Tiết 1: CỦNG CỐ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
A/Mục tiêu cần đạt:
-Giúp học sinh củng cố, hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học về liên kết trong văn bản:cấp độ liên kết, các mặt liên kết, các phép liên kết trong văn bản.
B/Nội dung cụ thể:
*Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ liên kết sau, đặt câu hỏi để củng cố, hệ thống và khắc sâu kiến thức cho các em
PHÒNG GD&ĐT Than uyên TRƯỜNG THCS Mường Cang CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MÔN NGỮ VĂN 9 Tên chủ đề: Liên kết trong văn bản Loại chủ đề: Bám sát Thời lượng: 04 Tiết Người biên soạn: Thái Văn Tuấn NĂM HỌC 2008 - 2009 *NỘI DUNG CƠ BẢN: I/ Củng cố lý thuyết về liên kết trong văn bản(Tiết1) II/ Thực hành nhận biết, phân tích các mặt liên kết trong văn bản(Tiết2) III/ Luyện kỹ năng sử dụng các yếu tố liên kết trong việc dựng đoạn và tạo lập văn bản(Tiết3,4) Tiết 1: CỦNG CỐ LÝ THUYẾT VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A/Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh củng cố, hệ thống và khắc sâu kiến thức đã học về liên kết trong văn bản:cấp độ liên kết, các mặt liên kết, các phép liên kết trong văn bản... B/Nội dung cụ thể: *Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ liên kết sau, đặt câu hỏi để củng cố, hệ thống và khắc sâu kiến thức cho các em Liên kết chủ đề Liên kết nội dung Liên kết logic Liên kết trong vănbản (câu, đoạn) Phép liên kết Liên kết hình thức Phương tiện liên kết 1/Theo em, văn bản được xây dựng trên cơ sở đơn vị ngôn ngữ nào?(đoạn văn) 2/Mỗi đoạn văn trong văn bản lại được xây dựng trên cơ sở đơn vị ngôn ngữ nào?(câu văn) 3/Như vậy theo em,mạng lưới liên kết trong văn bản gồm mấy cấp độ?(2 cấp độ: liên kết các câu để tạo thành đoạn I/Lí thuyết về liên kết trong văn bản : 1/Cấp độ liên kết trong văn bản : Mạng lưới liên kết trong văn bản gồm có 2 cấp độ : -Liên kết câu : các câu trong đoạn phải được liên kết chặt chẽ để tạo thành đoạn văn. -Liên kết đoạn : các đoạn văn trong văn và liên kết các đoạn văn để tạo thành văn bản.) 4/Liên kết trong văn bản (câu, đoạn ) gồm có những mặt liên kết nào? (Liên kết nội dung và liên kết hình thức ) 5/Ở mặt liên kết nội dung được biểu hiện qua những mối liên kêt nào?(Liên kết chủ đề và liên kết logic ) 6/ Thế nào là liên kết chủ đề,liên kết logic ? 7/Theo em thì liên kết chủ đề và liên kết logic trong đoạn, trong văn bản khác nhau chỗ nào? 8/Em hiểu thế nào là liên kết hình thức?(ở mặt liên kết hình thức của đoạn văn, văn bản được thể hiện qua những yếu tố nào?) 9/Chúng ta đã học qua những phép liên kết nào? Nhắc lại nội dung, tác dụng của mỗi phép liên kết ấy? văn bản phải được liên kết chặt chẽ để tạo thành văn bản. 2/Các mặt liên kết trong văn bản: *Có 2 mặt liên kết trong văn bản: a.Liên kết nội dung: a1.Liên kết chủ đề : -Nội dung của các câu trong đoạn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, nội dung của các đoạn văn trong văn bản phải phục vụ chủ đề chung của văn bản. a2.Liên kết logic: Các câu trong đoạn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ . *Lưu ý: -Liên kết chủ đề là liên kết các ý trong đoạn, trong văn bản còn liên kết logic là liên kết mối quan hệ giữa các ý trong đoạn, trong văn bản. b/Liên kết hình thức: Là cách nối kết các yếu tố nội dung của văn bản bằng các phép liên kết cụ thể thông qua các phương tiện liên kết. *Phép lặp từ vựng: -Là việc sử dụng lại ở câu sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm mục đích liên kết. Tác dụng: Ngoài tác dụng liên kết, phép lặp còn giúp cho việc trình bày nội dung rõ ràng, chính xác *Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: -Là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước nhằm mục đích liên kết. Tác dụng: Ngoài tác dụng liên kết, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động, chặt chẽ, việc mở rộng nội dung hợp lý *Phép thế: -Là việc sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước nhằm mục đích liên kết.