Chuẩn kiến thức kĩ năng kì I lớp 9

Chuẩn kiến thức kĩ năng kì I lớp 9

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

GD: Ý thức tu dưỡng rèn luyện ĐĐ,

 1. Kiến thức: Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sồng và sinh hoạt.

- Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể

2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập ví thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

3. Thái độ: GD ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

- Nắm được những biểu hiện cốt yếu về 2 phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, phương châm về chất.

- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.

GD: Vận dụng các phương châm hội thoại đúng, C. xác.

RLKN: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm hội thoại . 1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lương, phương châm về chất.

2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống cụ thể.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng đúng các phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức kĩ năng kì I lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG KÌ I LỚP 9
Tên bài
TT tiết
Số Tiết
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
NỘI DUNG
TÍCH HỢP
- Môi trường
- Địa phương
- T2Đ2HCM
Tiết 1,2: Phong cách
Hồ 
Chí Minh
2
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
GD: Ý thức tu dưỡng rèn luyện ĐĐ, 
1. Kiến thức: Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sồng và sinh hoạt.
- Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể
2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập ví thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ: GD ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
T2Đ2HCM: Vẻ đẹp trong phong cách của lãnh tụ HCM: sự kết hợp hài hòa giữ truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, bình dị ...
Tiết 3: Các phương châm hội thoại
1
- Nắm được những biểu hiện cốt yếu về 2 phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, phương châm về chất.
- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
GD: Vận dụng các phương châm hội thoại đúng, C. xác.
RLKN: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm hội thoại .
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lương, phương châm về chất.
2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng đúng các phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tiết 4: Sử dụng một số 
bp nghệ thuật trong vb
thuyết minh.
1
- Hiểu được vai trò một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuât.
1. Kiến thức: Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
- Vai trị của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong trình bày ....
Tiết 5: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ...
1
- Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1. Kiến thức: Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo...).
- Tác dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng: Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh. (sử dụng một số biệm pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
3. Thái độ: Hiểu được văn bản thuyết minh rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Tiết 6,7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
2
- Nhận thức được một số nuy hại khủng khiếp về việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
- Có nhận thức hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
-1.Kiến thức: Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năn 1980 liên quan đén văn bản.
- Hệ thĩng luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản.
2. Kí năng: Đọc hiểu văn bản nhât dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
3. Thái độ: Có ý thức đấu tranh bảo vệ hòa bình.
- MT: Chống chiến tranh giữ gìn ngôi nhà chung thế giới.
- T2Đ2HCM: Tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của Bác trong qh với HBTG (chống nạn đói, nạn thất học ...)
Tiết 8: Các phương châm hội thoại (tiếp).
1
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về 3 phưng châm hội thoại: Phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
1. Kiến thức: Nội dung Phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kĩ năng: vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp 
- Nhận biết và phân tích đươc cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp
Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
1
- Củng cố kiến thức đã học về thuyết minh.
- Hiểu vai trị của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
1. Kiến thức: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trị của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kĩ năng: Quan sát các sự vật hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyêt minh.
3. Thái độ: Có ý thức quan sát các sự vật hiện tượng để phục vụ cho việc viết văn miêu tả.
Tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1
- Có ý thức và biết sử dụng yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
1. Kiến thức: Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
Tiết 11,12: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
2
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của tre em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
- Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
1. Kiến thức: Thức trạng cuộc sống của trẻ em hiện nay, những thách thức, cô hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam
2. Kĩ năng: Nâng cao một bước kĩ năng – hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập p. pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trong của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
Tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp)
1
- Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Đánh giá được hiểu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
1. Kiến thức: Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng: lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân về việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp
Tiết 14,15: Viết bài tập làm văn số 1
2
- Giúp HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả.
Văn thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
Tiết 16,17: Chuyện người con gái Nam Xương
2
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện – kí TĐ
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. 
1. Kiến thức: Cốt truyện, nhân vât, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì. 
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đệp truyện thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: Thơng cảm với thân phận của người phụ nữ trước cách mạng. Biết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại
1
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
1. Kiến thức: Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp trong tình huống giao tiếp cụ thể.
Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc nhân vật.
Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
1. Kiến thức: Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiêp.
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng lời dẫn trong khi tạo lập văn bản.
Tiết 20: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự.
1
- Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn cảnh giao tiếp, học tập.
- Củng cố kiến về thể loại tự sự đã được học.
1. Kiến thức: Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện...). Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng: Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau
3. Thái độ: 
Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng
1
- Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cô sở nghĩa gốc.
1. Kiến thức: Sự biến và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ: Có ý thức tìm tòi để tăng thêm vốn từ.
MT: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan đến MT, mượn từ ngữ nước ngoài về MT
Tiết 22: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
1
- Bước đầu làm quen với thể loại tùy bút thời kì trung đại.
- Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội cuả tùy bút trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
1. Kiến thức: Sơ giản về thể văn tùy bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự những nhiễu của bọn quan lại thời lê trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viêt theo thể tùy bút thời kì trung đại truyện Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh.
3. Thái độ: GD cho hs thái độ phê phán chế độ xã hội, giai cấp thống trị, xa hoa, nhũng nhiễu...
Tiết 23, 24: Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
2
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễ ... ững thành công từ giai đoạn cách mạng tháng tám.
- Hiểu cảm nhận dược giá trị nội dung và giá trị gnhệ thuật của truyện ngắn Làng.
1. Kiến thức: Nhân vật sự việc cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại
- Đối thoại, độc thoại và độc thaoij nội tâm: Sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tnh thần kháng chiến của người nơng dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống pháp
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì chống thức dân pháp.
Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
Tiết 63: (Văn học địa phương) 
(tiếng Việt)
1
Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích, cách xưng hô, các từ xưng hô được dùng ở Tuyên Quang.
Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1
- Hiểu được vai trị của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết viết bài văn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
1. Kiến thức: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức tập viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
Tiết 65:
Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
1
- Hiểu được vai trị của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết kết hợp tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
1. Kiến thức: Tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Nhận biết được các yếu tố nghị luận tự sự và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
sử dụng tự sự nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Thái độ: Luyện nói trong cuộc sống hàng ngày.
Tiết 66,67
Lặng lẽ Sa Pa
2
- Có hiểu biết thêm về tác và tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cưu nước.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Lặng lẽ Sa Pa
1. Kiến thức: Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh đơng hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ: GD tình yêu lao động, yêu quê hương đất nước, tình yêu những con người lao động thầm lặng..,
Tiết 68,69:
Viết bài tập làm văn số 3.
- Nhận ra các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Nắm được yêu cầu viết bài văn có sử dụng yếu tố nghị luận, biết viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Viết bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả, nghị luận.
Tiết 70:
Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1
- Hiểu người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm truyện.
- Thấy được tác dụng của việc lựa chon người kể chuyện trong một số tác phẩm đã học.
1. Kiến thức: Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm.
2. Kĩ năng: Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
3. Thái độ: Có ý thức vận dung trong việc đọc hiểu văn bản tự sự.
Tiết 71,72
Chiếc lược ngà
2
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà.
1. Kiến thức: Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
- Tình cảm cha con sâu nặng hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình cảm cha con
Tiết 73: Ôn tập tiếng Việt (các phương châm ...
cách dẫn ...)
1
- Củng cố một số nội dung tiếng Việt đã học ở học kì I.
1. Kiến thức: Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng: Khái quát một số kiến thức tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hành ngày
Tiết 74: Kiểm tra tiếng Việt
1
Kiểm tra những kiến thức mà HS đã học ở chương trình HK1. Qua đó giúp HS hệ thống hóa và củng cố kiến thức tiếng Việt.
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng một số nội dung của phần Tiếng Việt đã học ở học kì I: Các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn ...
2. Kĩ năng: Vận dụng được hiểu biết kiến thức và kĩ năng làm văn, tiếng Việt để thực hiện tốt bài kiểm tra phần tiếng Việt học kì I trong thời gian 45 phút.
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức, thái độ học tập đối với môn học. ý thức vận dụng các kiến thức đã học để tạo lập văn bản, góp phần đạt hiệu quả cao ...
Tiết 75: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại
1
- Kiểm tra các bài thơ và truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng một số nội dung văn bản phần thơ và truyện hiện đại
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản từ t1 -> t14 để hoàn thành bài kiểm tra trong thời gian 45 phút. 
3. Thái độ: Rèn luyện ý thức, thái độ học tập đối với môn học. ý thức vận dụng các kiến thức đã học để tạo lập văn bản, góp phần đạt hiệu quả cao ...
Tiết 
76, 77, 78: Cố hương
3
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương.
1. Kiến thức: Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
- Tinh thần phê phán sâu sắc XH cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dung kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
- Kể tóm tắt truyện.
3. Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước.
MT: Liên hệ. Tác động của môi trường XH và sự thay đổi của con người.
Tiết 79: Trả bài tập làm văn số 3
1
* Giúp học sinh:
- Rút kinh nghiệm bài TLV số 3.
- Phân tích đề, lập dàn ý.
- Sửa chữa sai sót trong quá trình HS làm bài.
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về kiến thức, kĩ năng làm bài tập làm văn thông qua giờ trả bài.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiện các bài tập đã cho.
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức, tình cảm đối với môn học
Tiết 80:
Ôn tập tập làm văn.
2
- Hệ thống kiến tập làm văn đã học ở học kì I.
1. Kiến thức: Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiện thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Tiết 81, 82: Ôn tập tập làm văn (tiếp)
2
- Hệ thống kiến tập làm văn đã học ở học kì I.
1. Kiến thức: Các khái niệm: văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiện thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
Tiết
 83, 84:
KTHK1 
2
Nội dung kiểm tra thuộc chương trình HKI- Ngữ văn 9 – tập 1
1. Kiến thức: Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (văn, tiếng Việt, Tập làm văn) trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập I 
2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới để trả lời câu hỏi và tạo lập văn bản theo yêu cầu trong thời lượng 90 phút.
3. Thái độ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi nói và viết. Có ý thức, thái độ đúng đối với môn học, bài học.
Tiết 
85, 86: Những đứa trẻ.
1
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Những đứa trẻ.
1. Kiến thức: Những đóng góp của M.go-rơ-ki với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dung kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
Tiết 87:
Trả bài kiểm tra tiếng Việt, trả bài kiểm tra văn
1
* Giúp học sinh:
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
- Sửa chữa sai sót trong quá trình làm bài của HS
- Thống kê chất lượng bài làm của các em
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong các bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm; có ý thức tìm cách khắc phục sửa chữa.
2. Kĩ năng: Nâng cao khả năng vận dụng của học sinh trong tạo lập văn bản. Củng cố kĩ năng sử dụng kiến thức cả ba phần đã học trong nói và viết; biết sửa và tránh lỗi.
3. Thái độ:	Có ý thức tránh mắc lỗi khi nói và viết. HS phát huy được khả năng sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca
Tiết 
88, 89: Tập làm thơ ... (tiếpt54)
1
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
1. Kiến thức: Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng: Nhận biết thơ tám chữ. Tạo đối vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ. Làm được bài thơ 8 chữ đơn giản.
3. Thái độ: Yêu thích thơ
Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
1
- Nhận xét, đánh giá chung về bài làm của học sinh.
- Sửa sai sót, thống kê chất lượng
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong các bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm; có ý thức tìm cách khắc phục sửa chữa.
2. Kĩ năng: Nâng cao khả năng vận dụng của học sinh trong tạo lập văn bản. Củng cố kĩ năng sử dụng kiến thức cả ba phần đã học trong nói và viết; biết sửa và tránh lỗi.
3. Thái độ: ý thức tránh mắc lỗi khi nói, viết. Phát huy khả năng sáng tạo, hứng thú học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docYeu cau chuan KTKN L9 HK1 bo sung tich hop.doc