Chuyên đề: Biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 9 trường THCS Kim Hòa viết tốt bài văn nghị luận

Chuyên đề: Biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 9 trường THCS Kim Hòa viết tốt bài văn nghị luận

I. Hiện trạng:

- Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay nhà trường rất coi trọng quan điểm lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường .Đặc biệt là kỹ năng viết.đ Việc viết văn trong nhà trường góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen suy nghĩ, làm việc nghiêm túc, thận trọng, có phương pháp. Và để viết được một đoạn (bài) văn hay nhất là văn nghị luận thì học sinh phải có một vốn từ phong phú, đủ để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, phải biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận.Nhưng thực tế học sinh lớp 9 trường THCS Kim Hòa trong năm học 2012 – 2013 còn khá nhiều em khả năng làm văn nghị luận rất kém, mặt dù kiểu bài này các em đã được học ở lóp 7,8 và lên lớp 9 chỉ nhằm củng cố và nâng cao thêm các kiến thức và kỹ năng đã có. Từ thực tế nêu trên, với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn, tôi rất trăn trở về điều này cho nên tôi tập trung nghiên cứu tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng chất lượng làm văn nghị luận của các em.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Biện pháp giúp học sinh yếu kém lớp 9 trường THCS Kim Hòa viết tốt bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 9 TRƯỜNG THCS KIM HÒA VIẾT TỐT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
--------------------------
I. Hiện trạng: 
- Dạy học theo quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông. Hiện nay nhà trường rất coi trọng quan điểm lấy hoạt động giao giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường .Đặc biệt là kỹ năng viết.đ Việc viết văn trong nhà trường góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen suy nghĩ, làm việc nghiêm túc, thận trọng, có phương pháp. Và để viết được một đoạn (bài) văn hay nhất là văn nghị luận thì học sinh phải có một vốn từù phong phú, đủ để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, phải biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận...Nhưng thực tế học sinh lớp 9 trường THCS Kim Hòa trong năm học 2012 – 2013 còn khá nhiều em khả năng làm văn nghị luận rất kém, mặt dù kiểu bài này các em đã được học ở lóp 7,8 và lên lớp 9 chỉ nhằm củng cố và nâng cao thêm các kiến thức và kỹ năng đã có. Từ thực tế nêu trên, với vai trò là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn, tôi rất trăn trở về điều này cho nên tôi tập trung nghiên cứu tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng chất lượng làm văn nghị luận của các em.
- Năm học 2012- 2013 trường THCS Kim Hòa được 02 lớp 9 với tổng số 63 em (34 em là người dân tộc khmer), khả năng thực hành làm văn của các em rất chênh lệch . Bên cạnh những học sinh từ trung bình trở lên thì số học sinh yếu kém cũng khá nhiều.Trong bài khảo sát chất lượng đầu năm 2012- 2013, với đề bài “Viết đoạn văn khoảng 8đến 10 câu ,trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giữ vệ sinh trường lớp ở nơi em đang học” có những học sinh viết đoạn văn như sau:
Ví dụ1 :
Em thấy việc giữ vệ sinh ở trường học của em còn có chỗ hỏng tốt đó là việc bỏ rác tùm lum tùm la có lớp hốt rác rồi đem bỏ tầm bậy làm mất nét đẹp của trường. Em thấy sẽ kêu lớp trực ghi vơ trừ điểm, không bỏ rác tùm lum không đổ rác tầm bậy nửa thì trường sẽ đẹp ra.Đĩ là suy nghĩ của em.
Ví dụ 2: 
Vấn đề giữ vệ sinh trường lớp ở nơi em đang học hơi tốt chứ chưa tốt lắm . Lớp em có bạn ăn bánh uống nước rồi bỏ đại vô hộc bàn làm ướt cặp. Có bạn ăn rồi bỏ rác vô sọt.Nên chưa có tốt về vấn đề giữ vệ sinh nơi em đang học. Một hôm em thấy em đó học ở lớp 6/1 đổ rác dô ky của lớp 6/3 làm vấn đề giữ vệ sinh ở nơi em học không tốt. Còn lớp em thì đổ rác rất tốt không có tổ nào đổ trật chỗ làm vấn đề vệ sinh tốt.
Từ ví dụ trên tôi nhận thấy học sinh mình cũng có hiểu vấn đề, có biết cách nghị luận nhưng các em diễn đạt chưa tốt, chưa được trôi chảy. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là:
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn quá nên em hiểu vấn đề nhưng không diễn tả được hết ý tưởng của bản thân dẫn đến việc lặp từ,lặp ý hoặc dùng từ nói vào trong văn bản viết. Một số em là người dân tộc khơme do chỉ khi đến tiết học mới giao tiếp bằng Tiếng Việt nên khả năng vận dụng Tiếng Việt khi làm văn kém.
- Một số khác thì chưa nắm vững kĩ năng trình bày đoạn văn nghị luận nên cứ viết đại cho có chữ rồi đem nộp bài.
- Một số thì chưa tích cực trong học tập nên lười suy nghĩ, làm bài cho nhanh để ra chơi.
II/ Giải pháp thay thế:
Với khả năng của mình, tôi chọn một nguyên nhân để thay đổi đó là nguyên nhân thứ nhất: “Vốn từ của học sinh trường tôi còn hạn chế dẫn đến khả năng hành văn kém, một số học sinh dân tộc khmer còn hạn chế vốn từ Tiếng Việt”. Tôi nghĩ rằng việc giúp học sinh yếâu kém mở rộng vốn từ có thể sẽ làm thay đổi kết quả viết văn nghị luận . Vì vốn từ ngữ phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để HS tiếp thu tri thức cũng như giao tiếp trong đó có viết văn.
III/ Vấn đề nghiên cứu:
Tôi tiến hành thực hiện như sau:
1/ Chọn thời gian bồi dưỡng: 
Tận dụng các tiết giảm tải trong chương trình Ngữ Văn 9; kết hợp với các tiết trả bài kiểm tra, cộng các buổi học nâng kém và tích hợp vào các tiết dạy phần văn bản, phần Tiếng Việt ở các bài: Sự phát triển của từ vựng Tiếng Việt, Trau dồi vốn từ, Thuật ngữ, Tổng kết từ vựng 
2/ Nội dung- biện pháp thực hiện:
 Soạn nội dung thay thế các tiết giảm tải, các buổi nâng kém tập trung vào các vấn đề sau:
a/ Rèn đọc lại các văn bản đã học: Tôi thực hiện nội dung này vì phần lớn trong giờ dạy chính thức giáo viên ít gọi đối tượng này đọc bài do các em đọc quá chậm, đọc không chuẩn , giáo viên phải giúp các em sữa lỗi đọc sai Như thế sẽ không kịp thời gian và sẽ khiến cho các học sinh khá giỏi mất hứng thú trong giờ học Văn. Cho nên ở những tiết học này thường tôi thiết kế những câu hỏi dễ để kích thích sự chú ý của các em trong giờ học hoặc gọi các em đọc những đoạn văn ngắn. Đến các tiết học này,trong quá trình luyện đọc, tôi khuyến khích các em nên mạnh dạn nêu lên những từ, ngữ mà em còn chưa hiểu nghĩa bằng câu hỏi: Đọc qua văn bản, em thấy những từ nào mà em còn chưa hiểu nghĩa ? Rồi sau đó, tôi nhờ các em khá giỏi hoặc những em nào biết nghĩa giúp bạn giải thích , kết hợp với việc đọc – hiểu các chú thích ở Sách giáo khoa, khuyến khích các em đọc thêm sách báo để làm tăng vốn từ cho bản thân. Để thực hiện được điều này, người dạy phải hết sức tế nhị , cần tạo được sự thân thiện đúng mực với người học để họ chủ động đưa ra điều còn thắc mắc bởi mỗi con người đều có lòng tự trọng của riêng mình, có người không muốn để người khác biết mình “dốt”.
b/ Lần lượt giúp cho HS yếu kém mở rộng vốn từ bằng các cách dưới đây:
b.1/ Mở rộng vốn từ theo hệ thống từ cùng nghĩa, trái nghĩa:
- Về lí thuyết: ơn tập các kiến thức về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm (thực hiện trên tiết học chính thức ở các tiết Tổng kết từ vựng).
- Về bài tập: Để giúp cho học sinh mở rộng vốn từ, giáo viên cĩ thể tiến hành bằng cách cung cấp các từ trái nghĩa, cùng nghĩa hoặc gần nghĩa cho học sinh theo những đề tài, chủ đề, chủ điểm khác nhau. 
Ví dụ: 
+ Trong trường hợp gặp từ vui vẻ, từ Tổ quốc, cĩ nhiều cách giúp học sinh mở rộng vốn từ:
=> Cách 1:
Giáo viên cĩ thể mở rộng vốn từ cho các em bằng việc cung cấp các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa như: vui sướng, vui mừng, sung sướng, ... hoặc bằng những từ trái nghĩa như: buồn rầu, buồn bã, buồn chán, rầu rĩ, ủ ê...
+ Trong trường hợp từ tổ quốc giáo viên đưa ra những từ đồng nghĩa, gần nghĩa như: đất nước, giang sơn, quốc gia, sơng núi, xứ sở... (khơng cần đưa ra từ trái nghĩa với chủ đề này)
=>Cách 2: Trong những trường hợp này, giáo viên cũng cĩ thể để cho học sinh tự tìm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa hoặc bằng cách gợi mở, đặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời. 
=> Cách 3: Cũng cĩ thể tiến hành mở rộng từ theo cách này bằng việc cho học sinh thay thế một từ nào đĩ trong câu bằng một từ đồng nghĩa khác mà khi thay thế, nghĩa chung của cả câu khơng thay đổi. Ví dụ: 
Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nĩ:
Chúng em quyết tâm bảo vệ trường lớp học thật sạch đẹp.
=> Nếu học sinh tìm từ khơng chuẩn, giáo viên điều chỉnh, sửa chữa cho các em để cuối cùng tìm được từ thay thế phù hợp nhất. 
b.2) / Mở rộng vốn từ theo hệ thống từ cùng trường:
 	- Về lí thuyết: Ơn lại kiến thức về Trường từ vựng đã học ớ lớp 8 (thực hiện trên tiết học chính thức ở các tiết Tổng kết từ vựng).
- Về bài tập:
+ Tìm các từ cùng trường nghĩa Giáo viên mở rộng vốn từ cho học sinh bằng cách hướng dẫn các em tìm các từ cùng trường nghĩa được gợi ra từ những từ cho trước. Ví dụ, với từ “biển”, giáo viên sẽ mở rộng từ bằng việc hướng dẫn học sinh tìm các từ cùng trường gắn liền với “biển”. Những từ đĩ cĩ thể là: sĩng, nước, nắng, giĩ, cát, mây, trời... 
+ Tìm từ theo trường liên tưởng: Giáo viên giúp cho học sinh mở rộng vốn từ theo trường liên tưởng bằng cách chọn ra một từ trung tâm (hoặc một đối tượng nào đấy), rồi xoay quanh từ trung tâm đĩ, tìm những từ khác dựa vào những liên tưởng khác nhau.
Ví dụ, lấy từ trung tâm là “giáo viên”, chúng ta cĩ thể mở rộng từ cho học sinh bằng cách dựa vào những liên tưởng khác nhau ở học sinh:
+ Nhờ liên tưởng đồng loại, cĩ thể tìm được các từ ngữ như: thầy giáo, cơ giáo, hiệu trưởng, hiệu phĩ, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn ...
+ Nhờ liên tưởng về hoạt động, cĩ thể tìm được các từ ngữ như: soạn bài, chấm bài, giảng dạy, phụ đạo, lên lớp, hướng dẫn, thuyết trình, nghiền ngẫm, tìm tịi, sửa chữa, dắt dẫn, giảng giải...
+ Nhờ liên tưởng về địa điểm, cĩ thể tìm được các từ ngữ như: bục giảng, lớp học, phịng học, phịng hội đồng, phịng giáo viên...
+ Nhờ liên tưởng về phương tiện hoạt động, cĩ thể tìm được các từ ngữ như: giáo án, phấn màu, thước kẻ, giáo cụ trực quan, mẫu vật...
+ Nhờ liên tưởng về tính chất, cĩ thể tìm được các từ ngữ như: dịu dàng, nhiệt tình, say sưa, gắn bĩ, quan tâm, yêu thương...
=> Cũng cĩ thể, giáo viên đưa ra một từ, rồi dựa vào các trường liên tưởng được gợi ra từ từ đĩ, mở rộng vốn từ cho các em. Ví dụ, với từ “mắt”, giáo viên cĩ thể mở rộng từ cho các em bằng những liên tưởng khác nhau gợi ra từ từ này:
+ Hình dáng của mắt: mắt lá liễu, mắt lá dăm, mắt ốc nhồi, mắt diều hâu...
+ Đặc điểm của mắt: mắt xếch, mắt lác, mắt lé, mắt lồi...
+ Hoạt động của mắt: nhìn, liếc, trợn, trừng, quắc, nhịm...
+ Bệnh của mắt: cận thị, viễn thị, đau, nhức...
+ Tính chất: trong sáng, dịu dàng, tinh anh, gườm gườm...
Các loại bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh được tiến hành theo cách này là :
- Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật: Đặc điểm về tính tình của một người; Đặc điểm về màu sắc của một vật; Đặc điểm về hình dáng của người, vật ( hướng dẫn về nhà).. 
	b.3)Mở rộng vốn từ theo cách cấu tạo từ: 
- Về lí thuyết: Ơn lại kiến thức về  ... ém là việc giải thích nghĩa của từ. Chỉ khi các em hiểu được nghĩa của từ, các em mới cĩ khả năng sử dụng đúng, từ đĩ tiến lên sử dụng hay một từ nào đấy trong những hồn cảnh giao tiếp nhất định. Trong nghĩa của từ, thành phần nghĩa biểu niệm là thành phần cốt lõi, thành phần quan trọng nhất. Vì thế giải thích nghĩa của từ chủ yếu là giải thích nghĩa biểu niệm, giúp các em nắm được đầy đủ nhất các nét nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp của từ đĩ. Trên cơ sở học sinh hiểu được nghĩa biểu niệm, giáo viên sẽ giúp các em hiểu nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái cũng như các mối quan hệ giữa nghĩa của từ đang được giải thích với nghĩa của các từ khác trong hệ thống hay trong những lời nĩi cụ thể. Ở lớp 6 các em đã được học 2 phương pháp giải thích nghĩa của từ :
- Giải thích nghĩa bằng cách định nghĩa khái niệm nhằm nêu lên những nét đặc trưng trong nghĩa của từ. 
+ Khi định nghĩa, những nét đặc trưng này được sắp xếp theo trình tự nét chung, khái quát nĩi trước, nét riêng, cụ thể nĩi sau. 
Ví dụ, chặt là một hoạt động; tác động lên vật khác; làm vật phân ra thành từng đoạn; bằng dụng cụ cĩ lưỡi; với lực tác động theo chiều thẳng gĩc; từng đợt, khơng liên tục.
+ Bài tập: 
* Cho sẵn một số từ và những nét nghĩa phù hợp với từng từ ấy nhưng sắp xếp khơng theo trình tự. Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp lại vị trí các từ sao cho phù hợp với những nét nghĩa đĩ. 
* Cho sẵn từ và yêu cầu các em tập dùng lời để giải thích. Việc giải thích ở đây chủ yếu là để các em tập nêu ra những nét nghĩa biểu niệm mà từ đĩ cĩ được.
- Giải thích nghĩa của từ bằng cách đối chiếu, so sánh với những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. 
+ Đây là một trong những phương pháp giải thích nghĩa của từ thường được sử dụng trong từ điển giải thích. Ví dụ, vơ số : nhiều; vơ ngần : cực kì ; heo : lợn ; tốt : trái nghĩa với xấu ; chết : trái nghĩa với sống v.v
+ Bài tập:
Cách giải thích này được sử dụng dưới dạng các bài tập tìm từ, hoặc sắp xếp các từ. 
* Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp cĩ nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa):
+ đẹp, ngắn, nĩng, thấp, lạnh, xấu, cao, dài
+ lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen
+ trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm
* Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
- Ngồi 2 cách đã học giáo viên cĩ thể cung cấp thêm cách giải thích nghĩa của từ thứ 3 là: Giải thích nghĩa của từ bằng cách đặt từ vào văn cảnh mà từ xuất hiện. 
+ Văn cảnh này cĩ thể là một câu văn, câu thơ, nhưng cũng cĩ thể chỉ là một ngữ cĩ chứa đựng từ cần giải thích. 
+ Ví dụ, khi giải thích nghĩa của từ lở ta cĩ thể dẫn ra những câu như : “Khúc sơng bên lở bên bồi, bên lở thì đục bên bồi thì trong”, “, dịng sơng xưa vẫn bên lở bên bồi”, “ Miệng ăn núi lở”. 
+ Bài tập:
 	* Cho trước từ cần kiểm tra nghĩa, sau đĩ cho một số câu cĩ chứa từ ấy nhưng chỉ cĩ một câu dùng đúng nghĩa. Giáo viên yêu cầu học sinh đánh dấu vào câu dùng đúng. 
* Cho một câu cĩ chứa từ cần giải thích, sau đĩ dựa vào nghĩa đã được dùng đĩ, học sinh tự đặt một câu khác.
d/ Hướng dẫn học sinh cố gắng trang bị cho mình một quyển Từ điển Tiếng Việt, biết cách tra nghĩa của từ qua từ điển khi cần thiết.
 Giúp học sinh ôn luyện về cách sử dụng từ Hán Việt khi nói và viết:
* .Khái niệm từ Hán Việt:
- Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.
- Từ Hán Việt chiếm mợt sớ lượng lớn trong vớn từ Tiếng Việt.
- Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn : từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gờm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga...), cho nên được dùng theo cách thơng thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguờn gớc ngoại lai của nó. 
VD: - Thảo mợc : cây cỏ ( từ H-V)
Sơcơla( bợt ca cao đã được chế biến có vị ngọt và béo), roocket( tên lửa) 
* Ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán Việt:
- Để hiểu được nợi dung của từ ghép Hán Việt, cần hiểu được ý nghĩa của các yếu tớ Hán Việt
- Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tờn tại hàng loạt cặp từ thuần việt và Hán Việt có có nghĩa tường đương nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa về màu sắc biểu cảm, màu sắc phong cách.
VD: quớc gia = nước nhà, giang sơn = sơng núi, vãng lai = qua lại, thở huyết = hợc máu...
- Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, khơng gợi hình.
VD: Thảo mợc = cây cỏ, viêm = loét, thở huyết = hợc máu...
- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã...)
VD: Phu nhân = vợ, hi sinh = chết...
- Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cở kính, sinh hoạt, thơng dụng...
VD: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = mãi mãi, khẩu phật tâm xà = miệng nam mơ bụng bờ dao găm...
- Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đờng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừu tượng, trang trọng, tao nhã, cở kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để: 
+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái đợ tơn kính, trân trọng, làm nởi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.
VD; Nói : Hợi phụ nữ( khơng nói hợi đàn bà), Hợi nhi đờng Cứu quớc( khơng nói hợi trẻ em cứu nước)...
 + Tạo sắc thái tao nhã, tránh thơ tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.
VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu mơn ... để tránh thơ tục, khiếm nhã.
 + Tạo sắc thái cở xưa, làm cho người đọc như được sớng trong bầu khơng khí xã hợi xa xưa
VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cở tích.
* Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý:
- Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt với từ thuần Việt.
VD: Tham quan thì nói( viết thành thăm quan) , vong gia thì nói ( viết thành phong gia)...
- Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt .
VD: từ yếu điểm, biển thủ là từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển trong tiếng Việt
- Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái đợ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( VD: Xơi – ăn, cầm đầu – thủ lĩnh đề nghị – xin phiền...)
- Khơng lạm dung từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huớng giao tiếp phù hợp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật.
VD: Sau ngơi đền có nhiều dị vật ( sau ngơi đền có nhiều vật lạ)
e/ Đối với các tiết trả bài kiểm tra trong chương trình Ngữ Văn 9 thì ngồi việc sửa bài, nhận xét các ưu khuyết điểm chung của cả lớp tơi đặc biệt lưu ý thêm việc chữa lỗi dùng từ cho nhĩm yếu kém bằng cách giúp các em nhận thấy được những từ dùng sai (giáo viên thực hiện khi chấm bài), gợi ý để các em tìm những từ ngữ thích hợp hơn để thay thế, yêu cầu học sinh giỏi đọc bài cho cả lớp nghe. Sau đĩ giáo viên đặt câu hỏi: nghe qua bài văn của bạn, em cĩ nhận xét gì? Tùy theo câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng các em đến kết luận: muốn viết được đoạn (bài) văn hay trước nhất người làm bài cần phải cĩ được vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt ý tưởng của mình thành văn. Từ đĩ khuyến khích các em về nhà viết lại bài theo hướng dẫn rồi nộp để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của em.
IV/ Thiết kế:
- Kiểm tra trước và sau tác động với nhĩm duy nhất.
Tổng số học sinh
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểmtra sau tác động
18(nam:12,nữ:6,dân tộc khơme:17)
 O1
 X
 O2
- Nhĩm thực nghiệm: 18 học sinh( nam: 12 ; nữ 06; dân tộc khơme: 17 ) cĩ điểm chung là khả năng hành văn rất kém do vốn từ ngữ cịn hạn chế .
- Nhĩm đối chứng: cũng 20 học sinh trong nhĩm thực nghiệm.
V/ Đo lường:
Kiểm tra kỹ năng viết văn của học sinh. Tơi sử dụng bài kiểm tra bình thường trên lớp: bài kiểm tra chất lượng đầu năm 2012- 2013 (thực nghiệm) và bài viết số 5 (đối chứng).
Đến bài viết số 5: với đề bài “ Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi cộng cộng. Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu lên suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Bảng điểm kiểm tra
Học sinh
Nhĩm thực nghiệm
(KT trước tác động)
Nhĩm đối chứng
(KT sau tác động)
4
5
3
5
4
6
2
4
1
4
1
5
0
3
3
4
1
3
2
3
4
3
3
5
4
7
4
7
2
5
3
5
4
7
2
6
Giá trị TB: 2,6
Giá trị TB:4,8
Độ lệch chuẩn: 1,3
Độ lệch chuẩn:1,4
Giá trị p của phép kiểm chứng ttest phụ thuộc: 5,53699E-07
6/ Phân tích dữ liệu:
Sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc và mức độ ảnh hưởng.
Giá trị trung bình kết quả kiểm tra sau tác động tăng so với kết quả kiểm tra trước tác động (4,8 – 2,6 = 2,2 điểm).
7/ Kết quả:
Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp giúp Hs yếu kém mở rộng vốn từ , tôi nhận thấy các em đã có sự tiến bộ: hạn chế được tình trạng đưa từ nói vào bài viết (khi chưa cần thiết), biết diễn đạt được ý tưởng của bản thân, những học sinh dân tộc khmer tích cực xây dựng bài hơn trong giờ học, bài làm văn nội dung phong phú hơn.
Tuy đây chưa phải là một kết quả mĩ mãn nhưng nhìn chung đã phần nào cải biến được khả năng làm bài văn nghị luận, sự yêu thích giờ học văn của các em .Để từ đó các em tiếp tục phát huy năng lực này trong các bài kiểm tra tiếp theo cũng như trong những năm học ở THPT sau này.
 Kết luận: 
Trên đây là một số kinh nghiệm còn ít ỏi mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình dạy học. Cho nên sẽ còn một số vấn đề mà bản thân chưa lĩnh hội hết được, mong được sự đóng góp của quí đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn, riêng bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm này trong những năm học tới để rút thêm nhiều biện pháp mới góp phần đưa chất lượng bộ môn Ngữ Văn nói chung và phần làm văn nghị luận nói riêng ngày càng đạt chất lượng cao hơn.
 Kim Hòa, ngày 2/ 1 / 2013
 Người viết
 VÕ THỊ NGỌC BÍCH 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE BIEN PHAP GIUP HOC SINH YEU LOP 9 VIETDUOC BAI VAN NGHI LUAN.doc