nghĩa là Kim Trọng vẫn chưa biết là bóng ai. Thuý Kiều hay Thuý Vân, chỉ có "Hương còn thơm nức người đà vắng tanh". Hương ai chàng vẫn chưa biết. Rồi bất ngờ Kim Trọng "Trên đào nhác thấy một cành kim thoa" mà vẫn không biết là kim thoa của ai đánh mất chàng tự hỏi mình: "Này trong khuê các đâu mà đến đây. Ngẫm âu người ấy báu này". Có lẽ của "báu" này là của "người ấy" mà không biết người ấy là Kiều hay Vân. 
Nếu cái cành thoa vương trên cành đào ấy là của Thúy Vân, và Thúy Vân đi tìm thì cuộc tình của Kim Trọng sẽ xảy ra với Thúy Vân chứ đâu với Thuý Kiều
Mãi đến câu 307 Nguyễn Du mới cho ta biết người đi tìm thoa là Thuý Kiều:
"Tiếng Kiều nghe lọt bên kia,
Ơn người quân tử sá gì của rơi"
Nhưng lúc này Kiều vẫn ở bên kia tường nói vọng sang và Kim Trọng vẫn chưa thấy mặt vẫn chưa biết là ai. Sau khi về nhà lấy thêm "Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông" để làm quà cho người đẹp, Kim Trọng "Bực mây dón bước ngọn tường" rướn người nhìn qua tường, bây giờ Kim Trọng mới thấy người đi tìm cành thoa: "Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe". Hôm nọ chính là hôm gặp nhau ở hội Đạp Thanh, ở lễ tảo mộ:
"Sượng sùng giữ ý rụt rè,
Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu"
"Kẻ nhìn" (Kim Trọng), rõ mặt (Thúy Kiều), người (Thúy Kiều), e (l ...  biết thiệt thòi là thương.
Những ý nghĩ đớn đau, dằn vặt vò xé tâm can nàng, khiến trong độc thoại, nàng tưởng như nói với Đạm Tiên, nàng như lên tiếng gọi thầm “ người bạn gái” năm xưa là người kỉ nữ đã khuất mà đối với nàng, Đạm Tiên đâu chỉ là một bóng ma, Đạm Tiên là hình ảnh tương lai của cuộc sống và nay sẽ trở thành hiện thực trong kết cục cuộc đời nàng : Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây.
Đạm Tiên nàng nhé, có hay?
Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta!
Ở đây không những ta thấy đối thoại trong độc thoại mà còn thây người trần tục nói với người cõi âm ngay trong lúc tỉnh. Sau khi để lại thiên tuyệt bút, nàng một lần nữa lại nghĩ đến người cõi âm là người chồng anh hùng ( Từ Hải) vừa bị sát hại như kiểu độc thoại trong môt vở kịch trước khi gieo mình xuống sông Tiền Đường:
Rằng: Từ công hậu đãi ta,
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng.
Giết chống mà lại lấy chống,
Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời?
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!
Đấy là kiểu độc thoại liên tiếp của Thúy Kiều. Nguyễn Du không chỉ xây dựng ngôn ngữ độc thoại trong đối thoại trong trường hợp cho nhân vật tự nhủ qua những suy nghĩ của mình như trước đây đa nêu ( trong đoạn Kiều trao duyên cho Thúy Vân), mà ở đây có cả ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại. Ngôn ngữ đối thoại trong độc thoại ở đậy, không những đã phản ảnh sự phong phú trong tâm hồn nhân vật mà còn trở thành chiếc cầu nối liền hai cõi âm dương. Thật là trường hợp giao tiếp đặc biệt.
Ta lại còn phải kể thêm trường hợp độc thoại của Thúc Sinh khi chàng muôn thú thật với Hoạn Thư về cuộc tình trót lỡ của mình với Thúy Kiều: Tẩy trần vui chén thong dong,
Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra.
Nhưng rồi chàng cứ đắn đo, chần chừ suy tính mãi: Chàng về xem ý tứ nhà,
Sự mình cũng sắp lân la giãi bày.
Mà Hoạn Thư thì cứ im như không, làm cho chàng đâm hoảng : Mấy phen cười nói tỉnh say,
Tóc tơ bất động mảy may sự tình.
Và tiếp theo là hai câu độc thoại của Thúc Sinh đã có thể được sử dụng như một câu tục ngữ:
Nghĩ : đà bưng kín miệng bình,
Nào ai có khảo mà minh lại xưng.
Dẫn đến hậu quả thật tai hại là chàng không thể hoàn thành được nhiệm vụ mà Thúy Kiều đã mất bao công phu dàn xếp.
Trong Truyện Kiều, ngôn ngữ độc thoại đã giúp tác giả trình bày được toàn bộ chiều sâu, bề dày trong tính cách nhân vật. Ta hãy đọc lại bốn câu độc thoại liên tiếp trước và sau Hoạn Thư hành hạ Thúy Kiều . Khi Thúy Kiều lần đầu ra mắt Thúc Sinh tại nhà Hoạn Thư, ta được đọc:
Bước ra một bước một dừng,
Trông xa, nàng đã tỏ chừng nẻo xa:
- Phải rằng nắng quáng, đèn lòa,
Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh?
