CHUYÊN ĐỀ 3: KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp.
- Biết được nguyên nhân chính học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp.
- Hiểu được các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp.
- Biết được các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
2. Kĩ năng:
Biết xây dựng giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự quản của học sinh.
II. Chuẩn bị:
Máy Projector (01), phông hình (01)
Giấy : loại A0 : 16 tờ
Kéo: 8 cái (tùy theo số lượng HV của lớp).
Băng dính giấy: 3 cuộn
Phiếu học tập.
CHUYÊN ĐỀ 3: KĨ NĂNG TỔ CHỨC GIỜ SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu được tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp. - Biết được nguyên nhân chính học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp. - Hiểu được các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp. - Biết được các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp. 2. Kĩ năng: Biết xây dựng giờ sinh hoạt lớp với các hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham gia và nâng cao vai trò tự quản của học sinh. II. Chuẩn bị: Máy Projector (01), phông hình (01) Giấy : loại A0 : 16 tờ Kéo: 8 cái (tùy theo số lượng HV của lớp). Băng dính giấy: 3 cuộn Phiếu học tập. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HV Nội dung chính Hoạt động 1: Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp. GV: Chia lớp thành 8 nhóm. GV: Phát phiếu học tập cho 8 nhóm GV: Chiếu câu hỏi. (?) Hãy cho biết tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp? HV: Thảo luận, viết vào phiếu học tập (5’) GV: Phân tích, tổng hợp ý kiến, kết luận. GV: Kết luận ( Trình chiếu) Sinh hoạt lớp cuối tuần: thường tính là 1 tiết/tuần vào cuối tuần. Hoạt động 2: Nguyên nhân chính làm cho HS không thích giờ sinh hoạt lớp. GV: chiếu 2 hình ảnh giờ sinh hoạt lớp để HV quan sát . GV: Phát phiếu học tập cho 8 nhóm GV: Chiếu câu hỏi. (?) Mô tả một đoạn ngắn (3-4 câu) về giờ sinh hoạt lớp thông qua hình ảnh vừa xem? HV: Thảo luận, viết vào phiếu học tập (5’) GV: Phân tích, tổng hợp ý kiến, kết luận. GV: Kết luận . H1: Tiết sinh hoạt đã hỏng rồi Một trò ngồi học bốn trò chơi Ba trò nghe nhạc hai trò ngủ Còn lại trò kia cũng gật gù H2: Những tiết sinh hoạt luôn làm cho HS thấy hào hứng, vì đây là dịp để cả lớp tổ chức thi tài với nhau, các tiết mục văn nghệ, đố vui... làm cho tinh thần HS nào cũng sảng khoái thích thú. (?) Bằng kinh nghiệm của mình thầy/ cô hãy cho biết những nguyên nhân làm cho phần lớn HS không thích/ thích giờ sinh hoạt lớp. Hoạt động 3: Xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp (?) Đ/C hãy cho biết các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp? GV: KL GV: Phân tích: Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS. GV: Phân tích: Sự tham gia của HS vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi học sinh. Sự cùng tham gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. Nói cách khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể của họ. GV: Phân tích: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp., vì thế cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm . của mỗi học sinh trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao. GV: Phân tích: Giao lưu giữa HS có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục. Chính thông qua giao lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm...và từ đó có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu biết về nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện.. Trong quá trình bàn bạc các công việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt tập thể dưới hình thức giao lưu-đối thoại sẽ phát triển được bầu không khí thuận lợi cần thiết cho giáo dục, giúp mọi HS tin tưởng và không sợ hãi về mặt tâm lí. Các em sẵn sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách tôn trọng...Giao lưu-đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ phê bình đối với bản thân, sự tôn trọng đối với các bạn, tính sẵn sàng giải quyết có sáng tạo các vấn đề đặt ra và niềm tin vào khả năng giải quyết chúng. Hoạt động 4: Hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp GV: Cho HV TLN (5’) HV: TLN vào giấy Tô ki. (?) Đ/C hãy cho biết các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp mà Đ/ C đã làm. GV: Cho HV treo bảng phụ. GV: Cho các nhóm nhận xét chéo, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Phân tích: - Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: + Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ + Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức... + Lớp phó phụ trách văn thể, lao động: nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách + GV tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra; phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi phạm. + ............ -Lập kế hoạch tuần tiếp theo (tham khảo module về Kĩ năng lập kế hoạch) GV: Phân tích: - Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau khi đã có sự thống nhất của các tổ. GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết. -Thông báo những công việc chính trong tuần tới GV: Hai nội dung trên nên tiến hành nhanh gọn khoảng 10 phút -Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút): Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới, ... Hình thức sinh họat cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học; có thể là sự giao lưu với người trong cuộc... GV: Phân tích: Nên giao lần lượt cho các tổ học sinh chủ trì, các tổ khác hỗ trợ, tham gia. Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý: -Vấn đề hay chủ đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và trình độ nhận thức chung của học sinh, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. -Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay sáng tạo ý tưởng mới. -Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái để tất cả học sinh đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình. -Người dẫn chương trình phải khéo léo dẫn dắt, khêu gợi sự mạnh dạn, tự tin, tích cực của mọi HS trong lớp để thảo luận sôi nổi và có hiệu quả. Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận, -Nếu gặp khó khăn (trường hợp không thống nhất ý kiến) cần mời người cố vấn hay GV giải đáp (người cố vấn hay GV đóng vai trò là người trọng tài khoa học cho HS trong quá trình thảo luận). GV: Phân tích: Giao lưu là một hình thức tổ chức họat động giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết đề HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình, với người thật, việc thật trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Sinh hoạt lớp dưới hình thức giao lưu có thể tổ chức nhân các ngày lễ lớn của dân tộc hay của lứa tuổi HS... Khi tiến hành tổ chức họat động giao lưu cần lưu ý: - Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu của các em. Thu hút đông đảo HS tham gia; - Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức tiến hành. - Khi tiến hành giao lưu, cần kết hợp trò chuyện giữa người dẫn chương trình với khách mời giao lưu và trao đổi, trò chuyện giữa khách mời với người tham dự buổi giao lưu GV: Phân tích: Hội thi là một hình thức tổ chức họat động giáo dục, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu... Một số điều lưu ý - Công tác chuẩn bị phải tiến hành trước khi diễn ra cuộc thi từ 10 - 15 ngày - Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến hành tốt những công việc sau: +Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua chỉnh trang lớp học và nơi diễn ra hội thi, âm nhạc và các phương tiện âm thanh +Họp ban giám khảo (BGK) để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK và quy trình hoạt động của BGK hội thi. * Khen chê HS: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi ( 60 - 70% là “chê” học sinh, đáng ra phải là ngược lại). Thầy cô biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau: -Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất. -Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen -Đối với những hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm,những em học yếu, nhút nhát. -Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách. -Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu . GV: Giảng liên hệ ( Tài liệu T71) GV: Liên hệ thực tế. Hoạt động 5: Thực hành thiết kế giờ sinh hoạt lớp. Bước 1: Chia nhóm 8 người và yêu cầu mỗi nhóm chọn một trong các hình thức để thiết kế một giờ sinh hoạt lớp: hình thức hỗn hợp, sinh hoạt chuyên đề, thi văn nghệ, giao lưu, tổng kết thi đua - Các nhóm thảo luận và xây dựng 1 giờ sinh hoạt lớp được trình bày theo trình tự các bước trên giấy A0 hoặc tổ chức giả định với chính học viên trong lớp Bước 2: -Các nhóm trình bày bản thiết kế của nhóm mình -Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác cho nhận xét, bổ sung hoặc có thể hỏi để làm rõ. Bước 3: GV chốt lại chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt trong từng bảng thiết kế. GV: Đưa ra phần cứng về mẫu giáo án. GV: Cho HV thảo luận. GV: Cùng HV xây dựng GV: Chiếu một tiết cụ thể của một giờ sinh hoạt. I. Tác dụng của giờ sinh hoạt lớp: - Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. - Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của học sinh; II. Nguyên nhân chính làm cho HS không thích giờ sinh hoạt lớp: - HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp. - Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lai, không thực sự gắn với nhu cầu của HS. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính họ phải giải quyết mà là vấn đề của thầy/cô. - Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS - GV quá nghiêm khắc, không gần gữi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em III.Các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp. + Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp . + Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh. + Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh. + Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại. IV. Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt: (1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. (2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề (3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm. (4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc. (5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch...) V. Thực hành thiết kế giờ sinh hoạt lớp: NS: NG: I. Mục tiêu: II. Nội dung hoạt động: III. Hình thức tổ chức: IV. Công tác chuẩn bị: V. Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt động khởi động (Mở đầu) 2.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1 (10 ->15’) Hoạt động 2(30 ->35’) VI. Kết thúc hoạt động: IV. Tổng kết: GV :chốt lại những nội dung cơ bản đã được chia sẻ trong cả buổi học. GV: Nhấn mạnh: giờ sinh hoạt lớp chỉ thực sự có tác dụng giáo dục như kì vọng khi GV coi trọng và đầu tư thoả đáng vào việc hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn cho HS tự tổ chức với những nội dung và hình thức đa dạng khác nhau. Hãy thực sự biến mỗi giờ sinh hoạt lớp thành những “bữa tiệc” của HS và cho HS. ============================================================= Phiếu số 1 (?) Các Đ/C hãy cho biết tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp? Phiếu 2: (?) Mô tả một đoạn ngắn (3-4 câu) về giờ sinh hoạt lớp thông qua hình ảnh H1-H2. (?) Đ/C hãy cho biết các yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp?
Tài liệu đính kèm: