Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp THCS

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp THCS

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực , bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho huyện nhà, tỉnh nhà nói chung. Đó là một trong những bề nổi, là niềm tự hào của nhà trường. cũng như để nâng cao uy tín của giáo viên đối với học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

Với lòng nhiệt huyết, các thầy cô luôn luôn tìm mọi cách để hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh khá, giỏi trau dồi thêm nguồn kiến thức khi các em bước vào đời. Để làm được điều này, mỗi thầy cô giáo đều có một cách làm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực , bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho huyện nhà, tỉnh nhà nói chung. Đó là một trong những bề nổi, là niềm tự hào của nhà trường. cũng như để nâng cao uy tín của giáo viên đối với học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. 
Với lòng nhiệt huyết, các thầy cô luôn luôn tìm mọi cách để hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh khá, giỏi trau dồi thêm nguồn kiến thức khi các em bước vào đời. Để làm được điều này, mỗi thầy cô giáo đều có một cách làm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh.
Nhưng để đạt được kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp là một việc làm hết sức khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức của cả thầy và trò, phải có sự đầu tư của GV và đặc biệt là sự tích cực tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu của HS. 
Để góp phần nâng cao chất lượng HS giỏi môn Sinh học, bản thân xin chia sẻ cùng quý thầy cô một số kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng giỏi mà tôi đã đúc kết được trong những năm học qua. Mong các thầy cô cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để công tác bồi dưỡng HS giỏi ngày càng đạt thành tích cao hơn.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng về công tác bồi giỏi:
1.1 Thuận lợi :
- Có sự định hướng của Sở GD - ĐT về công tác bồi dưỡng HS giỏi .
- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của tổ bộ môn Phòng GD – ĐT, của BGH nhà trường; sự phối hợp của GVCN và các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh.
- Trình độ HS tương đối đều, đa số HS đều chăm học, có sự tích cực tìm tòi học hỏi, có ý chí phấn đấu trong học tập.
1.2 Khó khăn :
- Cả GV và HS tham gia bồi dưỡng HS giỏi còn phải tham gia vào nhiều hoạt động giáo dục khác , cường độ làm việc quá tải nên việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng cũng có phần bị hạn chế, thời gian bồi dưỡng còn hạn chế.
- Nội dung bồi dưỡng HS giỏi GV phải tự sưu tầm tài liệu rồi tự soạn, tự nghiên cứu, chủ yếu dạy theo kinh nghiệm chủ quan của bản thân.
-Một số PHHS chưa thật sự quan tâm đến việc bồi dưỡng của con em mình.
2.Cách thức bồi giỏi:
-Hướng dẫn HS phương pháp tự bồi dưỡng là chính : GV cho hệ thống các câu hỏi nâng cao yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trả lời.
-Hướng dẫn HS tìm kiếm sự liên quan giữa các đơn vị kiến thức để mở rộng nâng cao kiến thức.
-Giải các đề thi cấp Huyện, cấp Tỉnh.
-Thi thử vòng trường (nhiều lần ) 
3.Nội dung bồi giỏi:
3.1/Nội dung : Theo nội dung cơ bản của chương trình Sinh học 9 có nâng cao và các đề thi HSG vòng Huyện, vòng Tỉnh.
3.2/Nội dung từ cơ bản đến nâng cao: 
VD: Chương II. NHIỄM SẮC THỂ
Từ việc nắm vững kiến thức cơ bản về : những diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân, giảm phân GV sẽ yêu cầu HS giải thích : 
-Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của GP I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân? 
-Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản giữa NP và GP.
3.3/Từ kiến thức lí thuyết dẫn dắt HS hình thành công thức để giải các bài tập : 
Chúng ta có thể dẫn dắt HS hình thành công thức như sau :
Ví dụ : Công thức tính chiều dài phân tử ADN ( Chương III)
-Mỗi phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song và xoắn đều đặn quanh một trục. Vì vậy, chiều dài của ADN(lgen) là chiều dài của một mạch(lmạch đơn gen). Mỗi mạch có N/2 nucleotit với độ dài 1 nucleotit là 3,4. Nếu đề bài cho tổng số nucleotit của gen(N), tính chiều dài gen áp dụng công thức :
 lgen=lmạch đơn gen= x 3,4.
- Một chu kì xoắn của ADN(gen) dài 34. Nếu đề cho số vòng xoắn(C), tính chiều dài gen áp dụng nhanh công thức: lgen=C x 34.
3.4/Liên hệ kiến thức cũ để khắc sâu kiến thức cũ và nắm vững kiến thức mới.
Chương V. DTH NGƯỜI
Từ những kiến thức đã học về : Thể dị bội, cơ chế phát sinh thể dị bội HS có thể vận dụng để trình bày được cơ chế phát sinh thể di bội ở người gây bệnh Đao hay bệnh Tơcno
VD : Trong 1 tế bào Người, người ta quan sát thấy có 45 NST trong đó NST X chỉ có 1 chiếc. Người này bị bệnh gì? Nêu cơ chế phát sinh và đặc điểm của trường hợp trên. (Biết rằng ở người có 2n=46).
3.5/So sánh các hiện tượng, quá trình :
 Khi dạy về DTLK GV luôn đối chiếu so sánh với DTPLĐL.
VD: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết giữa 2 cặp tính trạng.
Khi dạy về kiến thức tổng hợp ARN luôn đối chiếu so sánh với nhân đôi ADN.
VD:Quá trình tổng hợp ARN có gì khác với quá trình tự nhân đôi của ADN?
Khi dạy về kiến thức thường biến luôn đối chiếu so sánh với đột biến.
VD: Phân biệt thường biến với đột biến.
3.6/Liên hệ kiến thức liên môn, nhất là môn Toán trong việc giải các bài tập phân tử ADN.
4.Các giải pháp để công tác bồi giỏi có hiệu quả:
4.1/Phát hiện và chọn HS giỏi :
- Căn cứ vào các thành tích đã đạt được của các em ở những năm học trước, tham khảo nhận xét của các GVBM và GVCN.
- Căn cứ vào quá trình học tập bộ môn của HS, khi GV trực tiếp giảng dạy trên lớp, trong từng tiết dạy có đối tượng HS giỏi, GV nêu những câu hỏi hay các bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng HS giỏi này nhằm phát hiện những HS có đủ tiêu chuẩn có thể bồi dưỡng.
-Sau khi phát hiện HS, GV cần hướng sự chú ý của các em vào môn học của mình, tạo cho các em có sự hứng thú, say mê với môn học.
4.2/Tiến hành ôn tập cho HS :
-Cần có kế hoạch BDHSG ngay từ đầu , liên tục và đều đặn để chủ động được thời gian không dồn ép ở tháng cuối trước khi thi.
-Ôn kỹ lý thuyết rồi mới giải bài tập: Khi bắt đầu ôn tập, GV không nên cho HS làm bài tập ngay mà nên tiến hành ôn lại các kiến thức lí thuyết. GV có thể ôn theo từng bài, nhấn mạnh những nội dung quan trọng hoặc ôn theo chương. Cần lưu ý là dù ôn tập theo từng bài hay chương thì GV cũng nên dẫn dắt HS nắm bắt được mối liên quan của từng nội dung kiến thức. Trong quá trình ôn lí thuyết GV nên mở rộng, nâng cao kiến thức cho HS. Có như vậy, HS sẽ được củng cố lại kiến thức đã học trên lớp, hiểu được tính liên thông giữa các mạch kiến thức với nhau, đồng thời chuẩn bị được tư thế vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
-Nội dung từ cơ bản đến nâng cao: nếu ta nôn nóng , bỏ qua các bước làm chắc cơ bản , cho ngay bài khó, HS không thể làm được, không định hình được phương pháp giải , càng học càng hoang mang , mất tự tin
-Từ kiến thức lí thuyết dẫn dắt HS hình thành công thức để giải các bài tập : Nếu GV bỏ qua bước này mà cung cấp sẵn các công thức cho HS để HS dựa vào đó giải bài tập, sẽ có hạn chế là các em sẽ không hiểu rõ mối quan hệ giữa kiến thức với công thức sẵn có, không hiểu vì sao phải sử dụng công thức này trong trường hợp này, vì sao phải sử dụng công thức kia trong trường hợp khác. Nếu gặp những dạng bài tập lắt léo các em dù có sẵn công thức vẫn không làm được vì thiếu kĩ năng phân tích và suy luận. 
4.3/Tổ chức thi thử vòng trường :
Sau khi ôn tập cho các em một thời gian GV tiến hành cho HS kiểm tra thử, có như vậy mới đánh giá được mức độ nắm bắt kiến thức của các em. GV ôn tập cho HS đến đâu thì kiểm tra chuỗi kiến thức đó. Qua kiểm tra, kết quả làm bài của các em sẽ giúp các em thấy được mình còn hạn chế ở nội dung nào để các em tự điều chỉnh, đồng thời GV sẽ phát hiện được những hạn chế của từng HS giúp GV điều chỉnh HS kịp thời. Bên cạnh đó, GV nêu lên những bài mà HS lí giải hay cho tất cả các em tham khảo và phát huy. 
4.4/GV phải tạo được niềm tin cho HS :
Trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, ngoài việc ôn luyện cho các em các kiến thức lí thuyết và bài tập thì GV còn phải tạo niềm tin ở HS và gần gũi các em. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu HS có niềm tin ở GV của mình thì mới tự nguyện, cố gắng đem hết sức mình để học tập, phấn đấu. 
4.5/GV cần phải gần gũi với HS, tôn trọng và biết cách động viên, kích thích lòng say mê sáng tạo của HS :
Nếu người GV mà xa rời HS, không gần gũi để hiểu từng HS thì rất khó thành công trong dạy học. Phải làm sao để HS coi mình như một người thân, người bạn trong học tập. 
Sau khi kiểm tra thử bao giờ tôi cũng dành một thời gian nhất định để nhận xét bài làm của từng em. Với những em đã làm bài tốt thì khen ngợi khuyến khích , với những em làm bài chưa tốt thì động viên nhắc nhở . 
III.KẾT QUẢ :
Với các giải pháp nêu trên, trong 3 năm học gần đây bộ môn Sinh học do bản thân trực tiếp bồi giỏi đã đạt được kết quả như sau :
Năm học
Số HS bồi dưỡng
KQ cấp Huyện
KQ cấp Tỉnh
Năm 2008 – 2009
4
4
1 giải nhì, 2 ba, 1 kk
Năm 2009 – 2010
4
4
1 giải ba, 2 k.khích.
Năm 2010 – 2011
6
2 giải nhất, 2 nhì, 1 ba, 1 kk
4 giải nhì, 1 giải 3, 1 kk
*Bài học kinh nghiệm của bản thân:
-Khâu chọn HS là rất quan trọng, chọn những học sinh không những thật sự khá, giỏi mà còn phải thật sự yêu thích môn học này bởi vì niềm đam mê là động lực để các em cảm thấy hứng thú học hỏi, tìm tòi và sáng tạo
-Ôn sát theo định hướng ra đề của SGD (Di Truyền : 10 điểm; Biến Dị : 4 điểm; Sinh Vật và Môi Trường : 6 điểm).
-Dạy thật kỹ các kiến thức cơ bản trên lớp.
-Tranh thủ để có sự hỗ trợ tích cực của BGH nhà trường, GVCN, PHHS.
-Tạo sự hứng thú, niềm tin và say mê nghiên cứu cho HS.
IV. KẾT LUẬN :
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi. Những việc làm được của mình cho công tác bồi dưỡng HS giỏi thật là nhỏ nhoi, những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục cũng còn là ít ỏi. Chắc chắn rằng không khỏi có những thiếu sót, các đồng nghiệp ở trường bạn có kinh nghiệm, và giải pháp khác quí giá hơn, hiệu quả hơn. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để bản thân có thể làm tốt hơn công việc của mình, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.
Phước Hưng, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Người thực hiện
 Nguyễn Thị Thu Trang 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE SINH HOC THAM KHAO.doc