Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần văn nghị luận

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần văn nghị luận

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

 PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN

Tháng 9 năm 2012

PHẦN I: LÍ THUYẾT

A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9

B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận

I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội

 1. Phân loại

 Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

2. Một số điểm giống nhau.

a. Loại

 Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.

b. Các thao tác thường áp dụng khi viết bài:

Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.

* Thứ nhất về thao tác giải thích:

- Mục đích: Nhằm để hiểu

- Các bước:

 

doc 30 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 972Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
 PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN
Tháng 9 năm 2012
PHẦN I: LÍ THUYẾT
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận 
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
 1. Phân loại
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 
2. Một số điểm giống nhau. 
a. Loại
 Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.
b. Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: 
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
* Thứ nhất về thao tác giải thích:
- Mục đích: Nhằm để hiểu
- Các bước: 
+ Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì?
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? 
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
* Thứ hai về thao tác chứng minh
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
- Các bước:
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
* Thứ ba về thao tác bình luận
- Mục đích: Tạo sự đồng tình. 
- Các bước: 
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài
a. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
* Đề tài: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
 -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
* Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
* Một số đề tham khảo 
- Tình thương là hạnh phúc của con người.
- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”.
 Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.
- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc”.
- Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
 Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : “ Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”. Hãy bình luận câu nói trên.
- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt ».
- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau. ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó. 
- Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
- Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn-xtôi)Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
- Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.? (Noóc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm NXB Trẻ, 2003).
- Tiền tài và hạnh phúc.
- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. 
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
 b. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
* Đề tài: 
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
- Chấp hành luật giao thông.
- Hiến máu nhân đạo
- Nạn bạo hành trong gia đình
- Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
- Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
- Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
- Những tấm gương người tốt việc tốt
- Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
- Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
*Lưu ý:
- Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
* Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
* Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người dời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn.
- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống.
c. Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
* Đề tài: 
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học,(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học). 
* Về cấu trúc triển khai tổng quát:
- Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). 
- Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
* Một số đề tham khảo 
- Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh Châu.
- “Con cò mà đi ăn đêm,
 Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
 Ông ơi, ông vớt tôi nao!
 Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
 Có xáo thì xáo nước trong,
 Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con
Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.
II. Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học
1. Phân loại:
 Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Khái niệm
- Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, ... ửa nho nhỏ ấm áp tình yêu thương của người bà (“ấp iu nồng đượm”) đã tạo nên “khoai sắn ngọt bùi”, “nồi xôi gạo mới” thắm đượm tình làng, nghĩa xóm. Cao hơn nữa là từ bếp lửa ấy còn “nhóm dậy cả  tuổi nhỏ”.
+ Hình ảnh thơ bình dị, rất thực mà có sức khơi gợi mạnh mẽ những cảm xúc liên tưởng rộng lớn. Điệp từ “nhóm” mỗi lúc một làm sáng lên hơn công việc nho nhỏ, đời thường nhưng lại là sự đóng góp, tích tụ tình yêu thương to lớn vô ngần của người bà giành cho đứa cháu yêu thương.
- Câu cuối: Cảm xúc của nhà thơ
+ Câu cảm gieo vào lòng người bao xúc động, suy tư (“kỳ lạ”, “thiêng liêng”). Hình ảnh bếp lửa bập bùng toả sáng ấm lòng người.
+ Câu thơ, nhịp thơ thay đổi linh hoạt, ngôn ngữ thơ như lửa ấm lan toả bộc lộ cảm xúc dạt dào thể hiện lòng nhớ thương và biết ơn da diết, sâu nặng của người cháu đối với bà ở quê hương - người nhóm lửa và truyền lửa.
Câu 3: (12 điểm)
* Yêu cầu: Vận dụng kiến thức đã học từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và kiến thức nghị luận một tác phẩm tự sự kết hợp với trữ tình để làm rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối của đoạn trích.
a) Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, “Truyện Kiều” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Trích dẫn nhận định.
b) Thân bài: (10 điểm)
+ Khái quát (1 điểm)
	- Giải thích được nội dung nhận định. Đó là bút pháp tả cảnh, ngụ tình của tác giả Nguyễn Du. Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật này trong “Truyện Kiều”.
	- Tám câu cuối: Qua bút pháp trên, tác giả làm nổi bật bức tranh tâm trạng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
+ Phân tích: (7 điểm)
	- Tóm tắt: Gia đình bị vu oan, bị lừa, bị làm nhục và bị đẩy vào lầu xanh, Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu mới. Với tâm trạng bẽ bàng, Kiều nhớ tới người yêu, nhớ cha mẹ và quay lại tự đối thoại với lòng mình. Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi cảnh vật đều làm rõ một nét tâm trạng của Kiều.
	- Một không gian mênh mông cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn mênh mông như trời biển. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng, biến mất trong hoàng hôn biển gợi nỗi cô đơn, lạc lõng bơ vơ, gợi hành trình lưu lạc. Cảnh tha hương gị nỗi nhớ gia đình, quê hương và khát khao sum họp đến nao lòng.
	- Nhìn cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa, Kiều buồn và liên tưởng tới thân phận mình cũng như cánh hoa lìa cội, lìa cành bị ném vào dòng đời đục ngầu thác lũ. Hình ảnh “hoa trôi” gợi kiếp người trôi nổi, bập bềnh, lênh đênh, vô định và một tâm trạng lo lắng sợ hãi cho tương lai vô định của mình.
	- Nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhoà, mênh mông “rầu rầu”: màu của sự úa tàn, thê lương ảm đạm (giống màu cỏ ở nấm mộ Đạm Tiên, khác màu cỏ trong tiết thanh minh), Kiều có tâm trạng mệt mỏi chán chường, tuyệt vọng và cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh với một tương lai mờ mịt, hãi hùng.
	- Khép lại đoạn thơ lã những âm thanh dữ dội “gió cuốn, sóng kêu” như báo trước những dông tố của cuộc đời sắp ập xuống cuộc đời Kiều. Nàng hốt hoảng, kinh hoàng - chới với như sắp bị rơi xuống vực thẳm sâu của định mệnh.
+ Đánh giá: (2 điểm)
	- Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình. Mỗi cảnh thiên nhiên trong đoạn đã diễn tả một sắc thái tình cảm khác nhau của Kiều.
	- Một loạt các từ láy, các hình ảnh ẩn dụ, các câu hỏi tu từ, điệp ngữ “buồn trông” đã góp phần thể hiện rõ tâm trạng Thuý Kiều. Cảnh và tình uốn lượng song song. Ngoịa cảnh cũng chính là tâm cảnh.
	- So sánh: Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” với thiên nhiên trong thơ các nhà thơ khác (như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến).
	- Đằng sau sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình ấy là một trái tim yêu thương vô hạn với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người.
c) Kết bài: (1 điểm)
- Khái quát lại nhận định và khẳng định sự thành công của tác giả trong bút pháp tả cảnh, ngụ tình đặc biệt là tám câu cuối của đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Suy nghĩ của bản thân 
ĐỀ BÀI 2
Câu 1 (2,0 điểm):
	Miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, Nguyễn Du viết: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” (Truyện Kiều). Trong câu thơ trên, từ “hoa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích cái hay của phép tu từ đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..
	(Bếp lửa - Bằng Việt)
Vì sao ở hai câu thơ dưới tác giả dùng “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Câu 3 (6,0 điểm): Về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Sách Ngữ văn 9, tập I) em hãy:
1. Nêu rõ tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm (không cần phân tích) (2 điểm).
2. Phân tích giá trị, ý nghĩa (cả về nghệ thuật và nội dung) của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương (4 điểm).
Câu 4 (9,0 điểm):
Thình lình đèn điện tắt
..
Đủ cho ta giật mình
	(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
	Hãy viết về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên, đồng thời trình bày những suy nghĩ của em trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1
- Từ “hoa” được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.
- Cái hay của phép tu từ ẩn dụ với từ “hoa” trong câu thơ trên là gợi được vẻ đẹp xinh tươi, tinh khôi, rạng rỡ như bông hoa mới nở của Thuý Vân (ngầm so sánh Thuý Vân với hoa đẹp thắm tươi) (1 đ). 
- Ẩn sâu bên trong là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng với vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban cho người phụ nữ (0.5đ)
Câu 2:
- Hình ảnh “ngọn lửa” ở hai câu thơ sau là sự phát triển của hình ảnh “bếp lửa” ở câu thơ trên (cũng như hình ảnh “bếp lửa” đã được nhắc đi nhắc lại trong toàn bài thơ) ở mức khái quát cao hơn, mang ý nghĩa trừu tượng, trở thành một biểu tượng. 
- Hình ảnh “ngọn lửa” là biểu tượng của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin, là sức mạnh nội tâm được nhen nhóm từ trong lòng.
- Từ “bếp lửa” đến “ngọn lửa” là một sự phát triển sáng tạo của hình tượng thơ, gợi cho người đọc những cảm nhận sâu xa: “bếp lửa bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở ngoài, mà chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà. Như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa tự trong lòng ấy sẽ cháy mãi, bất diệt.
Câu 3
- Tác giả : Nguyễn Dữ
- Xuất xứ : Rút từ trong “Truyền kỳ mạn lục” (ghi chép những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền).
- Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết trong thế kỷ XVI, là lúc triều đình là Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài; cuộc sống của nhân dân (đặc biệt là người phụ nữ) bị xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.
- Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
- Giá trị nghệ thuật : tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, tạo tình huống, miêu tả nhân vật, kết hợp hài hoà giữa tự sự với trữ tình.
* Phân tích ý nghĩa của chi tiết cái bóng
- Về nghệ thuật : chi tiết cái bóng tạo lên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn:
+ Cái bóng là biểu hiện của tình yêu thương, lòng chung thuỷ, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau oan khuất, dẫn đến cái chết bi thảm của nhân vật (thắt nút).
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương (mở nút).
- Về nội dung : 
+ Chi tiết cái bóng làm cho cái chết Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với phụ nữ thêm sâu sắc.
+ Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả ngầm muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.
Câu 4:
- Cảm nhận cái hay cái đẹp của đoạn thơ : một đoạn thơ hay, giàu chất biểu cảm, chất suy tưởng, mang tính triết lý sâu xa:
+ Trong diễn biến của thời gian, không gian, sự việc bất thường (đèn điện tắt) chính làbước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm (chú ý các từ thình lình, vội, đột ngột). Vầng trăng tròn ở ngoài kia, trên kia, đối lập với “phòng buyn - đinh tối om”. Chính sự xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi ra bao kỷ niệm, nghĩa tình.
+ Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của một thời, trong phút chốc xuất hiện làm dậy lên trong tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu “Như là đồng là bể - Như là sông là rừng” của con người đang sống giữa phồn hoa phố phường hiện đại
+ Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa; hơn thế trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống. “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và mỗi chúng ta). Con người có thể vô tình, có thể lãng quên, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
+ Cái “giật mình” của nhân vật trữ tình ở cuối bài thơ là cái giật mình của lương tri, là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Từ đó gợi ra ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
- Suy nghĩ của bản thân trước vấn đề mà đoạn thơ đặt ra
+ Song trong đời sống hiện đại, người ta rất dễ quên những gì gian khổ, vất vả, hi sinh đã qua. Cuộc sống hiện đại có mặt tích cực, nhưng cũng dễ làm tha hoá con người mà tất cả điều đó đều bắt đầu từ sự lãng quên, dửng dưng trước quá khứ. Nếu chúng ta thờ ơ quay lưng hoặc lãng quên quá khứ thì chúng ta có tội với lịch sử và không thể trở thành người tốt được.
+ Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp đã trở thành truyền thống, nét đẹp nhân bản của người Việt Nam từ xưa đến nay. Người Việt Nam “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Chính nét đẹp truyền thống đó tạo lên sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn để chiến đấu và chiến thắng, xây dựng và phát triển. 
+ Trong xã hội hiện đại hôm nay, khi chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển, xây dựng một xã hội văn minh, ấm no và hạnh phúc, hành trang mà chúng ta mang theo mình còn có cả một quá khứ hào hùng mà cha ông đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà bài thơ đã đọng lại trong em.
Ngày 3 tháng 12 năm 2012
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi duong HSG.doc