Chuyên đề Giáo dục về môi trường thông qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần Tập làm văn lớp 8

Chuyên đề Giáo dục về môi trường thông qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần Tập làm văn lớp 8

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của riêng một quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung mà cả thế giới đang quan tâm, tìm hướng khắc phục.

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, nhiều khu công nghiệp mọc lên, số lượng xe cộ nhiều hơn nên lượng khí thải thải ra môi trường cũng tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người. Bên cạnh đó, do một bộ phận người dân còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến môi trường sống đã khiến cho việc bảo vệ môi trường gặp không ít khó khăn, trở ngại. Vừa qua, một số vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được báo chí phản ánh khiến cho chúng ta không khỏi giật mình, lo ngại. Một lần nữa, vấn đề giáo dục môi trường cho người dân lại được cả xã hội quan tâm.

Ở trường học, vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả đem lại chưa cao. Chúng tôi nhận thấy việc giáo dục môi trường cho học sinh là một việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường sống. Là giáo viên dạy môn ngữ văn, chúng tôi nhận thấy có thể lồng ghép việc giáo dục môi trường qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần tập làm vănvì trong chương trình ngữ văn có một số bài đề cập đến vấn đề này.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giáo dục về môi trường thông qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần Tập làm văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:
Giáo dục về môi trường thông qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần Tập làm văn lớp 8
1. Lí do chọn chuyên đề:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của riêng một quốc gia mà đã trở thành vấn đề chung mà cả thế giới đang quan tâm, tìm hướng khắc phục.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, nhiều khu công nghiệp mọc lên, số lượng xe cộ nhiều hơn nên lượng khí thải thải ra môi trường cũng tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người. Bên cạnh đó, do một bộ phận người dân còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến môi trường sống đã khiến cho việc bảo vệ môi trường gặp không ít khó khăn, trở ngại. Vừa qua, một số vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được báo chí phản ánh khiến cho chúng ta không khỏi giật mình, lo ngại. Một lần nữa, vấn đề giáo dục môi trường cho người dân lại được cả xã hội quan tâm.
Ở trường học, vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả đem lại chưa cao. Chúng tôi nhận thấy việc giáo dục môi trường cho học sinh là một việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường sống. Là giáo viên dạy môn ngữ văn, chúng tôi nhận thấy có thể lồng ghép việc giáo dục môi trường qua các tiết dạy văn bản kết hợp với chương trình địa phương phần tập làm vănvì trong chương trình ngữ văn có một số bài đề cập đến vấn đề này.
Đó là lí do khiến tổ văn trường Hương Toàn mạnh dạn chọn chuyên đề này.
2. Phạm vi, giới hạn của chuyên đề:
	Sau khi thống nhất sẽ thực hiện chuyên đề này, nhóm văn của trường Hương Toàn đã rà soát lại toàn bộ chương trình ngữ văn bậc THCS. Chúng tôi nhận thấy trong chương trình ngữ văn của các khối đều có những tiết văn bản có thể lồng ghép để giáo dục môi trường cho học sinh. Tuy nhiên vì chỉ mới là bước thử nghiệm nên chúng tôi không có tham vọng tiến hành đồng thời ở các khối mà chỉ chọn áp dụng cho một khối để tránh dàn trải. Nhận thấy, ở chương trình ngữ văn 8 có 3 tiết văn bản có thể lồng ghép để giáo dục môi trường cho học sinh và các tiết này được phân bố tập trung, phù hợp với đặc điểm của học sinh hơn với các khối khác nên chúng tôi đã quyết định tiến hành thử nghiệm ở khối 8.
3. Hướng thực hiện:
	Ngoài việc dạy các văn bản theo đúng phân bố chương trình, đáp ứng mục đích, yêu cầu của bài học chúng tôi còn tiến hành thực hiện theo hướng kết hợp giáo dục chính khóa và ngoại khóa, kết hợp dạy văn bản với chương trình địa phương (tiết 121). Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu lý thuyết chùng tôi còn chú trọng việc liên hệ thực tế về địa phương Hương Toàn để học sinh nắm rõ về môi trường nơi mình ở.
	Sau khi dạy từng bài, chúng tôi tiến hành xâu chuỗi 3 tiết dạy thành một vấn đề chung giúp cho học sinh có cái nhìn toàn diện, tổng thể về môi trường, sức khẻo cộng đồng và dân số. Chúng tôi cũng dành thời gian để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện từ đó rút ra những ưu điểm và cả những tồn tại để có hướng thực hiện phù hợp hơn.
4. Các bước tiến hành:
	Để thực hiện tốt, đồng bộ vấn đề này ở khối 8, nhóm văn 8 của trường Hương Toàn đã tiến hành hội ý và thống nhất theo một số bước như sau:
Bước 1: Thống kê các tiết văn bản về môi trường trong chương trình văn 8.
Cụ thể là có 3 bài:
Bài 1 – tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
Nội dung có lien quna đến môi trường (tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, kêu gọi hạn chế sử dụng bao bì ni lông).
Bài 2 – tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá.
Nội dung có lien quan đến vấn đề sức khẻo cộng đồng và ô nhiễm môi trường (tác hại của thuốc lá).
Bài 3 – tiết 49: Bài toán dân số.
Nội dung có liên quan đến dân số (tốc độ gia tăng dân số nhanh và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với kinh tế, giáo dục, môi trường).
Bước 2: Đầu tư cho các tiết dạy về môi trường bằng cách:
Khuyến khích dạy giáo án điện tử (cả 3 bài đều dạy bằng giáo án điện tử: cô Phước dạy bài “Thông tin về ngày trái Đất năm 2000” – Lớp 8/1, cô Thư dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” – lớp 8/4, cô Trang dạy bài “Bài toán dân số” – lớp 8/2 ).
Tìm tư liệu phục vụ cho việc dạy các văn bản :
Tư liệu có thể là:
Các bài viết liên quan.
Một số tranh, ảnh (máy).
Ảnh chụp một vài hiện tượng gây ô nhiễm môi trường (bãi rác, hình ảnh vức rác bừa bãi, cảnh ô nhiễm môi trường ở các dòng sông,) cảnh sinh viên tình nguyện, học sinh lao động làm sạch môi trường. (máy)
Ảnh chụp cảnh học sinh đang hút thuốc, ăn quà vặt, hình ảnh cho thấy tác hại của thuốc lá đối với con người, tranh cổ dộng chống hút thuốc.
Ảnh về một gia đình đông con, cảnh kẹt xe
Các số liệu liên quan đến bài học (ví dụ: tỉ lệ sinh con ở Hương Toàn, hình thức phạt đối với những gia đình sinh con thứ 3).
Bước 3:
Cho học sinh sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến bài học.
Cho học sinh phát biểu ý kiến của mình về các bức ảnh hoặc các thông số mà giáo viên nêu ra.
Giáo viên nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận, liên hệ thức tế.
Ví dụ: 
Bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” giáo viên có thể nêu câu hỏi thảo luận:
Em và gia đình đã sử dụng bao bì ni lông một cách hợp lí chưa?
Trong làng, xóm em có hiện tượng vứt rác bừa bãi không?
Theo em, chúng ta cần làm gì để góp phần làm sạch đẹp trường lớp, gia đình, làng xóm?
Bài “Ôn dịch, thuốc lá” có thể nêu câu hỏi:
Nếu trong gia đình hay trong lớp em có người hút thuốc lá, em sẽ làm gì?
Ngoài những biện pháp phòng chống thuốc là như phạt tiền, treo khẩu hiệu chống thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá, em có đề xuất thêm biện pháp nào?
Bài “Bài toán dân số” có thể nêu câu hỏi:
Em biết gì về tình hình dân số ở xã Hương Toàn?
Để hạn chế sự gia tăng dân số, chính quyền và các ban nghành của xã Hương Toàn đã có biện pháp gì?
Bước 4: Cho học sinh áp dụng vào thực tế:
	Giáo viên có thể phát động phong trào:
Lao động làm sạch trường lớp.
Thu gom bao bì ni lông
Vận động người thân hạn chế và bỏ dần thói quen hút thuốc lá.
Bước 5: Kết hợp với các chương trình địa phương tiết 121 viết bài về môi trường
Cho học sinh tìm hiểu về môi trường ở địa phương (kể cả tốt lẫn xấu).
Suy nghĩ và chọn sự việc nổi bật để viết bài (bước đầu làm quen thực tế để viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng).
Các hoạt động này cần phải có sự hướng dẫn kỹ của giáo viên Ngữ vân và thầy (cô) làm tổng phụ trách. Giáo viên phải có hình thức tuyên dương hoặc phê bình phù hợp và tiến hành tổng kết sau khi thực hiện xong một phong trào, hoạt động.
5. Kết quả:
	Sau khi tiến hành thử nghiệm việc giáo dục môi trường thông qua các tiết dạy ngữ văn ở khối 8, nhóm giáo viên văn 8 của trường Hương Toàn đã tổng kết và nhận thấy phương án này đã phát huy tác dụng ở trường, địa phương:
Góp phần nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường:
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, tham gia trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường.
Bỏ dần thói quen ăn quà vặt.
Vận động người thân, láng giềng cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Tích cực tham gia các hoạt động về môi trường và nhà trường tổ chức như:
Diệt bọ gậy.
Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương.
Vệ sinh đường làng ngõ xóm
6. Kết luận:
Trên đây là một số thử nghiệm về giáo dục môi trường cho học sinh lớp 8 với hướng tích hợp:
Dạy văn kết hợp với giáo dục môi trường.
Kết hợp nội khóa vơi ngoại khóa.
Dạy văn bản kết hợp với Tập làm văn.
Chúng tôi mong được quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến để giúp chúng tôi hoàn thiện và mở rộng chuyên đề này ở các khối còn lại. Xin cám ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_giao_duc_ve_moi_truong_thong_qua_cac_tiet_day_van.doc