Các bài văn mẫu lớp 9

Các bài văn mẫu lớp 9

Đề 1: Phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học trung đại nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong tác phẩm, có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đánh dấu sự phát triển ban đầu của nền văn xuôi nước ta.

Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển Nam Hải) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.

Xét về giá trị hiện thực, truyện phản ánh sinh động thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Trước tiên đó là chế độ xã hội với chiến tranh loạn, lạc liên miên gây đau khổ cho con người. Vì cuộc chiến tranh đầy phi nghĩa, chàng Trương Sinh giống như anh lính thú xưa trong ca dao: Thùng thùng trống đánh ngũ liên- Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa phải ra lính, phải xa cách người mẹ già, người vợ trẻ. Hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh. Người mẹ già vì xa con, nhớ thương con mà sinh ra ốm. Vũ Nương vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng và hết lời khuyên lơn. Đến khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo.

 

doc 51 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1373Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các bài văn mẫu lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: Phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm có giá trị của văn học trung đại nước ta ở thế kỷ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong tác phẩm, có giá trị sâu sắc về nhiều mặt, đánh dấu sự phát triển ban đầu của nền văn xuôi nước ta.
Truyện kể về một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, đảm đang. Nàng giữ lòng chung thuỷ, hầu hạ mẹ chồng, chăm sóc con thơ trong suốt thời gian chồng đi lính ở phương xa. Khi trở về vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, người chồng nghi ngờ nàng thất tiết nên đánh mắng đuổi đi. Không thể phân giải được oan tình, nàng trẫm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, Linh Phi (vợ vua biển Nam Hải) cứu vớt nàng và cho ở lại Long Cung. Người chồng biết vợ bị oan nên rất hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên, ẩn hiện trong chốc lát rồi trở lại Long Cung.
Xét về giá trị hiện thực, truyện phản ánh sinh động thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội bất công gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Trước tiên đó là chế độ xã hội với chiến tranh loạn, lạc liên miên gây đau khổ cho con người. Vì cuộc chiến tranh đầy phi nghĩa, chàng Trương Sinh giống như anh lính thú xưa trong ca dao: Thùng thùng trống đánh ngũ liên- Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa phải ra lính, phải xa cách người mẹ già, người vợ trẻ. Hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh. Người mẹ già vì xa con, nhớ thương con mà sinh ra ốm. Vũ Nương vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng và hết lời khuyên lơn. Đến khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo.
Cái chết của Vũ Nương có nhiều nguyên nhân sâu xa, bắt nguồn từ hiện thực nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến của xã hội cũ, với chế độ “nam quyền”, coi rẻ thân phận của người phụ nữ, rồi tính đa nghi, ghen tuông, thói hung bạo, gia trưởng của chồng.
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng (thiếp vốn con nhà khó, được nương tựa nhà giàu). Xã hội phong kiến lại coi trọng “nam quyền”, hơn nữa Trương Sinh lại có tính đa nghi, đối với vợ thì phòng ngừa quá mức. Những chi tiết này chuẩn bị cho những hành động độc đoán của Trương Sinh sau này.
Khi đánh giặc trở về, Trương Sinh cũng mang một tâm trạng nặng nề: mẹ qua đời, con vừa học nói, lòng buồn bã. Trong hoàn cảnh như thế, lời của Bé Đản dễ kích động tính hay ghen của Trương Sinh: “trước đây, thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến...” 
Điều đáng trách là thái độ và hành động độc đoán của Trương Sinh khi ấy. Không đủ bình tĩnh để tìm hiểu vấn đề, chàng bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm, không chịu nói ra duyên cớ ghen hờn. Cuối cùng, Sinh lại mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi. Thái độ và hành động của Trương Sinh vô hình chung dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. 
