Cách dạy văn học sử

Cách dạy văn học sử

A- Tại sao phải dạy văn học sử?

- Do sách giáo khoa hiện nay biên soạn theo quan điểm “tam thể nhất hợp” vì vậy không theo từng giai đoạn văn học .vì vậykhi dạy văn giáo viên thường băm nát tác phẩm để tìm ra cho được cái tích hợp ở trong đó mà quên đi cải giá trị tư tưởng của tác phẩm.Cho nên khi làm bài học sinh rất lúng túng và thường mắc phải những lỗi sau :

+Thường theo văn mẫu rồi ghi lại một cách nguyên xi hoăc cắt xén mà ta hay gọi là chiết ghép.

+ phân tích nhưng thờ ơ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

+ Lôi phẩm về hiện tại để phân tích ,dễ dẫn đến hiện đại hoá tác phẩm, hiện đại hoá nhân vật.Tôi đã dự một cô giáo trẻ khi dạy bài “Lợn cưới, áo mới”cô có giảng rằng: Đây là một anh chàng hay khoe, khoe đến cả những cái vụn vặt.Cái áo thì đáng gì mà phải khoe.Tôi cảm thấy buồn nhưng tôi cũng chẳng nói ra .Không biết cô có hiểu câu ca dao:

 Vợ chồng được cái quần sồi

 Chồng đi chồng mặc vợ ngồi vợ trông.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cách dạy văn học sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XII- Cách dạy văn học sử:
Tại sao phải dạy văn học sử?
Do sách giáo khoa hiện nay biên soạn theo quan điểm “tam thể nhất hợp” vì vậy không theo từng giai đoạn văn học .vì vậykhi dạy văn giáo viên thường băm nát tác phẩm để tìm ra cho được cái tích hợp ở trong đó mà quên đi cải giá trị tư tưởng của tác phẩm.Cho nên khi làm bài học sinh rất lúng túng và thường mắc phải những lỗi sau :
+Thường theo văn mẫu rồi ghi lại một cách nguyên xi hoăc cắt xén mà ta hay gọi là chiết ghép.
+ phân tích nhưng thờ ơ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Lôi phẩm về hiện tại để phân tích ,dễ dẫn đến hiện đại hoá tác phẩm, hiện đại hoá nhân vật.Tôi đã dự một cô giáo trẻ khi dạy bài “Lợn cưới, áo mới”cô có giảng rằng: Đây là một anh chàng hay khoe, khoe đến cả những cái vụn vặt.Cái áo thì đáng gì mà phải khoe.Tôi cảm thấy buồn nhưng tôi cũng chẳng nói ra .Không biết cô có hiểu câu ca dao:
 Vợ chồng được cái quần sồi
 Chồng đi chồng mặc vợ ngồi vợ trông.
 Hay:
 Mua cho một vạt khố sồi
 Bề ngang chiếc đũa bề dài nửa phân
 Đi đâu cũng phải cởi trần
 Trông thấy chúng bạn cực thân thay là 
 -Vậy nên phải dạy văn học sử .Dạy để học sinh nắm được hoàn cảnh xã hội mà tác phẩm đó ra đời .Thấy được tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội đương thời.Thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩm mà tác giả gửi gắm vào trong đó .
 B- Các giai đoan phát triển văn học viết Việt Nam :
 1- Giai đoạn từ thế kỷ X-> thế kỷ XV:
 Học sinh phải nắm được các đặc điểm về lịch sử và xã hội sau đây : Đây là thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam .Dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến ,dân tộc ta đoàn kết trên dưới một lòng đập tan các cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc viết nên những trang sử vàng chói lọi . Những trận đánh đẫ đi vào lịch sử dân tộc như: Bạch Đằng, hàm tử ,Chi Lăng ,Xương Giang
 Vì vậy văn học giai đoạn nàytập trung đề cao chủ nghĩa yêu nước đó là: -Khẳng định chủ quyền của đất nước qua bài “Sông núi nước Nam”của Lí Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định ở sách trời
 Cớ sao quân giặc sang xâm phạm
 Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
 Hay:
Như nước đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
 (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)
-Tự hào về truyền thống đấu tranh chống xâm lược cha ông :
 Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
 Cùng Hán Đường mỗi bên hùng cứ một phương
 Tuy mạnh yếu từng luc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có.
 (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)
-Tố cáo tội ác của giặc :
 Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
 Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
 Gây binh kết oán trải hai mươi năm
 Bãi nhân nghĩa nát cả đất trời 
 Nặng thuế khoá sạch không đầm núi
 (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)
Căm thù giặc sẵn sàng xả thân vì đất nước :như “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn.
Giai đoạn từ thế kỷ 16 -> thế kỷ 17 :
 Học sinh phải nắm hoàn cảnh lịch sử và xã hội sau : Đây là giai đoạn xã hội phong kiến suy tàn ,các thế lực phong kiến gây bè kéo cánh chém giết lẫn nhau tạo nên các cuộc chiến tranh phi nghĩa như: Chiến tranh Trịnh -Mạc ,chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm trời khiến cho xương chất thành núi máu chảy thành sông.
Về văn học giai đoạn này chủ yếu đề cao tư tưởng “Nhân giả vô địch”, tố cáo chiến tranh bênh vực cho người dân vô tội . Điển hình cho các tác giả và tác phẩm giai đoạn này gồm có :Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Hữu cảm”, hay Nguyễn Dữ với “ Chuyện người con gái Nam Xương”v.v
3- Giai đoạn thế kỷ 18 -> 1858 :
 Chế độ phong kiến đã đi vào con đường mục ruỗng thối nát. Vua quan lo ăn chơi xa hoa truỹ lạc đời sống nhân dân cực khổ trăm bề .Bên cạnh đó lễ giáo phong kiến hà khắc đã tước đoạt quyền sống của người phụ nữ, biến họ trở thành những món hàng, những thứ đồ chơi không hơn không kém . Đồng tiền đã ngự trị lên nhân phẩm và lương tâm con người,khiến cả xã hội phải chạy theo tiền sống ngược với lương tâm.

Tài liệu đính kèm:

  • doccach_day_van_hoc_su.doc