Cẩm nang ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9

Cẩm nang ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9

1.Phân tích đoạn thơ:

 “Chân phải bước tới cha

 .

 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Bài làm:

 Nói với con của Y Phương là một trong số ít bài thơ viết về tình cha con. Cảm hứng bao trùm của bài thơ là tình thương con, là niềm tự hào với quê hương xứ sở, những khao khát bình dị mà rất đỗi thiêng liêng của người cha khi lo con quyên nguồn cội, dặn dò con hãy là con của quê hương, người của dân tộc mình.

 Bài thơ mở đầu bằng một hồi ức về tuổi thơ con và tuổi trẻ bố mẹ để sau đó là nỗi niềm, là tấm lòng người cha:

 Chân phải bước tới cha

 .

 Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

 Hãy lắng nghe những điều người cha nói với con : đứa con sinh ra và suốt thời ấu thơ của nó bước đi đầu tiên chập chững của con người là những bước rất trang tron gj. Lần đầu tiên đứa trẻ đi bằng đôi chân của mình trong vòng tay của cha mẹ.

 Chân phải bước tới cha

 Chân trái bước tới mẹ

 Câu thơ thật đơn giản như lời kể lời tả và rất trìu mến thân thương, tấm lòng của cha mẹ là cái đích để con hướng tới.hình ảnh cụ thể và giàu chất thơ nhất là cách đo đếm chiều dài:

 Một bước chạm tiếng nói

 Hai bước tới tiếng cười

 Câu thơ thật ấm áp, ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm cha làm mẹ bồi hồi xao xuyến. Tuy vậy, dù tấm lòng cha mẹ bao dung đến đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn là chưa đủ. Ở đây có một bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương Quê hương hiện lên ở ba yếu tố: rừng, con đường và người đồng mình:

 Rừng cho hoa

 Con đường cho những tấm lòng

 Người đồng mình yêu lắm con ơi.

 

doc 47 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cẩm nang ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	LỜI NGỎ:
Cỏc em thõn mến!
Để giỳp cho việc học tập và ụn thi vào lớp 10 đạt kết quả cao, chỳng tụi biờn soạn cuốn Cẩm nang ụn thi vào lớp 10. Bộ tài liệu gồm hai phần: 
Phần thứ nhất: 20 đề văn và hướng dẫn làm bài sơ lược.
Phần thứ hai: 35 bài văn tự luận.
Để làm tốt một bài văn, cỏc em lưu ý một số điểm sau:
Trước hết, cỏc em phải tuõn thủ nghiờm tỳc 4 bước xõy dựng văn bản:
         a. Tỡm hiểu đề - tỡm ý.
         b. Lập dàn ý.
         c. Viết bài
         d. Kiểm tra - sửa chữa.
          Ít nhất trong bước tỡm hiểu đề, tỡm hiểu ý, cỏc em phải xỏc định được những ý lớn mỡnh cần viết và ghi vào giấy nhỏp. Từ đú cỏc em lập một dàn ý hết sức ngắn gọn, dựa vào đú cỏc em viết bài hoàn chỉnh. Như vậy là chớ ớt bài làm của cỏc em cú ý. Hầu hết cỏc em khi viết bài khụng tuõ thủ 4 bước này cho nờn bài làm Rất sơ sài, khụng cú ý, hoặc cú thỡ trỡnh bày cũng lộn xộn, khụng góy gọn.
          Thứ hai, trong cỏch trỡnh bày bài viết, cỏc em phải chỳ ý trỡnh bày rừ ràng bố cục ba phần: mở bài, thõn bài, kết bài, cỏc đoạn văn phải rạch rũi. Khụng viết tắt trong bài làm. Chỳ ý viết đỳng chớnh tả, dựng đỳng cỏc dấu cõu.
          Thứ ba, cỏc em phải rốn luyện cỏch viết mở bài cho bài văn. Như người ta thường núi:"Đầu xuụi thỡ đuụi lọt". Trong thực tế cú rất nhiều bạn mất rất nhiều thời gian cho phần mở bài. Chớnh vỡ vậy mà khụng cũn thời gian để giải quyết phần thõn bài ( Phần chớnh của bài văn). Yờu cầu cơ bản của một mở bài là: ngắn, đủ, đỳng. 
	Và cuối cựng, cỏc em hóy tự giải đề theo cỏch hiểu của mỡnh, sau đú hóy đọc cỏc bài tự luận trong tài liệu này, để từ đú cỏc em so sỏnh, kiểm tra và rỳt kinh nghiệm cho bài làm của mỡnh!
Hi vọng tập tài liệu này sẽ cú ớch cho cỏc em! Chỳc cỏc em thành cụng!
	Nghĩa Đức ngày 31 thỏng 5 năm 2009.
	 Nguyễn Xuõn Đồng
1.Phân tích đoạn thơ: 
 “Chân phải bước tới cha
	.
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Bài làm:
	Nói với con của Y Phương là một trong số ít bài thơ viết về tình cha con. Cảm hứng bao trùm của bài thơ là tình thương con, là niềm tự hào với quê hương xứ sở, những khao khát bình dị mà rất đỗi thiêng liêng của người cha khi lo con quyên nguồn cội, dặn dò con hãy là con của quê hương, người của dân tộc mình.
	Bài thơ mở đầu bằng một hồi ức về tuổi thơ con và tuổi trẻ bố mẹ để sau đó là nỗi niềm, là tấm lòng người cha:
	Chân phải bước tới cha
	..
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
	Hãy lắng nghe những điều người cha nói với con : đứa con sinh ra và suốt thời ấu thơ của nó bước đi đầu tiên chập chững của con người là những bước rất trang tron gj. Lần đầu tiên đứa trẻ đi bằng đôi chân của mình trong vòng tay của cha mẹ.
	Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Câu thơ thật đơn giản như lời kể lời tả và rất trìu mến thân thương, tấm lòng của cha mẹ là cái đích để con hướng tới.hình ảnh cụ thể và giàu chất thơ nhất là cách đo đếm chiều dài:
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Câu thơ thật ấm áp, ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm cha làm mẹ bồi hồi xao xuyến. Tuy vậy, dù tấm lòng cha mẹ bao dung đến đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn là chưa đủ. ở đây có một bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương Quê hương hiện lên ở ba yếu tố: rừng, con đường và người đồng mình:
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Người đồng mình yêu lắm con ơi.
	Rừng và con đường tuy là vật vô tri nhưng đã đem lại những thứ mà đứa trẻ cần để lớn. Cái đẹp của tự nhiên không chỉ ở màu sắc mà còn ở tấm lòng. Còn người đồng mình thì đáng yêu lắm . Đó chính là cốt cách tài hoa và tinh thần mưu sống: 
	đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát 
	Tóm lại, đoạn thơ mở đầu là sự đan xen quê hương, gia đình - cha mẹ cùng nuôi đứa con lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên. Đây là tâm sự mà người cha muốn gửi tới đứa con yêu quý của mình. Mong con khôn lớn trưởng thành, sống xứng đáng với quê hương.
2. Phân tích đoạn thơ: 
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
	.
	Đủ cho ta giật mình”
Bài làm:
	Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Trăng như một biểu tượng thơ mộng gắn với tâm hồn thi sĩ. Nhưng có một nhà thơ cũng viết về trăng, không chỉ tìm thấy ở đấy cái thơ mộng, mà còn gửi gắm những nỗi niềm tâm sự mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là trường hợp bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy.
	Vầng trăng đã từng gắn bó với tuổi thơ, với cuộc đời người lính, đã trở thành người bạn tri kỉ, ngỡ không bao giờ quên. nhưng hoàn cảnh sống đổi thay, con người cũng thay đổi, có lúc cũng trở nên vô tình. Sau chiến thắng trở về thành phố, quen ánh điện cửa gương, khiến cho vầng trăng tình nghĩa vô tình bị lãng quên. nhưng một tình huống đời thường xảy ra làm cho con người phải giật mình tỉnh ngộ, phải đối mặt với vầng trăng mà sám hối:
	Ngửa mặt lên nhìn mặt
	Có cài gì rưng rưng
	Như là đồng là bể
	Như là sông là rừng.
	Rưng rưng là biểu hiện xúc động, nước mắt đang ứa ra, sắp khóc. Giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản lại, trong sáng lại. Bao kỉ niệm đẹp ùa về, tâm hồn gắn bó chan hoà với thiên nhiên, với vầng trăng xưa, với đồng với bể,với sông với rừng. Cấu trúc câu thơ song hành với các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ cho thấy ngòi bút Nguyễn Duy thật tài hoa. Đoạn thơ hay ở chất thơ bộc bạch chân thành, ở tính biểu cảm, ngôn từ và hình ảnh thơ đi vào lòng người, khắc sâu một cách nhẹ nhàng mà thấm thía những gì nhà thơ muốn tâm sự với chúng ta. 
	Khổ thơ cuối mang hàm ý độc đáo và sâu sắc:
	Trăng cứ tròn vành vạnh
	Kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.
	Tròn vành vạnh là trăng rằm, một vẻ đẹp viên mãn. Trăng vẫn thuỷ chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. ánh trăng im phăng phắc, không một lời trách cứ. Trăng bao dung và độ lượng biết bao. Tấm lòng bao dung độ lượng ấy khiến cho ta phải giật mình. Sự giật mình để tự lột xác, để trở về. Trở về với chính mình tốt đẹp xưa kia. Đó là cái giật mình để tự hoàn thiện.
	Tóm lại, với giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng, đoạn thơ trên đã gây nhiều xúc động cho người đọc. Nó như là lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói rằng: phải thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với nhân dân, với đất nước, và ngay với chính bản thân mình.
3. Phân tích bài Sang thu.
Bài làm:
	Hữu Thỉnh sinh năm 1942, thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là người viết nhiều, viết hay về quê hương và cuộc sống con người, đặc biệt là về mùa thu. Với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra những biến chuyển rất nhẹ nhàng của đất trời khi sang thu. Với bài Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp vào nền thơ hiện đại Việt Nam một bức tranh thu với những nét mới mẻ, sáng tạo.
	Khổ thơ thứ nhất là những dự cảm mùa thu đã về:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình n hư thu đã về
Trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê, Hữu Thỉnh giật mình thảng thốt khi nhận ra cái làn hương ngây ngất ngọt ngào của trái ổi đầu mùa. Hương ổi thân thương quá như chính mùi vị của vườn, làng quê nơi đồng bằng Bắc bộ. Hương ổi là tín hiệu đặc trưng của mùa thu. Từ bỗng như được gieo lên trong sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên. từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với nhà thơ nhẹ nhàng mà đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương với lòng người mà không báo trước. để rồi trong giây phút ngỡ ngàng, nhà thơ mới chợt nhận ra hương ổi: phả vào trong gió se. hương ổi từ đó mà lan toả mãi trong không gian và được cuốn trong gió se là cơn gió heo may khô lạnh đầu nùa. Gió se tràn vè xua tan đi bao oi bức nóng nực của mùa hè, đem lại cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu. Trong cái dư vị ngây ngất của trái ổi đầu mùa, nhà thơ nhạn thấy:	
sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về
Màn sương qua từ láy chùng chình được nhân hoá như vẻ duyên dáng của thiếu nữ đôi mươi. Màn sương ấy hiện ra mờ mờ ảo ảo như sắc màu cổ tích khiến cho cảnh vật nơi làng quê ngõ xóm trở thành một thế giới thần kì tuyệt diệu. Và câu thơ Hình như thu đã về đã khép lại dòng cảm xúc bất ngờ đột ngột của nhà thơ. Tất cả những tín hiệu ở trên cuối cùng rồi cũng đi đến một nghi vấn: thu đã về? Từ hình như diễn tả sự ngỡ ngàng thảng thốt, thu đã đến với đất trời thật rồi sao?
Từ điểm nhìn cận cảnh, cùng sự quan sát tinh tế, cảm nhận dấu hiệu thiên nhiên bằng khứu giác( hương ổi), xúc giác( gió se) và thị giác( sương), nhà thơ đã chứng tỏ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm khi cảm nhận tiết giao mùa nơi làng quê thanh bình.
Nếu như khổ thơ thứ nhất là cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng khi nhận ra thu đang về với đất trời thì đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã nhìn rộng hơn trong việc quan sát:
	Sông được lúc dềnh dàng
	Chim bắt đầu vội vã
	Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu.
Chất liệu thực hiện ra rất rõ. Cái dềnh dàng của dòng sông là phút hiếm hoi sau lúc gập ghềnh leo thác nhọc nhằn rồi lại ồ ạt xối xả dưới những cơn mưa rào mùa hạ. từ được lúc diễn tả cái hiếm hoi thư thớt ấy. Từ dềnh dàng chỉ sự chuyển động chậm chạp. đã lâu lắm rồi con sông mới có dịp nghỉ nhơi thanh thản như thế. đám mây mùa hạ là hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây trên bầu trời cao đã trở thành ranh giới giữa mùa hạ với mùa thu. Từ vắt mang hiệu quả diễn đạt rất lớn. Từ cái phút giây giao mùa vô hìmh, trừu tượng, tác giả đã biến thành sự vật hữu hình cụ thể để người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu mùa thu.
đến khổ thơ thứ ba thì cảm nhận về sự giao mùa đã rõ hơn:
	Vẫn còn bao nhiêu nắng
	đã vơi dần cơn mưa
	Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi.
Nắng cuối hạ vẫn còn nhưng độ nóng, độ chói không còn gay gắt. Cơn mưa nhẹ hạt hơn so với trận mưa rào xối xả những ngày hè đã qua. Tiếng sấm cũng đã giảm dần, không còn bất ngờ trên những hàng cây cổ thụ. Từ sự quan sát thiên nhiên, ta có thể phát hiện ra được một triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm. nắng, mưa, sấm là những hình ảnh ẩn dụ cho sự khắc nghiệt và biến chuyển của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ những người từng trải . Cả đoạn thơ mang ý nghĩa: con người từng trải luôn vững vàng trước những biến đổi của cuộc đời.
Hình ảnh thơ đẹp , ngôn từ tinh tế , giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả . Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
4. Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác
Bài làm:
Bác Hồ mất là một sự kiện lớn làm xúc động muôn triệu trái tim Việt Nam và thế giới, làm cảm động cả đát trời: “ Trời tuôn nước mắt, đời tuôn mưa”. Hầu như nhà thơ nào cũng làm thơ khóc Bác, viếng Bác. Trong đó có nhà thơ Viễn Phương với bài Viếng lăng Bác. 
Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương không chỉ là một bài thơ viếng hay khóc Bác bình thường. Bác mất năm 1969. Mùa xuân 1975 đất nước mới thống nhất, năm 1976 Viễn Phương mới tới viếng lăng Người. Như vậy l ...  NƯớC NHớ NGUồN .
Bài làm :
Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt Nam ta có rất nhiều những câu nói về truyền thống đạo lý ân nghĩa thuỷ chung. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn ”.
Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào .“Uống nước ”chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn ” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng . Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ .
Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hộiTất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân.
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạngĐến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn ,bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”, “khỏi rên quên thầy”Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !
Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có . Nó là kết quả của quá trình rèn luyện , tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
33. Suy nghĩ của em về tình yêu thương
Bài làm:
	Trịnh Cụng Sơn cú một cõu hỏt rất hay: “sống trong đời sống cần cú một tấm lũng”. Tấm lũng đú là gỡ? Đú chớnh là tỡnh yờu thương đối với con người, với cuộc đời núi chung.
	Tỡnh yờu thương chớnh là nền tảng của quan hệ giữa con người với con người. Nếu khụng cú tỡnh thương yờu lẫn nhau, thỡ quan hệ giữa con người với con người sẽ như thế nào? Khụng cần trả lời, hẳn ai cũng biết. Tỡnh yờu thương thể hiện ở sự yờu quý, trõn trọng đối với con người. Trong gia đỡnh, đú là tỡnh thương yờu của cha mẹ, ụng bà đối với con chỏu và ngược lạiTrong nhà trường, thầy cụ tụn trọng, yờu thương học trũ, hết lũng vỡ học trũ. Ngoài xó hội, đú là sự tụn trọng, cảm thụng giữa mọi người đối với nhau.
Tỡnh yờu thương giỳp cho chỳng ta biết vị tha, cú tấm lũng bao dung độ lượng đối với mọi người. Chỳng ta sẽ xúa đi sự ớch kỉ, thự hằn. Trước lỗi lầm của người khỏc, chỳng ta biết tha thứ, cảm thụng. Với tỡnh yờu thương, chỳng ta cú thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người. Với tỡnh yờu thương, chỳng ta cú thể cảm húa được những con người đó từng lầm lỗi để hoàn lương. Trong cuộc sống cú rất nhiều những số phận, những mảnh đời cần giỳp đỡ, khụng phải bằng tiền của, mà chớnh bằng tỡnh thương yờu thực sự của con người. 
Tỡnh thương yờu, núi rộng ra, khụng chỉ là tỡnh thương yờu đối với con người, mà cũn là tỡnh thương yờu đối với loài vật, “yờu từng ngọn lỳa, mỗi nhành hoa”. Nếu chỳng ta đối xử tụn trọng, yờu quý loài vật, thỡ loài vật cũng sẽ cú những tỡnh cảm tốt đẹp đỏp trả, sẽ gần gũi, thõn thiện với chỳng ta. 
Một điều chỳng ta cũng nờn trỏnh đú là yờu thương thỏi quỏ, trở thành nuụng chiều, nhất là trong gia đỡnh. Con cỏi được cưng chiều sẽ dễ trở nờn hư hỏng.
Túm lại, trong cuộc sống, chỳng ta rất cần tỡnh thương. Chớnh tỡnh yờu thương giỳp ta biết thụng cảm, sẻ chia trước những nỗi đau khổ, bất hạnh của người khỏc. Và chỳng ta sẽ hạnh phỳc hơn khi chỳng ta được mọi người yờu mến, quý trọng, được sống trong tỡnh thương yờu của mọi người. Chỳng ta hóy học tập tấm gương đạo đức của Bỏc Hồ, như nhà thơ Tố Hữu đó từng ca ngợi:
	Bỏc ơi tim Bỏc mờnh mụng thế
	ễm cả non sụng mọi kiếp người!.
Chỳng ta hóy biết yeu thương và chia sẻ!
34. TRò CHƠI ĐIệN Tử.. .
Bài làm:
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân  Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó. 
35. NHữNG CON NGƯờI KHÔNG CHịU THUA Số PHậN .
Bài làm:
“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đã từng nói như thế và điều đó thật sự khiến chúng ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn Ngọc Ký, Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng 
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận”? Đó là những con người không chấp nhận mình mãi là người tàn phế, vô dụng, không học tập, không đóng góp gì cho xã hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đã kiên trì luyện tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dòng chữ đẹp, học tập trở thành nhà giáo, nhà thơ . Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân. Không gục ngã trước số phận anh can đảm tự học và đã trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan, những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những ngày tự mình vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mình, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế . Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ). Từ khi sinh ra đã mắc chứng bại liệt . Anh còn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy kiệt .Vậy mà anh đã không gục ngã . Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần như mất hoàn toàn khả năng vận động đã trở thành một chuyên gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công nghệ thông tin năm 2005 vì những đóng góp không vụ lợi của mình cho cộng đồng. Tháng 5 -2005 anh được trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam ” về người khuyết tật bị bại liệt toàn thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo
Điều gì khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ đã không mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn h ọ dũng cảm, tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực, ý chí,khát vọng và sức sống tinh thần mạnh mẽ của họ. Song bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác. Đó chính là sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của bạn bè, của người thân, là khát khao không muốn người thân của mình đau khổ, thất vọng và còn nhờ dòng máu kiên cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng và ý chí của mình khiến em vô cùng khâm phục. Chính những tấm gương về họ đã xây đắp những ước mơ, hoài bão trong em, dạy em phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mình .
Những người không chịu thua số phận, những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm gương cho lứa tuổi học sinh chúng em, khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docBai van tu luan.doc