Hành động gieo mình xuống sông Hoàng Giang của Vũ Nương phản ánh một thực trạng về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị buộc chặt trong khuôn khổ khắt khe của lễ giáo, bị đối xử bất công, bị áp bức và chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Đó cũng chính là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. 
Đằng sau nỗi oan của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan tình bất hạnh mà người phụ nữ ngày xưa phải gánh chịu: Nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương,... 
 Bên cạnh giá trị hiện thực, truyện còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi một người phụ nữ có phẩm chất, có tâm hồn trong sáng, sáng ngời như ngọc lại bị nỗi oan tày trời vì một chuyện ghen tuông vớ vẩn của người chồng nông nổi. Cuối cùng nàng phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan tình.
Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Vũ Nương vốn là người con gái có tư dung tốt đẹp, tính tình thuỳ mị, nết na. Khi lấy chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà dù Trương Sinh vốn có tính hay ghen. Khi chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượi đầy tiễn chồng. Lời của nàng thật xúc động, nói về niềm yêu thương, mong nhớ của mình đối với người chồng sẽ đi xa, rồi bày tỏ nỗi lo lắng trước những gian lao nguy hiểm mà người chồng sẽ trải qua, niềm mong ước được đoàn tụ ... làm mọi người trong tiệc đều ứa hai hàng lệ.
Chồng đi đánh giặc ngoài biên ải, nàng một lòng son sắt, thuỷ chung, “cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết”, mong đợi chồng về trong cô đơn mòn mỏi “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể, chân trời không thể nào ngăn được”. Hơn nữa, nàng là một người con dâu hiếu kính, tận tuỵ chăm sóc khi mẹ chồng còn sống, chôn cất mẹ chồng khi mẹ qua đời (lo liệu như đối với mẹ đẻ mình).
Rồi đằng đẵng thời gian trôi qua, chồng ra lính trở về, cùng là lúc nàng bị nghi oan. Vũ Nương đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình: “Thiếp vốn con kẻ khó ... mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Nàng đã nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng và khẳng định lòng chung thuỷ, hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ bị tan vỡ. Dù họ hàng, làng xóm có bênh vực và biện bạch, Trương Sinh vẫn không tin. Bất đắc dĩ Vũ Nương thống thiết: “Thiếp sỡ dĩ nương tựa vào chàng ... đâu có thể lên núi vọng phu kia nữa!”. Đó là hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng giờ đây tan vỡ. Tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng giờ đây hoá đá....
Tuyệt vọng vì phải giành chịu nỗi oan khuất tày trời không phương giãi bày, cứu chữa nàng đành mượn cái chết để chứng tỏ tiết hạnh trong sáng của mình. lời khấn nguyện với thần linh vô cùng thảm thiết: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim, dạ cá, lừa dối chồng con, được xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ...”. Lời khấn nguyện đã làm cho người đọc xót xa - con người rơi vào cảnh ngộ bế tắc, không thể tiếp tục sống để tự giải oan tình mà phải tìm đến cái chết để thần linh chứng giám.
Sau một năm ở thuỷ cung, khi nghe kể chuyện nhà, nàng đã ứa nước mắt khóc, nghĩ đến câu “ngựa Hồ gầm giá Bắc, chim Việt đậu cành Nam” rồi hiện về trên dòng nước cho thoả lòng nhớ chồng, con.
Qua những hoàn cảnh khác nhau của Vũ Nương, với những lời tự thoại của nàng, truyện đã khẳng định những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam - một người phụ nữ đẹp người, lại nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, rất mực hiếu kính với mẹ chồng, giữ vẹn lòng chung thuỷ sắt son với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, .... lẽ ra phải được hạnh phúc trọn vẹn thế mà phải chết một cách oan uổng, đau đớn. 
Nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương bằng cả niềm xót thương, thông cảm cho người phụ nữ. Đồng thời cũng đề cao những khát vọng của họ: quyền được yêu thương, được sống, được tôn trọng. Việc sáng tạo cuộc sống của nàng ở dưới thuỷ cung cũng nhằm đề cao một triết lí nhân nghĩa: ở hiền, gặp lành, người tốt phải được đền đáp xứng đáng.
