Bồi dưỡng đội tuyển Ngữ Văn Lớp 9 - Cách làm dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

Bồi dưỡng đội tuyển Ngữ Văn Lớp 9 - Cách làm dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

Bài tập 4. Trong bài thơ "Bếp lửa", nhà thơ Bằng Việt có viết:

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng."

 a. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp nối đoạn thơ trên.

 b. Trong những dòng thơ em vừa chép có hiện tượng dùng từ chuyển nghĩa. Chỉ ra những từ đó và cho biết ý nghĩa biểu đạt của nó trong câu thơ.

 c. Cho những từ: le lói, liu riu. Theo em, những từ này có thể thay thế cho từ "ủ sẵn " trong đoạn thơ em vừa chép được không? vì sao?

 

doc 33 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 254Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng đội tuyển Ngữ Văn Lớp 9 - Cách làm dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG
I/. Có thể thống kê những dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
1/ Phân tích toàn bộ bài thơ.
2/Phân tích một đoạn thơ.
3/ Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.
4/ Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ.
5/So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
6/Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ
II/. Dàn ý chung  cho dạng đề nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
Mở bài :
+ Giới thiệu tác giả và bài thơ, đoạn thơ cần phân tích ( chép nguyên văn đoạn thơ trong đề bài, nếu là đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu, chấm chấm, rồi chép câu cuối).
+ Giới thiệu ý kiến bàn về bài thơ ( nếu đề bài yêu cầu nghị luận về ý kiến )
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.
+ Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì mở bài phải giới thiệu cả hai tác giả và hai bài thơ.
Phần mở bài chỉ cần nêu ngắn gọn nét chính về tác giả tác phẩm ( vài dòng )
Thân bài :
+ Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính,  của bài thơ
+ Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý  âm điệu, giọng điệu
+ Phân tích cụ thể :
Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng, nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết .Riêng đối với thơ tứ tuyệt (ví dụ một số bài thơ của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù), cách thức thông thường là chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).
Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu . Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ, của bài thơ để phân tích .Khi phân tích thì thao tác giảng giải, cắt nghĩa là quan trọng nhất, nhằm giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng, ý nghĩa của từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ.
Trong quá trình phân tích, luôn luôn hướng đến sự tổng hợp, khái quát ở từng cấp độ sao cho thích hợp để rồi tiến tới những khái quát lớn của toàn bài. Phân tích phải đi kèm với đánh giá và bình luận, tránh diễn nôm bài thơ.Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn, câu chuyển đoạn linh hoạt.
Kết bài : Đánh giá khái quát về bài thơ, đóng góp riêng của tác giả
Dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ , có dàn ý riêng. Các em đọc bài viết cụ thể ở đây nhé :
III. Hướng dẫn làm Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
Cách làm Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
Phần  Mở bài:
– Giới thiệu 2 tác giả, 2 bài thơ (2 đoạn thơ)
-Giới thiệu vấn đề nghị luận ( nếu có )
Ví dụ :
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính qua hai đoạn thơ:
 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”– Quang Dũng)
 “Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
Mở bài như sau :
Thơ ca kháng chiến chống Pháp là những vần thơ có niềm cảm hứng mãnh liệt nhất về hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ. Dưới ngòi bút của bao thi sĩ, hình tượng ấy hiện lên thật sinh động, gần gũi mà cũng rất bi tráng, hào hùng. Nằm trong số ấy có bài Việt Bắc của Tố Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai bài thơ đều góp phần làm hiện lên vẻ đẹp của hình tượng người lính vừa có những nét chung gần gũi vừa có những vẻ đẹp riêng khó trộn lẫn. Tất cả được Quang Dũng và Tố Hữu thể hiện sâu sắc qua hai đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
(“Tây Tiến”– Quang Dũng)
 “Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
Phần  Thân bài:
Lần lượt phân tích các đoạn thơ theo định hướng những điểm tương đồng với nhau, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
So sánh hai đoạn thơ:
+ Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ (về nội dung và nghệ thuật )
+ Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ( về nội dung và nghệ thuật ).
->Tìm ra nguyên nhân ( lí giải sự khác biệt ) và ý nghĩa.
Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
Phần Kết bài:
– Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
– Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.
* Một vài lưu ý về Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
– Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau.
– So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác
– Các bình diện để so sánh:
+ Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
+ Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
+ Bút pháp nghệ thuật.
+ Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.
Đôi khi đề bài đưa sẵn những tiêu chí so sánh , ví dụ : Phân tích nét độc đáo của  bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ sau Vậy thì trong bài viết, các em cần bám sát nét độc đáo của  bức tranh phong cảnh. Đây chính là tiêu chí so sánh
Bài tập minh họa Dạng đề so sánh hai đoạn thơ
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
( Nguyễn Bính, Tương tư )
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
( Tố Hữu, Việt Bắc )
Gợi ý đáp án:
1. MB:
– Giới thiệu về Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư.
– Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
Thân bài:
2. TB:
* Phân tích đoạn thơ trong bài Tương tư.
– Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, trĩu nặng
– Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như nhuốm đầy nỗi tương tư.
– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, chất liệu ngôn từ chân quê, các biện pháp tu từ
* Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
– Nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng cả những người cán bộ kháng chiến.
– Hiện lên trong nỗi nhớ là hình ảnh Việt Bắc thân thương
– Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh gợi cảm, các phép đối
* So sánh hai đoạn thơ.
– Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
– Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ
+ Đoạn thơ trong Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc
3. KB:đánh giá chung về nét đặc sắc của hai đoạn thơ
Biểu điểm từng phần :
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5)
– Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau Cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện tâm trạng nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê.
– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối 
với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. (0,5)
2. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0)
– Nội dung (1,0 điểm)
+ Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu.
+ Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.
– Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát thấm đượm phong vị ca dao.
+ Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi; cách tổ chức lời thơ độc đáo; sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, 
nhân hoá, đối sánh, tăng tiến, hoa trương..
3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (2,0 điểm)
– Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hoà tình nghĩa riêng chung.
+ Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh vật bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đầm ấm.
– Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nhuyễn chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm; cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo; cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
– Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.
– Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi, gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa “lí sự” về tương tư, với cách đối sánh táo bạo; đoạn thơ; trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von duyên dáng
5. KB:
Bài tập 2:
Đối với kiểu bài nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ, cần bám sát yêu cầu của đề, tránh tình trạng phân tích lan man, không làm nổi bật được vấn đề. Đọc bài viết cụ thể ở đây nhé:
IV. Một số Lưu ý khi làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Về thơ, yêu cầu quan trọng nhất là nắm vững chắc cảm hứng trữ tình, phân tích được những nét chính trong giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ.
Cần tập viết bài nghị luận xã hội ngắn, khúc chiết mà vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức, chú ý tách riêng từng vấn đề ra để giải thích, bàn luận (chú ý mối quan hệ, sự khác biệt, tương đồng của hai vấn đề), từ đó rút ra bài học nhận thức và hành động.
 Đối với bài nghị luận văn học, nên tách riêng từng chi tiết, nhân vật, đoạn thơ để phân tích, cảm nhận, rồi mới đánh giá, nhận xét, so sánh về sự tương đồng, khác biệt.
 Ở dạng đề dạng đề tổng hợp (với nghị luận văn học thường có hai chi tiết, hai nhân vật, hai đoạn thơ; với nghị luận xã hội thường có hai vấn đề – tạm gọi là hai vấn đề có tính chất “cặp đôi” hoặc đối lập hoặc bổ sung cho nhau). Muốn cho bài làm có sức thuyết phục, cần đưa vào bài hệ thống dẫn chứng. Cả 2 cách đưa dẫn chứng: trực tiếp (dẫn nguyên văn và để trong dấu “”; gián tiếp (kể lại dẫn chứng bằng lời của mình) đều được chấp nhận, nhưng tốt nhất là đan xen cả hai cách này. “Mẹo”  ...  
IV.NÓI VỚI CON
+Tình yêu thương của cha mẹ quê hương dành cho con được thể hiện trong đoạn thơ đầu Qua những hình ảnh trong câu thơ đầu gợi lên không khí một gia đình ấm cúng , , êm đềm quấn quýt. Cha mẹ luôn nâng niu đón chờ, chăm chút từng bước đi nụ cười, tiếng nói của con. Giờ đây gia đình như một cái nôi em, cái tổ ấm của con nuôi con lớn lên trưởng thành trong sự che chở , bảo bọc yêu thương của cha mẹ . Cha mẹ luôn yêu thương nhau . Con cũng chính là niềm hạnh phúc vô bờ bến mà cha mẹ luôn mong chờ nâng niu. Một gia đình giản dị , hạnh phúc , tràn ngập tiếng cười tiếng nói yêu thương hiện ra qua những câu thơ mộc mạc giản dị như chính tấm lòng của tác giả .
+ Con không chỉ được sống trong tình yêu thương của cha mẹ mà còn được sống trong sự đùm bọc của quê hương . Người cha nhắc đến những người đồng minh trong bài thơ là nhắc đến những người cùng quê hương, làng bản . Những hình ảnh quê hương hiện ra thật đẹp thật lãng mạn: Đan lờ, cài nan hoa -vách nhà ken câu hát – Rừng cho hoa - con đường cho những tấm lòng. Con người của quê hương con rất cần cù ,chịu khó sống với nhau rất ân tình chung thủy , yêu thương đoàn kết lẫn nhau con sống giữa quê hương tức là con được sống sự bảo bọc chở che của quê hương . Không những thế quê hương còn mang đến cho con những gì đẹp nhất , tinh túy nhất của cuộc đời như dòng nước mát , bông hoa rừng tinh khiết của núi rừng để từ đó nuôi dưỡng tâm hồn con lớn lên từng ngày cả về tâm hồn lẫn lối sống (Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng ). Người cha nhắc cho con những tình cảm đẹp đẽ đó là để mong con biết yêu quý trân trọng và tự hào về gia đình, quê hương của con. Đây chính là cội nguồn sinh dưỡng của con, con không bao giờ được quên 
+ Từ việc người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mình để từ đó cha thể niềm từ hào về quê hương của mình cũng như những mong ước của cha Trước hết người cha tự hào về về những người ở quê hương luôn giàu ý chí nghị lực dẫu quê hương còn lắm nỗi buồn, ngheo khó, vất vả nhưng họ không bao giơ chê bai, rời bỏ quê hương của mình. Họ sống mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ thủy chung. Đặc biệt những người ở quê hương bề ngoài trông rất thô sơ mộc mạc giản dị nhưng ẩn chứa trong đó là một tâm hồn rất đẹp, sống hết mình, vô tư hồn nhiên như sông suối . Những con người ấy bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê hương với truyền thống , những phong tục tập quán tốt đẹp. Cha tự hào về quê hương mình và cũng muốn truyền tình yêu đó sang con. Người cha mong muốn con phải sống nghĩa tình với quê hương biết chấp nhận thử thách gian nan bằng ý chí niềm tin của mình khi bước vào đời 
C. Một số dạng đề vân dụng 
1. Tình cảm gia đình vốn là tình cảm thiêng liêng , sâu nặng đối với cuộc đời mỗi con người . Phân tích một số bài thơ đã học làm sáng tỏ 
2. Hình ảnh người phụ nữ trong văn thơ hiện đại 
3. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa ”của Bằng Việt 
4. Tình cảm của người mẹ trong bài thơ “con cò “
5. Tình cảm của người mẹ trong bài thơ:: “con cò” của Chế Lan Viên và “ khúc hát ru những em bé lơn trên lưng mẹ” của Nguyên Khoa Điềm.
6 Những mong ước của người cha trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương
V. VIẾNG LĂNG BÁC
* Kiến thức mở rộng, nâng cao: 
- Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cũng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã “ rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, đất nước không còn cảnh: “ Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
 Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi.” ( Tố Hữu)
Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ: 
 “ Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
 Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng
 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.” ( Tố Hữu)
Hay: “ Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng
 Bác ra đi để ánh sáng cho đời.” ( Phạm Tiến Duật)
Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một ..”
- Khi phân tích hình ảnh ẩn dụ thứ hai trong khổ 2 ( Ngày ngày dòng người đi.Kết tràng hoa .” Liên hệ tới câu thơ của nhà thơ Thu Bồn trong bài thơ “ Gửi lòng con đến cùng cha”: “ Gửi lòng con đến cùng cha.
 Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng”
- Khi phân tích hình ảnh “ Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam” liên hệ tới thơ của Nguyễn Duy: “ Ở đâu tre cũng xanh tươi
 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu
  Rễ siêng không ngại đất nghèo
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” ( Tre Việt Nam)
d) Phần bài tập vận dụng: 
Bài tập 1: Cho khổ thơ:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
	a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
	b. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ đầu của văn bản. Việc tác giả nhắc lại chi tiết cây tre trong câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
* Gợi ý:
a. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ “Muốn làm” và liệt kê những cảnh vật bên lăng mà tác giả muốn hoá thân, muốn hoà nhập như “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre trung hiếu” để diễn tả tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Đặc biệt, tác giả muốn làm “cây tre trung hiếu”, nghĩa là muốn sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc.
b. Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở đầu bài thơ được lặp lại ở câu cuối bài có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh hàng tre, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
Bài tập 2: Cho hai câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	 (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) 
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phương thức nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
* Gợi ý:
- Kĩ năng: 
 + Trình bày được các ý theo yêu cầu của đề. Nhận biết được phương thức ẩn dụ tu từ .
 + Diễn đạt, lập luận rõ ràng, đúng, chính xác.
 + Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Nội dung:
Học sinh diễn đạt, lập luận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ tu từ. Nhà thơ gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ – không phải là phương thức ẩn dụ. Bởi vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới, và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
Bài tập 3: Phân tích những cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình y ên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim”
 (Viếng lăng Bác)
* Gợi ý:
 Yêu cầu chung: Qua bài viết rèn luyện:
+ Kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học (một đoạn thơ ngắn).
+ Trình bày, sắp xếp bố cục bài viết một cách mạch lạc, chặt chẽ.
+ Khắc phục những sai sót về lối diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1. Tác giả: Viễn Phương là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường và quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ. Trong suốt thời kì đó, Viễn Phương hoạt động ở vùng ven Sài Gòn và chiến trường Nam Bộ.
2. Tác phẩm: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.
3. Kết cấu bài thơ và vị trí đoạn thơ: 
Bài thơ gọn (chỉ có 4 khổ, 16 dòng) kết hợp giữa miêu tả cảnh (cảnh lăng Bác) với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, bố cục theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét. ở khổ thơ đầu nổi bật là hình ảnh hàng tre bên lăng; khổ thơ thứ hai là hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác; khổ thơ thứ ba chủ yếu nêu bật tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình; khổ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãI bên lăng Bác. Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài thơ Viếng lăng Bác.
4. Phân tích:
Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên / Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
- Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh dịu nhẹ, trong trẻ của không gian trong lăng Bác. Đồng thời, hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
Chú ý: Khai thác hai trạng thái dường như trái ngược mà vẫn thống nhất trong đoạn thơ: sự yên tĩnh, thanh thản, trang nghiêm trong lăng và nỗi niềm thương tiếc, xót đau của nhà thơ khi ở trong lăng. Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác đối với đất nước “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự mất mát lớn lao khi Bác đã ra đi “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
- Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi / Mà sao nghe nhói ở trong tim!”.
Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp cả nình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng (trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại vừa sâu sắc có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
- Giọng điệu thơ trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc.
- Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
Bài tập 5: 
a. Chép chính xác bốn câu đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ chú (gạch chân phần phụ chú đó).
*Gợi ý:
a. Bốn câu thơ được chép như sau:
“Con ở miền Nam ra thăm Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 ÔI! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng...”
b. Đoạn văn có các ý:
- “Hàng tre bát ngát” trong sương là hình ảnh thực, hết sức thân thuộc của làng quê – hàng tre bên lăng Bác.
- “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là ẩn dụ, biểu tượng của dân tộc với sức sống bền bỉ, kiên cường.
Hình ảnh ẩn dụ cũng gợi liên tưởng đến hình ảnh cả dân tộc bên Bác: đoàn kết, kiên cường thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi_duong_doi_tuyen_ngu_van_lop_9_cach_lam_dang_de_nghi_luan.doc