Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS

Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS

1. Tô Hoài (1920 - )

 Dế mèn lưu lạc mười năm

 Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai

 Miền tây sen đã tàn phai

 Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

 (Xuân Sách)

Tiểu sử:

Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,. và nhiều khi thất nghiệp. Ông bắt đầu hoạt động trong các phong trào yêu nước, rồi làm báo, viết văn, từ cuối những năm 30.

Đến với văn chương rất sớm, ông nhanh chóng gây được sự chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký (1941) dành cho trẻ em, sau này đã dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, Vợ chồng A Phủ, Cát bụi chân ai, và hàng loạt truyện, kí đậm đà chất phong tục, thế sự.

 Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ về sau được đưa vào sách giáo khoa và dựng thành phim.

Hòa bình năm 1954 ông trở về Hà Nội và có điều kiện tập trung vào sáng tác, mặc dù vẫn đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo giới văn nghệ. Tính đến nay, sau 64 năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Năm 2006. ông đã đã đồng ý trao quyền sử dụng 17 tác phẩm của ông cho Công ty văn hóa Phương Nam trong thời hạn năm năm. Năm 2009, dù đã ở tuổi 90, ông vẫn tiếp tục biên tập và chuẩn bị xuất bản 3 tập sách lớn.

Các bút danh: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa.

 

doc 63 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chân dung và tiểu sử các nhà văn THCS
1. Tô Hoài (1920 - )
 	Dế mèn lưu lạc mười năm
 	Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
 	Miền tây sen đã tàn phai
 	Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang. 
  	(Xuân Sách) 
Tiểu sử:	 
Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1920 ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công.
Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiệp. Ông bắt đầu hoạt động trong các phong trào yêu nước, rồi làm báo, viết văn, từ cuối những năm 30.
Đến với văn chương rất sớm, ông nhanh chóng gây được sự chú ý, nhất là với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký (1941) dành cho trẻ em, sau này đã dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, Vợ chồng A Phủ, Cát bụi chân ai, và hàng loạt truyện, kí đậm đà chất phong tục, thế sự.
 Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ về sau được đưa vào sách giáo khoa và dựng thành phim.
Hòa bình năm 1954 ông trở về Hà Nội và có điều kiện tập trung vào sáng tác, mặc dù vẫn đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo giới văn nghệ. Tính đến nay, sau 64 năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Năm 2006. ông đã đã đồng ý trao quyền sử dụng 17 tác phẩm của ông cho Công ty văn hóa Phương Nam trong thời hạn năm năm. Năm 2009, dù đã ở tuổi 90, ông vẫn tiếp tục biên tập và chuẩn bị xuất bản 3 tập sách lớn.
Các bút danh: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa.
Quá trình hoạt động:
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có bằng Cao đẳng tiểu học, Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957.
- Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám ( 1945) trong Hội ái hữu công nhân, - - Hội Văn hoá Cứu quốc. 
- Từ 1945 - 1958: làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. 
- Từ 1957 - 1958 : Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 
- Từ 1958 - 1980 : Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
- Từ 1986 - 1996 : Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký.
Giải thưởng văn chương:
· Giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam cho tập “Truyện Tây Bắc”.
· Giải thưởng Hoa Sen của Hội Nhà văn Á Phi cho tác phẩm ”Miền Tây” (năm 1970) 
. Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Bình luận:
Ông là cả một đời văn bền bỉ, phong phú, lại vừa trầm lắng vừa không ít ba đào.
Đi nhiều và chậm viết, đến nay, ông đã xuất bản hơn 150 tập sách bao gồm: truyện ngắn, truyện dài, bút kí, hồi kí, kịch bản phim trong đó có gần một nửa là sáng tác cho thiếu nhi.
Giản dị, trong sáng và tự nhiên, lúc chậm rãi suy tư, lúc dào dạt phóng khoáng tung tẩy, dòng văn xuôi ý nhị, sâu của Tô Hoài đã không chỉ được bạn đọc VN yêu mến mà còn tạo ra được cả một sự thích thú đối với bạn đọc nước ngoài qua bản dịch các thứu tiếng Trung Quốc, Nga, Đức, tiệp, Anh, Nhật, Mông Cổ
	(Nguyên An)
Dế Mèn phiêu lưu ký
Dế mèn phiêu lưu kí là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là Con dế mèn do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó Tô Hoài viết thêm đồng thời lấy lại các đoạn cũ bị kiểm duyệt bỏ, sau đó cho in ở nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội năm 1954 với tên mới Dế mèn phiêu lưu ký.
Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.
Dế Mèn phiêu lưu kí được xem là những trang văn mẫu mực của văn học thiếu nhi. Dường như mọi câu, đoạn, hình ảnh đều tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm thẩm mỹ của người đọc.
Tác phẩm miêu tả cuộc phiêu lưu của một chú Dế Mèn qua thế giới loài vật và loài người. Những vấn đề nóng hổi như là: cái thiện và cái ác, chiến tranh và hòa bình, lí tưởng và lẽ sống được thể hiện một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu sắc.
Cậy mình là chàng dế cường tráng, Mèn dương dương tự đắc, cho mình là tay ghê ghớm. Trải qua hai bài học đắt giá là cái chết của của dế Choắt và bị bác Xiến Tóc cắt đứt mất hai sợi râu mượt óng mà Mèn mới tỉnh ngộ, hiểu ra thế nào là lòng nhân ái và cái giá phải trả cho sự ngông nghênh của mình. Từ đó Mèn quyết chí đi chu du thiên hạ, chí hướng của Mèn càng được củng cố sau khi chú làm được việc có ích đầu tiên trong đời đó là cứu giúp chị Nhà Trò yếu đuối thoát nạn lũ nhện hung ác, không những thế chú còn được sự ủng hộ hết lòng của mẹ kính yêu và kết giao được với người bạn tri kỉ là Dế Trũi. Từ đây cuộc đời Mèn rẽ lối sang một trang hoàn toàn mới mẻ, các em có muốn khám phá tiếp không nào?
Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đập đất.
Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ bọ ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn
Tô Hoài chắc hẳn đã tốn không ít công sức tìm hiểu về thế giới côn trùng nhỏ bé, lấy cái thực, cái sự hiểu biết chính xác về đời sống và bản chất của từng con vật làm nền tảng chứ không phải tưởng tượng vu vơ. Chính lí do này đã khiến cho tác phẩm của ông luôn mang đến cho thiếu nhi một cảm giác đọc không bao giờ biết chán, mà càng đọc càng thấy hấp dẫn và nhớ tác phẩm của ông hơn.
Trước hết, Mèn đến với Vương quốc đầm lầy của đại vương Ếch Cốm và thầy đồ Cóc. Cư dân ở đây bằng lòng với cuộc sống trong bùn lầy nước đọng, họ tự thỏa mãn với cuộc sống đói nghèo tăm tối và khép kín. Ấy thế mà chỉ vì sự nghịch ác và coi thường xung quanh mà Mèn và Trũi suýt bỏ mạng ở cái sứ ảm đạm ấy khi bị cơ man nào là các loại Cá, Ếch Nhái, Cua Núi đuổi đánh. Đây quả là một tình thế vô cùng nguy cấp, vì lẽ gì mà Mèn và Trũi lại thoát được nhỉ?
Làng cỏ May - vương quốc của loài côn trùng có cánh - làng cao ráo, sáng sủa và đầy ánh sáng, cư dân ở đây cởi mở hiếu khách, giàu tinh thần thượng võ, luôn mơ ước về một cuộc sống hòa bình, muôn loài thương yêu giao lưu kết bạn với nhau. Tại đây Mèn và Trũi không chỉ được tiếp đón nồng nhiệt mà còn kết giao gặp được với những người bạn vô cùng tốt bụng và cùng trí hướng.
Họ hàng kiến tuy bé nhỏ nhưng lại vô cùng cần cù, chăm chỉ, xây đắp thành luỹ kiên cố nhằm chống lại mọi kẻ thù xâm phạm nhưng lại rất hiếu khách, sẵn sàng mở rộng cửa đón những người bạn tốt. Nhờ loài Kiến mà lời hịch: “Muôn loài cùng nhau kết thành anh em” được mang đi rãi khắp thiên hạ đấy các em ạ! 
Tài năng của Tô Hoài thể hiện ở khả năng nắm bắt và mô tả đời sống tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi và cả thanh niên. Ông đã “vẽ” nên một thế giới với muôn vàng những tình cảm mới lạ, những ham thích thiết thực và đầy phiêu lưu, những rung động tinh tế trước vẻ đẹp cuộc đời và thiên nhiên.
* Bình luận.
“Ông đem đến cho các em một niềm vui - một bài học nhỏ, một lời căn dặn. Với các em, ngòi bút của ông lúc nào cũng đầm ấm, tươi trẻ. Thời gian không mệt mỏi, không hằn vết trên những trang viết cho các em. Có biết bao nhiêu câu chuyện bổ ích và đẹp trong cuộc đời sẽ còn giành cho tuổi thơ, ông còn là người kể chuyện hứng thú và sáng tạo”.
	(Giáo sư Hà Minh Đức)
2. Đoàn Giỏi (1925 - 1989) 
Tiểu sử
Đoàn Giỏi sinh ngày 17 tháng 5 năm 1925, quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), trong một gia đình địa chủ. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.
Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam.
Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam (từ 1957). Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.
Bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư (Thư)
Thể loại: Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, kịch, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ.
Bình luận:
Trong tập tiểu luận - phê bình “Tiếng vọng những mùa qua” của Nguyễn Thị Thanh Xuân (NXB Trẻ, 2004) nhận định về tác giả Đất rừng phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người... Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó... Ông đã đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người... Ông đã xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa..." (Đoàn Giỏi, đất và rừng phương Nam). 
* Ngoài lề:
- Gia đình Đoàn Giỏi đã hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính phủ và, trụ sở của Uỷ ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay chính là nhà của gia đình ông. Sau khi Việt nam thống nhất năm 1975 Đoàn Giỏi đi lại rất nhiều giữa hai miền Nam, Bắc nhưng không có nhà riêng, khi ở Hà Nội ông thường ở Hội nhà văn Việt Nam và khi vào Nam ở nhờ nhà bạn bè.
- “Đất rừng phương Nam” được ông sáng tác rất nhanh, chỉ trong một tháng. Đây là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng và đã thành công vượt mức mong đợi. "Đất rừng phương Nam" được tái bản rất nhiều lần, dựng thành phim, in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng và được dịch, xuất bản ở Liên Xô, Hungari, Trung Quốc, Đức, Cuba...
3. Tạ Duy Anh (1959)  
Tiểu sử:
- Tên thật: Tạ Viết Dũng.
- Sinh năm: 1959
- Nơi sinh: Chương Mỹ - Hà Tây.
- Bút danh: Tạ Duy Anh, Lão Tạ, Bình Tâm.
- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết.
Các tác phẩm:
    Bước qua lời nguyền (1990) 
    Khúc dạo đầu (1991) 
    Đi tìm nhân vật  
    Lão Khổ (1992) 
    Hiệp sĩ áo cỏ 
    Thiên thần sám hối  
    Luân hồi (1994) 
    Bến thời gian  
Quan n ... Tày” với vợ con trong nhà. 
Nhà thơ kể: “Lên tám chín tuổi tôi mới được đi học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh, và tập nói tiếng Kinh. Ngày ấy, mỗi sáng sớm đến trường, mẹ thường cho tôi năm xu một hào để mua đồ ăn sáng. Nhưng tôi đã nhịn, dành dụm số tiền ít ỏi chỉ để mua sách. Tôi coi sách như bạn. Vì tôi không có hứng thú ham chơi thả diều, đá bóng như nhiều bạn cùng lứa. Tôi cô đơn và hay buồn, ngay từ khi còn ít tuổi". 
Bắt đầu sáng tác từ những năm còn là bộ đội. Đất nước giải phóng, ông vào học trường Viết văn Nguyễn Du, khóa II, niên khoá 1983-1985. Ông đã đoạt Giải nhất cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1983 - 1984, được trao Giải thưởng Nhà nước với ba tập thơ nổi tiếng: "Tiếng hát tháng giêng", "Chín tháng" và "Lời chúc"; từng đảm nhiệm chức Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thông  tin, rồi Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 6 
Từ nhiều năm trước, nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét về ông như sau: Y Phương là một nhà thơ, một nhà thơ miền núi rất mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng vừa có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau... 
+ Bài thơ với nhan đề là “Nói với con” đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng vănhóa.
14. Nguyễn Minh Châu  (1930 - 1989)
 Cửa sông cất tiếng chào đời
 Rồi đi ra những vùng trời khác nhau
 Dấu chân người lính in mau
 Qua miền cháy với cỏ lau bời bời
 Đọc lời ai điếu một thời
 Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Ông là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi
Giải thưởng
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000 
Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990 
Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính 
+ Ông là bộ đội viết văn, là nhà văn viết rất kĩ và khá nhanh. Tác phẩm để lại không nhiều, nhưng đọc truyện nào của ông cũng thấy lóe lên một cái nhìn sắc sảo. một sự đầm ấm trong tâm hồn. Ông thường lấy Bình Trị Thiên làm bối cảnh cho tác phẩm của mình nên hình ảnh anh bộ đội, cô thanh niên xung phong dũng cảm, mưu trí, đẹp đẽ đã là hình ảnh trung tâm mang màu sắc lí tưởng hóa trong tác phẩm của ông vẫn thường mang cốt cách, dáng dấp của những người dân ở vùng đất này. 
Từ những năm 80 trở đi văn của NMC đi sâu vào việc thể hiện và phân tích nội tâm nhân vật,  NMC đã trở thành một trong những nhà văn đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học ở ta. Ông qua đời vì bệnh trọng khi tài năng đang vào độ chín, hứa hẹn những thành công mới cao hơn.
Trong tình cảm riêng, NMC là người chồng tình cảm, người cha đức độ của 3 cô con gái.
“NMC là niềm hãnh diện của những người cầm bút, người kế tục của văn xuôi VN, là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này” 
(Nguyễn Khải)
+ Truyện “Bức tranh”: 
Truyện ngắn “Bức tranh” có lẽ là điểm đánh dấu rất đáng kể cho một hướng tìm tòi của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên ngay ở đầu truyện, nhân vật chính đã gọi câu chuyện của mình là “những lời tự thú”. Có thể gọi đây là truyện ngắn tự thú, là truyện ý thức về đạo đức. Một người thành công trong đời bỗng thấy mình có tội gì đây đối với ai đấy – ít nhất cũng có nghĩa là anh ta thấy mình chưa hoàn thiện. Và cũng có nghĩa là anh ta có khát vọng tự hoàn thiện. Phương diện tích cực, đáng khích lệ của nhân vật là ở đấy. Sức tác động vào sự tự ý thức ở mỗi người đọc truyện sẽ từ đấy mà ra. Những truyện loại này của NMC không hấp dẫn người đọc ở cốt truyện gay cấn hay chi tiết đặc sắc. Nó hấp dẫn người ta chủ yếu bằng độ căng của những tấn kịch nội tâm, độ căng của những thao thức dằn vặt trong bề sâu ý thức nhân vật. 
 (Lại Nguyên Ân – Sáng tác truyện ngắn gần đây của NMC)
15. Hữu Thỉnh (1942)
 Cùng đoàn quân anh đi tới thành phố
 Bị lạc đường về hội nhà văn
 Ờ nhỉ bao giờ quay trở lại
 Với năm anh em trên một chiếc xe tăng. 
 (Xuân Sách)
* Tiểu sử.
Hữu Thỉnh tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942, quê ở Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Hữu Thỉnh mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Trung và Nam Trung Bộ, Hữu Thỉnh đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9 - Nam Lào (1970-197l), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau 1975, Hữu Thỉnh học Đại học Văn hóa và là một trong số những sinh viên khóa đầu tiên của Trường Viết văn Nguyễn Du. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ, Phó Tổng biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng thư ký thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tuần báo Văn Nghệ; Đại biểu Quốc hội khóa X và khóa XI; Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
* Giải thưởng
Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1999 với tập thơ "Thư mùa đông". 
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 1. 
16. Lưu Quang Vũ (1948 - 1988)
* Tiểu sử.
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa (Vĩnh Phú). Quê ở Quảng Nam - Đà Nẵng. 
Thuở nhỏ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Năm 1954 sau khi giải phóng Hà Nội, Vũ về thành phố này và học trường phổ thông. Chiến tranh bùng nổ, chàng trai thủ đô nhập ngũ năm 1965 và bắt đầu đăng thơ.
Sau khi xuất ngũ năm 1970, Lưu Quang Vũ làm nhiều nghề khác nhau. Nhưng từ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, ông là một phóng viên của "Tạp chí sân khấu". 
Lưu Quang Vũ từng làm thơ, làm báo, lại viết văn khá có duyên, cộng với một tâm hồn nhạy cảm, Lưu Quang Vũ đã được chuẩn bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân khấu.
Trong khoảng thời gian tám năm, LQV đã để lại hơn 50 tác phẩm, mà càng thời gian cuối những sáng tác càng nhiều. Có thể chia làm ba loại:
Loại 1: Dựa vào một số tích cũ của văn học dân gian trong và ngoài nước rồi viết lại như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Nàng Sita, Đam San, Đôi đũa kim giao, Ông vua hóa hổ, Linh hồn của đá... 
Loại 2: Dựa vào một cốt chuyện văn học để chuyển thành kịch như: Đôi dòng sữa mẹ, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Muối mặn của đời em... 
Loại hoàn toàn do sáng tác: Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và đóng góp lớn nhất cho sân khấu những năm qua và tuyệt đại bộ phận sáng tác này đều là đề tài hiện đạị
Nét quán xuyến trong toàn bộ sáng tác, làm nên phong cách và âm hưởng chủ yếu trong sự nghiệp của Vũ, chính là tính hiện đại trong chủ đề tư tưởng các vở diễn, ngay cả khi viết về đề tài lịch sử, dã sử, truyện cổ dân gian trong nước cũng như của nước ngoài. 
Cùng lúc Vũ vừa làm được công việc đưa tác phẩm nghệ thuật đi gần với đời sống, cái khả năng không phải ai cũng có được là biến những sự kiện có thật trong đời sống thành những chi tiết nghệ thuật; đồng thời phổ vào những chi tiết vốn thực có và cá biệt đó, một ý nghĩa phổ biến và có sức khái quát. Thiếu điều đó thì sẽ chỉ có một thứ hiện thực "bò sát", hoặc tập hợp những chi tiết hoàn toàn có thật mà vẫn tạo nên một cơ thể nghệ thuật giả. 
Giữa lúc tài năng đang sung mãn, đột ngột thay, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ từ trần trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, tỉnh Hải Hưng, cùng với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và con trai út là Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi)
Danh mục tác giả
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
Pu – skin
Vũ Trinh
Hồ Nguyên Trừng
Tô Hoài
Đoàn Giỏi
Tạ Duy Anh
Võ Quảng
A. Đô-đê
Minh Huệ 
Tố Hữu
Trần Đăng Khoa 
Nguyễn Tuân
Thép Mới
I. Ê-ren-bua
Duy Khán
Thúy Lan
Trần Hoàng
Lí Lan
E. A-mi-xi
Khánh Hoài
Lí Thường Kiệt 
Trần Quang Khải
Trần Nhân Tông
Nguyễn Trãi
Đặng Trần Côn
Đoàn Thị Điểm
Hồ Xuân Hương 
Bà Huyện Th. Quan
Nguyễn Khuyến
Lí Bạch
Đỗ Phủ
Trương Kế
Hồ Chí Minh
Xuân Quỳnh
Đặng Thai Mai
Hoài Thanh 
Phạm Văn Đồng
Phạm Duy Tốn 
Hà Ánh Minh
Thạch Lam
Vũ Bằng
Minh Hương
Thanh Tịnh 
Nguyên Hồng
Ngô Tất Tố
Nam Cao
An-đec-xen
Xec-van-tec
O. Hen-ri
Ai-ma-tôp
Thái An
Nguyễn Khắc Viện
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Tản Đà
Trần Tuấn Khải
Thế Lữ 
Vũ Đình Liên 
Tế Hanh
Tố Hữu
Hồ Chí Minh
Lí Công Uẩn
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi
Nguyễn Thiếp
Ru-xô
Mô-li-e
Lê Anh Trà
G. Mac-ket
Lê Hữu Trác
Nguyễn Dữ 
Phạm Đình Hổ
Ngô Gia Văn Phái
Nguyễn Du 
Ng. Đình Chiểu 
Chính Hữu
Phạm Tiến Duật
Huy Cận
Bằng Việt
Ng. Khoa Điềm 
Nguyễn Duy
Kim Lân
Ng. Thành Long 
Ng. Quang Sáng
Lỗ Tấn
M. Gor-ki
Chu Tiềm
Phạm Văn Đồng
Chế Lan Viên
La Phong-ten
Thanh Hải 
Viễn Phương 
Hữu Thỉnh 
Y Phương
Ta – gor
Nguyễn Minh Châu
Hữu Thỉnh 
Lưu Quang Vũ
Jac Lon-don

Tài liệu đính kèm:

  • docchan_dung_va_tieu_su_cac_nha_van_thcs.doc