Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề Chính Hữu

Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề Chính Hữu

 Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Nghệ Tĩnh. Ông sáng tác ít nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bất kể ai trong chúng ta đều rất quen thuộc với những vần thơ mộc mạc giản dị ở bài “Đồng chí”.

Vậy bài thơ “Đồng chí” ấy được ra đời trong hoàn cảnh nào? Đó là câu hỏi không ít người đặt ra khi đọc bài thơ này. Sau đây chúng ta hãy cùng lắng nghe tâm sự của Chính Hữu qua từng vần thơ.

Vào quân đội, ông làm chính trị viên đại đội, đơn vị toàn là dân Hà Nội, học sinh sinh viên thành thị, mãi tới khi lên Việt Bắc mới thực sự tiếp xúc với nông dân, lắng nghe tâm sự của họ và dần dần ông đã tìm cho mình một cách nhìn khác trung thực hơn. Đó là cơ sở để ông có thể cất lên những vần thơ mộc mạc về những con người nơi “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”. Chính Hữu trực tiếp tham gia chiến dịch ở Thái Nguyên. Đơn vị của ông có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến bám sát địch không cho chúng tiến sâu vào căn cứ của ta. Vì truy kích địch thường phải cắt rừng đi tắt nên cấp dưỡng theo không kịp, nhiều khi phải nhịn đói, ăn quả, củ rừng. Ông bị sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc. Sự ân cần của đồng chí đó khiến ông nhớ đến những lần đau ốm được mẹ được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ “Đồng chí”. Tất cả những gian khổ thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng trong bài đều xuất phát từ chính cuộc đời thực.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh đẹp và lãng mạn “đầu súng trăng treo”. Buổi đêm rừng núi Việt Bắc rét mướt, sương muối thấm lạnh tê tái, còn chưa kể đến các loài thú độc, hổ báo rắn rết. Đơn vị phải phân công nhau canh suốt đêm ở các vị trí khác nhau. Bầu trời miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác trong hơn, rộng hơn và thấp hơn so với bầu trời các miền khác. Lúc ấy ánh trăng thật trong và thật sáng. Người lính canh giữa ánh trăng bao giờ nòng súng cũng hướng lên chuẩn bị sẵn sàng. Họ thường đứng hai người cạnh nhau. Khi đó người đồng chí sẽ có ba người bạn: Người đồng chí đứng bên cạnh khẩu súng và ánh trăng. Ba hình ảnh đó tạo nên cái khung của hình ảnh “đầu súng trăng treo”.

Nhà thơ hoàn toàn không có ý tưởng từ trước, câu thơ viết ra một cách tự nhiên. Ông thường hay đi kiểm tra và thấy hình như luôn luôn có mảnh trăng treo trên đầu ngọn súng. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác kì lạ, như mảnh trăng luôn đung đưa trên ngọn súng. Không phải là đầu súng rung rung mà chính là cái cảm giác mảnh trăng đung đưa như quả lắc trên bầu trời. Khi viết, trong ông sống lại hình ảnh ấy và câu thơ năm chữ hiện ra tức thì “đầu súng mảnh trăng treo” nhưng sau này bỏ chữ “mảnh” đi để tạo ra câu thơ bốn chữ “đầu súng trăng treo” như nhịp một, hai vừa cân đối giữa hai hình ảnh vừa là nhịp lắc của đồng hồ. Mặt khác nhà thơ muốn dùng hỉnh ảnh này để nói lên nhịp đập “trái tim đồng chí”. Trong đêm thanh vắng người nọ sẽ nghe rõ tiếng trái tim người kia đập Nhịp một, hai của mặt trăng “lắc” trên đầu súng cũng là nhịp tim chan chứa của hai người lính cảm nhận được nơi nhau. Nhịp tim đó gắn với họ làm một, làm nên “con người đồng chí” với nhịp đập nhanh hơn, nồng nàn hơn. Nhịp “một, hai” của ánh trăng cũng chính là nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2499Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề Chính Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoµn c¶nh ra ®êi bµi th¬ §ång chÝ[right]Trích từ: [/right]
[right]Trích từ: [/right] [right]Trích từ: [/right]
[right][size=1][url=]Copyright © Quy Nhon Online - Posted by kikio[/url][/size][/right]  Chính Hữu tên là Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc- Nghệ Tĩnh. Ông sáng tác ít nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bất kể ai trong chúng ta đều rất quen thuộc với những vần thơ mộc mạc giản dị ở bài “Đồng chí”. 
Vậy bài thơ “Đồng chí” ấy được ra đời trong hoàn cảnh nào? Đó là câu hỏi không ít người đặt ra khi đọc bài thơ này. Sau đây chúng ta hãy cùng lắng nghe tâm sự của Chính Hữu qua từng vần thơ.
Vào quân đội, ông làm chính trị viên đại đội, đơn vị toàn là dân Hà Nội, học sinh sinh viên thành thị, mãi tới khi lên Việt Bắc mới thực sự tiếp xúc với nông dân, lắng nghe tâm sự của họ và dần dần ông đã tìm cho mình một cách nhìn khác trung thực hơn. Đó là cơ sở để ông có thể cất lên những vần thơ mộc mạc về những con người nơi “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá”. Chính Hữu trực tiếp tham gia chiến dịch ở Thái Nguyên. Đơn vị của ông có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến bám sát địch không cho chúng tiến sâu vào căn cứ của ta. Vì truy kích địch thường phải cắt rừng đi tắt nên cấp dưỡng theo không kịp, nhiều khi phải nhịn đói, ăn quả, củ rừng. Ông bị sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc. Sự ân cần của đồng chí đó khiến ông nhớ đến những lần đau ốm được mẹ được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ “Đồng chí”. Tất cả những gian khổ thiếu thốn mà người lính phải chịu đựng trong bài đều xuất phát từ chính cuộc đời thực.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh đẹp và lãng mạn “đầu súng trăng treo”. Buổi đêm rừng núi Việt Bắc rét mướt, sương muối thấm lạnh tê tái, còn chưa kể đến các loài thú độc, hổ báo rắn rết. Đơn vị phải phân công nhau canh suốt đêm ở các vị trí khác nhau. Bầu trời miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác trong hơn, rộng hơn và thấp hơn so với bầu trời các miền khác. Lúc ấy ánh trăng thật trong và thật sáng. Người lính canh giữa ánh trăng bao giờ nòng súng cũng hướng lên chuẩn bị sẵn sàng. Họ thường đứng hai người cạnh nhau. Khi đó người đồng chí sẽ có ba người bạn: Người đồng chí đứng bên cạnh khẩu súng và ánh trăng. Ba hình ảnh đó tạo nên cái khung của hình ảnh “đầu súng trăng treo”. 
Nhà thơ hoàn toàn không có ý tưởng từ trước, câu thơ viết ra một cách tự nhiên. Ông thường hay đi kiểm tra và thấy hình như luôn luôn có mảnh trăng treo trên đầu ngọn súng. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác kì lạ, như mảnh trăng luôn đung đưa trên ngọn súng. Không phải là đầu súng rung rung mà chính là cái cảm giác mảnh trăng đung đưa như quả lắc trên bầu trời. Khi viết, trong ông sống lại hình ảnh ấy và câu thơ năm chữ hiện ra tức thì “đầu súng mảnh trăng treo” nhưng sau này bỏ chữ “mảnh” đi để tạo ra câu thơ bốn chữ “đầu súng trăng treo” như nhịp một, hai vừa cân đối giữa hai hình ảnh vừa là nhịp lắc của đồng hồ. Mặt khác nhà thơ muốn dùng hỉnh ảnh này để nói lên nhịp đập “trái tim đồng chí”. Trong đêm thanh vắng người nọ sẽ nghe rõ tiếng trái tim người kia đập Nhịp một, hai của mặt trăng “lắc” trên đầu súng cũng là nhịp tim chan chứa của hai người lính cảm nhận được nơi nhau. Nhịp tim đó gắn với họ làm một, làm nên “con người đồng chí” với nhịp đập nhanh hơn, nồng nàn hơn. Nhịp “một, hai” của ánh trăng cũng chính là nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí. 
Đó cũng là ý nghĩa mà ông muốn gửi gắm xuyên suốt cả bài thơ.
