Câu hỏi ôn tập tiếng Việt học kì II

Câu hỏi ôn tập tiếng Việt học kì II

CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II

Câu 1. Xác định thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần đó trong các câu sau :

a. Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

b. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão.

Câu 2.Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ?

Câu 3. Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học ?

Câu 4. Đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó?

 “Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ, cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.”

Câu 5. Nêu đều kiện để sử dụng hàm ý ?

Câu 6. Xác định hàm ý của câu in đậm sau :

Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :

- Tình trạng sức khoẻ của nhà tôi như thế nào, thưa bác sĩ ?

- Anh cứ yên tâm. Còn nước còn tát.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1613Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập tiếng Việt học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
Câu 1. Xác định thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần đó trong các câu sau :
a. Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
b. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão.
Câu 2.Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ?
Câu 3. Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học ?
Câu 4. Đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết đó?
 “Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ, cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.”
Câu 5. Nêu đều kiện để sử dụng hàm ý ?
Câu 6. Xác định hàm ý của câu in đậm sau :
Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :
- Tình trạng sức khoẻ của nhà tôi như thế nào, thưa bác sĩ ?
- Anh cứ yên tâm. Còn nước còn tát.
 Câu 7. Xác định hàm ý của câu sau : Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 Câu 8. Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau :
 Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuôi như bị gẫy.
 Câu 9.Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đọan văn sau :
 Hằng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
 Và người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài.
Câu 10. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ(có thể thêm trợ từ thì)
a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Câu 11. Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn sau :
a. Chế độ thực dân  đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hònh làm thoái hoá dân tộc ta.
b. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người.
Câu 12. Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau ?
a. Chẳng lẽ ông ấy không biết.
b. Phiền anh giúp tôi một tay.
c. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
d. Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.
Câu 13. Hàm ý là gì ? Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng hàm ý. Gạch chân và giải thích hàm ý vừa dùng.
Câu 14. Đặt hai câu có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần tình thái.
Câu 15. Đặt câu có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân khởi ngữ đó
Câu 16. Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau:
- Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
Câu 17. Viết hai câu (một câu có thành phần tình thái, một câu có thành phần cảm thán). Từ đó, hãy chỉ ra sự giống nhau và  khác nhau giữa thành phần tình thái và thành phần cảm thán?
Câu 18. Chỉ  ra và nói rõ tên thành phần biệt lập trong các câu thơ sau:
a. Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về.
b. Trời cao xanh ngắt, ô kìa! - Hai con hạc trắng bay về bồng lai.
c. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế - Ôm cả non sông mọi kiếp người.
d. Cô bé nhà bên ( ai có ngờ) - Cũng vào du kích
Câu 19.  Nghĩa tường minh là gì?; Thế nào là hàm ý? Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì? 
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy giáo hỏi: 
- Bây  giờ là mấy giờ rồi? 
Câu 20. Hãy hoàn thành đoạn đối thoại sau đây bằng câu nói có chứa hàm ý.
- Mai đi xem phim với mình nhé!
Câu 21. Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 9 phan Tieng viet ki 2.doc