Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9

Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 9

 Những chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử VHVN

1. Chủ đề yêu nước:

 Chủ đề yêu nước thường được bộc lộ qua các tp thơ văn dưới các nội dung cụ thể sau:

- Tinh thần chống xâm lăng vì độc lập tự do của dân tộc.

- Lòng tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời.

- Lòng yêu thiên nhiên đất nước.

2. Chủ đề nhân đạo:

 Chủ đề này thường có những biểu hiện sau:

- Lên án tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.

- Bày tỏ tình cảm xót thương, cảm thông với những kiếp người bất hạnh.

- Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của tâm hồn con người.

- Thể hiện ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc con người.

  Tất cả những biểu hiện ấy đều giúp con người hoàn thiện hơn. Nó giúp níu giữ con người không sa xuống thành thú vật nhưng cũng không phải là những “ông thánh” giả dối và vô duyên.

 Hai chủ đề trên hầu như luôn có mặt ở bất kì thời kì nào của văn học dân tộc.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 9
 	 Những chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử VHVN
Chủ đề yêu nước:
 Chủ đề yêu nước thường được bộc lộ qua các tp thơ văn dưới các nội dung cụ thể sau:
Tinh thần chống xâm lăng vì độc lập tự do của dân tộc.
Lòng tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời.
Lòng yêu thiên nhiên đất nước.
Chủ đề nhân đạo:
 Chủ đề này thường có những biểu hiện sau:
Lên án tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.
Bày tỏ tình cảm xót thương, cảm thông với những kiếp người bất hạnh.
Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của tâm hồn con người.
Thể hiện ước mơ khát vọng về một xã hội công bằng bác ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc con người.
 a Tất cả những biểu hiện ấy đều giúp con người hoàn thiện hơn. Nó giúp níu giữ con người không sa xuống thành thú vật nhưng cũng không phải là những “ông thánh” giả dối và vô duyên.
	Hai chủ đề trên hầu như luôn có mặt ở bất kì thời kì nào của văn học dân tộc.
 Lịch sử dân tộc ta được đo bằng chiều dài của những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Mặc dù vậy dân tộc ta vẫn tồn tại và phát triển, chứng tỏ có một sức sống mãnh liệt, một truyền thống chiến đấu đặc biệt kiên cường. Một dân tộc như thế ắt phải ấy VH làm vũ khí:
 	Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
	Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
	(Nguyễn Đình Chiểu)
Nay ở trong thơ nên có thép
	Nhà thơ cũng phải biết xung phong
	(Hồ Chí Minh)
 Tinh thần của những bản tuyên ngôn NT ấy cũng xuyên suốt lịch sử văn học VN.
 Do đó trong quá trình học tập, khi tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm cụ thể, các em nên tìm hiểu xem tác phẩm ấy ra đời trong thời kì nào? Nó thuộc chủ đề lớn nào đã nêu trên? chủ đè ấy đã được thể hiện cụ thể trong tác phẩm ấy như thế nào?
	Có những tác phẩm thuộc hẳn một chủ đề như: Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc chủ đề nhân đạo, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thuộc chủ đề yêu nước.
	Nhưng cũng có những tác phẩm thuộc cả hai chủ đề. Chẳng hạn như ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Nếu không gắn bó và tha thiết với đồng quê, nếu không nặng tình nặng nghĩa với tổ quốc, nếu không yêu thiên nhiên đất nước thiết tha thì không thể viét được những bài thơ về mùa thu Việt nam đẹp, hay và thú vị đến thế.
 Vậy thì đấy cũng là chu đề yêu nước. lòng yêu nước có nội dung cụ thể, tạo nên bởi bao mối quan hệ của ta đối với đất nước, từ quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ với thiên nhiên nơi quê hương mình, đến những quan hệ rộng lớn dối với quốc gia dân tộc, với lịch sử đất nước mấy ngàn năm...
 Ở một phương diện khác, đọc những bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, tâm hồn ta cảm thấy trong trẻo hơn với phong cảnh đồng quê; ta xúc động trước tấm lòng thanh sạch, cao nhã mà nặng nỗi niềm u uẩn của nhà thơ. Ta cảm phục trước những sự tinh tế, nhạy cảm và tài năng diễn tả những biểu hiện ấy bằng ngôn từ nghệ thuật của nhà thơ...Tất cả những đièu đó đều góp phần làm cho tâm hồn ta giàu có và phong phú hơn lên. Mà con người khi có tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm với caí đẹp, giàu có về thẩm mĩ thì chắc chắn cũng bớt đi sự hung bạo, thô bỉ trong quan hệ ứng xử giữa người với người.
	Đấy cũng có thể là một khía cạnh của chủ đề nhân đạo. Khi tổng kết một thời kì văn học cũng cần xem thời kì ấy hai chủ đề đó được thẻ hiện cụ thể như thế nào?
 Ví dụ: Thời kì văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Nhìn toàn cảnh thời kì này, ta thấy rất rõ là :
 - Ở chặng đầu tiên ( Thế kỉ X-XV) văn học chủ yếu thể hiện chủ đề yêu nước.
 - Từ thế kỉ XVI- giữa thế kỉ XIX (1958) thì lại nổi bật là chủ nghiã nhân đạo.
 - Từ 1958 - cuối thế kỉ XIX thì xuất hiện cả hai chủ đề: yêu nước và nhân đạo.
	Thực ra không có gì khó hiểu trước những nhận xét trên vì ta thấy từ thế kỉ X-XV văn học được phát triển trên cơ sở một giai đoạn lịch ssử đầy tự hào của nhà nước phong kiến Việt Nam. Tự hào vì sự nghiệp xây dựng củng cố nền tự chủ và đặc biệt tự hào vì những chiến công giữ nước lừng lẫy, hùng khí và hào khí ấy vang dội từ các tác phẩm văn học từ bài thơ Thần (Lí Thường Kiệt), Hịc tướng sĩ (Tràn Quốc Tuấn), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)...đến Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi..
 Từ thế kỉ XVI trở đi, nhà nước PK việt Nam bắt đầu trên đường suy tàn, vua chúa quan lại ăn chơi sa đoạ, các thế lực cường quyền hoành hành , nhân dân cực khổ nổi dậy khắp nơi, chiến tranh triền miên...Nếu như ở giai đoạn trước vận mệnh dân tộc được thử thách gay gắt thì giai đoạn này số phận con người được đặt ra. Chủ nghĩa nhân đạo ra đời. Giai đoạn này văn học là tiếng kêu thương, là những “khúc đoạn trường” cất lên vì số phận vì uyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ: Cung oán ngâm khúc, chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều...
	Từ cuối thế kỉ XIX – 1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta, chế đọ thực dân nửa phong kiến ra đời, dân tộc ta phải trải qua bao cảnh đau thương, tủi nhục. Đây là thời kì mà nhân phẩm con người bị xúc phạm sâu sắc. Ở văn học thời kì này, vấn đè dân tộc và thân phận con người được đặt ra một cách gay gắt. Chủ đề yêu nước và chủ đề nhân đạo , tinh thần dân tộc và dân chủ kết hợp với nhau và thấm nhuần sâu sắctừ xu hướng văn học cách mạng đến các xu hướng hiện thực phê phán và lãng mạn chủ nghĩa.
	Hai chủ đề ấy càng được phát huy mạnh mẽ trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945.
BẢN CÁO TRẠNG CUỐI CÙNG
TRONG TRUYỆN KIỀU
Không ít người cho rằng đoạn Kim Kiều tái hợp là gượng gạo. Cũng có ý kiến cho rằng cứ để Kiều trầm mình trên sông Tiền Đường là kết thúc, chẳng cần viết thêm những đoạn về sau. Tuy nhiên, trong một tác phẩm, nhân vật sống hay chết không phải hoàn toàn do tác giả cầm quyền sinh sát trong tay mà còn do sức nội tại, thế nội tại của nhân vật và sự kiện , do tương quan và mâu thuẩn trong xã hội  Mặt khác cũng không nên coi thường cái nguyện vọng chính đáng của nhân dân muốn thấy một kết thúc “có hậu”, ơn đền oán trả, công thưởng tội trừng; người hiền, người tốt cuối cùng phải thắng cái xấu, kẻ ác, dù là dưới thời phong kiến.
Cái gượng gạo nếu có, nó nằm trong đoạn này :
“Một nhà phúc lộc gồm hai.
Nghìn năm dằng dặc quan giai lần lần
Thừa gia chẳng hết nàng Vân
Một cây cù mộc một sân quế hoè
Phong lưu phú quí ai bì,
Vườn xuân một cửa để bia muôn đời.”
Đây là cái văn của đôi liễn chúc tụng nhau, sáo một trăm phần trăm. Có khi Nguyễn Du chẳng thích thú gì khi viết những câu này. Nguyễn Du là nguời đã từng viết :
“Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm thiếu gì.”
“Áo xiêm ràng buộc lẫn nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi.”
Nguyễn Du từng khinh bỉ Tô Tần đâm dùi vào vế để cố mà học chẳng qua là để mưu lợi riêng Nguyễn Du chẳng phải quí trọng gì cái thứ làm quan “phúc lộc thọ”, cái thứ nghìn năm dằng dặc vinh hoa, cái thứ tuần tự nhi tiến, bước lên từng bậc một, từ quan nhỏ đến quan lớn, một cây cù mộc, con cháu đề huề.. Thật là một thứ thoả mản rất tư sản trong xã hội phong kiến , dường như cây bút của Nguyễn Du đến đó cái thế chẳng lẻ không viết như vậy ? Là vì gia đình Kim Trọng đang vui sướng kia mà ? Nhưng viết lấy lệ theo thói tục thông thường, trong giai cấp phong kiến mộng cho mình và chúc tụng cho nhau . Đúng thật là gượng gạo.
Mặt khác, việc Thúy Kiều tái ngộ Kim Trọng rồi thực chất là ở vậy, làm “bạn cầm kỳ” của Kim Trọng , việc ấy nếu không gượng gạo thì cũng bất ổn, cũng không phải là tự nhiên. Nhưng ta thử nghĩ xem tác giả có thể làm gì khác ? Thực tế là cả Nguyễn Du lẫn Thanh Tâm Tài Nhân đã không cho Kiều chết trên sông Tiền Đường, chết như vậy thì toàn thể độc giả trong xã hội thời trước không chấp nhận . Kiều cần phải sống, mà đã sống thì phải gặp lại cha mẹ, chàng Kim và hai em.Gặp lại Kim Trọng thì giải quyết thế nào ? Chỗ này chúng ta phải khen Thanh Tâm Tài Nhân đã giải quyết như ta thấy trong cốt truyện mà Nguyễn Du dùng “Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ”. Nhưng ta lại khen Nguyễn Du, trên khuôn khổ cốt truyện đã sáng tạo thêm rất lớn , làm thành bản cáo trạng cuối cùng của Truyện Kiều nằm ngay trong đoạn vui vẻ nhất, Kim Kiều tái hợp . Nguyễn Du không bằng lòng nói vài lời như Thanh Tâm Tài Nhân , mà mỗi đoạn ông đem trái tim nghệ sĩ lớn , đau đớn xót xa, da diết , mỗi lời là mỗi thương yêu Thúy Kiều , thương yêu số phận con người trong Thuý Kiều.
Trong cả chương Kim Kiều tái hợp , trong lời ,ngoài lời đâu đâu cũng có cái đau mười lăm năm ấy :
