Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kỳ II năm học 2008 - 2009

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kỳ II năm học 2008 - 2009

I. Tiếng Việt :

1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ?

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ , nêulên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm một trong các quan hệ từ : về, đối với, còn.

2. Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ : Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận.

 Về bài tập, bạn ấy làm rất cẩn thận.

3. Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ?

 Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Có 4 thành phần biệt lập :

- Thành phần tình thái

- Thành phần cảm thán

- Thành phần gọi-đáp

- Thành phần phụ chú

 

doc 39 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kỳ II năm học 2008 - 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập và tuyển tập đề thi Văn 9 cuối năm các tỉnh
CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 9
HỌC KỲ II NĂM HỌC O8-O9
-----------
I. Tiếng Việt :
1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ? 
àKhởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ , nêulên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm một trong các quan hệ từ : về, đối với, còn.
2. Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ : Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận.
à Về bài tập, bạn ấy làm rất cẩn thận.
3. Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ?
à Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Có 4 thành phần biệt lập :
Thành phần tình thái
Thành phần cảm thán
Thành phần gọi-đáp
Thành phần phụ chú
4. Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các cậu sau đây :
 a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn.
 b. Đàn cò chở nắng qua sông
 Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta
 c.Kìa đàn chim én, sứ giả mùa xuân- đang đưa thoi trên đồng lúa xanh rì.
 d. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.
àa. Hình như : thành phần tình thái
 b.Cò ơi : tp gọi-đáp
 c.sứ giả mùa xuân : tp phụ chú
 d. chao ôi : tp cảm thán
5.Thêm phần phụ chú vào chỗ thích hợp trong câu sau : Chúng em chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
à Chúng em chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam.
6.Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Cho biết hàm ý trong câu sau đây :
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
à -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu. 
 -Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ đó.
 - Hàm ý của câu tục ngữ : Phải biết chọn bạn mà chơi.
7. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau :
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xit Bê-cơn đã nói một câu nổi tiếng : “Tri thức là sức mạnh”Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
à - Phép thế : “Đó” thế cho câu danh ngôn.
 - Phép nối : “Tuy vậy” nối câu chứa nó với câu trước.
 - Phép lặp : tư tưởng
8. Thêm câu có chứa hàm ý từ chối vào lượt lời của B :
 A : - Cho mình mượn cây viết của bạn một chút được không ?
 B : -..
II.VĂN :
Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê 
 2. Nêu đặc điểm của nhân vật Phương Định.
à+ Ngoại hình : Phương Định là cô gái Hà Nội xinh đẹp, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm..
 + Mang tính cách hồn nhiên, đáng yêu của những cô gái mới lớn : nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát và thích làm điệu trước các chàng lính trẻ,
 + Có những phẩm chất cần thiết của một người lính nơi chiến trường :
 - Cô yêu mến và gắn bó thân thiết với đồng chí, đồng đội 
 - Chủ động bình tĩnh , dũng cảm, ,sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm với công việc
 3.Nêu vắn tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
à xem ghi nhớ SGK
4.Viết đoạn văn khoảng 15 dòng nêu cảm nhận của em về khổ thơ 4 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
 à -Giới thiệu khổ thơ – dẫn khổ thơ 4
 -Nêu cảm nhận về ý nghĩa và tác dụng của các nghệ thuật điệp ngữ (ta làm), hình ảnh ẩn dụ : con chim, cành hoa , nốt trầm xao xuyến 
 -Chốt lại : cảm xúc được gợi lên từ khổ thơ 
5. Nêu nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác, phân tích ý nghĩa và tác dụng của nghệ thuật đó trong khổ thơ.
à NT chủ yếu được sử dụng : ẩn dụ. Những hình ảnh ẩn dụ : mặt trời trong lăng, tràng hoa : tấm lòng thành kính, biết ơn của nhà thơ đối với Bác.
6. Nêu điểm khác biệt giữa hình ảnh con chim, cành hoa trong khổ thơ l và khổ thơ 4 của bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
à Hình ảnh con chim, cành hoa xuất hiện ở khổ thơ đầu là hình ảnh thực tô điểm cho mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Còn hình ảnh con chim, cành hoa ở khổ thơ 4 là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những gì đẹp nhất, tươi trẻ nhất của cuộc đời mình mà nhà thơ muốn dâng hiến để làm đẹp cho mùa xuân lớn của dân tộc, của đất nước.
III. TẬP LÀM VĂN :
 7.Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : 
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hươg thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
(Y Phương, Nói với con)
Hết
+Mở bài : +Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
 + Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ : lời cha nói với con về sức sống mạnh mẽ của quê hương, về những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào của “người đồng mình” và niềm kỳ vọng con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
 +Thân bài : 
Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ :
1/ Lơì cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người dân quê mình :
	a. Cao đo nỗi buồn
	Xa nuôi chí lớn
Biết vượt qua gian khổ bằng ý chí nghị lực của bản thân :
	b. Người đồng mình tuy thô sơ da thịt
	Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
	 Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
 	 Còn quê hương thì làm phong tục
Người đồng mình tuy vật chất còn thiếu thốn nhưng tâm hồn quyết không nhỏ bé tầm thường. Họ biết xây dựng quê hương bằng chính đôi bàn tay và sức lao động của mình. Họ biết trân trọng giữ gìn những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Qua những lời tâm tình, cha đã truyền cho con lòng yêu mến, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2/Những điều cha mong mỏi, kỳ vọng nơi con :
	 	a/	Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Cha mong con lớn lên trở thành một người biết sống tình nghĩa, thủy chung, không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo khổ. Mong con biết phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết sống mạnh mẽ, khoáng đạt , vượt qua mọi khó khăn trở ngại như tính cách vốn có của “người đồng mình”
	b/ Con ơi tuy thô sơ da thịt
	 Lên đường
	 Không bao giờ nhỏ bé được
	 Nghe con.
Cha mong con tự hào về truyền thống quê hương, tự tin vững bước vào đời,
Lồng vào những nội dung trên, HS biết phân tích giá trị những chi tiết nghệ thuật : cách nói bằng hình ảnh cụ thể, mộc mạc (thô sơ da thịt, tự đục đá kê cao quê hương), Hình ảnh so sánh (như sông như suối), ẩn dụ (đá gập ghềnh, thung nghèo đói), điệp ngữ (những câu thơ, ý thơ được lặp đi lặp lại : người đồng mình yêu lắm, thương lắm con ơi, nghe con, đâu con) tạo giọng điệu nhắn nhủ tha thiết, ấm áp, trìu mến cho lời thơ, thể hiện tình yêu thương, tin tưởng và niềm kỳ vọng của cha với đứa con yêu.
+Kết bài : -Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
 -Cảm nghĩ của bản thân.
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
 NĂM HỌC 2008-2009
 I/.Văn học (1điểm)
Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh. Nêu nội dung ngắn gọn về khổ thơ vừa chép.
Chép lại nguyên văn khổ 3 trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Nêu nội dung ngắn gọn về khổ thơ vừa chép.
Chép lại nguyên văn khổ đầu bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Nêu nội dung ngắn gọn về khổ thơ vừa chép.
Chép lại nguyên văn khổ cuối bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Nêu nội dung ngắn gọn về khổ thơ vừa chép.
Chép lại nguyên văn 6 câu thơ đầu trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Nêu đại ý đoạn thơ trên.
Tóm tắt ngắn gọn truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Chép lại khổ thơ em thích nhất trong bài thơ: “Nói với con” của Y Phương. Cho biết vì sao em thích khổ thơ đó?
Nêu những đặc điểm của nhân vật Phương Định trong truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
 II/.Tiếng Việt: (1điểm)
Thành phần khởi ngữ là gì?? Cho ví dụ.
Thế nào là thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.
Thế nào là thành phần tình thái? Cho ví dụ.
Thế nào là thành phần cảm thán? Cho ví dụ.
Thế nào là thành phần phụ chú? Cho ví dụ.
Thế nào là thành phần gọi đáp? Cho ví dụ.
Từ gạch dưới trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” có chức năng ngữ pháp gì?
Từ “chao ôi” trong câu “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó” là thành phần gì?
Viết hai câu (một câu có thành phần tình thái, một câu có thành phần cảm thán). Từ đó, hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa thành phần tình thái và thành phần cảm thán?
 Chỉ ra và nói rõ tên thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:
 - Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 ( Hữu Thỉnh – Sang thu)
 - Trời cao xanh ngắt, ô kìa!
 Hai con hạc trắng bay về bồng lai.
 ( Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai )
 - Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người.
 ( Tố Hữu – Theo chân Bác)
 - Cô bé nhà bên ( ai có ngờ)
 Cũng vào du kích
 ( Giang Nam – Quê hương) 
 Nghĩa tường minh là gì? Cho ví dụ.
Thế nào là hàm ý? Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì?
 Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?
Thành phần biệt lập trong câu văn sau là thành phần gì?
