Chuyên đề: các hình thức dạy học môn ngữ văn

Chuyên đề: các hình thức dạy học môn ngữ văn

A.Lí do chọn đề tài:

 Trong bất kì thời đại nào con người cũng được xem là nhân tố hàng đầu quyết định tất cả các vấn đề xã hội,cho nên đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là một yêu cầu rất cần thiết cho một quốc gia.

 Đặt biệt trong xu thế đổi mới dạy học,nhiệm vụ của giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu tri thức mà còn phải giáo dục cho học sinh rèn luyện thói quen đạo đức trong giao tiếp.Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mối quan hệ,đạo đức trong cuộc sống có liên quan đến bài học.Cho nên tùy từng bài,từng chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức dạy học thích hợp đặc biệt là ở môn Ngữ văn

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: các hình thức dạy học môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG 
MÔN NGỮ VĂN
Chuyên đề:
CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
 A.Lí do chọn đề tài:
 Trong bất kì thời đại nào con người cũng được xem là nhân tố hàng đầu quyết định tất cả các vấn đề xã hội,cho nên đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là một yêu cầu rất cần thiết cho một quốc gia.
 Đặt biệt trong xu thế đổi mới dạy học,nhiệm vụ của giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu tri thức mà còn phải giáo dục cho học sinh rèn luyện thói quen đạo đức trong giao tiếp.Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mối quan hệ,đạo đức trong cuộc sống có liên quan đến bài học.Cho nên tùy từng bài,từng chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức dạy học thích hợp đặc biệt là ở môn Ngữ văn.
 B.Nội dung:
 Hình thức dạy học ở các môn nói chung,môn Ngữ văn nói riêng là các kiểu tổ chức dạy học lấy học sinh làm trọng tâm.Trong đó thể hiện cách thức làm việc của giáo viên và học sinh nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất của việc truyền thụ tri thức,thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.Sau đây tôi xin nêu ra ba hình thức dạy học môn Ngữ văn:
 - Hình thức lên lớp (Kiểm tra bài cũ,giảng bài mới ).
 - Hình thức thảo luận ( Câu hỏi ).
 - Hình thức luyện tập ( Bài tập,chương trình địa phương,lập dàn ý ).
 I/ Hình thức lên lớp:
 1. Vị trí của hình thức lên lớp:
 Là hình thức tổ chức cơ bản,những bài học môn Ngữ văn chủ yếu được thực hiện trên lớp dưới sự chỉ dẫn của giáo viên.
 Lên lớp là hình thức dạy học lý thuyết,trong đó giáo viên dùng lời nói và các thao tác nghiệp vụ để truyền thụ tri thức,rèn luyện kĩ năng tiếp nhận cho học sinh và học sinh lĩnh hội một cách tự giác sáng tạo.
 2. Đặc điểm của loại hình lên lớp:
 Đây là hoạt động được tiến hành chung cho một tập thể có cùng quá trình nhận thức,vận dụng và rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
 Trên lớp việc giảng dạy học tập tuân theo một thời khóa biểu nhất định.Trong đó giáo viên tổ chức mọi hoạt động dạy và học theo nội dung phương pháp, phương tiện dạy học của mình.
 Loại hình này chỉ có tác dụng cao khi mà cả giáo viên và học sinh đều hoạt động một cách tích cực.
 3. Ưu, nhược điểm của loại hình lên lớp.
 a. ưu điểm.
 - Cùng một thời gian, giáo viên có thể hướng dẩn một tập thể học sinh học tập có hệ thống trọng tâm , trọng điểm, truyền thụ được tri thức cơ bản. Trong giờ giảng giáo viên có thể thực hiện những yếu tố cơ bản của quá trình dạy học bộ môn như: mục tiêu, chuẩn bị, tiến trình dạy học, giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng.
 - Hình thức lên lớp còn có tác dụng giáo dục học sinh về đạo đức, quan hệ tốt với mọi người để học sinh có điều kiện trở thành một người tốt.
 b: Nhược điểm.
 - Thời gian lên lớp ngắn nên giáo viên chỉ truyền thụ những kiến thức cơ bản nhất, ít có điều kiện mở rộng phân tích sâu.
 - Với thời gian qui định, giáo viên không thể chú ý đến toàn bộ hoặc đặc điểm riêng của từng loại học sinh.
4. các loại bài lên lớp:
 a. Loại bài truyền thụ tri rhức mới.
 - Đối với những loại bài này, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kỉ nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, nắm chắc trình độ học sinh để lựa chọn phương pháp phù hợp. 
 - những bước thực hiện loại bài này.
 + Ôân lại kiến thức cũ( kiểm tra bài cũ).
 + Học kiến thức mới.
 + Tổng kết (luyện tập).
 - Tùy từng bài mà giáo viên có thể kết hợp sinh động các yếu tố, nhằm làm cho bài giảng đạt chất lượng cao.
 b. Loại bài củng cố, hoàn thiện tri thức rèn luyện kỹ năng.
 -Ngữ văn là môn có liên hệ chặt chẽ đến đời sống, nó còn có tính giáo dục. Cho ne6ngiáo viên không chỉ hệ thống háo tri thức đã truyền thụ mà cần đặt ra những tiền đề tri thức mới để kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh. 
 c. Loại hình kiểm tra.
 Thông qua bài kiểm tra giáo viên có thể đánh giá trình độ, sự vận dụng tri thức của học sinh vào bài làm. Qua đó giáo viên có thể rút kinh nghiệm điều chỉnh việc dạy của mình.
 Bài kiểm tra có tính chất định kỳ thường là kiểm tra viết , khi trả bài giáo viên cần nhận xét kỹ, chính xác chỗ sai để học sinh sửa chữa rút kinh nghiệm.
5. Công tác chuẩn bị bài giãng trên lớp.
 - Bao gồm việc lập kế hoạch giãng dạy, soạn giáo án phương tiện dạy học.
 - Trong giáo án cần thể hiện những vấn đề cụ thể như sao:
 + Xác định chính xác, cụ thể mục đích yêu cầu về nội dung kiến thức, tư tưỡng, kỹ năng, các vấn đề cơ bản.
 +Xác định các phương pháp tiến hành chính là để hướng dẩn học sinh tiếp thu kiến thức môt cách có hiệu quả.
 -Giáo án cần tuân thủ những phần sau:
 I: Mục đích yêu cầu: kiến thức, tư tưỡng, kỹ năng.
 II: Chuẩn bị: Giáo viên, học sinh.
 III: Tiến trình hoạt động.
 HĐ1: khởi động.
 + Ổn định lớp ( kiểm tra sĩ số). 
 + Kiểm tra bài củ (trả bài – kiểm tra 15/ ).
 + Giới thiệu bài mới.
 HĐ2: Hình thành kiến thức mới.
 + Giảng bài.
 + Đưa ra nội dung bài học.
 HĐ3: Tổng kết ( luyện tập ).
 HĐ4: Củng cố – dặn dò.
 + Đặt câu hỏi củng cố.
 + Hướng dẩn học sinh học ở nhà.
 + Dặn chuẩn bị bài mới.
II/ Hình thức thảo luận:
 1.Tùy theo nội dung của bài, điều kiện cụ thể thảo luận là một hình thức nhằm rèn luyện, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
 2.Để thảo luận nhóm có hiệu quả, thầy trò cần tuân theo một số yêu cầu sau:
 a.Công tác chuẩn bị của giáo viên:
 Chuẩn bị câu hỏi thảo luận có liên quan đến bài,đáp án hoàn chỉnh.
 b. Công tác chuẩn bị của học sinh:
 Sau khi đọc câu hỏi, căn cứ yêu cầu của giáo viên, học sinh nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ trả lời.
 c.Tiến hành thảo luận:
 Giáo viên đặt câu hỏi, chia nhóm, quy định thời gian (có thể gợi ý thêm )để học sinh thảo luận, trình bày theo từng nhóm, nhận xét chéo lẫn nhau, giáo viên kết luận, sữa sai và đưa đáp án mẩu để học sinh quan sát rút kinh nghiệm.
 * Chú ý: Giáo viên cần tạo ra bầu không khí sôi nổi, cần quan tâm tới hoc sinh cá biệt, phát huy tư duy sáng tạo cua cả lớp.
 III/ Hình thức luyện tập:
 Nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua các bài tập, chương trình địa phương, luyện nói.
 Yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề, tập cho học sinh thói quen nghiên cứu.
 Nhận xét kết quả đã làm.
 Đưa ra những đáp án,dàn ý mẫu để học sinh đối chiếu,so sánh và rút kinh nghiệm cho những bài sau.
 * Trên đây chỉ là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi về hình thức dạy học.Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được tốt hơn.
 Tổ trưởng 
 	Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(1).doc