Nàng rằng : “ Chút phận hoa rơi ,
Nửa đời nếm trải đủ mùi đắng cay.
Tính rằng mặt nước chân mây,
Lòng nào còn tưởng có rày nữa không.
Được rày tái thế tương phùng
Khát khao đã thoả tấm lòng bấy nay”
“Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa.
Mùi thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sòng
Sự đời đã tắt lửa lòng ,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi.
Dở dang nào có hay gì?
Đã tu tu trót, qua thì thì thôi”
Rõ ràng Nguyễn Du không những đã để trái tim mình vào trong nhân vật , mà Nguiyễn Du chính là nhân vật: Nguyễn Du tự nói lên nỗi đau khổ dày vò của mình qua Kiều thì mới có một giọng thơ như thế.
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu viết : “ Cũng vì văn chương bởi tâm sự như thế , cho nên có một sức thiêng liêng khiến người ta cảm động, ấy quyễn Kiều mà hay, chỗ gốc thực ở đó mà văn tài của tác giả lại là phần thứ hai” . Tản Đà để văn tài xuống hành thứ hai để chữ Tâm lên thứ nhất là chí lý; đó cũng là một chỗ sâu sắc của Tản Đà. Ngay lời đầu tiên khi gặp nhau như chết đi sống lại , Kiều đã cho rằng đời mình tan nát, lòng mình tan nát , bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều bắt đầu :
Đã tu - tu trót, qua thì - thì thôi.
Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên để tính sổ một lần cuối cùng . Bản cáo trạng cuối cùng bất ngờ thật ra nằm rõ mồn một trong chương đoàn viên này ! Tại ta đọc nhiều lần mà vẫn vô ý không nhận ra, không trông thấy hết. Nguyễn Du không đọc bản cáo trạng bằng thuyết lý, bình luận mà đưa ra một cáo trạng bằng xuơng thịt, bằng máu của tâm hồn : Đây là nạn nhân sống sót sau mười lăm năm của chúng bay !
Trong tiệc hoa đoàn viên vui vầy, Thúy Vân uống chén rượu tàng tàng dở say, đứng lên đặt vấn đề Thuý Kiều nên thành hôn với Kim Trọng “Bây giờ gương vỡ lại lành”Lời lẽ Thúy Vân dừng lại ở hai câu của Nguyễn Du:
 “Quả mai ba, bảy đuơng vừa,
Đào non sớm lưa se tơ kịp thì”
“Quả mai ba, bảy” là lấy ý trong thơ Xiếu mai trong kinh Thi nói quả mơ còn ba, bảy quả trên cành, là tiết cuối xuân, tuy là kỳ hôn giá có muộn mà lấy nhau cũng còn vừa. Tản Đà đã khen: “ Câu này ngẫm nghĩ thật buồn cười như cô Kiều lúc đó mà còn có thể là “Đào non”, thời tác giả cũng thật tài tình vậy!”. Thật là học trò biết khen Thầy.
Tài tình thật đấy chứ ! Nguyễn Du rút Thúy Kiều từ trong trái tim mình ra, không yêu mến sao được ! Kiều ba mươi tuổi vẫn là “đào non”. Nguyễn Du giải thích thêm :
“Hoa tàn mà lại thêm tươi.
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Kiều tưởng rời nơi tu hành về nhà là về nhà, không ngờ cuộc đời lại đòi hỏi nàng, một mức nữa qua lời Thúy Vân. Ôi cái cô em gái “ Khuôn trăng đầy  ... ần này là quyết liệt. Và lần này bản cáo trạng cuối cùng lại cất tiếng của nạn nhân lên . Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn bà đầy đặn trong tình yêu, sinh đẻ những đứa con đẹp đẽ, khoẻ mạnh nhất: ở tuổi ba mươi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết thương đau. Nàng không thể bước qua được tâm hồn của mình - nó rất thanh tú, tư cách của mình- nó rất tự trọng.
“Chữ Trinh còn một chút này”
“Trinh” ở đây không còn chỉ cái nghĩa vật chất., “Trinh” đây vốn do sự tế nhị, sự sòng phẳng của tâm hồn
Ví dụ như con để dành hồng cho bố, vợ để dành hồng cho chồng. Thiếu cẩn thận , không may “ hồng ngâm chuột vọc, mình ngọc ngâu vầy”, chẳng lẽ đưa quả hồng chuột gặm cho bố, cho chồng ăn hay sao ? Em trọng anh, em trọng em ! Em còn một chút đó là trọng anh, em còn một chút đó là tự trọng. Nghĩ như vậy, ta sẽ thương Kiều đến tê dưới chân tóc và mỗi lời nói của Kiều hoá ra vang vang đau xót, ức lắm lâm ly. Đọc kỹ lại mà xem, lần trước nàng chỉ xót xa, lần này trong đêm động phòng nàng uất ức đến gay gắt:
“ Nàng rằng: “Phận thiếp đã đàng,
Có làm chi nữa cái mình bỏ đi.
Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi
Chìu lòng gọi có xướng tùy mảy may
Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi”
Bản cáo trạng của Nguyễn Du viết đến đây đã không còn bình tỉnh được nữa, mà trong thơ văn có một cái gì xỉa xói – xỉa xói cái xã hội tàn ác, nó là tội phạm:
“ Những như âu yếm vành ngoài,
Còn toan mở mặt với người cho qua”
Nàng như lay Kim Trọng mà hỏi:
“Lại như những thói người ta,
Vớt huơng dưới đất bẻ hoa cuối mùa
Khéo là dơ nhuốc bày trò,
Còn tình đâu nữa là thù đấy thôi!
Người yêu ta xấu với người,
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau”
Nếu nóichuyệnnối dõi tông đường:
“Cửa nhà dù tính về sau,
Thì đà em đó lọ cầu chị đây?
Chữ Trinh còn một chút này,
Chẳng gìn cho vẹn lại dày cho tan
Còn nhiều ân ái chan chan,
Làm chi vầy cách hoa tàn mà chơi”
Yêu nhau cách ấy chính là thù nhau gay gắt vô cùng; đến câu sau cùng vẫn còn gay gắt. Lời Kiều dùng một lối văn thắt buộc: “ gọi có, chiều lòng, riêng lòng, cũng đà, dù tính, thì đà”Những từ để cãi cọ: “còn toan, những như, lại như, khéo là,đâu nữa, đấy thôi, hay gì” Nếu không phải là tố cáo xã hội thì Nguyễn Du sao lại dùng hơi văn ấy ?
Tiếp theo lời Kiều, đoạn sau đây là hay nhất trong lời Kim Trọng: chí tình, chí nghĩa, có thủy có chung:
“Chàng rằng : “Gắn bó một lời,
Bỗng không cá nước, chim trời lỡ nhau
Xót người lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều
Thương nhau sinh tử đã liều
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình”
Trong lời chàng Kim, Nguyễn Du rất trang nhã, nhưng cứ nói:
“Chừng xuân tơ liễu còn xanh,
Nghĩ sao cho thoát khỏi vành ái ân”.
 “Nghĩ” đây là Kim Trọng nghĩ : Anh thấy em còn trẻ lắm (tơ liễu còn xanh) nên anh cứ nghĩ : Em hãy còn đang chừng xuân như thế thì làm sao thoát khỏi sự đòi hỏi của ân ái.
Có phải là Nguyễn Du hiện thực hay không ? Và như thế là sâu sắc.
“Gương trong chẳng chút bụi trần,
Một lời quyết hẳn , muôn phần kính thêm”
Nay em đã rõ như thế, em không màng ân ái ,anh càng kính trọng em. Và anh cũng thế:
“Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa ?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lo là chăn gối mới ra sắt cầm”
Hôm sau, Kim Trọng nói lại cho cả nhà biết tâm sự đặc biệt của đêm hôm qua, cái đêm Kim Kiều tái hợp. Cả nhà ai cũng “lạ lùng khen lao”
“Cho hay thục nữ chí cao,
Phải nguời sớm mận tối đào như ai”
Cảm ơn Nguyễn Du đã thương người như thế, biết vì nể, gượng nhẹ cho những trái tim, nên cố tình đem tài mình tả tình yêu của hai người ấy. Tuy nhiên người ta vẫn nghĩ đến một thực tế: Như vậy nàng Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế nào ? Thực chất là không chồng, không con cho đến hết đời Và mỗi lần đọc đến đây, chúng ta không thể không căm giận cái xã hội phong kiến suy tàn tàn ác, mỗi lần đọc đến những lời Kiều nói, ba đợt, trong cuộc đoàn viên , chúng ta lại xót xa tức tối không chịu nổi, mặc dù chúng ta vẫn cần phải nghiêm khắc phê phán tư tưởng định mệnh đã làm tác giả có một thái độ tiêu cực trong việc giải quyết bản cáo trạng cuối cùng này.
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ
VÀ TÂM LÝ THUÝ KIỀU TRONG BỐN LẦN ĐÁNH ĐÀN.
Nhân vật Thuý Kiều được giới thiệu trong truyện là một cô gái tài sắc vẹn toàn, mà trong đó đánh đàn là một tuyệt kỹ của cô. Suốt truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho cô thi thố tài năng của mình bốn lần mà mỗi lần ôm đàn là mỗi lần nàng Kiều mượn tiếng đàn để giải bày tâm sự. Đời Kiều lao đao lận đận, tâm sự của nàng theo đó cũng thay đổi. Tài nghệ của Nguyễn Du đã thể hiện tuyệt vời qua việc miêu tả tâm lý của nàng trong bốn lần đánh đàn, mỗi lần là một cách khác nhau, thổ lộ một tâm trạng khác nhau, vui có mà buồn cũng có.
Lần đầu tiên Kiều đánh đàn được miêu tả trong trường hợp “vui”. Kiều đánh đàn “thể theo lời yêu cầu” cho chàng Kim nghe trong lần đầu gặp gỡ. Nguyễn Du đã viết:
“So dần dây vũ dây văn,
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.
Khúc đâu Hán Sở chiến trường,
Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
Nghe qua như oán như sầu phải chăng?
Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng LưuThủy, hai rằng Hành Vân.
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió khoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.
Lần thứ hai, Kiều đàn không tự nguyện mà do lệnh của Hoạn Thư. Kiều đàn với cõi lòng tan nát :
“Bốn dây như khóc như than,
Khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng.
Cùng trong một tiếngtơđồng.
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!
Giọt châu lã chã khôn cầm,
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương”.
Lần thứ ba Kiều đàn, oái oăm thay, cũng là không tự nguyện mà theo lệnh của Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến” trong một hoàn cảnh đau khổ khác : Vừa bị mất chồng, phải ngồi đàn cho kẻ đã lừa mình, kẻ giết chồng mình nghe. Nguyễn Du viết :
“ Một cung gió tảm mưa sầu,
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngân vượn hót nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu”
Lần cuối cùng Kiều đànđược miêu tả trong Truyện Kiều khi Kim Kiều tái hợp. Hoàn cảnh mới vui làm sao khi “mười lăm năm ấy bây giờ là đây”. Thế nhưng tiếng đàn của Thuý Kiều lại được miêu tả ở đây là nặng bao tâm sự:
“ Phím đàn dìu dặt tay tiên,
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa.
Khúc đâu đầm ấm dương hoà,
Ấy là Hồ điệp hay làTrang sinh ?
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ quyên ?
Trong sao châu nhò duềnh quyên,
Ấm sao hạt ngọcLam điền mới đông.
Lọt tai nghe suốt năm cung,
Tiếng nào mà chẳng não nùng xôn xao”.
Rõ ràng, qua ngòi bút của Nguyễn Du, bốn lần Kiều ôm đàn là bốn hoàn cảnh khác nhau với niềm riêng khác nhau. Nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét : “Nguyễn Du đã thể hiện tiếng đàn của Kiều bốn lần với bốn cách khác nhau, bốn tâm sự khác nhau nhưng hay như nhau.”

Lấy thơ tả nhạc là một điều khó. Tả nhiều lần mà khác nhau nhưng lại hay như nhau là một điều càng khó hơn. Nguyễn Du đã thể hiện xuất sắc điều đó như ta đã thấy. Trong bốn lần đánh đàn ấy, tâm trạng Thuý Kiều ra sao ?
-Lần đầu tiên và lần cuối cùng là những khúc nhạc yêu đương: Gặp gỡ, thề nguyền yêu đương và tái hợp sau mười lăm năm lưu lạc,xa nhớ “tình nhân lại gặp tình nhân”.
-Hai lần kia là những khúc nhạc đau khổ, oán hận.
Ta hãy thử so sánh và phân phân tích tâm lý Kiều trong những đoạn ấy, những lần ôm đàn ấy:
Lần đầu tiên và lần cuối cùng là nhưng khúc nhạc yêu thương, những tiếng đàn của tình yêu, những lần “đàn theo yêu cầu” và với một sự tự nguyện. Xa cách mười lăm năm, nghe lại tiếng đàn của Kiều Kim Trọng nhận xét “xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy”. Nhưng có đúng là khúc nhạc đầu là “sầu thảm” còn khúc nhạc sau là “vui vầy” ? Có lẽ tâm trạng đó chỉ đúng cho chàng Kim mà thôi chứ Kiều thì không hẳn.
Thật ra lần đầu đánh đàn cho Kim Trọng nghe, thì còn gì hạnh phúc bằng ? Nếy có buồn chăng thì đo cũng cũng chỉ là cái bâng khuâng thương cảm vì lo sợ cho một tình yêu mới hình thành chưa biết sẽ ra sao. Cái buồn của những người đang yêu và được yêu . Cái buồn của nhưng người đang hạnh phúc nhưng lại sợ hạnh phúc nửa chùng tan vỡ.Một thứ buồn lãng mạn mà Kiều đã tự phê bình là “rằng quen mất nết đi rồi”
Còn cái vui của tiếng đàn tái hợp thì chỉ là cái vui của những người hết thời “hoa thơm phong nhị, trăng vành tròn gương”. Cái vui của lí trí đứng đắn, cài vui đã có “khói trầm” bay rồi. Làm gì có cái vui của tiếng đàn lần thứ nhất với “tiếng hạc bay qua”, với “nước suối mới sa nửa vời” ?
Cho nên có thể nói : Cũng là hai khúc nhạc tình yêu, nhưng cái buồn trong khúc nhạc yêu đương đầu tiên là buồn mà pha vui, còn cái vui trong khúc nhạc yêu đuơng lần sau là cái vui mà lại pha buồn.
Đoạn đầu, khúc nhạc tràn trề trong 18 câu. Đoạn cuối, tiếng nhạc chỉ kéo dài trong 10 câu.
Lần đánh đàn thứ hai và thứ ba là những đoạn đau khổ. Nhưng hãy thử so sánh tính cách của từng đoạn ấy ta sẽ thấy những khá biệt.
Cái đau khổ của Kiều khi đánh đàn cho Hoạn Thư và Thúc sinh nghe là cái đau khổ của “người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Nó phát ra những giai điệu bi ai đến “khiến người trong tiệc cũng tan nát lòng” . Hoàn cảnh thật éo le khi biết mình đang ở đâu, đang chịu kiếp nạn gì. Thật bất ngờ khi chợt phát hiện ra từ lâu nay mình đang bị “trả thù” với một kiểu “đánh ghen” lạ lùng nhất.. Thật bẽ bàng khi chạm mặt người yêu ngay trong nhà người ấy nhưng là “làm ra con ở chúa nhà đôi nơi” và mình phải đáng đàm mua vui cho người ấy hưởng thụ với một người đàn bà khác đang hành hạ mình làm cho mình “đau đớn ê chề”.
Nhưng đền đoạn Kiều đàn cho Hiồ Tôn Hiến nghe thì cái đau khổ còn ghê hơn một bậc. Đánh đàn hầu cho kẽ đã giết chồng mình ! Đánh đàn trong đaukhổ với cái xác chồng mới vùi bên sông, cái tang chồng chưa trọn vẹn nghĩa phu thê. Nó đau khổ đến nỗi “ Một cung gió thãm mưa sầu. Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay” , cái đau khổ ấy lan toả vào trong âm điệu đến mức Hồ Tôn Hiến, môt võ quan “mặt sắt” mà cũng phải “nhăn mày rơi châu” thì quả thậ là cái đau khổ ở đây là không chịu nỗi nữa ! Trong đoạn hai, tác giả còn kéo dài được 6 câu, nhưng đến đoạn 3 thì chỉ còn có 4 câu. Ở đây có một cái gì như đứt hơi .
Tóm lại, bốn lần đánh đàn của Kiều được Nguyễn Du mô tả trong bốn lần với bốn tâm sự khác nhau, và trong mỗi lần ấy tiếng đàn đã được người nghe cảm thụ là những khúc nhạc “buồn”. Buồn nhưng rất hay, làm xúc động lòng người. Tuy nhiên, nếunói rằng hay nhất thì chỉ có lần đầu tiên khi gảy cho Kim Trọng nghe. Trong lần này, Kiều đàn trong sự tự nguyện và đồng thời cũng có ý “phô diễn” tài năng, hiểu biết của mình trong những ngón đàn : nào là Lưu Thủy, Hành Vân, Quảng Lăng, Chiêu QuânĐó là tiếng đàn của mùa xuân, của tuổi trẻ, của tình yêu, của “những gặp gỡ diệu kỳ giữa nhạc và thơ” như nhà thơ Tế Hanh nhận xét vậy

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong HS gioi Ngu Van 9 p2.doc