(đại từ, chỉ từ) Tác dụng: Ngoài tác dụng liên kết, phép thế còn giúp rút ngắn độ dài văn bản, tránh việc lặp từ không cần thiết *Phép nối: -Là việc sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước nhằm mục đích liên kết.(phụ từ,quan hệ từ, tổ hợp từ chuyển tiếp) Tác dụng: Ngoài tác dụng liên kết, phép nối còn giúp cho việc diễn đạt thêm chặt chẽ, thuyết phục. Tiết 2: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT, PHÂN TÍCH CÁC MẶT LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Trên cơ sở nắm vững lí thuyết, tập nhận diện và biết phân tích các mặt liên kết và yếu tố liên kết trong đoạn văn, văn bản. -Thấy được vai trò của các yếu tố liên kết trong văn bản. Từ đó có ý thức, thói quen sử dụng chúng trong việc dựng đoạn, tạo lập văn bản. B/Nội dung cụ thể: Bài tập nhận biết, phát hiện: *Xác định các phép liên kết và các phương tiện liên kết trong mỗi đoạn văn sau: a.Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.(1)Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi.(2)Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn, tôi bán gần hết cả quần áo nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển.(3) Ốm dậy, tôi về quê, hành lí chỉ vỏn vẹn có một chiếc vali đựng toàn những sách.(4)Ôi những quyển sách rất nâng niu.(5) I/Bài tập nhận biết, phát hiện: Đoạn a: -Phép lặp từ ngữ: +Từ “tôi” liên kết(C2),(C3),(C4) với(C1). +Từ “quyển sách”(quyển, sách) liên kết (C3),(C4), (C5) với (C1). -Phép thế: + Từ “chúng” ở (C2) thay thế cho “mấy quyển sách” ở (C1) b.Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.(1) Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.(2) c.Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!(1)Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.(2) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.(3) Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.(4) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.(5) d.Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến.(1) Bầu trời ngày càng thêm xanh.(2)Nắng vàng ngày càng rực rỡ.(3)Vườn cây lại đâm chồi nảy lộc.(4)Rồi vườn cây ra hoa.(5)Hoa bưởi nồng nàn.(6)Hoa nhãn ngọt.(7)Hoa cau thoảng qua.(8) e.Nhà thơ gói trọn tâm tình của mình trong thơ.(1)Người đọc mở thơ ra bỗng bắt gặp tâm tình của chính mình.(2) Bài tập phân tích, lý giải: *Phân tích sự liên kết về nội dung và hình trong những đoạn văn sau: 1/ Đoạn văn(a): Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.(1)Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.(2)Tre hy sinh để bảo vệ con người.(3)Tre, anh hùng lao động!(4) Tre, anh hùng chiến đấu!(5) *Gợi ý: Để phân tích các mặt liên kết nội dung và hình thức trong đoạn văn trên, các em cần thực hiện các thao tác sau: 1-Xác định chủ đề đoạn văn?(ý chính?) 2-Xem xét mối quan hệ nội dung của từng câu với chủ đề chung của đoạn để xác định mối liên kết chủ đề. 3-Xem xét trình tự sắp xếp ý giữa các câu trong đoạn có hợp lý, chặt chẽ không để xác định mối liên kết logic. Mặt liên kết nội dung. 4-Xem xét trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng những phép liên kết và phương tiện liên kết nào ? Mặt liên kết hình thức. 2/ Đoạn văn(b): Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.(1) Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.(2) Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xung quanh.(3) *Gợi ý:(Tương tự đoạn a) 3/ Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”. Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi(1) Học trò theo ông rất đông.(2) Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy Thái tử học.(3) Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần.(4) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe.(5)Cuối cùng, ông trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng.(6) Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ.(7) Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.(8) Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc.(9) *Gợi ý: 1/Văn bản trên viết về ai? Viết về việc gì? 2/Xác định nội dung chính của mỗi đoạn? 3/Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung của mỗi đoạn với chủ đề chung của văn bản? 4/Nhận xét về trình tự sắp xếp ý giữa các đoạn văn trong văn bản? (kết cấu, bố cục của văn bản?) 5/Về mặt hình thức, các đoạn văn trong văn bản liên kết với nhau thông qua những phép liên kết và phương tiện liên kết nào? Đoạn b: -Phép đồng nghĩa: Câu 2 liên kết với câu 1: Thần Nước-Thuỷ Tinh Thần Núi - Sơn Tinh -Phép nối: Câu 2 liên kết với câu 1 bằng quan hệ từ “nhưng”. Đoạn c: -Phép liên tưởng: “Chú chuồn chuồn nước” (C1) – “lưng” (C2)- “cánh” (C3) – “đầu,mắt” (C4)- “thân” (C5) -Phép lặp từ ngữ: Từ “chú” liên kết (C2),(C5) với(C1). Đoạn d: -Phép lặp từ ngữ: +Từ “hoa” liên kết (C6), (C7),(C8) với (C5). +Cụm từ “vườn cây” liên kết (C5)với(C4): -Phép liên tưởng: Mùa xuân đến(C1), Bầu trời thêm xanh(C2), Nắng vàng rực rỡ(C3), Vườn cây đâm chồi nảy lộc(C4),Vườn cây ra hoa(C5) -Phép nối: Phụ từ “rồi” liên kết (C5) với(C4): Đoạn e: -Phép trái nghĩa: “mở” (C2)- “gói” (C1) II/Bài tập phân tích, giải thích: 1/ Đoạn văn(a): a/ Về mặt nội dung: +Chủ đề đoạn văn: viết về vai trò, tình cảm gắn bó của cây tre đối với người dân Việt Nam trong chiến tranh . Tất cả các câu văn trong đoạn đều tập trung làm sáng rõ chủ đề của đoạn Liên kết chủ đề. +Trình tự sắp xếp ý giữa các câu văn trong đoạn khá chặt chẽ, hợp lý (Tre xung phong...(C1), Tre giữ...(C2), Tre hy sinh...(C3), Tre anh hùng...(C4-C5) Liên kết logic. b/ Về mặt hình thức: +Đoạn văn sử dụng các phép liên kết và phương tiện liên kết sau : -Phép lặp từ ngữ: +Từ “tre”(liên kết C2, C3, C4, C5 với C1) -Từ “anh hùng”(liên kết C5 với C4) *Kết luận : Đoạn văn trên có mạng lưới liên kết khá chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. 2/ Đoạn văn(b): a/ Về mặt nội dung: +Chủ đề đoạn văn: Bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ. Các câu văn trong đoạn đều có nội dung hướng về chủ đề chung đó của đoạn (C1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại; C2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ còn muốn nói lên một điều gì mới mẻ; C3:Cái mới mẻ ấy là lời gửi của người nghệ sĩ.) Liên kết chủ đề. +Trình tự sắp xếp ý giữa các câu văn trong đoạn khá chặt chẽ, hợp lí:[C1:Tác phẩm nghệ thuật phản ánh cái gì?(thực tại),C2:Phản ánh thực tại bằng cách nào?(tái hiện, sáng tạo),C3:Tái hiện và sáng tạo để làm gì?(để nhắn gửi một điều gì đó)] Liên kết logic. b/ Về mặt hình thức: Đoạn văn có sử dụng các phép liên kết và phương tiện liên kết sau : -Phép lặp từ ngữ: +Từ “tác phẩm” liên kết C3với C1 -Phép liên tưởng: +Từ“tác phẩm”(C1)-“nghệ sĩ”(C2) -Phép thế: Từ “anh”(C3)-“nghệ sĩ”(C2). -Phép đồng nghĩa: +Cụm từ “cái đã có rồi”(C2)-“vật liệu mượn ở thực tại”(C1) -Phép nối: +C2 liên kết với C1 bằng quan hệ từ “nhưng” *Kết luận: Đoạn văn có mạng lưới liên kết khá chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình thức. 3/ Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng” *Chủ đề chung của văn bản: Chu Văn An-Người thầy đạo cao đức trọng a/Về mặt nội dung: Cả 4 đoạn văn đều hướng về ... kết với đoạn 1 bằng phép lặp từ ngữ :từ “ông” +Phép liên tưởng: Thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi(Đ1)-Học trò đông, nhiều người đỗ cao...,làm quan to...,dạy Thái tử học,can ngăn vua..., trả mũ áo,từ quan...