Phải nhận thấy rõ rằng với truyện ngắn đầu tiên viết bằng chữ Hán, Nguyễn Dữ đã có những mặt thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng những đoạn đối thoại. Cách kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình tiết, thắt nút và gỡ nút thật bất ngờ, đầy kịch tính, càng làm cho nỗi oan tình của nhân vật hiện ra với tất cả nét thảm khốc.
“Thắt nút” truyện bằng yếu tố bất ngờ. Một câu nói ngây thơ nghe như thật của trẻ thơ mà gây bão tố dây chuyền trong cuộc đời. Bão tố nghi kị trong một đầu óc nam quyền độc đoán, thiếu trí tuệ ; bão tố bất hoà dữ dội phá tan hạnh phúc của một gia đình êm ấm. Bão tố oan khiên phá nát cuộc đời của một người con gái trong trắng, phải kết thúc bi thảm trên một dòng sông.
“Gỡ nút” cũng bất ngờ bằng một câu nói trẻ thơ non dại (khi chỉ cái bóng của chàng Trương trên vách: “cha Đản lại đến kia kìa” thì bao nhiêu oan khiên gây thảm kịch trong phút chốc bỗng được sáng tỏ.
Truyện có những đoạn đối thoại và những lời tâm tình của nhân vật được sắp xếp đúng chỗ, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, góp phần khắc hoạ diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật ; lời nói của bà mẹ Trương Sinh nhân hậu, từng trải ; lời lẽ của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, mềm mỏng, có lí, có tình - lời của người phụ nữ hiền thục, đoan chính ; lời của Bé Đản hồn nhiên, ngây thơ, thật thà. 
Chuyện đáng lẽ có thể kết thúc ở đoạn “gỡ nút” truyện, chàng Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của Vũ Nương nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần Vũ Nương trở về dương thế, gặp chồng trong thoáng chốc. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, Nguyễn Dữ đã tái tạo truyền kì từ cổ tích để nâng truyện lên những giá trị tư tưởng và thẩm mĩ mới. Điều đó, làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện và hoàn chỉnh tính cách nhân vật Vũ Nương, thoả mãn ước mơ của nhân dân là “ở hiền gặp lành”, ngưởi tốt sẽ được đền bù. Truyện kết thúc có hậu. Trong truyện, những yếu tố truyền kì tập trung ở phần sau của truyện như con rùa mai xanh được Phan Lang cứu, Vũ Nương được ở lại thuỷ cung, rồi hiện về với kiệu hoa rực rỡ trên sông... đó là những tình tiết kì ảo, không có thực nhưng đã tạo ra một thế giới nghệ thuật lung linh huyền ảo.
Số phận và cuộc đời thực sự vẫn là thực xưa nay. Yếu tố hoang đường truyền kì không thể cứu được cuộc đời Vũ Nương với số phận bi thảm của nàng. Vũ Nương muốn sống lại mà không được sống, muốn trở về với chồng con và quê hương mà không thể trở về được.
Truyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nghĩ về Vũ Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay. Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới.
Đề 2: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
 “Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm Truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là Vũ Nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “miếu vợ chàng Trương”:
“Nghi ngút đầu ... u trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ (60-70) ác liệt. Ba cô gái trẻ ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn.
“Những ngôi sao xa xôi” cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọc.
2. Dạng đề 7 điểm 
	Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
	Lª Minh Khuª thuéc thÕ hÖ nhµ v¨n b¾t ®Çu s¸ng t¸c trong thêi kú kh¸ng chiÕn chèng MÜ. Nh÷ng t¸c phÈm ®Çu tay cña c©y bót n÷ nµy ra m¾t vµo ®Çu nh÷ng n¨m 70 cña thÕ kû XX, ®Òu viÕt vÒ cuéc sèng chiÕn ®Êu cña thanh niªn xung phong vµ bé ®éi trªn tuyÕn ®­êng Tr­êng S¬n.
	"Những ngôi sao xa xôi" lµ t¸c phÈm ®Çu tay cña nữ nhà văn, viÕt n¨m 1971 về cuộc sống chiến đấu của " tổ trinh sát mặt đường" trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Tổ trinh sát mặt đường gồm có ba cô thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao, họ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, gian khổ là đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu và phá bom nổ chậm, trong khi ấy thần chết là một tay không thích đùa luôn lẩn trong ruột những quả bom. Thần kinh căng như chão. Xong việc từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, hàm răng loá lên, khi cười, khuôn mặt thì lem luốc.
	 Cả ba cô gái, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. 
Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
	Ở Phương Định, ta còn bắt gặp hình ảnh một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát. Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô, bài dân ca ý...Định còn bịa ra lời những bài hát, Định hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.
	 Trong khángchiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.
	 Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ. Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt không cụ thể.. Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn. Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.
	 Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.
	"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
	 Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ.
 Đề 2: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
	 Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới.
	 Truyện " Những ngôi sao xa xôi" ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường, trên con đường chiến lược Trương Sơn thời đánh Mĩ.
 Ba nöõ thanh nieân xung phong laøm thaønh moät toå trinh saùt maët ñöôøng taïi moät troïng ñieåm treân tuyeán ñöôøng Tröôøng Sôn. Hoï goàm coù hai coâ gaùi raát treû laø Ñònh vaø Nho, coøn toå tröôûng laø chò Thao, lôùn tuoåi hôn. Nhieäm vuï cuûa hoï laø quan saùt ñòch neùm bom, ño khoái löôïng ñaát ñaù phaûi san laáp do ñòch gaây ra, ñaùnh daáu vò trí caùc traùi bom chöa noå vaø phaù bom. Coâng vieäc cuûa hoï heát söùc nguy hieåm vì thöôøng xuyeân phaûi chaïy treân cao ñieåm giöõa ban ngaøy vaø maùy bay ñòch coù theå aäp ñeán baát cöù luùc naøo. Ñaëc bieät, hoï phaûi bình tónh ñoái maët vôùi thaàn cheát trong moãi laàn phaù bom – maø coâng vieäc naøy dieãn ra haøng ngaøy, thaäm chí maáy laàn trong moät ngaøy. Hoï ôû trong moät caùi hang, döôùi chaân cao ñieåm, taùch xa ñôn vò. Cuoäc soáng cuûa caùc coâ gaùi ôû nôi troïng ñieåm giöõa chieán tröôøng raát khaéc nghieät vaø nguy hieåm nhöng vaãn coù nhöõng nieàm vui hoàn nhieân cuûa tuoåi treû, nhöõng giaây phuùt thanh thaûn, mô moäng vaø ñaëc bieät laø hoï raát gaén boù, yeâu thöông nhau trong tình ñoàng ñoäi, duø moãi ngöôøi moät caù tính. 
 Ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước.
	 Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy hiểm. Họ phải làm việc dưới mưa bom bão đạn, phải phá bom thông đường để những đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam.
	 Họ mang lí tưởng chiến đấu để thống nhất Tổ Quốc nên đều giàu tinh thần trách nhiệm, coi thường gian khổ. Mỗi nhân vật có nét tính cách riêng nhưng họ yêu thương, lạc quan, có niềm tin vào tình yêu đất nước.
 Ba cô gái, mỗi người mang vẻ đẹp riêng.
	 Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung yêu đời. Cô thích ngắm mình trong gương, là người có ý thức về nhan sắc của mình. Cô có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt màu nâu, dài dài, hay nheo nheo như chói nắng...
	 Phương Định là nhân vật kể chuyện xưng tôi đầy nữ tính.Cô đẹp nhưng không kiêu căng mà có sự thông cảm, hoà nhập. Cô thích hát dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca Ý, đặc biệt hát bài Ca-chiu-sa. Cô có tài bịa lời cho những bài hát. Những bài hát về cuộc đời, về tình yêu và sự sống cất lên giữa cuộc chiến tranh ác liệt tôn thêm vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong có niềm tin vào cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
	Người đọc vô cùng cảm phục cô ở sự dũng cảm. Hành động phá bom của cô cùng đồng đội đã góp phần thông mạch giao thông. Cảnh phá bom vừa hồi hộp, vừa căng thẳng, cho người đọc hình dung cuộc chiến tranh tàn khốc như thế nào nhưng cô vẫn bình tĩnh vì một ngày ít nhất các cô phải phá bom ba lần, đó là chuyện thường tình. Có lúc Phương Định nghĩ đến cái "chết" nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
	 Phương Định còn là cô gái dễ thương, hay xúc động. Chứng kiến cảnh trận mưa đá cô nhớ về Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ cái cửa sổ, nhớ những ngôi sao, nhớ quảng trường lung linh... Những hoài niệm; kí ức dội lên sâu thẳm càng chứng tỏ sự nhạy cảm trong tâm hồn cô gái Hà Nội mơ mộng, lãng mạn, thật đáng yêu.
 Bên cạnh đó, Lê Minh Khuê còn dành những lời kể khá ấn tượng về nhân vật Thao. Thao là cô gái lớn tuổi nhất trong nhóm, là đội trưởng tổ trinh sát mặt đường. Ở chị có những nét dễ nhớ ấn tượng. Chị cũng tỉa tót lông mày nhỏ như cái tăm, cương quyết, mạnh mẽ, táo bạo. Chị không sợ bom đạn, chỉ đạo công việc dứt khoát nhưng lại rất sợ máu và vắt.
	 Chị yêu thương đồng đội đúng vai trò của người chị cả. Khi Nho bị thương, chị rất lo lắng, săn sóc tận tình từng hớp nước, cốc sữa. Tình đồng đội sưởi ấm tâm hồn những cô gái lúc khó khăn nhất.
	 Chị Thao cũng thích hát dù hát sai lời và sai nhạc. Tiếng hát yêu đời, cất lên từ cuộc chiến tranh để khẳng định bản lĩnh, sức mạnh, niềm tin vào lí tưởng của thanh niên thời đại những năm chống Mĩ.
	Nhân vật Nho xuất hiện trong thời điểm quan trọng của câu chuyện. Đó là lúc phá bom, khi ranh giới của sự sống và cái chết gần kề gang tấc. Nho nhỏ nhẹ, dịu dàng, duyên dáng " Trông nó nhẹ mát mẻ như một que kem trắng".
	Nh÷ng phÈm chÊt cao ®Ñp cña Ph­¬ng §Þnh, cña Thao, Nho ®· ®­îc kh¾c ho¹ b»ng sù am hiÓu t©m lÝ giíi tÝnh cña Lª Minh Khuª. Thµnh c«ng vÒ x©y dùng nh©n vËt cßn ®­îc ®ãng gãp bëi ng«n ng÷ trÇn thuËt tù nhiªn, hÊp dÉn d­íi ng«i kÓ thø nhÊt, nh÷ng c©u ng¾n, nhÞp nhanh, giäng ®iÖu g¾n liÒn víi ng«n ng÷ ®êi th­êng, võa trÎ trung võa giµu n÷ tÝnh. Tõng lµ thanh niªn xung phong nªn cã lÏ Lª Minh Khuª míi hiÓu biÕt s©u s¾c c«ng viÖc vµ ®êi sèng t×nh c¶m t©m hån cña nh÷ng n÷ thanh niªn xung phong ®Õn nh­ vËy. 
Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định, Nho, của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
 Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với ba ngưỡng mộ.

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_bai_van_mau_lop_9.doc