Bây giờ tình mới tỏ tình,
Thôi thôi, đã mắc vào vành chẳng sai
Nàng quá sợ hải vì rơi vào tay người vợ cả ghê gớm: Chước đâu có chước lạ đời,
Người đâu mà có người tinh ma!
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở chúa nhà đôi nơi!
Nàng chỉ còn biết nhận xét Hoạn Thư bằng hai câu đã trở thành quen thuộc:
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
Để rồi nàng tự hỏi :
Bây giờ đất thấp trời cao,
Ăn làm sao, nói làm sao, bây giờ?
Trong khi đó, Thúc Sinh cũng tự hỏi:
Sinh đà phách lạc hồn xiêu,
Thương ôi, chẳng phải nàng Kiều ở đây?
Nhân làm sao đến thế này,
Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi!
Ớ trên là hai lần độc thoại liên tiếp, một của Thúy Kiều và một của Thúc Sinh trước khi Thúy Kiều hầu rượu và gảy đàn phục vụ vợ chồng Hoạn Thư. Sau khi hành hạ Thúy Kiều thì đây la lời tự vấn trong lòng đầy thỏa mãn trong lòng của nàng tiểu thư họ Hoạn:
Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:
-Vui này đã bỏ đau ngầm xưa nay!
Để cho Thúy Kiều một mình đau đớn với màn độc thoại nội tâm:
Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
Bây giờ mói rõ tăm hơi,
Máu ghen, đâu có lạ đời nhà ghen!
Chước đâu rẽ thúy ,chia uyên,
Ai ra đường ấy, ai nhình được ai?
Bây giờ một vực một trời,
Hết điều khinh trọng, hết lời thị phi.
Nhẹ như bấc, nặng như chì,
Gỡ cho ra nợ còn gì là duyên?
Lỡ làng chút phận thuyền quyên,
Bể sâu, sóng cả có tuyền được vay?
2.3. Lời nửa trực tiếp trong” Truyện Kiều” của Nguyễn Du :
Truyện Kiều cũng có những câu làm nghĩ tới lời nửa trực tiếp. Ví dụ như:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Câu bát có hình thức trần thuật của tác giả, nhưng cái ý thức “Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn” là của nhân vật. Hoặc như câu: Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai!
Câu bát là lời nửa trực tiếp, nói cái ý “ta còn cao giá” của nhân vật trong lời trần thuật của người kể.
Lời nửa trực tiếp không chỉ là lời bộc bạch ý nghĩ của nhân vật mà nó còn là lời của tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm. Như vậy, lời nửa trực tiếp có thể hiểu đó là lời của người kể chuyện, cũng có thể hiểu đó là lời của nhân vật. Lời thuật là của tác giả nhưng nội dung và ngữ điệu là của nhân vật. Hay nói đúng hơn, chủ thể lời nói là người kể, mà chủ thể ý thức của lời nói là nhân vật. Mà qua đó, mượn lời nhân vật, tác giả nhằm bộc lộ quan niện, tưởng của mình.
Có thể thấy, giọng điệu của Truyện Kiều đã được nhận ra từ lâu như một “tiếng kêu thương” (Hoài Thanh), “tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” (Tố Hữu). Nhưng đó là nhận xét chủ yếu trên phương diện tư tưởng, gắn liền với “cảm hứng nhân đạo và cảm hứng hiện thực”, còn giong điệu cảm thương như một hiện tượng nghệ thuật thường có trong tác phẩm. Đó là tiếng kêu thương đau đớn, da diết, thống thiết để bộc lộ tâm tư của tác giả nhan nhản khắp nơi dưới nhiều hình thức trong tác phẩm. Tiêu biểu là qua lời của nhân vật. Ta hãy xét lời nửa trực tiếp trong trường hợp đó.
Đoạn Kiều thương xót Đạm Tiên mà ta nghe như là tiếng lòng của tác giả được biểu hiện trong đó:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe nàng đã đầm đầm châu sa.
Đau đớn thay phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phủ phàng chi bấy hóa công,
Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha;
Sống, làm vợ khắp người ta,
Hại thay ! Thác xuống làm ma không chồng !
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tích lục, tham hồng là ai ?
Hai câu đầu là lời dẫn của tác giả để những câu còn lại trong đoạn là lời độc thoại nội tâm của Kiều thương xót cho Đạm Tiên. Nhưng qua lời độc thoại của nhân vật, ta dường như thấy trong đó là lời của tác giả muốn nói với ta về nỗi lòng thương xót của mình đối với những người hồng nhan tài hoa bạc mệnh.
