Câu hỏi học liệu mở - Môn Ngữ văn 8 - Phần Tiếng Việt

Câu hỏi học liệu mở - Môn Ngữ văn 8 - Phần Tiếng Việt

Câu 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của 1 từ ngữ này so với nghĩa của 1 từ ngữ khác?

? Một từ có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp khi nào? ? Nếu kết luận một từ ngữ có nghĩa rộng thì có đúng trong những trường hợp khác không?

Câu 2. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ.

a) Học tập. b) Giáo viên. c) cờ. d) Truyện dân gian.

Câu 3. Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt đông của đối tượng trong các trường hợp sau:

 a) một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. (thanh Tịnh)

 b) Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc [.]. (thanh Tịnh)

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi học liệu mở - Môn Ngữ văn 8 - Phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi học liệu mở- Môn Ngữ Văn 8. 
phần tiếng việt
Câu 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của 1 từ ngữ này so với nghĩa của 1 từ ngữ khác?
? Một từ có nghĩa rộng và có nghĩa hẹp khi nào? ? Nếu kết luận một từ ngữ có nghĩa rộng thì có đúng trong những trường hợp khác không?
Câu 2. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ. 
a) Học tập. b) Giáo viên. c) cờ. d) Truyện dân gian. 
Câu 3. Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt đông của đối tượng trong các trường hợp sau:
 a) một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao. (thanh Tịnh) 
 b) Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc [...]. (thanh Tịnh) 
Câu 4. Thế nào là trường từ vựng? Trong thơ văn, trong cuộc sống hằng ngày, chuyển trường từ vựng có tác dụng gì? Trường từ vựng và cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ khác nhau ở điểm nào? 
Câu 5. Từ nghe trong câu thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào? 
 Nhà ai vừa chín quả đầu 
 Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
 (Tiếng Việt 3, tập 2, 1997) 
Câu 6. Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; tính tình của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người. 
Câu 7. Viết một đoạn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trạng thái tâm lí của người”.
Câu 8. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chon) trong đoạn văn đó em có dùng từ tượng hình, từ tượng thanh. 
Câu 9. Sưu tầm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh mà em cho là hay và phân tích tác dung của các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong bài thơ đó. 
Câu 10. Thế nào là trợ từ? Thán từ? Viết một đoạn văn có dùng trợ từ, thán từ và cho biết tác dụng của các trợ từ, thán từ em dùng trong đoạn văn. 
Câu 11. Thế nào là tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây: kính trọng, thân mật, phân trần. 
Câu 12. Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? Phân biệt sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác? Tìm một số ví dụ về nói quá trong các bài thơ em đã học và phân tích tác dụng của phép nói quá trong đó.
Câu 13. Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh? Trong trường hợp nào thì không nên dùng nói giảm nói tránh?
Câu 14. Phân tích hiệu quả tu từ của các câu sau đây do phép nói giảm nói tránh đem lại? 
a) Bác đã lên đường, theo tổ tiên. (Tố Hữu)
b) Bỗng lòe chớp đỏ
 Thôi rồi lượm ơi! (Tố Hữu) 
Câu 15. Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế và quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép? Ôn lại bài tập 1(tr 113); bài tập 1(tr 124); bài tập 2(tr 124) bài tập 2 b,c (tr 158) ởSGK Ngữ Văn 8 tập I.
Câu 16. Trong những câu sau đây câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép? Vì sao? 
a) Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. (Nam Cao) 
b) Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. (ngô Tất Tố) 
c) Huế còn nổi tiếng với những món ăn mà chỉ riêng Huế mới có. 
d) Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc, người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. 
e) Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào. 
g) Nơi chúng em đứng, mọi người đều trông thấy rõ. 
h) Hắn làm nghề ăn trộm nên hắn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.(Nam Cao)
Câu 17. Viết một đoạn văn giới thiệu một loài cây quý ở quê em, trong đoạn văn đó em có sử dụng các câu ghép.
Câu 18. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi : 
 Chúng muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! (Hồ Chí Minh)
a) Phân tích sự tinh tế của bác trong cách dùng câu ghép ở đoạn trích trên. 
b) Trong câu: “Chúng muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng.” nếu ta thêm cặp từ để nối vào hai vế câu thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
Câu19. Nói rõ tác dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau: 
a) Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. (Hà ánh Minh)
b) Thật ra thì lão chỉ tâm ngẫm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó... (Nam Cao) 
c) Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long (Huy Cận) 
d) Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya (Xuân Diệu)
Câu 20. Khi làm một bài văn, gặp những trích dẫn mà không nhớ nguyên văn, em có sử dụng dấu ngoặc kép không ? Vì sao? 
Các cách dẫn sau đây có đúng không ? Vì sao? 
a) “ Sống chết mặc bay ” từng được coi là tác phẩm xuất sắc nhất.
b) Sống chết mặc bay từng được coi là tác phẩm xuất sắc nhất.
c) Sống chết mặc bay từng được coi là tác phẩm xuất sắc nhất.
d) Sống chết mặc bay từng được coi là tác phẩm xuất sắc nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_hoc_lieu_mo_mon_ngu_van_8_phan_tieng_viet.doc