Chuyên đề: Một vài kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số

Chuyên đề: Một vài kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số

 Chuyên đề:

 MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ

 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 - Kính thưa quý thầy cô! Trong quá trình giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm, mỗi người giáo viên ai cũng có cách giáo dục riêng phù hợp với từng học sinh của mình. Bản thân tôi được làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của học sinh giảm sút dẫn đến vấn đề bỏ học ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục của các em. Do vậy tôi luôn tâm đắc và xem trọng vấn đề này khi làm công tác chủ nhiệm. Tôi nhận thấy trường THCS Vị Đông là một trong những trường vùng sâu điều kiện đến lớp của các em còn nhiều khó khăn, đa số gia đình các em nằm trong diện lao động nghèo vì thế việc đến trường của các em hay bị gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian đầu tư cho học tập các em bị hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu- kém nên dễ bị chán học, học sinh nghỉ học không lí do ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng, còn nguyên nhân nữa là tình trạng học sinh “nghiện” Internet dẫn đến chốn học Vậy giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) sẽ làm gì trong những trường hợp đó để giúp các em luôn đến lớp đầy đủ, đảm bảo sĩ số lớp của mình được duy trì đến cuối năm.

 Sau đây tôi xin nêu một vài biện pháp trong vấn đề này, mong rằng nó có thể mang lại hiệu quả cho thầy cô trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1280Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Một vài kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: 
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 - Kính thưa quý thầy cô! Trong quá trình giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm, mỗi người giáo viên ai cũng có cách giáo dục riêng phù hợp với từng học sinh của mình. Bản thân tôi được làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, việc học của học sinh giảm sút dẫn đến vấn đề bỏ học ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục của các em. Do vậy tôi luôn tâm đắc và xem trọng vấn đề này khi làm công tác chủ nhiệm. Tôi nhận thấy trường THCS Vị Đông là một trong những trường vùng sâu điều kiện đến lớp của các em còn nhiều khó khăn, đa số gia đình các em nằm trong diện lao động nghèo vì thế việc đến trường của các em hay bị gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, thời gian đầu tư cho học tập các em bị hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu- kém nên dễ bị chán học, học sinh nghỉ học không lí do ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng, còn nguyên nhân nữa là tình trạng học sinh “nghiện” Internet dẫn đến chốn học Vậy giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) sẽ làm gì trong những trường hợp đó để giúp các em luôn đến lớp đầy đủ, đảm bảo sĩ số lớp của mình được duy trì đến cuối năm.
 Sau đây tôi xin nêu một vài biện pháp trong vấn đề này, mong rằng nó có thể mang lại hiệu quả cho thầy cô trong công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm.
 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 - Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy.
 - Tìm ra nguyên nhân học sinh bỏ học.
 - Đưa ra một số giải pháp học tập tạo môi trường học thân thiện, gần gũi giúp học sinh thích học.
 III/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
 - Không gian: Địa bàn THCS Vị Đông.
 - Đối tượng: Học sinh K6- K9.
 IV/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
 * Đối với GVCN cần:
 1- Tổ chức điều tra hoàn cảnh học sinh:
 - Điều tra thống kê số liệu đầu năm; xem lớp có những mặt mạnh, mặt yếu nào ( đạo đức, học lực). GVCN cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà, gia đình có mấy anh em đang học, từ nhà đến trường bao nhiêu km, gần nhà bạn nào, số điện thoại liên lạc, kết quả học tập năm trước
 Chẳng hạn: Năm học 2011-2012 lớp tôi có 29 hs chủ yếu là con nhà nông. Qua điều tra như trên tôi biết lớp không có học sinh giỏi, học sinh cá biệt 06 em, học sinh lưu ban 01 emTôi đã nắm bắt tình hình cụ thể ngay từ đầu năm để kịp thời tìm ra giải pháp có biện pháp giáo dục thích hợp.
 - GVCN năm sau có thể điều tra tình hình lớp bằng cách hỏi GVCN năm trước, nếu là lớp 6 mới lên thì ta có thể xem kết quả của các em ở hồ sơ của trường Tiểu học chuyển lên, hoặc có thể hỏi thăm ở các em học chung năm trước. 
 2- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh ( PHHS):
 - Gia đình là môi trường giáo dục- lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng đến đứa trẻ- trước hết là ảnh hưởng của cha mẹ một cách sâu sắc. Vì vậy giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Song giáo dục gia đình vốn có đặc trưng riêng của nó, nên vấn đề đặt ra là nhà trường phải liên kết với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo dục học sinh có hiệu quả Chính giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này.
 - GVCN liên lạc thường xuyên với phụ huynh của lớp sẽ giúp cho chủ nhiệm nắm rõ hơn về tình hình học tập của học sinh cũng như biết rõ về thói quen, sở thích và tính cách của từng học sinh. Khi hiểu rõ về học sinh qua phụ huynh thì GVCN sẽ có nhiều giải pháp hơn trong việc giáo dục học sinh để duy trì sĩ số lớp mình.
 Biện pháp: Khi có học sinh bỏ học từ 2 ngày trở lên không lí do thì GVCN cần thông báo ngay cho phụ huynh, đồng thời sắp xếp thời gian gặp phụ huynh để trao đổi, tìm hiểu xem vì sao học sinh bỏ học sau đó cùng tìm giải pháp để đưa học sinh trở lại trường.
 - Trong kì họp PHHS đầu năm thì GVCN cần xin được số điện thoại cụ thể của PHHS để tiện việc liên lạc khi cần thiết báo cho phụ huynh biết nếu học sinh vi phạm.
 Ví dụ: Năm học vừa qua lớp chủ nhiệm 9A2 của tôi có trường hợp em Vũ Hải thường xuyên cúp tiết, không thuộc bài mà tôi đến nhà thì không gặp được phụ huynh rồi PHHS cũng không đến trường họp phụ huynh sau những lần trường tổ chức. Tôi tìm hiểu được biết là gia đình em làm nghề buôn bán ở chợ suốt ngày vì vậy tôi đã dùng điện thoại để liên lạc trao đổi với phụ huynh nhiều lần và rồi em Vũ Hải cũng học được hết lớp 9.
 - GVCN có kế hoạch định kì thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động, tu dưỡng như: Có sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình, tổ chức họp phụ huynh theo định kì. Bởi lẽ họp phụ huynh sẽ giúp họ nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của lớp, của trường để cùng thống nhất biện pháp giáo dục đạt kết quả cao.
 3- Tổ chức bầu Ban cán sự lớp:
 - Lớp được đi vào nề nếp sớm là do ngay từ đầu năm GVCN đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp vững vàng. Lớp phải có đầy đủ Ban cán sự ở từng bộ phận khác nhau như: Lớp trưởng quản lý chung mọi mặt của lớp, lớp phó học tập quản lý mảng học tập, lớp phó văn thể phụ trách phong trào văn nghệ và các hoạt động phong trào, lớp phó lao động quản lý lớp khi có lao động, lớp phó đời sống quản lý các khoản thu của lớp. Học sinh mỗi lớp cần được chia thành các tổ, trong lớp học sinh nên ngồi theo tổ, mỗi tổ cần có tổ trưởng và tổ phó. Thêm vào đó tôi chọn 01 hs ( bí mật) theo dõi các hoạt động của lớp để báo cáo riêng cho tôi. Vì ở lứa tuổi này đôi khi các em còn bao che với nhau nên tôi cần có bộ phận vững chắc để kịp thời nắm bắt thông tin của lớp mà tôi có hướng xử lý những trường hợp bỏ học.
 Lưu ý: Khi chọn lớp trưởng và lớp phó học tập phải là những học sinh có học lực khá trở lên đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính các em bầu ra. Lớp trưởng phải là người nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiệt tình trong công việc thì mới điều khiển lớp được.
 4- Phối hợp với giáo viên bộ môn ( GVBM):
 - Sự thống nhất giữa GVCN và GVBM tạo ra sức mạnh tổng hợp để vừa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy- giáo dục của giáo viên, tránh sự hoạt động rời rạc, tuỳ tiện, thậm chí vô hiệu hoá tác động sư phạm của nhau.
 - Phối hợp với GVBM nhằm theo dõi sĩ số học sinh, và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chung đối với từng môn học. Qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em bỏ học giúp các em học tốt hơn. Có những em học sinh học giỏi môn này mà yếu môn khác hoặc do bản thân các em chưa chuẩn bị bài tốt khi đến lớp ( chẳng hạn không thuộc bài, chưa làm bài tập), sợ điểm thấp giáo viên la rầy nên các em trốn tiết rồi lơ là trong việc học. Tôi sẽ tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân từ GVBM để đưa ra biện pháp giúp các em học tốt hơn môn yếu- kém.
 Biện pháp: GVCN cần phải phối hợp trao đổi thường xuyên với GVBM bằng cách ghi chép lại kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm và ghi chép lại kết quả kiểm tra định kì ở các bộ môn để xem xét tình hình học tập của các em mà có biện pháp giáo dục. Hoặc GVCN có thể gặp hiệu phó chuyên môn để xin điểm kiểm tra định kì mà GVBM báo cáo hàng tháng vào file điểm.
 - Trao đổi với GVBM về những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện 
( hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, sức khoẻ yếu, ý thức kỉ luật kém), đồng thời tiếp thu ý kiến của GVBM phản ánh để cùng hổ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng mà có hướng giúp những học sinh này không bỏ học
 5- Phối hợp với giám thị và Ban giám hiệu ( BGH) nhà trường:
 - GVCN là người thừa lệnh Hiệu trưởng- BGH, thay mặt nhà trường để tổ chức quản lí, giáo dục học sinh một lớp. Để giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào kế hoạch chung của trường, đồng thời dựa vào tình hình của lớp để xây dựng kế hoạch riêng cho lớp, thường xuyên báo cáo tình hình lớp với BGH, có thể thỉnh thị, đề xuất, xin ý kiến BGH về biện pháp giáo dục.
 Ví dụ: Vào giờ sinh hoạt lớp GVCN có thể mời BGH xuống trực tiếp lớp mình để giáo dục một số học sinh cá biệt đã nhiều lần vi phạm như: cúp tiết, bỏ học
 - GVCN không phải ngày nào cũng có tiết trên lớp nên hàng tuần đều phối hợp với giám thị và BGH trong trường để kịp thời tìm ra được những học sinh có biểu hiện không tốt như cúp tiết, bỏ học, vi phạm đạo đức tác phongGVCN kết hợp với giám thị và BGH để xử lí học sinh vi phạm vì tiếng nói của BGH và giám thị rất quan trọng trong nhà trường. Nếu có học sinh nào thường xuyên nghỉ học thì GVCN báo ngay cho BGH cùng tìm ra nguyên nhân và giải pháp để vận động học sinh trở lại học bình thường ngăn ngừa học sinh bỏ học.
 - GVCN phải biết phối hợp chặt chẽ trong môi trường giáo dục theo dõi từng bước chuyển biến của các em mà động viên để các em không nghĩ mình bị “ ghét bỏ”, phải kết hợp với giám thị và BGH để biểu dương khen thưởng học sinh làm việc tốt giúp các em thích học hơn và xem lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của mình.
 Biện pháp: GVCN phối hợp với giám thị bằng cách xem sổ kiểm diện hàng ngày của giám thị coi có học sinh nào nghỉ học không lí do hoặc cúp tiết thì tìm cách xử lí khắc phục ngay tránh tình trạng học sinh bỏ học thường xuyên dẫn đến bỏ học luôn.
 Ví dụ: Năm rồi tôi chủ nhiệm lớp 9A2 có em Nguyễn Vũ Nguyên thường xuyên nghỉ học, cúp tiết, có nguy cơ bỏ học. Em đã nghỉ học 38 ngày nhưng nhờ có sự kết hợp với giám thị, BGH thường xuyên nên tôi gặp gỡ, trao đổi với PHHS để động viên em trở lại lớp học bình thường và học đến cuối năm không nghỉ buổi nào.
 6- Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
 - Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần GVCN cần phân tích kỹ những mặt vi phạm của học sinh theo kiểu tâm tình giáo dục, vừa nghiêm khắc với học sinh nhưng cũng vừa phân tích cái đúng cái sai cho học sinh thấy rõ làm cho học sinh hiểu và khắc phục. Đến cuối tuần khi sinh hoạt lớp ta thấy những học sinh cá biệt- yếu kém có sự tiến bộ, các em đã khắc phục những khuyết điểm tuy chưa đáng là bao nhưng ta cần biểu dương các em trước lớp tạo cho các em có được không khí ấm cúng như một gia đình từ đó làm cho các em thích học hơn.
 7- Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
 - Trong một lớp học bao giờ cũng có học sinh khó khăn. Nhưng do nhận thức của các em khác nhau nên có nhiều em hoàn cảnh nhà nghèo nhưng lại ham học và học giỏi. Ngược lại có những em vì nhà nghèo mặc cảm nên thường xuyên nghỉ học hay bỏ học dở dang.
 Biện pháp: Đối với trường hợp này tôi thường xuyên quan tâm, động viên em, tâm sự với em vào giờ sinh hoạt lớp hoặc những lúc ra chơi để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh học sinh mà có hướng giúp đỡ khi cần thiết.
 Ví dụ: Năm rồi lớp tôi có em Nguyễn Thị Cẩm Thu vì nhà nghèo, em mặc cảm không bằng ai nên em có ý định nghỉ học luôn. Tôi biết được đã thuyết phục động viên chỉ cho em biết con đường học tập rất là quan trọng vì chỉ có nó mới giúp em thoát khỏi cái nghèoQua đó tôi đã giúp đỡ em bằng cách tham mưu với Công đoàn miễn tiền giấy kiểm tra cả năm và vận động lớp miễn các khoản tiền quỹ cho em để em không còn mặc cảm và học đến cuối năm.
 8- Quan tâm đối với học sinh cá biệt:
 - Đây là đối tượng mà GVCN đau đầu khi gặp phải. Mức độ cá biệt của học sinh này ở nhiều dạng khác nhau. Có em thì lưu ban- học yếu, có em thường xuyên cúp tiết nghỉ học không phép, vào học không chú ý hay làm mất trật tự, hay nói tục, chửi thề thậm chí gây gỗ đánh nhau
 Biện pháp: Đây là đối tượng khó giáo dục cần có sự kiên trì ta không thể giáo dục một ngày, hai ngày được. GVCN tìm hiểu các em cá biệt ở mặt nào, vì sao lại như thế? Do gia đình không quan tâm hay các em mồ côi cha mẹ, hoặc các em do bạn bè lôi kéo, hoặc do bản thân các em thích quậy pháKhi xử lí các em GVCN phải xem mức độ vi phạm mà xử phạt cho thoả đáng để qua lần đó các em có ý thức khắc phục. Nếu các em vi phạm nhiều lần ( 3 lần trở lên) thì GVCN mời PHHS để giải quyết.
 Ví dụ: Trường hợp em Thiện ( hs lưu ban) lớp tôi năm rồi em là học sinh cá biệt, học yếu lại nhiều lần gây gỗ đánh nhau với bạn được giám thị ( Thầy Chắc) mời Phụ huynh xử lí nhiều lần. Tôi đã tìm hiểu và biết được do em có một nhóm bạn bên ngoài lôi kéo bỏ học rồi em lại bắt đầu có tình cảm “yêu- thương” với bạn chung trường và tôi cũng biết em là học sinh thích được giáo viên quan tâm, thích được khen ngợi khi làm được việc , em lại thích những lời nói ngọt ngào từ giáo viên. Nắm được điểm này tôi đã nhiều lần trao đổi, tâm sự, động viên em để em học được hết lớp 9, được xét tốt nghiệp.
 * Đối với nhà trường cần:
 1- Có chế độ chính sách đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
 - Nhà trường có thể miễn giảm các khoản tiền trong phạm vi cho phép đối với học sinh thật sự khó khăn nhằm để giúp đỡ phần nào trong cuộc sống các em làm cho phụ huynh và học sinh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với mình. Đó cũng là niềm tin, động lực giúp các em vượt qua khó khăn không bỏ học. Đối với học sinh có sổ hộ nghèo thì miễn giảm nhiều hơn học sinh cận nghèo, học sinh khó khăn.
 Ví dụ: Có thể miễn giảm tiền giấy kiểm tra, tiền khuyến học
 Đối với học sinh nghèo mà ta không có chế độ ưu đãi thì có thể vì “ cơm, áo, gạo, tiền” các em có thể bỏ học, một số em đi làm thuê hoặc đi Thành Phố để kiếm sống
 - Ngoài ra nhà trường có thể phát động phong trào vận động giúp đõ sách vỡ, dụng cụ học tập cho học sinh khó khăn bằng cách thông báo cho phụ huynh và học sinh ngay từ đầu năm học, thông báo qua đài truyền thanh, thông báo ở trường. Đây là việc làm nhỏ bé tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó làm cho các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ. Được như vậy ta có thể thu hút thêm được học sinh nghèo vào học hoặc những học sinh nơi khác đến trường ta học.
 2- Cần có những cuộc họp với giáo viên chủ nhiệm :
 - BGH có thể một hoặc hai tháng họp GVCN một lần để BGH có thể nghe những GVCN báo cáo tình hình học sinh của lớp mình có những vấn đề còn vướng mắc cần được sự hợp tác của BGH để cùng bàn bạc đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Hàng ngày giáo viên chúng ta thường than phiền học sinh vi phạm nhiều nhưng chúng ta chỉ than phiền với nhau nhưng ta chưa bao giờ có cuộc họp nào để tìm ra hướng giải quyết triệt để vấn đề trên. Có thể nhà trường chọn ra giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm ở mỗi khối lớp để cùng BGH tìm ra cách khắc phục tình trạng học sinh bỏ học 
 V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Tôi đã vận dụng các biện pháp trên trong 2 năm qua kết quả duy trì sĩ số đạt được như sau:
 - Năm học 2010-2011, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A2 đầu năm có 35 học sinh, đến cuối năm lớp có 35 học sinh- kết quả duy trì sĩ số đạt 100% ở cuối năm.
 - Năm học 2011-2012, tôi cũng được phân công chủ nhiệm lớp 9A2 đầu năm lớp có 29 học sinh, đến cuối năm lớp còn 27 học sinh ( do 02 học sinh chuyển trường về Gò Quao- Kiên Giang theo gia đình vẫn tiếp tục đi học) - kết quả duy trì sĩ số đạt 100% ở cuối năm, tỉ lệ xét tốt nghiệp 100%
 VI/ KẾT LUẬN:
 - Đề tài này tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm của bản thân đã trải qua trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, chắc rằng còn nhiều biện pháp khác mà tôi chưa thấy hết. Rất mong quý thầy cô, Ban giám hiệu đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm cho chuyên đề sau được tốt hơn, chân thành cảm ơn!.
 VII/ KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT:
 - Ban giám hiệu và giáo viên làm công tác phổ cập cần quan tâm phối hợp thường xuyên, kịp thời giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động học sinh bỏ học ra lớp. Nếu có học sinh bỏ học mà giáo viên chủ nhiệm vận động nhiều lần chưa được thì giáo viên phổ cập hoặc BGH ( nếu được) có thể đến nhà học sinh vận động tiếp vì tiếng nói của các đồng chí này rất quan trọng có thể kịp thời đưa học sinh trở lại lớp học.
 - Khi có học sinh vi phạm, giáo viên chủ nhiệm cần điện thoại báo cho phụ huynh thì nhà trường có thể hổ trợ cho giáo viên chủ nhiệm mượn điện thoại trường để liên lạc với phụ huynh. 
 VIII/ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP:
Duyệt BGH Vị Đông, ngày 02 tháng 10 năm 2012
 Người báo cáo
 Lâm Mai Lan
MỤC LỤC
 Trang
Phần I. Lí do chọn đề tài 1
Phần II. Mục đích nghiên cứu 1
Phần III. Giới hạn đề tài 1
Phần IV. Biện pháp giải quyết 1
Phần V. Kết quả đạt được 5
Phần VI. Kết luận 6
Phần VII. Kiến nghị đề xuất 6

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de si so(1).doc