Chủ đề 5 - Tiết 1 đến tiết 6: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Chủ đề 5 - Tiết 1 đến tiết 6: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Chủ đề 5

Tiết 1->6: NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH), NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học học sinh có được

 1. Kiến thức: Nhằm nắm vững được 1 số nội dung cơ bản. Khái niệm văn nghị luận, cách làm dàn bài văn nghị luận, bài văn nghị luận:chứng minh, giải thích 1 vấn đề về tư tưởng đạo lí, nghị luận về 1 sự vật hiện tượng; nghị luận văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện, nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết , đọc văn nghị luận.biết vận dụng những hiểu biết từ bài học tự chọn này để nghị luận 1 vấn đề:chứng minh giải thích.

 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài, khơi dạy lòng yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị:

` - Giáo viên: + Đọc kĩ tài kiệu sách giáo khoa,sách giáo viên lớp 6,7,8.

 + Tài liệu tham khảo nâng cao.

 + Sổ tay ngữ văn 9, thiết kế bài giảng 9.

 + Các dạng bài tập nâng cao 9, liên hệ các văn bản đọc-hiểu.

 - Học sinh: Ôn tập lại kiến thức văn nghị luận đã học ở lớp 6,7,8,9.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’) Phần học sinh chuẩn bị.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)

 Các em đã được học về văn nghị luận, nắm được đặc điểm của văn nghị luận để giúp các em nắm kĩ hơn về hiểu bài nghị luận, phương pháp làm đối với từng bài văn nghị luận, chúng ta sẽ học bài hôm nay.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề 5 - Tiết 1 đến tiết 6: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nghị luận về một đoạn thơ bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Chủ đề 5
Tiết 1->6: NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH), NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học học sinh có được
 1. Kiến thức: Nhằm nắm vững được 1 số nội dung cơ bản. Khái niệm văn nghị luận, cách làm dàn bài văn nghị luận, bài văn nghị luận:chứng minh, giải thích 1 vấn đề về tư tưởng đạo lí, nghị luận về 1 sự vật hiện tượng; nghị luận văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện, nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết , đọc văn nghị luận.biết vận dụng những hiểu biết từ bài học tự chọn này để nghị luận 1 vấn đề:chứng minh giải thích.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài, khơi dạy lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị:
`	 - Giáo viên: + Đọc kĩ tài kiệu sách giáo khoa,sách giáo viên lớp 6,7,8.
 	 + Tài liệu tham khảo nâng cao.
 	 + Sổ tay ngữ văn 9, thiết kế bài giảng 9.
 	 + Các dạng bài tập nâng cao 9, liên hệ các văn bản đọc-hiểu.
	- Học sinh: Ôn tập lại kiến thức văn nghị luận đã học ở lớp 6,7,8,9.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
	 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’) Phần học sinh chuẩn bị.
 	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
 Các em đã được học về văn nghị luận, nắm được đặc điểm của văn nghị luận để giúp các em nắm kĩ hơn về hiểu bài nghị luận, phương pháp làm đối với từng bài văn nghị luận, chúng ta sẽ học bài hôm nay.
	* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Thế nào là văn nghị luận
? Đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
? Luận đề là gì?
? Luận điểm là gì?
GV: Luận điểm là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận.
- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người viết nêu ra ở trong bài. Phải có nhiều luận điểm mới giải quyết được luận đề nêu ra.
? Luận cứ là gì?
? Dẫn chứng là gì?
? Yêu cầu luận cứ như thế nào?
? Thế nào là lập luận?
? Lập luận bao gồm những cách nào?
? Yêu cầu của đề bài văn nghị luận
GV: Làm dàn bài là một trong 4 bước cần tiến hành khi làm một bài văn nghị luận.
? Điều kiện cần có để làm dàn bài?
? Yêu cầu dàn bài phải như thế nào?
? Kĩ năng làm dàn bài là một trong những kĩ cần phải có khi làm một bài văn nghị luận, cũng như các kĩ năng khác, kĩ năng làm dàn bài được hình thành trên cơ sở một hệ thống các thao tác.
GV: Các thao tác này gắn liền với sự hoạt động của tư duy, với việc sử dụng ngôn ngữ.
? Trình bày luận điểm là như thế nào?
? Trình bày luận điểm bằng những cách nào?
? Các em đã học trình bày luận điểm theo những phương pháp nào là chủ yếu?
GV: Đưa ví dụ.
GV: Cách diễn đạt cần trong sáng, mạch lạc, câu văn ngắn gọn. Tính thuyết phục của văn nghị luận cần ghi nhớ và coi trọng.
? Bản chất của văn nghị luận là gì?
? Có những loại nghị luận nào
? Lấy ví dụ về những loại nghị luận ấy?
? Khi làm bài nghị luận cần vận dụng những kiểu bài, thao tác nào
? Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận được thể hiện như thế nào?
GV: Đưa ví dụ.
? Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận có ý nghĩa gì?
? Bố cục của bài nghị luận thường gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần?
GV: Thân bài là phần chính, trung tâm. Phần trung tâm của bài văn, của mỗi loại văn bản ở phần thân bài có cách bố trí sắp xếp nội dung khác nhau.
? Thân bài văn nghị luận bố trí sắp xếp như thế nào?
? Thế nào là chứng minh
? Chứng minh trong văn nghị luận là như thế nào?
? Yêu cầu các lí lẽ, bằng chứng như thế nào?
? Các bước làm bài văn nghị luận chứng minh?
? Dàn ý của bài văn chứng minh?
GV: Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần thân bài.
- Giữa các phần, các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
? Thế nào là lập luận giải thích?
? Nêu cách giải thích?
? Yêu cầu của bài văn giải thích?
? Để làm tốt bài văn giải thích, ta cần phải làm gì?
? Các bước làm bài văn giải thích?
? Dàn ý của bài văn giải thích?
? Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
? Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
GV: Cho đề bài, hướng dẫn học sinh luyện tập
GV: Gọi học sinh đọc lại đề
GV: yêu cầu HS xây dựng dàn ý và trình bày dàn ý.
GV: Gọi HS nhận xét bổ sung.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
GV: Gọi HS trình bày dàn ý.
GV: Sửa chữa, bổ sung.
GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý theo từng phần.
GV: Gọi HS trình bày từng phần - cả bài.
? Phần thân bài cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
GV: Cho HS thảo luận xây dựng dàn ý theo nhóm, từng phần.
GV: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý.
GV: Cho học sinh lập dàn ý, trình bày.
- Yêu cầu học sinh viết bài hoàn chỉnh.
I Hệ thống kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm:
- Văn nghị luận là văn bản được viết (nói) ra nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, quan điểm một vấn đề nào đó
- Văn nghị luận phải có luận điểm (tư tưởng) rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
- những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống mới có ý nghĩa.
2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Mỗi bài văn nghị luận cần phải có luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Luận đề: Là vấn đề cần bàn luận, chủ đề bàn luận.
+ Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn thành một khối.
- Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính (lớn) tổng quát bao trùm toàn bài.
- Có các luận điểm phụ (nhỏ) là bộ phận của luận điểm chính (gọi là chính - phụ hay lớn nhỏ đều được).
- Có luận điểm nhỏ nhưng không "phụ"; có luận điểm chính nhưng không "lớn".
- Luận điểm có hình thức phán đoán, đó là câu khẳng định tính chất, thuộc tính.
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thật đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục
Ví dụ: Câu khẳng định
- Hồ chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của nhân dân ta.
- Tiếng Việt giàu và đẹp.
+ Luận cứ là lí lẽ dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm - lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận nêu ra là được đồng tình.
- Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm, dẫn chứng phải xác thực, phải đáng tin cậy.
- Luận cứ phải đúng đắn, tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục
+ Lập luận: Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm (lập luận là cách trình bày lí lẽ) lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sực thuyết phục (lí lẽ phải sắc bén, lập luận phải chặt chẽ). Luận điểm được xem như kết luận của lập luận.
- Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí không thể bác bỏ. Lập luận thể hiện trong cách viết đoạn văn và trong việc tổ chức viết bài văn. mở bài có lập luận, thân bài, kết bài cũng có lập luận.Trong luận cứ cũng có lập luận.
3. Đề bài văn nghị luận:
- Đề bài bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn luận và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Tính chất của đề: ca ngợi, khuyên nhủ, phản bác ... đòi hỏi người làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp
- Đề bài có thể giới hạn hoặc đề mở; có mệnh lệnh hoặc không có mệnh lệnh.
- Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
4. Cách làm bài văn nghị luận
- Muốn làm được dàn bài văn nghị luận cần phải có hai điều kiện: 
+ Có vốn kiến thức về vấn đề cần nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích nhân vật, tác phẩm hay bình luận ...
+ Có kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận (cầm có hiểu biết về đặc điểm của dàn bài văn nghị luận).
- Yêu cầu dàn bài phải đảm bảo sự chặt chẽ, nhất quán, mạch lạc: Toàn bộ bài văn (dù giải thích, chứng minh một vấn đề hay phân tích nhân vật...) phải dựa trên một phương hướng nội dung duy nhất. Không thể có đoạn đầu của bài văn theo phương hướng nội dung này còn đoạn cuối lại theo một phương hướng khác hẳn.
- Các ý trong dàn bài phải được trình bày trên cùng một bình diện lô gíc (phải cùng bình diện với nhau và phải bao hàm đầy đủ các khía cạnh của vấn đề).
- Các đoạn mạch phải rõ ràng (các ý của đoạn văn nào phải đặt đúng vào đoạn văn đó và giữa các đoạn văn phải có sự chuyển ý).
- Hình thức trình bày các ý trong dàn bài phải được sắp xếp và đánh số theo những hệ thống tương ứng.
- Các thao tác cần rèn luyện để hình thành kĩ năng làm dàn bài văn nghị luận.
+ Phân tích đề bài để nắm được vấn đề cần trình bày trong bài nghị luận.
+ Xác định phương hướng, nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề cần nghị luận.
+ Lựa chọn trong vốn hiểu biết của bản thân các tư liệu cần thiết phục vụ cho bài văn nghị luận.
+ Hệ thống hóa để sắp xếp các ý đã có theo một trình tự chặt chẽ.
+ Trình bày từng phần nội dung của đề bài
+ Kiểm tra lại toàn bộ dàn bài để sửa chữa và bổ sung các ý cần thiết.
5. Trình bày luận điểm:
- Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng, cách nêu dẫn chứng.
- Các cách: Suy lí, quy nạp, diễn dịch, so sánh, nhân quả.
- Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu câu văn.
- Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp: Luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn.
- Các luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí, liên kết và hô ứng với nhau chặt chẽ.
6. Bản chất của văn nghị luận:
- Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.
- Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ nhỏ).
7. Các loại nghị luận:
- Có hai loại nghị luận:
+ Nghị luận chính trị xã hội.
+ Nghị luận văn chương.
Ví dụ: Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Phạm Văn Đồng) là nghị luận chính trị xã hội.
- Bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là nghị luận văn chương.
8. Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận:
- Chứng minh
- Giải thích
- Bình luận
- Nghị luận hỗn hợp
9. Các yếu tố trong văn bản nghị luận:
- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận biểu hiện dưới các dạng thức như: 
+ Tính khẳng định hay phủ định.
+ Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen chê, lo âu, tin tưởng.
+ Giọng văn.
- Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: lí lẽ và dẫn chứng là phần chính, phần cốt tử, chủ yếu của văn nghị luận. Các yếu tố tự tự, miêu tả có thể không có. Khi sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách thích đáng thì sẽ giúp cho cách lập luận, cách nêu dẫn chứng hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Nên nhớ không thể tùy tiện lạm dụng.
10. Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần
- Mở bài: Nêu vấn đề.
- Thân bài: Giải quyết vấn đề. Có thể lần lượt dùng lí lẽ hoặc dẫn chứng để giải thích, chứng minh hay bình luận từng luận điểm, từng khía cạnh của vấn đề.
- Kết bài: Kết thúc vấn đề: Khẳng định vấn đề, liên hệ cảm nghĩ.
11. Cách bố trí xắp xếp phần thân bài:
- Chất liệu làm nên bài văn nghị luận là lí ... i công v iệc được giao, đặc biệt là trong những tình huống, hoàn cảnh khó khăn, phức tạp. (dẫn chứng)
- Thế nào là có đức? Có đức là hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức, phong cách tốt (tôn trọng, bảo vệ nguyên tắc, dũng cảm bảo vệ cái đúng, đấu tranh kiên quyết với những sai lầm, tiêu cực trong xã hội, trung thực, giản dị) (dẫn chứng).
* Mối quan hệ giữa tài và đức:
- Người vừa có tài, vừa có đức thật đáng quý họ biết đem tài năng phục vụ dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực (các anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo quản lí giỏi ...)
- Tại sao có tài mà không có đức lại là người vô dụng?
+ Có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước, chỉ lo vun vén cho bản thân, tham nhũng, cửa quyền ...
+ Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ thù, phản bội tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội.
+ Càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn, càng đáng lên án, phê phán....
( Dẫn chứng: một cán bộ quản lí giỏi tham ô, một học sinh khá mà vô kỉ luật, gian dối ...)
- Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
+ Tài năng giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách khoa học, hoàn hảo, đem lại hiệu quả lớn trong đời sống, sản xuất.
+ Có đức, muốn phục vụ tốt, những không có hiểu biết, năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó thành hiện thực
Dẫn chứng: Một đội trưởng sản xuất không am hiểu khoa học kĩ thuật làm mò mẫm dẫn đến chỗ sản xuất thụt lùi; một học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt nhưng học lực kém, không hoàn thành nhiệm vụ học tập thì chưa thể coi là phẩm chất tốt và cũng chẳng phát huy được tác dụng đối với bạn.
- Đức và tài liên quan với nhau như thế nào?
+ Bổ sung, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau, có cả đức lẫn tài con người mới toàn diện, hiệu quả công việc mới cao.
+ Đức là yếu tố quyết định nhất nhưng không phải là cái gì chung chung, trìu tượng, mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao.
* Suy nghĩ về lời dạy của Bác:
- Chăm lo rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu của tổ quốc đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu những gương sáng cần noi theo.
- Nêu những mặt tiêu cực, sa sút trong phẩm chất của thế hệ trẻ hiện nay để phê phán, rút kinh nghiệm.
- Đề ra phương hướng rèn luyện cụ thể (trên cơ sở những mặt yếu kém) của mình.
c)Kết bài
- Tóm tắt ý nghĩa, tác dụng lời dạy của Bác và rút ra bài học sâu sắc nhất đối với bản thân.
2. Bài 2 Đề bài: Hãy bình luận bài ca dao: 
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Dàn bài
a) Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn trọng đạo đức, quan hệ giữa con cái với cha mẹ đã được nhân dân ta khẳng định qua bài ca dao.
- Dẫn bài ca dao:
- Ngày nay Bác Hồ dạy quân đội ta "Trung với nước, hiếu với dân".
- Nêu vấn đề: Quan niệm về chữ "hiếu" ngày xưa và chữ "hiếu" ngày nay phải hiểu như thế nào cho đúng.
b) Thân bài:
* Giải thích bài ca dao:
- Bằng hình ảnh so sánh: Núi Thái Sơn cao sừng sững và nguồn nước không bao giừ cạn, nhân dân ta muốn khẳng định công ơn của cha mẹ là vô cùng lớn lao không gì hơn được.
- Đạo làm con là phải hiếu với cha mẹ nghĩa là phải hết lòng "thờ mẹ, kính cha".
* Nhận định, đánh giá (bình luận) bài ca dao:
- Khẳng định lời khuyên của bài ca dao là hoàn toàn đúng.
+ Hiếu với cha mẹ phải như thế nào?
-> Phải kính trọng cha mẹ.
-> Phải vâng lời cha mẹ.
-> Phải làm cho cha mẹ vui lòng bằng những công việc tốt, bằng cách trở thành người công dân tốt, người lao động giỏi....
-> Khi cha mẹ già yếu, ốm đau, phải săn sóc, nuôi dưỡng.
+ Tại sao con phải hiếu với cha mẹ.
Cha mẹ là người sinh ra con cái, nuôi nấng, dạy dỗ con cái, có công ơn rất lớn đối với con cái (như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn) không có cha mẹ thì không có con cái.
+ Hiếu với cha mẹ là đạo lí làm người, là nền tảng của đạo đức xã hội và là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.
-> Không có đạo hiếu thì xã hội không phải là xã hội văn minh.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán những thái độ sai trái.
+ Trong xã hội có những người con làm khổ cha mẹ vì những thói hư tật xấu, không chịu học hành, chơi bời ... những việc làm ấy không những không tròn chữ hiếu mà còn bất hiếu.
+ Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn quên cha mẹ, chạy theo tiền ngược đãi, đối sử với cha mẹ tệ bạc -> điều đó đi ngược lại truyền thống đạo lí của dân tộc.
+ Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, truyền thống đó cần được kế thừa và phát huy.
-> Một người có hiếu với cha mẹ còn phải là người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu có thể không ngày đêm phụng dưỡng cha mẹ mà lên đường đi chiến đấu, có khi vĩnh viễn ra đi không trở lại ... -> tổ quốc và nhân dân ghi công ơn họ, họ là những người con chí hiếu làm rạng rỡ đất nước và gia đình.
c) Kết bài
- Khẳng định bài ca dao nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn.
- Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại.
- Liên hệ bản thân.
3. Bài 3: Phân tích nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Dàn ý
a) Mở bài: 
- Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên đặc sắc.
- Đoạn thơ "Cảnh ngày xuân" là bức tranh xuân đẹp, bối cảnh cuộc gặp gỡ Kim Kiều.
b) Thân bài
 Phân tích cách dùng từ ngữ gợi hình ảnh, gợi tả, bút pháp miêu tả cổ điển ước lệ tả cảnh thiên nhiên mùa xuân theo trình tự không gian, thời gian..
* Bốn câu thơ đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
- Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã sang tháng ba, những cánh én rộn ràng bay giữa bầu trời trong sáng.
- Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời, trên nền màu xanh non điểm xuyết và hoa lê trắng.
- Màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân: Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm xuyết một vài bông hoa). Từ "điểm" làm cảnh vật sinh động.
* Tám câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Các hoạt động của lễ tảo mộ (viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân).
- Hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở đồng quê.
- Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả đông vui những người cùng đến lễ hội, các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả rộn ràng náo nhiệt các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng người đi hội, hình ảnh ẩn dụ "nô nức,yến anh" gợi tả nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu nam thanh, nữ tú.
- Khắc họa truyền thống văn hóa xa xưa trong tiết thanh minh.
* Sáu câu cuối: Cảnh chi em Kiều du xuân trở về.
- Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp, rộn ràng mà nhạt dần, lặng dần, nhuốm buồn.
- Những từ láy (tà tà, thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.
- Cảm giác du xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra, buồn bã đã xuất hiện (Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng).
c) Kết bài
- Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp giữa bút pháp tả với bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá.
- Lấy cảnh xuân tươi đẹp trong sáng nhưng ẩn chứa những mầm mống đau thương làm bối cảnh để Kim - Kiều gặp gỡ, Nguyễn Du dụng ý dự báo mối tình hai người sẽ không trọn vẹn, đời Kiều sau này sẽ bất hạnh.
4. Bài 4: Tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Dàn ý
a) Mở bài
- Nêu vị trí đoạn thơ trong Truyện Kiều
- Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động biểu hiện tâm trạng Thúy Kiều
b) Thân bài
Phân tích các tâm trạng của Kiều.
* Buồn, cô đơn, trơ trọi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn quanh lầ Ngưng Bích.
* Nhớ:
- Nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề.
- Nhớ cha mẹ, xót xa thương cha mẹ già yếu, sớm chiều tựa cửa ngóng trông con.
- Nhớ Kim Trọng trước cha mẹ là phù hợp với tâm lí Kiều, không phải là trái đạo lí vì Kiều đã trọng hiếu hơn tình tự nguyện bán mình để cứa cha và em.
* Buồn, lo sợ: Buồn, lo sợ những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định.
c) Kết bài
 Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều, đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả tâm trạng nhân vật.
5. Bài 5 Phân tích đoạn thơ "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để thấy tính cách tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Dàn ý
a) Mở bài
- Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) có giá trị đạo lí cao, phổ biến trong nhân dân.
- Đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga gợi tả sinh động, nêu bật tính cách tốt đẹp của hai nhân vật chính trong truyện.
b) Thân bài: Phân tích
* Lục Vân Tiên là một con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp:
- Tài năng, văn võ song toàn, quân tử chính trực.
- Trọng nghĩa khinh tài, dũng cảm đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu người gặp nạn, không cần trả ơn.
* Kiều Nguyệt Nga:
- Tiểu thư con nhà quan nhưng khiêm tốn, hiếu thảo, lễ giáo.
- Trong ân nghĩa, quyết báo đáp khi chịu ơn của Vân Tiên.
c) Kết bài
- Vân Tiên, Nguyệt Nga là mẫu người "trung hiếu, nhân nghĩa, tiết hạnh".
- Đoạn thơ có giá trị đạo lí cao, giáo dục người đời diệt ác, hướng thiện.
- Kể tả sinh động, lời văn mộc mạc, bình dị, mang phong cách dân gian Nam Bộ.
6. Bài 6: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Dàn ý
a) Mở bài:
- Huy Cận (1919 - 2005) nổi tiếng trong phong trào "Thơ mới" (1932 - 1945) với những vần thơ lãng mạn "sầu vũ trụ".
- Sau năm 1945 đổi mới phong cách, Huy Cận viết nhiều về con người mới, cuộc sống mới - "Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách mới của Huy Cận.
b) Thân bài
* Cảnh ra khơi (khổ thơ 1, 2):
- Thời điểm: Lúc ngày tàn, đêm đến.
- Không gian: Biển cả lúc đêm xuống.
- Hoạt động: Đoàn ngư dân ra khơi sôi nổi, khí thế, mong bắt nhiều cá.
- Nghệ thuật: Các hình ảnh so sánh, nhân hóa, sự đối lập thanh bằng, trắc, chi tiết tưởng tượng, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc.
* Cảnh đánh cá trên biển đêm (khổ thơ 3 - 6):
- Vẻ đẹp kì vĩ của biển Đông, của thiên nhiên đất nước.
- Biển Đông là kho cá vô tận với nhiều loại cá quý.
- Đoàn ngư dân sôi nổi hăng say lao động trên biển đêm: Thả lưới, kéo lưới đạt những mẻ cá lớn.
- Nghệ thuật: Các hình ảnh liệt kê, khoa trương, bút pháp lãng mạn kết hợp tả thực và tưởng tượng.
* Cảnh trở về (khổ 7):
- Thời điểm: Lúc rạng đông.
- Thành quả lao động to lớn, đánh bắt được nhiều cá.
- Nghệ thuật: Các hình ảnh khoa trương, nhân hóa, ẩn dụ, phóng đại đặc sắc.
c) Kết bài:
- Bài thơ có sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn.
- Cảm hứng lãng mạn cách mạng hòa nhập với cảm hứng vũ trụ thiên nhiên.
- Nhịp điệu khỏe khoắn, giọng điệu vui tươi, không gian trong sáng khác không gian buồn thảm trong thơ Huy Cận trước 1945.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà
	 - Nắm kĩ văn nghị luận, làm các bài tập còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tu chon ngu van 9(3).doc