(Đ2)-Học trò dù làm quan to, đến thăm ông cũng phải giữ lễ, nếu có điều không phải, ông trách mắng, thậm chí không cho vào thăm(Đ3)-Vì vậy, khi ông mất, mọi người đều thương tiếc(Đ4) *Kết luận: Văn bản có mạng lưới liên kết khá chặt chẽ về nội dung và hình thức Tiết 3,4: LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ LIÊN KẾT TRONG VIỆC DỰNG ĐOẠN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN A/Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Biết vận dụng một cách sáng tạo kiến thức về liên kết trong việc lựa chọn, sử dụng một cách hợp lí, chính xác các yếu tố liên kết điền vào chỗ trống trong đoạn văn cho sẵn; phát hiện lỗi sai về sử dụng các yếu tố liên kết, biết cách sửa chữa. - Hình thành kĩ năng và thói quen viết đoạn, tạo lập văn bản có sử dụng tốt các yếu tố liên kết. B/Nội dung cụ thể: I/Bài tập vận dụng thấp(điền khuyết): *Tìm từ ngữ liên kết thích hợp điền vào chỗ trống: Đoạn 1: Ban sáng Nguyệt vào rừng hái rau cho trạm. Chỉ .......(1)đi thì mới có rau ăn. ..........(2)tháo vát và chịu khó mày mò lắm.......(3)thồ một gùi lớn toàn rau và nấm trên lưng. Người.......(4)xẹp xuống, rất tội nghiệp. I/ Bài tập điền khuyết: *Gợi ý: Đoạn 1: HS có thể sử dụng các từ sau:cô,chị,Nguyệt...(phép thế,phép lặp) Đoạn 2: Say mê tài sắc và cảm mộ tâm tính của Kiều , Từ Hải đã chuộc nàng ra khỏi thanh lâu và cưới nàng làm vợ. Đến khi đạt được những chiến công chói lọi, ......(1) lại giúp Kiều báo ân báo oán.Và.....(2) đã lập nên sự nghiệp lớn. Nhưng có ngờ đâu, chỉ vì nghe lời Kiều,.....(3)đã mắc mưu kế thâm độc của Hồ Tôn Kiến. Vì bị .......(4) đánh úp, ......(5)đã phải chết đứng một cách oan khốc. Đoạn 3: Nguyễn Đình Chiểu là người gặp nhiều đau khổ: tuổi bé thơ đã phải lận đận, lớn lên bị mù loà, học vấn dở dang, cuộc sống nghèo khổ......ông sống một cuộc đời đầy nghị lực, đạo đức cao cả, có khí phách và để cho đời sau một sự nghiệp văn chương có giá trị lớn. Đoạn 4: Chí Phèo chưa từng được một người nào chăm sóc cả. ......bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều Đoạn 5: Có thể nói, sách là thầy, là bạn của ta. ........(1)sách mở ra một thế giới vô tận trước mắt ta, trong đó có bao điều mới lạ mà ta chưa hiểu; nhiều tình cảm cao quý mà ta mong muốn; nhiều nhân vật mà ta yêu quý ........(2)sách nâng đỡ suy nghĩ của ta, động viên khích lệ chúng ta. II/Bài tập phân tích, sửa lỗi: 1/ Phân tích lỗi về chủ đề trong mỗi đoạn văn sau, sửa lại cho đúng? a. Không những chăm học, Hải còn chăm làm ở nhà cũng như ở trường. Buổi sáng đi học về, Hải lại giúp đỡ bố mẹ mọi việc gia đình, Bạn thái rau, băm bèo cho lợn. Sau đó, Hải dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng. Buổi chiều, học bài và làm bài xong, Hải lại lo bữa cơm chiều. Bố, mẹ đi làm đồng về thì cơm canh đã sẵn sàng. * Gợi ý: Tìm câu chủ đề, xem xét ý của các câu trong đoạn có triển khai hết ý của câu chủ đề? b. Bên cạnh con cò, con trâu được nói đến nhiều hơn cả trong ca dao, dân ca Việt Nam.(1) Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến con trâu.(2) Con cò tuy có vất vả, tuy có lúc phải lặn lội bờ sông nhưng còn có lúc được bay lên mây xanh.(3) Con cò, con vạc, con nông là những con vật rất gần gũi với người dân lao động.(4) Chúng mang những đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân chân lấm tay bùn.(5) Những lúc cần bộc bạch nỗi niềm, người nông dân thường mượn những con vật đó để tâm sự, để giải bày nỗi lòng mình.(6) * Gợi ý: Tìm câu chủ đề của đoạn, xem xét ý của các câu trong đoạn có phục vụ chủ đề chung của đoạn? 2/ phân tích lỗi logic trong mỗi đoạn văn sau, sửa lại cho đúng? a. Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói muôn đời không quên(1). Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán(2). Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh(3). Lê Lợi phá tan quân Nguyên(4). Ải Chi Lăng mãi mãi là mồ chôn quân xâm lược(5). Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Minh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc(6). Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông(7). Những tên tuổi đó sẽ sống mãi cùng non sông đất nước.(8) * Gợi ý: Xem xét trình tự sắp xếp ý giữa các câu trong đoạn đã hợp lý, đúng với tiến trình lịch sử chưa? Cả việc sắp xếp tên đất, tên người có phản ánh đúng với thực tế lịch sử? b. Buổi sớm nắng sáng.(1) Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.(2) Chiều nắng tàn, mát dịu, biển xanh veo màu mảnh chai.(3) Núi xa pha màu tím hồng.(4) Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.(5) Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ.(6)Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.(7) *Gợi ý: Đây là đoạn văn tả cảnh biển lúc nào cũng đẹp theo trình tự thời gian, xem xét trình tự sắp xếp ý giữa các câu trong đoạn văn đã hợp lí, chặt chẽ chưa? c.Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột.(1) Gia cảnh đã đến bước đường cùng buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy.(2) Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng.(3) Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.(4) Chị là hình ảnh của người phụ nữ thương chồng, thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.(5)Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn chỉ nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.(6) *Gợi ý: Tìm câu chủ đề của đoạn văn, đưa câu chủ đề lên vị trí đầu đoạn, sắp xếp lại trình tự ý các câu theo đúng trình tự các ý của câu chủ đề. 3/ Phát hiện lỗi sai về việc sử dụng phương tiện liên kết trong mỗi đoạn văn sau, sửa lại cho đúng? a. Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương Viên Ngoại.(1) Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ.(2) Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.(3) Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn.(4) Còn Vân lại có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị.(5) Về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân.(6) Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.(7) b. Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật vắng vẻ.(1) Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo...(2) Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm.(3) Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được khá thành công cảnh sắc im ắng ấy.(4) III/ Bài tập vận dụng, sáng tạo(vận dụng cao): 1/ Bài tập viết đoạn: a. Viết đoạn văn tả cảnh mùa hè, có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết. b.Viết đoạn văn tả cơn mưa dông, có sử dụng phép liên tưởng. 2/ Bài tập tạo lập văn bản: Từ dàn ý khái quát sau, hãy viết bài văn nghị luận: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long. DÀN Ý: Mở bài: giới thiệu chung về anh thanh niên. Thân bài: + Luận điểm 1: Anh thanh niên là một cán bộ khoa học trẻ, yêu đời, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc. + Luận điểm 2: Anh có tấm lòng nhân hậu, sống cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm con người. + Luận điểm 3: Người con trai ấy lại rất mực khiêm tốn. Kết bài: Khẳng định vai trò, vị trí của anh thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Đoạn 2: HS có thể sử dụng các từ sau: Từ, chàng, hắn...(phép thế, phép lặp) Đoạn 3: HS dùng quan hệ từ(phép nối) -Nhưng (Tuy nhiên) Đoạn 4: HS dùng quan hệ từ(phép nối)-Cho nên (Do đó) Đoạn 5: HS sử dụng phép nối bằng cách chọn từ ngữ trong hai nhóm sau: (1):-Trước hết, trước tiên, đầu tiên, một mặt,... (2)-Sau đó, mặt khác... II/Bài tập phân tích, sửa lỗi: 1/ Phân tích lỗi về chủ đề, sửa lỗi: a. Đoạn văn thiếu ý “chăm làm ở trường”triển khai chưa hết ý ở câu chủ đề *Cách sửa: + Cách 1: Viết thêm một vài câu triển khai thêm ý “chăm làm ở trường” + Cách 2: Sửa lại câu chủ đề, bỏ ý “chăm làm ở trường” b. Đoạn văn mắc lỗi lạc ý ở các câu: C3, C4, C5 *Cách sửa: + Bỏ 3 câu lạc ý +Viết thêm vài câu nói về sự xuất hiện của con trâu trong ca dao, dân ca +Chỉnh lại C6 cho phù hợp chỗ “những con vật đó” 2/ phân tích lỗi logic, sửa lỗi: a. Đoạn văn mắc một số lỗi sau: + Thứ tự sắp xếp các câu lộn xộn, không chặt chẽ, không phản ánh đúng tiến trình lịch sử( C2, C3, C4, C6) + Thứ tự sắp xếp tên đất, tên người chưa đúng với thực tế lịch sử(C5, C7) + C4 và C6 có nội dung phản ánh không đúng với thực tế lịch sử *Cách sửa: + Sắp xếp lại các câu (C2, C3, C4, C6) theo đúng tiến trình lịch sử. + Chỉnh lại nội dung phản ánh các câu(C4, C6) cho đúng với thực tế lịch sử. + Kết hợp tên đất, tên người cho đúng ở các câu(C5, C7) b.Đoạn văn mắc lỗi về trình tự sắp xếp ý các câu trong đoạn chưa chặt chẽ, hợp lí( sai ở vị trí C3,C6 ) *Cách sửa: Cần sắp xếp các câu trong đoạn văn theo trình tự sau(C1-C2-C6-C7-C3-C4-C5) c.Đoạn văn mắc lỗi về trình tự sắp xếp ý giữa các câu lộn xộn, chưa mạch lạc, chặt chẽ. *Cách sửa: + Đưa câu chủ đề (C5) lên đầu đoạn văn, thay từ “chị” bằng “chị Dậu” + Sau đó, sắp xếp các câu trong đoạn theo trình tự sau(C5-C3-C4-C1-C2-C6) 3/ Phát hiện lỗi sai về việc sử dụng phương tiện liên kết, sửa lỗi: a.Đoạn văn mắc những lỗi sai về liên kết câu, nhất là dùng sai về phương tiện liên kết như sau: + C2 chỉ nói về một người và dùng từ “nàng” không thể liên kết với C1 + C6 dùng từ “nàng” không đúng, nó phá vỡ mối liên kết với C5 *Cách sửa: + C2: “Họ là những thiếu nữ...” + C6: thay từ “nàng” bằng từ “Kiều” b. Đoạn văn sử dụng sai phương tiện liên kết “bởi vậy”, vì ý của 3 câu đầu không có mối quan hệ nguyên nhân với câu cuối(C4); C4 biểu thị ý khẳng định có tính chất kết luận trong mối quan hệ với 3 câu trên. *Cách sửa: + Thay tổ hợp từ “bởi vậy” bằng tổ hợp từ “có thể nói” III/ Bài tập vận dụng, sáng tạo: 1/ Bài tập viết đoạn: a. Gợi ý: + Nhắc đến mùa hè gợi em liên tưởng đến những gì? (phượng nở, ve kêu) + Từ câu chủ đề “Mùa hè đã đến.” Hãy phát triển thành đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp trên cơ sở những yếu tố liên tưởng trên. b. Gợi ý: + Nhắc đến cơn mưa dông gợi em liên tưởng đến những yếu tố nào?(gió- mây- sấm,chớp- mưa) + Nên viết đoạn văn song hành 2/ Bài tập tạo lập văn bản: *Gợi ý: + Đây là bài tập tổng hợp về liên kết trong văn bản. Do đó, yêu cầu HS cần chú ý vận dụng một cách linh hoạt các yếu tố liên kết đã học để liên kết các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản một cách chặt chẽ, hợp lí. +Mặt khác, HS cũng cần lưu ý đây là bài văn nghị luận về nhân vật văn học. Do đó, để bài viết sinh động, hấp dẫn, thuyết phục người đọc, các em cần phải có tri thức về anh thanh niên, phải nắm vững phương pháp viết văn nghị luận, kết hợp tốt các phép lập luận trong quá trình làm văn. -Hết-
Tài liệu đính kèm: