Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận

 

Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét.

docx 159 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Phần văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
VĂN HỌC LỚP 9
PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9
PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau:
Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét.
Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.
Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9.
chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.
1
Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn
học.
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
1. Phân loại
Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Một số điểm giống nhau.
2.1. Loại
Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài:
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích:
Mục đích: Nhằm để hiểu
Các bước:
Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu
trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là
gì?
2
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào?
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh
Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
Các bước:
Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều
cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận
Mục đích: Tạo sự đồng tình.
Các bước:
Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
3
Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài
3.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3.1.1 Đề tài:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
3.1.2 Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
3.1.3.Một số đề tham khảo
Tình thương là hạnh phúc của con người.
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
4
Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh
nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa
trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”.
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.
Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc”.
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội”.
Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : “ Tính ích kỉ là thuốc độc giết
chết tình bạn”. Hãy bình luận câu nói trên.
Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người
bạn tốt ».
Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường
của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau. ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
5
-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách
núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn-xtôi)Anh (chị)
hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất
mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.? (Noóc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm NXB Trẻ, 2003).
Tiền tài và hạnh phúc.
“Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
3.2.1.Đề tài:
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
-Chấp hành luật giao thông.
-Hiến máu nhân đạo
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ *Lưu ý:
Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện:
6
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
3.2.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
3.2.3.Một số đề tham khảo:
Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang
thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên số ... ển chuyển và tinh tế
Hãy nghe hai câu thơ :
Vi lô san sát hơi may
Một trời thu để riêng ai lạnh lùng
Đó là một cảnh một rừng vi lô trong mùa thu xám có gió heo may, lành lạnh. Lối tả cảnh này có thể Nguyễn Du chỉ viết theo nghệ thuật cảm quan của mình chứ không hề nghĩ rằng mình đang tạo ra một lối vẽ cảnh một cách tượng trưng bằng những vần thơ. Mãi đến hơn một thế kỷ sau ,tức vào thế kỷ 19, lối tả cảnh tượng trưng nay mới phát triển thật mau tại Pháp mà các nhà phân tích văn học gọi là Symbolists. Đó là sự nhận định của Giáo sư Hà Như Chi.
Nên để ý nghệ thuật của Nguyễn Du là mang cái gì rộng lớn mênh mông , để rồi đem vào hàm chứa trong một cái gì nhỏ bé (luận giải của Giáo Sư Hà Như Chi trong Việt Nam Thi Văn Giảng Luận). Trong hai câu thơ trên, một trời thu mang một ý niệm không gian rộng lớn bao la, trong khi bốn chữ riêng ai một mình lại chỉ một phạm vi nhỏ bé, một tâm tình đơn lẻ cá nhân.
153
Một vài câu thơ khác cũng mang cùng một khuynh hướng như :
Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình
Đó là cảnh mặt trời chiều bâng khuâng nghiêng mình soi bóng trước mái hiên nhà để rồi chuyển sang, ẩn vào tâm tư riêng của một cõi lòng Kiều cô đơn. (Cần chú ý thêm là cách dùng điệp ngữ một cách tài tình khéo léo của Nguyễn Du, với chữ nghiêng và riêng được lập đi lập lại nhiều lần mà vẫn cảm thấy hay). Có khi Nguyễn Du lại dùng một lối tả cảnh tượng trưng ngược lại , nghĩa là đem tấc lòng nhỏ bé của con người cho tỏa rộng bay hòa vào cái rộng lớn của trời đất.
Hãy xem cảnh Kiều và Thúc Sinh chia tay nhau:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Đó là sự phân ly buồn bã tuy chỉ giữa hai người, nhưng đã làm ảm đạm cả một vùng cảnh vật chung quanh.
Hay cảnh Kiều thất vọng cuộc đời, mở cửa phòng nhỏ bé để gieo mình xuống dòng bao la của sông Tiền Đường :
Cửa bồng vội mở rèm châu
Trời cao sông rộng một màu bao la.
Nói về nghệ thuật tả cảnh tượng trưng này, giáo sư Dương Quảng Hàm đã viết: tả cảnh thì theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt
Nghệ thuật tả cảnh bằng thơ của Nguyễn Du cũng dùng rất nhiều màu sắc như bức tranh của một người họa sĩ. Trước tiên phải là ánh sáng, một yếu tố cơ bản, rồi sau đó mới tới các màu sắc với sự pha chế sao cho làm nổi được cảnh chính và cảnh phụ .
Hãy xem một cảnh Xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút tả cảnh đầy màu sắc của
Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
154
Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã tuyệt hảo: trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê trắng tinh. Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Kiều đi dự lễ Thanh Minh. ở đây cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì cành lê điểm một vài bông hoa trắng thì Nguyễn Du đã viết: cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Tất nhiên có thể Nguyễn Du đã phải đảo chữ chỉ vì tôn trọng luật bằng trắc của thơ lục bát, nhưng cũng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được .
Cũng một cảnh cỏ xanh nữa, nhưng lần này là màu xanh thẫm soi mình cạnh màu nước trong:
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Hay cảnh lung linh ánh nước soi chiếu mây vàng của hoàng hôn:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng.
Một cảnh khác mà màu sắc lại buồn ảm đạm, chỉ có màu nâu của đất, màu xanh vàng của cỏ úa chen chân bên cái thấp lè tè của gò đất mả Đạm Tiên:
Sè sè nắm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Nói chung, Nguyễn Du chú trọng nhiều đến màu sắc của thiên nhiên, đặc biệt là của hoàng hôn, của cây cỏ, của trăng và của nước là những màu sắc thi vị, nhưng lại gieo ấn tượng cho một nỗi buồn xa xăm, cũng chỉ vì truyện Kiều mang bản chất nhiều nỗi buồn hơn vui.
Giáo sư Hà Như Chi nhận định về lối dùng màu sắc của cụ Nguyễn Du như sau : “Nguyễn Du khi tả ánh sáng không những chỉ trực tiếp mô tả ánh sáng ấy, mà lại còn tả một cách gián tiếp , cho ta thấy sự phản chiếu trên ngọn cỏ, lá cây mặt nước, đỉnh núi (Việt NamThi Văn Giảng Luận)
Đúng như thế, hãy xem cảnh khu vườn với hoa lựu nở đỏ như ánh lửa lập lòe trong mùa hạ, khi mùa nắng đã được đón chào bởi tiếng quyên ca lúc khởi một đêm trăng :
155
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Lối dùng chữ trang nhã và bình dân trong tả cảnh.
Nguyễn Du là một thi nhân thuộc dòng dõi quan quyền phú quý, nhưng gặp phải cảnh loạn lạc đổi chúa thay ngôi giữa nhà Lê và nhà Nguyễn, đã phải về quê cũ ở Huyện Tiên Điền để ẩn cư. Cụ đã trải qua những ngày sống trong phú quý và những ngày sống thanh đạm nơi thôn dã , nên trong tâm hồn đã thu nhập được hai cảnh sống. Cụ đã hài hòa kết hợp được hai cảnh sống đó, nên trong lãnh vực văn chương tả cảnh trong truyện Kiều, cụ có khi dùng những chữ thật trang nhã quý phái, có khi lại dùng những chữ thật giản dị bình dân. Những chữ dùng trang nhã quý phái đă được kể nhiều qua những câu thơ ở trên, thiết tưởng chẳng cần lập lại. Bây giờ chúng ta hãy xem những chữ rất bình dân mà Nguyễn Du dùng trong lúc tả cảnh.
Ví dụ chị em Kiều du Xuân ra về thì trời vừa ngả bóng hoàng hôn , Nguyễn Du dùng hai chữ tà tà chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Kiều thong thả bước chân ra về, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thế rồi gặp cảnh mả Đạm Tiên đắp vội , chỉ còn một nắm đất thấp sè sè bên đường, chen lẫn vài ngọn cỏ úa :
Sè sè nắm đấ bên đường
Rầu rầu ngon cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rồi ngọn gió gọi hồn ào ào thổi tới như muốn nhắn nhủ điều chi : ào ào đổ lộc rung cây
trong dường có hương bay ít nhiều.Hay cảnh vườn Thúy khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều mà không thấy nàng, chỉ thấy cánh én xập xè bay liệng trên mặt đất hoang phủ đầy
rêu phong:
Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giầy .
Và đêm xuống ánh trăng soi quạnh quẽ lẻ loi nơi vườn vắng, tri âm chỉ còn là những
156
cọng cỏ dại mọc lưa thưa:
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời
Chính vì Nguyễn Du đã kết hợp được cả hai lối hành văn bác học và bình dân một cách tài tình nên truyện Kiều đã được tất cả mọi giai tầng trong xã hội đón nhận thưởng thức một cách nhiệt thành. Những chữ mộc mạc bình dân đã chứng tỏ một bước tiến của nền văn chương Việt Nam trên con đường xa dần ảnh hưởng của chữ Hán chữ nôm mà Nguyễn Du đã tiên phong dấn bước.
Lối dùng điển tích trong tả cảnh cũng rất đặc biệt.Nguyễn Du là một thi hào dùng rất nhiều điển tích trong tác phẩm của mình. Nhưng khác với những nhà thơ khác , thường dùng điển tích chỉ vì chưa tìm được chữ quốc ngữ thích đáng để thay thế . Nguyễn Du thì khác, cụ đã dùng điển tích để làm câu thơ thêm có ý vị đậm đà mà vẫn lưu loát tự nhiên, không cầu kỳ thắc mắc như Giáo sư Hà Như Chi đã nhận định. (Việt Nam Thi Văn Giảng Luận). Nhưng phải nói, những điển tích mà Nguyễn Du dùng chính đã làm giàu cho nền văn chương quốc ngữ Việt Nam, thậm chí nhiều điển tích đã trở thành ngôn ngữ hoàn toàn Việt Nam, mà nói tới ai ai cũng hiểu ý nghĩa đại cương của nó. Chẳng hạn những chữ Biển dâu, Gót sen, Sư tử Hà Đông, kết cỏ ngậm vành, mây mưa, ba sinh, chắp cánh liền cành ..v...v .
Những điển tích thường nằm nhiều trong những đoạn thơ tả người, tả tình tả tâm trạng, tả tiếng đàn, trải dài trong suốt truyện Kiều. Riêng trong lãnh vực tả cảnh là chủ điểm của bài này, chúng ta không gặp nhiều điển tích cho lắm. Nhưng cũng xin đan cử vài ví dụ. Chẳng hạn như đoạn tả cảnh Kiều nhớ Kim Trọng bên dòng nước trong xanh phản chiếu ánh trăng ngà
Gương nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân
Gương Nga chỉ mặt trăng, do tích Hằng Nga, mỹ nhân, vợ của Hậu Nghệ, đánh cắp và uống hết thuốc tiên mà Hậu Nghệ xin được của bà Tây Vương Mẫu. Hằng Nga hóa tiên và bay lên mặt trăng. Từ đó người ta thường gọi mặt trăng là Gương Nga hay chị Hằng,
157
chị Nguyệt .
Hai câu thơ khác :
Sông Tần một giải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
Sông Tần lấy từ câu dao vọng Tần Xuyên, can trường đoạn tuyệt ý nói ở xa nhìn nước sông Tần như nát gan xé ruột . Dương Quan là tên một cửa ải xa ở phía tây nam tỉnh Cam Túc. Cả hai điển tích trên đều mang ý nghĩa một sự nhớ nhung khi xa cách. Đó là lúc Thúy Kiều tiễn đưa Thúc Sinh trở về thăm vợ cũ là Hoạn Thư.
Hay: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Chữ Khóa xuân lấy từ điển tích Châu Du bị gió đông cản việc phóng hỏa đốt trại Xích Bích, nên Đài Đồng Tước không bị cháy, nhưng chính vì đó mà đã khóa chặt tuổi xuân hai chị em tên Đại Kiều và Tiểu Kiều, một người vợ Tôn Sách và một người vợ Châu Du..
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều .
Hai câu thơ trên ngụ ý tả cảnh lầu Ngưng Bích như là nơi đã khóa kín tuổi xuân của Thúy Kiều.
Một đoạn khác khi Kim Trong trở về vườn Thúy để tìm Kiều, nhưng nàng đã không còn ở đó, chỉ còn ngàn cánh hoa đào hồng thắm đang cười như tiễn biệt gió đông:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Hai câu này lấy từ điển tích nho sinh Thôi Hộ đời nhà Đường, trở về Đào Hoa Trang để thăm người con gái năm xưa đã dâng cho chàng nước uống trong lúc dự hội Đạp Thanh. Nhưng người đẹp đã vắng bóng dù cảnh cũ vẫn còn đấy, chìm ngập trong ngàn cánh hoa đào phe phẩy dưới nắng xuân. Thôi Hộ đã viêt hai câu thơ nguyên văn văn :
158
Nhân diện bất tri hà xứ khứ ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật là muôn hình vạn trạng. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời , một ánh trăng, một cành liễu, một dòng nước hay một áng mây hoàng hôn v.v.v . Chỉ thế thôi, nhưng chữ dùng về màu sắc và cách sắp đặt cảnh gần xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã ban cho cảnh thiên nhiên một hồn người khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh của Nguyễn Du mà không khỏi bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu để chỉ riêng một lãnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ truyện Kiều không hổ thẹn để xứng đáng là một tác phẩm văn chương quốc ngữ hay nhất trong kho tàng văn học của nước ta. Hãy nghe học giả Đào Duy Anh nhận xét về truyện Kiều Chúng ta sở dĩ yêu chuộng truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lý cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kỳ diệu để rung động tâm hồn ta... ( Khảo Luận về Kim Vân Kiều)..
Thật đúng như vậy, những rung động trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã từng có những cảm giác này. Truyện Kiều vì thế đã sống mãi với thời gian và không gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác, lúc nào cũng được mọi người trân trọng và yêu mến
.
159

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_phan_van.docx