TÌNH ĐỒNG CHÍ TRONG BÀI THƠ CÙNG TÊN CỦA CHÍNH HỮU,NGÀY ẤY – BÂY GIỜ...
 Vẫn kiêu hãnh ngẩng đầu kiêu ngạo
Vẫn cúi đầu tự nhủ phải cố lên...
Trên trời cao tôi là vì sao lẻ
Dưới mặt đất tôi là kẻ cô đơn...
Nỗi buồn ơi nếu mày là vật chất
Thi ta là kẻ giàu nhất thế gian... 
Nếu như trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, tình đồng chí của những người lính, của những người tham gia cách mạng được cố kết bởi khát vọng độc lập tự do của đất nước thì ngày nay, tình đồng chí đã gắn bó những người cùng lý tưởng phấn đấu cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". 
ĐỒNG CHÍ 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
Anh với tôi, đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. 
Đồng chí! 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
* * * 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo. 
                                            1948 
Trong những ngày của tháng 12 này, nhiều bạn yêu thơ không khỏi bùi ngùi nhớ lại những ngày này năm ngoái đã phải vĩnh biệt một lúc ba nhà thơ, ba chiến sĩ, ba "Anh bộ đội Cụ Hồ", về cõi vĩnh hằng! Đó là nhà thơ Vũ Cao với bài thơ "Núi Đôi" mà có người cho rằng "xứng đáng khắc bia mộ của ông, khắc ghi trong tâm khảm người đời"; đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật với "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", "Lửa đèn", "Gửi em, cô Thanh niên xung phong"... đã làm nên một "trường phái" thơ thời chống Mỹ và nhà thơ Chính Hữu với bài thơ "Đồng chí" mà câu thơ kết với bốn chữ "Đầu súng trăng treo" đã vượt qua dòng chảy của thời gian neo đậu lại trong lòng bao thế hệ người Việt về hình ảnh vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ 
của "Anh bộ đội Cụ Hồ", của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc... 
Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Là một thanh niên trí thức giàu lòng yêu nước, tham gia cách mạng từ 1945. Tháng 12-1946, ông gia nhập quân đội tại Trung đoàn Thủ đô. 
Trong sự nghiệp thi ca: "Cái độc đáo của ông là cả đời chỉ in một tập thơ, nhưng bài thơ nào cũng neo lại lòng người. Đó là sự thận ngôn, sự chậm rãi minh triết" (Báo Nhân dân số ra ngày 16-12-2007). 
Bài thơ "Đồng chí" đã quá quen thuộc với nhiều người, đã có nhiều bài bình rất hay và sâu sắc. Ở đây chỉ nêu thêm một vài cảm nhận khi đọc lại bài thơ này.
Câu kết "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ "Đồng chí" là một hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu ý nghĩa đã được Chính Hữu đặt tên cho tập thơ duy nhất của mình: "Đầu súng trăng treo". 
Về hoàn cảnh ra đời của bài "Đồng chí" nhà thơ Chính Hữu đã có lần bộc bạch... "Vào năm 1947, tôi có mặt trong chiến dịch Việt Bắc. Trải qua những tình huống bất ngờ trong chiến đấu, tôi nhận ra cái quyết định sự tồn tại và chiến thắng của quân đội ta là tình đồng chí. Suy nghĩ này cứ theo đuổi tôi cho đến khi chiến dịch kết thúc. Đầu năm 1948 trong đợt điều dưỡng, hình ảnh những ngày chiến đấu đã vụt lên trước mắt tôi, thôi thúc tôi cầm bút. "Đồng chí" được viết ra trong những rung động mới mẻ mà sâu lắng ấy. Nó được đăng lần đầu tiên trong tờ bích báo của đại đội tôi". 
Bài thơ là một định nghĩa về tình đồng chí gọn rõ và lay động lòng người. Đó là tình cảm của những người "đồng" một hoàn cảnh xuất thân: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". Nghệ thuật cấu trúc sóng đôi cùng cách nói thành ngữ quen thuộc đã làm nên cái chung cho "đôi người xa lạ". Đó là cái "đồng" trong cuộc sống chiến đấu gian khổ: "Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá". 
Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở tình cảm của những người cùng giai cấp, cùng đồng đội để rồi trở thành những người cùng lý tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. 
"Đồng chí!" câu thơ ngắt riêng ra hai từ để nhấn mạnh ý định của tác giả. 
Chính Hữu viết "Đồng chí" theo lối tả chân thực, không tô điểm. Những hình ảnh bình dị, đời thường vào thơ đã miêu tả được cái thật, cái "thần" của anh bộ đội trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. 
Cùng với "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Nhớ" của Hồng Nguyên... "Đồng chí" của Chính Hữu đã đồng hành cùng người lính trong những năm kháng chiến "gian lao mà anh dũng" của dân tộc... 
Nếu như trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc, tình đồng chí của những người lính, của những người tham gia cách mạng được cố kết bởi khát vọng độc lập tự do của đất nước thì ngày nay, tình đồng chí đã gắn bó những người cùng lý tưởng phấn đấu cho "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". 
Trong số những "Đồng chí" thời chống Pháp, chống Mỹ nay là những Cựu chiến binh, đã có nhiều người tiếp tục "cống hiến sức lực, tài năng cho quê hương, làng, xã. Họ đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xóa đói giảm nghèo. Họ tạo nguồn học bổng khuyến học "Vòng tay đồng đội" giúp cho con, cháu Cựu chiến binh vượt qua khó khăn trong cuộc sống để vươn lên học giỏi, thành tài phục vụ đất nước. 
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn "đồng chí không bằng đồng tiền" như câu thơ trong một bài thơ viết thời"đêm trước đổi mới" và trong đời sống hàng ngày, quan hệ giữa con người với con người, văn hóa ứng xử mang màu sắc tình cảm và lễ nghi phong tục bị phôi pha và thay thế bằng những nguyên tắc ứng xử có phần "công nghệ", "máy móc"... 
Như một lẽ tự nhiên, con người luôn muốn tự hoàn thiện mình, gắn bó với cộng đồng theo những chuẩn mực tình cảm của dân tộc - mà tình "đồng chí" đã trở thành một bộ phận. 
Bài thơ "đồng chí" của Chính Hữu đã đem đến cho bạn đọc một định nghĩa về tình cảm mới mẻ này từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp cách đây vừa đúng 60 năm...
 Chính Hữu – Những trang đời và những trang thơ
(Trích)
Sau bài Đồng chí (Đầu súng trăng treo), Chính Hữu như là một người đã có trong tay tấm “giấy thông hành”, tấm “chứng chỉ” để gia nhập gia đình văn nghệ mới – văn nghệ cách mạng, kháng chiến. 
Khác nhiều trường hợp, khi đã có “những tấm giấy” kia rồi thì tha hồ được thả bút, viết ào ạt, rào rào, Chính Hữu không thế, không thế không phải vì ông muốn thế mà là tạng ông nó thế. Ông là nhà thơ sớm tạo được cái tên nhưng lúc nào cũng vậy, xưa đã vậy mà nay vẫn vậy, ông viết thật vất vả, nặng nhọc và chậm chạp, một sự chậm chạp khiến người xung quanh sốt ruột. Khi lục tìm tài liệu để tìm cho ông một tuyển tập, tình trạng xảy ra cũng như thế. Ông chậm chạp và cẩn thận khiến người làm sách giúp ông không tránh khỏi chạnh nghĩ về một sự thờ ơ nào đó. Nhưng không, với thơ, Chính Hữu luôn luôn nhiệt tình và hết mình. Làm một bài thơ mới đối với ông không khó, nhưng thời gian để xem lại, sửa lại, đắn đo vất vả và khó khăn hơn nhiều. Với những bài thơ chưa in, còn đang trong sổ tay đã vậy, với những bài thơ cũ, có bài in đã mấy chục năm, tái bản đến cả chục lần, ông vẫn bảo “cần cho mình xem lại”, và thế là lại cắt cắt, sửa sửa, có bài thay tên, có bài lược hẳn đi cả một đoạn dài, thậm chí bỏ luôn không nhắc tới, không in lại (như bài Ngày về), một vài bài khác thay một chữ, một từ hoặc chuyển vị trí của câu. Khi viết về phong cách hay thói quen lao động nghệ thuật này của ông, nhà phê bình văn học Nhị Ca đã viết :“Anh  ... núi đầy sông 
Đèn ta đã mọc... 
Hành quân trong đêm tối: 
Hà Nội đang rì rầm 
Đi trong từng ngõ tối 
Hành quân giữa bình minh: 
Những đầu say bát ngát 
Đi giữa nắng mùa ngân nga 
Hành quân trong lòng mẹ nhớ con: 
Những đêm gió mưa dữ dội 
Vẫn thắp hương cầu trời phù hộ bước con đi 
Và trong lòng con, mẹ cũng hành quân: 
Con mang tấm lòng thương mẹ 
Đi qua ngàn dặm quê hương 
Hành quân cả khi không còn chân nữa: 
Đồng chí thương binh 
Tưởng nghe thấy bước chân mình 
Tiếng bước chân của bàn chân đã mất 
Hành quân cả khi đã hy sinh rồi: 
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống 
Vẫn nằm trong tư thế tiến công! 
Một điều rất thú vị là, trong con mắt, trong cách nhìn của Chính Hữu, những con chữ nằm im trên trang giấy cũng có thể đứng dậy mà hành quân. ấy là những con chữ trong bức thư của người vợ dân công gửi chồng bộ đội: 
Viết thư gửi cho ta ngổn ngang từng nét 
Như gồng như gánh dân công 
Ánh mực lập lòe đường xa lửa đuốc... 
*** 
Trước đây, khi chưa được tiếp xúc với Chính Hữu, đọc thơ ông, tôi cứ đinh ninh ông phải là một con người rắn rỏi, nói nǎng đanh thép, mắt sáng quắc và nghiêm, luôn nhìn thẳng phía trước, chân bước nhanh những bước dài... 
Nhưng sự thực hoàn toàn không phải như thế. Hồi đầu nǎm 1985, tôi được sung vào một đoàn nhà vǎn đi bồi dưỡng những người viết trẻ thuộc khu vực miền núi phía Bắc. Lớp học đóng tại thị xã Tuyên Quang. Đoàn gồm có Xuân Diệu, Chính Hữu, Nguyễn Thành Long, Hữu Thỉnh, Lê Lựu, Vương Trí Nhàn và tôi. Tôi ngạc nhiên thấy Chính Hữu như một ông già về hưu, hiền lành, ít nói, ít hoạt động, đặc biệt ngủ rất sớm. Buổi sáng ông tập thể dục một lát. Ông chạy chầm chậm quanh đi quanh lại vài lượt ở hành lang ngôi nhà khách... 
Chính Hữu trong đời và Chính Hữu trong thơ chẳng lẽ lại khác hẳn nhau như vậy sao? Tôi bèn đọc lại thơ ông. Té ra thơ ông cũng không ồn ào, không huyên náo lắm đâu, tuy ông hay nói chuyện hành quân, chuyện tiến quân - những cuộc hành quân trùng trùng điệp điệp "dài như tiếng hát", thậm chí có khi hành quân cả nước, "Cả nước lên đường"... 
Phải rồi, vì thơ ông cǎn bản là thơ hướng nội. Chính Hữu rất ít tả cảnh, tả ngoại cảnh. ông lắng nghe và diễn tả lòng mình. 
Những người thuộc thế hệ từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu, nói đến Chính Hữu thưởng không quên được cái bài "Ngày về" rất ồn ào của ông. Nhưng xem ra ông cũng không thích bài ấy. Ông cho tôi biết đấy không phải là sáng tác thơ, ông chỉ đặt lời cho một bài hát - "A ha! Nhà xiêu mái sập, xác oan cừu ngập lối chân đi!". Đúng là lạc điệu so với giọng thơ Chính Hữu. Nói như thế không có nghĩa là những âm thanh mạnh mẽ của những cuộc hành quân không vào được thơ ông. Không phải thế. Đọc Chính Hữu, thấy có đủ cả tiếng hò, tiếng hát, tiếng nói, tiếng cười, cả tiếng trống nữa đã dội vào lòng ông và vọng lại trong thơ ông. Nhưng như thế thì tất cả đã đi vào cõi hồi tưởng đầy trầm tư của ông, và trở thành những âm hưởng xa vời... 
Tiếng hát trong thơ Chính Hữu là như thế: 
Ai hát tin về thắng trận 
Bâng khuâng nắng nghiêng mái nhà 
Tiếng hò trong thơ Chính Hữu cũng là như thế: 
Trưa hè rụng lá bàng khô 
Tôi đi ra trận nghe hò bốn phương 
Còn tiếng trống, không phải tiếng trống của âm thanh vang lừng mà chỉ là "tâm hồn" của nó, "tâm hồn" của trống ("Có gặp những con người đã để lại một phần thân thể, mới hiểu được tâm hồn tiếng trống hôm nay"). 
*** 
Thơ Chính Hữu nhìn chung là những lời độc thoại nội tâm thầm kín mà thiết tha sôi nổi không trực tiếp từ trái tim bột phát ra, mà được gợi lên từ những suy nghĩ trầm ngâm, thường một mình đối diện với một đối tượng nào đấy có ý nghĩa biểu trưng trang trọng, thiêng liêng: Một cuộc duyệt binh trên quảng trường Ba Đình, một ngọn đèn trạm gác trên đường vào tiền tuyến, một nụ cười Võ Thị Thắng, một nấm mồ chiến sĩ vô danh, một nghĩa trang liệt sĩ, một bức tường lịch sử điện Krem-lanh v.v... 
Chính Hữu và Xuân Diệu đúng là hai cá tính khác hẳn: một đằng sôi nổi bộc lộ ra ngoài, một đằng sôi nổi nhưng lắng vào trong. 
Nhưng thôi, hãy quay trở lại những ngày chúng tôi sống với nhau ở Tuyên Quang. Chẳng mấy khi có dịp ǎn ở, tụ tập với nhau trong một cái nhà khách ở một tỉnh xa, vì thế mỗi buổi tối, chúng tôi thường ngồi quanh ấm trà, đốt thuốc lá, nói đủ thứ chuyện cho tới khuya: Chuyện vǎn chương thơ phú, chuyện cái tài cái tật của bọn cầm bút, chuyện tình hình của Hội, chuyện cảnh và người đẹp đất Tuyên Quang, cả chuyện tử vi, tướng số và chuyện thơ chân dung của Xuân Sách (qua trí nhớ đặc biệt của Vương Trí Nhàn) v.v... nhưng riêng Chính Hữu, ông không tham gia. Ông đi ngủ sớm. 
Xuân Diệu không chịu được. Ông bực mình nói với Chính Hữu: "Anh là người lãnh đạo (Chính Hữu lúc đó là Phó tổng thư ký của Hội), lẽ ra khi anh em nói chuyện anh phải lắng nghe chứ. Sao cứ ngủ thế!". 
Chính Hữu không tỏ ra phản ứng gì cả, nhưng vẫn tiếp tục ngủ sớm như thường. 
Không nói 
Ấy là đã nói 
Tiếng đàn im bặt càng nghe tiếng ngân 
Khi yêu lặng câm 
Ấy là yêu mãi (1) 
Chính Hữu muốn trả lời với mọi người như thế chǎng?
Đề bài
Vẻ đẹp của hai hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống pháp trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Đồng chí” của Chính Hữu
 Bai lam
         Người lính là hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến. Ở mỗi thời kì lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh, người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét khác nhau. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có hai loại người lính: một là người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá, nước” của Tố Hữu, “Đồng chí” của Chính Hữu; hai là người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị (hồi đó có phong trào xếp bút nghiên lên đường tranh đấu) như “Tây tiến” của Quang Dũng. Cả hai đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân.
          Người lính trong bài thơ “Tây tiến” được xây dựng bằng cảm hứng lãng mạn. Bút pháp lãng mạn thường thế hiện bằng cái phi thường. Khung cảnh hoạt động của người lính là khung cảnh phi thường:
                   “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
                   Heo hút cồn mây súng ngửi trời
                   Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
                   Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
          Những độ cao, những vực thẳm, những heo hút chỉ tăng vẻ hào hùng cho người lính chứ không đe doạ người lính. Thiên nhiên còn ẩn chứa cả những bí mật, những hiểm nguy:
                   “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
                   Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người”
          Hình tượng người lính cũng thật là phi thường. Người lính Tây Tiến gần với người hiệp sĩ vì nghĩa lớn, nhưng họ là những con người bằng xương bằng thịt đang chiến đấu gian khổ trong những ngày đầu kháng chiến.