 “ Tình yêu thương,một tình yêu thương thật sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”
Hãy hoàn thành đoạn đối thoại sau đây bằng câu nói có chứa hàm ý.
_ Mai đi xem phim với mình nhé!
_ 
Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
 ( Lê Anh Trà)
 III/. ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 điểm):
Viết văn bản nghị luận ngắn ( khoảng 20 câu) về nếp sống văn minh nơi đô thị.
Viết văn bản nghị luận ngắn ( khoảng 20 câu) về quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe gắn máy.
Viết văn bản nghị luận ngắn ( khoảng 20 câu) về lòng khoan dung,
Viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10 dòng) có nội dung về lòng nhân hậu.
Viết đoạn văn ( 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về thần tượng của tuổi học trò.
Viết một đoạn văn ( từ 6 đến 10 câu) có nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường.
Viết đoạn văn ( 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông.
Viết đoạn văn ( 6 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.
Viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10dòng) có nội dung về quyền trẻ em.
Viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu) về phong trào học lịch sử trên đường phố và trong sân trường. 
Viết đoạn văn ( 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ về nạn  ...  phong phú; phần nêu cảm nhận chưa rõ; có thể mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp 93- 4 lỗi)
Điểm 2: Đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung; không khai thác nghệ thuật; có thể mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1: Không nắm nội dung đoạn thơ, lapo65 luận không rõ, diễn đạt yếu
Điểm 0: Để giấy trắng hoặc chỉ viết vài dòng không rõ ý.
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 ( HỌC KÌ 2)
Câu 1: (1 điểm) :
 Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) 
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
Câu 2 (1,5 điểm): 
 Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). 
Câu 3: (2,5 điểm) 
Mùa hè là mùa thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích? 
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng). 
Câu 4: (5 điểm) 
Thình lình đèn điện tắt 
Phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn 
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng. 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình. 
( Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một) 
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
 **************************************
KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ---------------
 MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I.TIẾNG VIỆT: (4 điểm) 
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn văn là gì? Trình bày các căn cứ để tách đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm)
Xác định câu chốt và cách trình bày nội dung trong đoạn văn dưới đây; nêu mục đích của tác giả khi sử dụng cách trình bày đó :
"Mặt lão đôït nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ..."
 ( Nam Cao )
II. LÀM VĂN : (6 điểm)
Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.
Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định :
" Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư."
 ( Lê Ngọc Trà )
 MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT Lớp 9 
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TIẾNG VIỆT ( 4 điểm)
Câu 1: 
- Đoạn văn là phần văn bản được qui ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (qua hàng).	 (1 điểm) 
- Có 2 căn cứ để tách đoạn văn:
+ Vai trò nhiệm vụ của đoạn văn trong bố cục 3 phần của văn bản (làm phần mở bài, thân bài, kết bài)
+ Những biến đổi trong nội dung của văn bản ( về đề tài, không gian, thời gian, phương diện ...)	 (1 điểm)
Câu 2:
- Xác định câu chốt : "Lão hu hu khóc"	(0,5 điểm)
- Cách trình bày nội dung : kiểu qui nạp.	(0,5 điểm)
- Mục đích của cách trình bày : đặc tả hành động "khóc" của lão Hạc, nhấn mạnh sự đau đớn, dằn vặt và nỗi khổ tâm to lớn của lão.	(1 điểm)	
II. LÀM VĂN (6 điểm) 
A. Yêu cầu chung : 
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH).
- Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác.
- Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
B. Yêu cầu cụ thể : 
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
1. Nội dung bài thơ : (2 điểm)
- Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác. 	 (0,75 điểm)
- Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh. 	 (0,75 điểm)
- Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người.	 (0,5 điểm)
...
2. Nghệ thuật bài thơ: (2 điểm)
- Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng. 	 (0,5 điểm)
- Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt...). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ...) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa. (0,75 điểm)
- Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời...), điệp cấu trúc (ngày ngày... đi, muốn làm ... muốn làm...) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. (0,75 điểm)
...
3. Vấn đề lý luận văn học : (2 điểm)
- Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ. (0,5 điểm)
- Tiếng nói của tình cảm con người và tâm tư của người sáng tác được gởi gắm trong tác phẩm là :
 . Nhu cầu được giãi bày. (0,5 điểm)
 . Lời nhắn gởi, sự cảm thông, sự đồng điệu. (0,5 điểm)
 . Thể hiện những tư tưởng, tình cảm tiến bộ, có giá trị làm phong phú thêm tâm hồn con người. (0,5 điểm)
Lưu ý : 
- Giáo viên chỉ cho điểm tối đa từng phần khi học sinh trình bày mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
- Lưu ý sự gắn kết giữa phần phân tích và trình bày ý kiến về vấn đề LLVH.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút 
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1 điểm):  Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ?
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Đoạn trích trên cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “tôi” –  Phương Định ?
Câu 2 (1 điểm): Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
                                                (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)
Câu 3 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
   .HẾT.   
 Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: Số báo danh:...
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS 
NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 I. HƯỚNG DẪN CHUNG  
-     Đề bài gồm 4 câu: câu 1 và câu 2 kiểm tra kiến thức Văn học và thực hành bài tập Tiếng việt; câu 3 là bài nghị luận xã hội; câu 4 là bài nghị luận văn học. Câu 1 và 2 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt. Những học sinh diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 3 và câu 4 kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận. 
-     Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
-     Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.
        II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đáp án
Điểm
Câu 1 
Nét tính cách của nhân vật Phương Định qua đoạn trích.
1,0
- Tính cách nhận vật Phương Định qua đoạn trích : gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc 
1,0
Lưu ý: chấp nhận những lời đánh giá hợp lí khác. Học sinh nêu 1 nét tính cách được 1 điểm.
Câu 2
Tìm thành phần phụ chú và cho biết ý bổ sung 
1,0
-       Thành phần phụ chú: những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới.
0,5
-       Giải thích, bổ sung nghĩa cho cụm từ “lớp trẻ”.
0,5
Câu 3
Suy nghĩ về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
3,0
a.Yêu cầu về kĩ năng 
-    Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
-    Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-    Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận ). 
-    Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
-       Giới thiệu được vấn đề nghị luận
0,25
-       Cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân tình, yêu thương, trân trọng đối với bạn bè.
0,75
-       Người đối xử tốt đẹp với bạn bè là người biết trân trọng bạn, yêu thương bạn, trong những va chạm thì luôn vị tha, nhân hậu, giúp bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa 
Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng để làm nổi bật ý. Bàn luận 2 biểu hiện là đạt yêu cầu.
1,0
-       Lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực: không biết trân trọng, yêu thương bạn, đối xử thô bạo với bạn 
0,5
-       Rèn lối sống, cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè.
0,5
Câu 4
Cảm nhận về khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác”
5,0
a.  Yêu cầu về kĩ năng 
-  Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-  Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-  Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ.
-  Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
-  Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b.   Yêu cầu về kiến thức
-  Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,5
-  Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và tác phẩm Viếng lăng Bác.
Lưu ý: Hs có thể nêu ở các phần khác nhau của bài làm.
0,5
-  Hình ảnh Bác Hồ: vị lãnh tụ vĩ đại (soi sáng cách mạng dân tộc, cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, tâm hồn cao đẹp, sáng trong  )
1,0
- Tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với Bác: kính yêu, tự hào, ngợi ca, thương nhớ 
1,0
- Nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh ẩn dụ súc tích, gợi cảm; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc 
1,0
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau: cảm nhận về nội dung sau đó cảm nhận về nghệ thuật, phân tích nghệ thuật để nêu bật nội dung ... Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.
-  Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận.
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap va tuyen tap de thi Van 9 cuoi nam.doc