Hay trong đoạn Kiều than thở:
Buồn riêng, riêng những sụt sùi,
Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân:
“ Tiếc thay trong giá trắng ngần,
Đến phong trần, cũng phong trần như ai!
Tẻ, vui cũng một kiếp người
Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!
Kiếp xưa đã vụn đường tu,
Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!
Dẫu sao bình đã vỡ rồi,
Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!”
Hai câu đầu là lời dẫn của người kể để những câu còn lại trong đoạn là lời độc thoại nội tâm của Kiều thương cho thân phận của mình. Qua đó ta nghe như văng vẳng tiếng lòng của tác giả như chia sẻ cùng nhân vật, cùng tâm sự với nhân vật của mình: “ Dẫu sao bình đã vỡ rồi / Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!”. Đó là một lời cảm thông mà cũng là một tiếng nói đau lòng từ một trái tim “ rỉ máu” của Nguyễn Du thương xót cho nhân vật mình. Đó chảng phải Nguyễn Du đang giao tiếp, đang tâm sự cùng nhân vật mình đó sao?
Chúng ta có thể thấy trong Truyện Kiều rất nhiều hình thức như vậy :
Khéo là mặt dạn mày dày,
Kiếp người đã đến thế này thì thôi!
Thương thay thân phận lạc loài,
Dẫu sao cũng ở tay người biết sao?
...........
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
..........
Lần lần thỏ bạc ác vàng,
Xót người trong hội đoạn trường dòi cơn.
Đã cho lấy chữ hồng nhan,
Làm cho : cho hại, cho tàn, cho cân!
Đã đày vào kiếp phong trần,
Sao cho sĩ nhục một lần mới thôi!
Hay trong đoạn Kiều đàn cho Kim Trọng nghe. Mượn lời Kim nhận xét tiếng đàn của Thúy Kiều, tác giả như cũng thể hiện tâm sự của mình: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mài,
Rằng : “hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Lựa chi những khúc tiêu tao,
Cực lòng mình, cũng nao nao lòng người!”
Ta như thấy Nguyễn Du như đang cùng ngồi đấy theo dõi từng tiếng đàn của Kiều, và qua lời nói của Kim, ta như nhận thấy đó là lời của tác giả nhận xét về nhân vật mình.
Còn trong đoạn sau này :
Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về!
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ!
Nỗi riêng tầm tả tuôn mưa,
Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình:
Tuồng chi là giống hôi tanh,
Thân nghìn vàng để ô danh má hồng!
Thôi còn chi nữa mà mong,
Đời người đên thế là xong một đời!
Bốn câu cuối ta dường như thấy đó vừa là lời của Thúy Kiều, vừa là lời của Nguyễn Du. Hình ảnh Mã Giám Sinh không còn ra gì nửa, khác chi “ một giống côn trùng hôi tanh”, và ngòi bút của Nguyễn Du như đang hướng tới Mã Giám Sinh, lột trần tất cả bản tính của hắn như để tỏ một mối cảm thông, thương xót cho nhân vật mình.
Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp trong độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả như muốn hòa mình vào đó để tự nhiên bày tỏ quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của mình một cách khách quan. Nội dung và ngữ điệu hoàn toàn là của nhân vật, nhưng chủ thể lời nói là của người kể. đó chẳng phải là một nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện quan niệm của tác giả trong tác phẩm đó sao?
III. KẾT LUẬN :
Một trong những nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Du thể hiện trong “Truyện Kiều” là hình thức hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện. Trong đó, độc thoại nội tâm là hình thức hoạt động đặc biệt của ngôn ngữ. Độc thoại nội tâm làm cho diện mạo tinh thần của các nhân vật trở nên nổi bật, sắc nét và diện mạo, cảm quan của tác giả được thể hiện sinh động, độc đáo và sâu sắc. Đây cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng xác nhân. Trong “ Truyện Kiều” đã xuất hiện lời độc thoại nội tâm với các dặc trưng của nó là lời trực tiếp tự do, dòng ý thức và lời nửa trực tiếp trong tâm trạng nhân vật. Bằng những hình thức thể hiện như thế, chúng ta có thể đi sâu vào phân tích những hình tượng cụ thể trong tác phẩm trong một đề tài cao hơn, sâu hơn. Với thời diện của một tiểu luận nhỏ, chúng tôi chỉ đi vào phân tích một số chi tiết tiêu biểu cũng mong sẽ làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Có thể nói, hình thức thể hiện độc thoại nội tâm trong “Truyện Kiều” đã đổi mới hoàn toàn phong cách tự sự trong “Truyện Kiều”, một bước đột phá truyền thống tự sự Trung Quốc-Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà Nguyễn Du đã tiếp xúc, tạo ra một điểm mới trong biểu hiện nội tâm nhân vật – khởi đầu cho truyền thống mới cho tự sự Việt Nam.Đó chẳng phải Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, làm phong phú thêm “ tính chất đặc sắc” của tiếng Việt ta đó sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HS gioi Ngu Van 9 p1.doc