                   “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                   Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
          Diễn tả những gian khổ của người lính ở rừng rất chân thật, thiếu ăn, thiếu thuốc sốt rét đến nỗi rụng hết tóc. Nhưng bút pháp lãng mạn không làm yếu người lính mà càng oai hùng đầy tự hào.
          Cái chết cũng bi hùng, đượm tinh thần hi sinh của hiệp sĩ:
                   “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
                   Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                   Áo bào thay chiếu anh về đất
                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
          Người lính Tây Tiến mang theo nét hào hoa của những thanh niên Hà Nội đi chiến đâu thời bấy giờ - trong đó có Quang Dũng. Tình quân dân cũng nhuốm màu sắc lãng mạn:
                   “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
                   Kìa em xiêm áo tự bao giờ
                   Khèn lên man điệu nàng e ấp
                   Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
                   Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                   Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
          Con người như lạc vào thiên nhiên mơ mộng, lạc vào xứ lạ, phương xa thường thấy trong cảm hứng lãng mạn.
          Giấc mơ của người lính cũng là giấc mơ của những thanh niên Hà Nội tràn đầy tinh thần lãng mạn:
                   “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                   Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
          Hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đựơc tác giả viết với bút pháp hiện thực. Người lính hiện lên với tất cả các dáng vẻ chất phác lam lũ của người nông dân mặc áo lính. Họ là người của tứ xứ, của những làng quê nghèo đói gặp nhau trong lí tưởng cứu nước:
                    “Quê hương anh nước mặn đồng chua
                   Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
          Từ tình yêu giai cấp, họ đã nâng lên thành tình đồng chí, một tình cảm mới mẻ:
                   “Súng bên súng đầu sát bên đầu
                   Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
                   Đồng chí!”
          Tấm chăn đắp lại thì tâm tư họ lại mở ra, họ hiểu rõ hoàn cảnh của nhau:
                   “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
                   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
          Ở ngoài chiến trường mà nghe rõ gió lung lay từng gốc cột của ngôi nhà mình, người lính thương yêu gia đình, quê hương biết bao nhiêu, nhưng trước hết họ phải vì nghĩa lớn. Về tinh thần “hiệp sĩ” này họ lại rất gần với người lính Tây Tiến.
          Họ sẵn sàng chịu đựng những gian khổ tột cùng của cuộc kháng chiến:
                   “Áo anh rách vai
                   Quần tôi có vài miếng vá
                   Nụ cười buốt giá
                   Chân không giày
                   Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
          Tình đồng chí đã nuôi dưỡng tâm hồn của những người lính và họ đã biến nó thành sức mạnh chiến đấu.
          Bút pháp miêu tả cũng khác nhau. Một chi tiết trong thơ: Chiếc áo Quang Dũng nói là “áo bào” có tính chất “hiệp sĩ” còn Chính Hữu nói “áo anh rách vai” rất hiện thực.
          Từ tình thương yêu giai cấp, họ đã cùng vươn lên đỉnh cao của tình đồng chí:
                   “Đêm nay rừng hoang sương muối
                   Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                   Đầu súng trăng treo.”
          Chung nhau một cái chăn là một cặp đồng chí, “áo anh rách vai”, “quần tôi có vài miếng vá” là một cặp đồng chí. Đêm nay giữa rừng hoang sương muối “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” là một cặp đồng chí. Lạ thay, “súng” và “trăng” cũng là một cặp đồng chí:
                   “Đầu súng trăng treo”
          Cặp “đồng chí” này nói về cặp “đồng chí” kia, nói đựơc cái cụ thể và gợi đến vô cùng. “Súng” và “trăng”, gần và xa, “Tôi với anh hai người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. “Súng” và “trăng” cứng rắn và dịu hiền. “Súng” và “trăng”, chiến sĩ và thi sĩ. “Súng” và “trăng” là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.
          Sự kết hợp yếu tố hiện thực tươi rói với tinh thần lãng mạn cách mạng là vẻ đẹp riêng của hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBD HSG Chuyen de Chinh Huu.doc