Chuyên đề nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp

Chuyên đề nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp

CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ VĂN TRÊN LỚP

Văn học là loại hình nghệ thuật nhằm tác động đến tâm tư tình cảm con người, làm cho con người xúc động trước cái hay cái đẹp của hình tượng nghệ thuật từ đó nâng cao và hiểu biết. Văn học chính là cuộc sống được phản ánh thông qua lăng kình chủ quan của nhà văn. Văn học có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người về nhiều mặt. Cho nên khi giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông cơ sở, phải rèn luỵên kĩ năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học cho học sinh. Đồng thời qua tác phẩm văn học bồi dưỡng năng lực nhạy bén tình cảm lành mạnh trong sáng nhằm hình thành nhân cách con người mới cho học sinh.

Để làm được việc trên người thầy giáo dạy văn phải luôn suy nghĩ tìm tòi áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh từng tác phẩm văn học giúp các em hiểu kĩ, hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. Làm được điều đó chứng tỏ đã nâng cao được chất lượng giờ văn trên lớp.

Nhưng thực tế việc học môn văn của học sinh còn rất nhiêù hạn chế. Các em chưa có học tập phương pháp học tập bộ môn, chưa biết suy nghĩ để đánh giá một tác phẩm văn học. Nhiều em thấy tác phẩm dài không muốn đọc, xem qua chú giải để trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài một cách đại khái, qua loa, chiếu lệ.

Chính vì vậy chất lượng môn văn chưa cao. Hơn thế nữa một số học sinh và một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình học giỏi văn, không quan tâm đến việc học văn của các em cho nên cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng môn văn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp?. Vấn đề này đòi hỏi người thầy giáo phải quan tâm.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp
Văn học là loại hình nghệ thuật nhằm tác động đến tâm tư tình cảm con người, làm cho con người xúc động trước cái hay cái đẹp của hình tượng nghệ thuật từ đó nâng cao và hiểu biết. Văn học chính là cuộc sống được phản ánh thông qua lăng kình chủ quan của nhà văn. Văn học có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người về nhiều mặt. Cho nên khi giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông cơ sở, phải rèn luỵên kĩ năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm văn học cho học sinh. Đồng thời qua tác phẩm văn học bồi dưỡng năng lực nhạy bén tình cảm lành mạnh trong sáng nhằm hình thành nhân cách con người mới cho học sinh.
Để làm được việc trên người thầy giáo dạy văn phải luôn suy nghĩ tìm tòi áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh từng tác phẩm văn học giúp các em hiểu kĩ, hiểu sâu sắc tác phẩm văn học. Làm được điều đó chứng tỏ đã nâng cao được chất lượng giờ văn trên lớp.
Nhưng thực tế việc học môn văn của học sinh còn rất nhiêù hạn chế. Các em chưa có học tập phương pháp học tập bộ môn, chưa biết suy nghĩ để đánh giá một tác phẩm văn học. Nhiều em thấy tác phẩm dài không muốn đọc, xem qua chú giải để trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài một cách đại khái, qua loa, chiếu lệ.
Chính vì vậy chất lượng môn văn chưa cao. Hơn thế nữa một số học sinh và một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình học giỏi văn, không quan tâm đến việc học văn của các em cho nên cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng môn văn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp?. Vấn đề này đòi hỏi người thầy giáo phải quan tâm.
Trước hết muốn nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp chúng ta phải hiểu chất lượng giờ văn trên lớp là gì?. Chất lượng giờ văn trên lớp chính là hiệu quả giờ dạy của mỗi giáo viên. hiệu quả giờ văn la làm cho học sinh từ độc đúng đến đọc hay từ hiểu các từ đến phân tích các hình ảnh, các tín hiệu nghệ thuật nổi bật của tác phẩm văn học. Trên cơ sở đó học định hiểu được tác phẩm, rung động trước cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học.
Từ yêu cầu trên giáo viên có thể thấy một trong những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp là việc tạo hình tượng văn học. Có tái tạo được hình tượng mới rung động tâm hồn các em, khơi nguồn những tưởng tượng và phát huy trí tuệ của học sinh. Khi rung cảm với hình tượng văn học các em sẽ sống lại với cuộc sống mà tác phẩm văn hoc phản ánh nảy sinh lòng yêu thương gắn bó với cái hay cái đẹp cái cao cả, ghét cái xấu cái đê hèn. Khi các em yêu ghét một cách tự nhiên tự giác chính là lúc các em tự soi mình trong tấm gương văn học, những điều tiếp thu được trở thành vốn sống trở thành niềm tin chỉ đạo phong cách sống sau này của các em. Trong khi yêu cái ghét cái xấu trong văn học tự các em vươn dần lên cái đẹp và loại bỏ những cái chưa tốt trong con người mình. Cho nên việc tái tạo hình tượng văn học vẫn được tiến hành trong suốt giờ văn.
Trước hết muốn tái tạo hình tượng để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp giáo viên phải dẫn dắt học sinh sống với hoàn cảnh mà bài văn phản ánh. Mở đầu bài học giáo viên phải dựng lại khung cảnh lịch sử xã hội vào thời điểm bài văn phản ánh.
Ví dụ: khi dạy bài “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi giáo viên gợi mở. Cuối năm 1427 những tên giặc minh cuối cùng đã rút khỏi nước ta, sự nghệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã thắng lợi hoàn toàn. Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi thảo bài “ Cáo bình ngô” để báo cáo cho toàn dân biết cuộc kháng chiến mười năm chống quân nguyên đã thắng lợi hoàn toàn. bài cáo có giá trị như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu.
Việc nêu lên khung cảnh lịch sử xã hội trên còn có tác dụng giúp học sinh có cơ sở đúng đắn để đánh giá tác phẩm.
Bước thứ hai muốn tái tạo được hình tượng để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp phải chú ý đến khâu đọc diễn cảm tác phẩm văn học. Đọc chính là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khơi dậy theo âm vang ngôn ngữ nhất là ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ nhân vật. Âm vang cao thấp ngữ điệu biến đổi, tốc độ nhanh chậm tiếng ngân cũng như chỗ dừng Trong giọng độc dẫn dắt học sinh hoà vào cuộc sống, trong tác phẩm tưởng tượng ra khung cảnh, ra nhân vật.
Ví dụ: Khi bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương giáo viên hướng dẫn đọc như sau: đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cho nên trong khi đọc phải chú ý đúng nhịp điệu thơ thất ngôn tứ tuyệt nhịp 4/3 nhấn giọng với những từ gợi tả vừa trắng, vừa tròn, nước non, tấm lòng son.
Sau khi hướng dẫn song giáo viên đọc diễn cảm cho học sinh nghe, sau đó gọi một học sinh đọc và giáo viên uốn nắn. Thông qua đọc bước đầu giúp học sinh đọc hình dung được hình dáng, màu sắc của cái bánh trôi. Như vậy thông qua đọc sẽ tạo nên được sự rung động, tạo nên được sự đồng điệu về tâm hồn để giúp các em dễ tỏ thái độ đồng tình, đồng ý với tác giả.
Hoặc khi hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Thuý Kiều” trích trong tác phẩm truyện kiều của Nguyễn Du giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo lối văn kể chuyện của truyện thơ tự sự theo thể thơ lục bát với giọng thay đổi phù hợp với nội dung tình tiết của chuyện, diễn biến qua từng đoạn giới thiệu Mã Giám Sinh, giới thiệu Thuý Kiều tường thuật cảnh mua bán. giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc giáo viên uốn nắn để các em đọc đúng đọc hay. Qua đọc và nghe bạn đọc lòng yêu ghét tất nhiên sẽ nảy sinh và các em hồi hộp theo dõi số phận nhân vật mình yêu mến.
Ngoài ra khâu thuật văn để tái tạo hình tượng cũng là khâu không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp.
Ví dụ: khi dạy truyện “Làng” của Kim Lân giáo viên phải yêu cầu học sinh kể lại được cốt truyện. Hay khi dạy bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đây là một bài thơ trữ tình giáo viên học sinh nêu lại diễn biến tâm trạng của nhà thơ khi được ra viếng lăng Bác. Khi thuật văn học sinh càng nhớ chi tiết hình ảnh ngôn ngữ tác phẩm càng tốt và lúc thuật phải tưởng tượng ra khung cảnh, ra dáng vẻ hoạt động tâm lý nhân vật và biểu lộ rõ tình cảm bản thân đối với tác phẩm. Tuỳ theo sự xúc cảm của từng em mà nhấn mạnh làm nổi rõ khía cạnh này hoặc chi tiết khác của tác phẩm. Việc thuật văn dễ rèn luyện bồi dưỡng cảm thụ năng khiếu của học sinh.
Song một trong những khâu quan trọng của tái tạo hình tượng để nâng cao chất lượng giờ văn là tái tạo hình tượng trong quá trình phân tích. Tái tạo hình tượng ở khâu phân tích các hình ảnh, các chi tiết tức là phân tích các tín hiệu nghệ thuật của tác phẩm. Đây là khâu có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của giờ văn ở trường phổ thông cơ sở.
Học văn học sinh học trước hết cái cụ thể ấy và dưới sự hướng dẫn của thầy thông qua sự phân tích cái cụ thể mà học sinh hình thành dần phương pháp tự học, nâng cao dần năng lực tư duy, nâng cao dần tư tưởng tình cảm cho bản thân. Căn cứ vào tín hiệu nghệ thuật của bài văn giáo viên gợi ra hình dáng, đường nét màu sắc của hình tượng để học sinh trông thấy hình tượng hiện ra trước mắt.
Cụ thể khi dạy bại thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ta thấy bài thơ tác giả lấy hình ảnh của cái bánh trôi là hình ảnh chính làm chỗ dựa cho liên tưởng và cảm xúc của mình phát triển. Bánh trôi nước là hình ảnh bao trùm cả bài thơ, nó được gợi tả được biểu hiện qua nhiều nét nghệ thuật khác nhau trong từng vần thơ.
Vì vậy khi phân tích hướng toàn bộ suy nghĩ của người học sinh vào toàn bộ cái bánh trôi để phân tích phát hện tín hiệu nghệ thuật khác và tự phân tích tín hiệu nghệ thuật ấy mà rút ra giá trị tác phẩm. Qua 4 câu thơ các em sẽ được hướng dẫn gợi mở khám phá giá trị nghệ thuật của cái bánh trôi.
Một bài thơ tả thực mà tượng trưng: Tả thực rất đúng hình dáng, màu sắc phẩm chất của cái bánh trôi mà tượng trưng tài tình, thân phận phẩm giá người phụ nữ dưới chế độ cũ thông qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh.
Một bài thơ có kết cấu đối lập sắc sảo làm nổi bật bất công xã hội đối với người phụ nữ( giữa câu 1 với câu 2 có sắc đẹp tấm lòng trong trắng mà bảy nổi ba chìm lận đận long đong) và cũng để khẳng định phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ vẫn giữ vững không để hoàn cảnh làm hoen ố( đối lập giữa câu 3 và câu 4 giữa câu 3 với câu cuối). Bài thơ nói lên bất công xã hội đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến và chế độ nam quyền độc đoán, đồng thời đề cao phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ quyết giữ vững trong mọi hoàn cảnh. Như vậy từ cái bánh trôi giáo viên đã giúp liên tưởng đến thân phận đến cuộc đời phẩm giá của người phụ nữ. Với việc làm trên giáo viên đã giúp học sinh trong quá trình phân tích biết liên kết hình ảnh nghệ thuật của tấc phẩm lại hướng vào hình tượng chung.
Bên cạnh việc tái tạo hình tượng trong quá trình phân tích có tính chất quyết định đối với giờ văn thì hình tượng ở khâu tổng hợp bài văn cũng có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp,ở khâu này giáo viên nêu nên vấn đề cho học sinh nắm lại hệ thống kiến thức, hình dung được cái chung nhất, nổi bật nhất của hình tượng có tác dụng biểu hiện khái quát toàn bộ chủ đề của tác phẩm.
Ví dụ: Sau khi phân tích xong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của thanh Hải giáo viên có thể nêu vấn đề: Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hìh ảnh nào?
Hình ảnh mùa xuân là hình ảnh bao trùm toàn bài thơ. Mùa xuân trong bài thơ là mùa xuân xuất phát trong lòng tác giả, đây là mùa xuân vĩnh cửu xuân của lòng người, của cuộc đời. Mùa xuân ấy giúp tác giả quên đi bệnh tật, sự đe doạ của cái chết đem lại cho nhà thơ niềm say sưa cuộc sống. Bài thơ gửi hết tâm tư tình cảm, nguyện vọng lời nhắn nhủ trước lúc đi xa.
Tái tạo hình tượng trong giờ văn có tác dụng nâng cao giờ văn trên lớp song việc hướng dẫn học sinh khái quát suy luận về hình tượng văn học và bày tỏ tình cảm cũng như thái độ của mình đối với hình tượng văn học cũng không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp.
Khái quát tình cảm lẫn nhận thức là yêu cầu không thể thiếu khi học xong tác phẩm văn học. Khái quát làm cho sự lĩnh hội kiến thức được vững chắc giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản trọng tâm của bài văn. Còn việc suy luận giúp học sinh gắn tác phẩm với cuộc đời và thúc đẩy ý thức tình cảm của bản thân vươn xa hơn nữa, không môn học nào mà tính chất chủ quan của học sinh được bộc lộ rõ ràng bằng môn văn. Yêu cầu học sinh bày tỏ tình cảm thái độ của mình trước hình tượng văn học là rất quạn trọng, nó quan hệ với việc hình thành chân cách và lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh.
 Sau khi phân tích ngôn ngữ cử chỉ,dáng vẻ , hành động của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, giáo viên hỏi học sinh: Căn cứ vào những biểu hiện trên em thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào? Có tinh thần vì nghĩa, Lục Vân Tiên mới dám đánh tan bọn cướp để cứu Kiều Nguyệt Nga.Tinh thần dũng cảm giúp Lục Vân Tiên thực hiện được ý muốn cứu người.Thông thường có tinh thần vì nghĩa thì cũng có lòng dũng cảm, trong lòng đã muốn làm việc tốt thì sẽ cố tìm cách hoàn thành việc ấy.Sau đó giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh suy luận: Tinh thần vì nghĩa và dũng cảm ngày nay được biẻu hiện như thế nào? Ngoài tinh thàn vì nghĩa và dũng cảm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc hiện nay con người mới cần thêm những đức tính gì? Cuối cùng hỏi : ở nhân vật này cử chỉ, hành động , lời nói nào làm em xúc động nhất?
 Qua việc làm trên giáo viên có thể thấy việc rèn luyện tư duy cho học sinh là rất cần thiết vì tư duy tốt là điều kiện thuận lợi để trí tuệ phát triển. Nhưng tư duy văn học luôn luôn gắn với hình tượng văn học, mà không chấn động đến tình cảm cũng chẳng cải tạo được mình. Cho nên trong quá trình dẫn dắt học sinh khám phá hình tượng văn học phải cho các em liên hệ với cuộc sống hiện tạivới tình cảm và suy nghĩa của bản thân các em.
 Nói tóm lại muốn nâng cao giờ văn trên lớp các em phải chú ý mấy ý sau:
1, Trước hết phải tái tạođược hình tượng văn học. Việc tái tạo hình tượng văn học phải được tiến hành trong suốt giờ văn, tuỳ theo nội dung cụ thể của từng tác phẩm mà có phương pháp tái tạo khác nhau.
2, Phải hướng dẫn học sinh khái quát suy luận về hình tượng văn học, bày tỏ tình cảm cũng như thái độ của mình đối với hình tượng văn học.
3, Ngoài ra giáo viên cần trang bị cho mình các kiến thức sâu rộngvề cá tác phẩm văn học, truyền thụ bằng tất cả vốn sống, vốn hiểu biết tích luỹ, bằng cả tầm hồn, tình cảm, sự rung động đối với lí tưởng đẹp đẽ của mình.
Như vậy chất lượng một giờ giảng văn học mới đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là những định hướng trong việc nâng cao chất lượng giờ văn trên lớp. Tổ chuyên môn tiến hành triển khai học tập tinh thần của chuyên đề.
	Người viết

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Nang cao chat luong gio van tren lop.doc