Chuyên đề Nghị luận xã hội ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn

Chuyên đề Nghị luận xã hội ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn

I. Mở bài

Cách 1:

Nguyễn Dữ là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ của thể loại truyện Nôm thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ được coi là kiệt tác của thể loại truyện, được đánh giá là “áng thiên cổ tùy bút”. Đến với “ Chuyện người con gái Nam Xương” , người đọc cảm nhận được nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, nết na nhưng lại chịu số phận vô cùng bất hạnh, oan nghiệt, khiến người đọc không khỏi băn khoăn day dứt ám ảnh về cuộc đời của người thiếu phụ Nam Xương.

 

docx 386 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 40Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghị luận xã hội ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
 ÔN THI VÀO LỚP 10
CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG TÁC PHẨM «  CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG » CỦA NGUYỄN DỮ
I. Mở bài
Cách 1:
Nguyễn Dữ là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ của thể loại truyện Nôm thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ được coi là kiệt tác của thể loại truyện, được đánh giá là “áng thiên cổ tùy bút”. Đến với “ Chuyện người con gái Nam Xương” , người đọc cảm nhận được nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, nết na nhưng lại chịu số phận vô cùng bất hạnh, oan nghiệt, khiến người đọc không khỏi băn khoăn day dứt ám ảnh về cuộc đời của người thiếu phụ Nam Xương.
Cách 2:
 Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài hấp dẫn trong văn học. Đó là đề tài đã lấy đi rất nhiều tình cảm và nước mắt của biết bao nhiêu thi nhân, văn nhân trong lịch sử văn học nước nhà. Ta đã từng thổn thức với nàng Kiều - một người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng cuộc đời lại ngang trái trong thơ Nguyễn Du. Ta cũng từng phải ngạc nhiên với người phụ nữ ngang tàng, bản lĩnh trong thơ Hồ Xuân Hương. Và thật xúc động biết bao khi một lần nữa ta lại được thương, được khóc cho một Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại đầy rẫy nỗi oan khiên trong “Chuyện người con gái Nam Xương.
II. Thân bài
1.Khái quát chung
- “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ chuyện kể dân gian: Vợ chàng Trương, là thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh, đẹp người, đẹp nết nhưng lại bị chồng nghi oan thất tiết. Do không có cơ hội để minh oan, giãi bầy, Vũ Nương đành phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Kết thúc truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất. Đó là bi kịch của rất nhiều những người phụ nữ bất hạnh khi mà hạnh phúc gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho họ, giờ đây đã tan thành mây khói, mất đi chỗ dựa cuộc sống, họ lâm vào bi kịch và cái chết là con đường giải thoát duy nhất để họ kết thúc bi kịch của chính mình. Vì thế,
 truyện không đơn thuần dừng lại ở sự phản ánh hiện thực mà còn tố cáo hiện thực, dóng lên niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong một xã hội công bằng, văn minh.
2. Phân tích nhân vật Vũ Nương
* Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết
- Trước hết, Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến. Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. 
- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “ tam tòng, tứ đức”, “ công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “ đem 100 lạng vàng cưới về ». Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản.
* Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
- Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng - Trương Sinh. Nàng hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo, đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình và rất đức hạnh. 
- Khi chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò chồng bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Điều đó cho thấy nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình yên”. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình”, nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi. Tiết hạnh ấy còn được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng khi bị chồng nghi oan “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. 
- Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Du vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh. Khi Trương Sinh đi lính trở về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng. Thậm chí, nàng còn cầu xin chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. 
=>Điều đó cho thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người phụ nữ Vũ Nương. Rồi khi không còn hi vọng được nữa, nàng nói trong đau đớn và thất vọng: «  Thiếp sỡ dĩ muốn nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gióđâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. ». Với nàng hạnh phúc gia đình, “ thú vui nghi gia, nghi thất” là niềm khát khao và tôn thờ cả đời giờ đã tan vỡ. Tình yêu giờ đây của nàng được cụ thể bằng những hình ảnh ước lệ: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió.” Đến nỗi đau chờ chồng dến hóa đá nàng cũng không có được “ đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. 
- Vậy là tình yêu, hạnh phúc gia đình vốn là cơ sở tồn tại của người vợ trẻ giờ đã không còn có ý nghĩa. Cuối cùng, bị cự tuyệt quyền yêu, quyền hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc nàng bị cự tuyệt quyền tồn tại. Nàng tìm đến cái chết sau mọi sự cố gắng không thành. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá. Đối với người con gái đức hạnh và giàu đức hi sinh ấy thì phẩm giá còn cao hơn mạng sống. Rồi những năm tháng sống dưới thủy cung nhưng nàng vẫn một lòng hướng về chồng con, quê hương và khao khát được đoàn tụ. Khi nàng nhận ra Phan Lang người cùng làng và nghe Phan lang kể về chuyện gia đình mà ứa nước mắt xót thương. Thế nhưng nàng khao khát được trả lại phẩm giá, danh dự cho mình hơn bao giờ hết. Nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang, nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình. Như thế nàng là người trọng tình , trong nghĩa : dù thương nhớ chồng con, khao khát được đoàn tụ nhưng vẫn quyết giữ lời hứa sống chết bên Linh Phi. 
=>Qua phân tích ta thấy, với vai trò là một người vợ, Vũ Nương là một người phụ nữ chung thủy, mẫu mực, lí tưởng trong xã hội phong kiến. Trong trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có tình yêu, lòng bao dung và sự vị tha.
* Luận cứ 2: Trong mối quan hệ với mẹ chồng: Nàng là người con dâu hiếu thảo.
- Tiếp đến, Vũ Nương trong mối quan hệ với mẹ chồng. Nàng hiện lên là một người con dâu hiếu thảo. Chồng đi lính, ở nhà nàng thay chồng làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người con hiền, dâu thảo. Chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, ốm đau. “ Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn”.
- Mẹ chồng mất, nàng hết lòng thương xót, lo liệu ma chay chu đáo đối với cha mẹ đẻ mình. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành và công lao to lớn của Vũ Nương: “ Xanh kia quyết chẳng phụ nàng cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Nguyễn Dữ đã rất già dặn khi ông để cho bà mẹ chồng nhận xét về sự hiếu thảo của Vũ Nương. Đó là sự đánh giá xác đáng và khách quan nhất. Điều đó đã cho thấy nhân cách và công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng này.
Luận cứ 3: Trong mối quan hệ với con: Nàng là người mẹ yêu thương con hết mực.
- Cuối cùng trong mối quan hệ với con Vũ Nương là người mẹ yêu thương con hết mực.Thiếu vắng chồng, nàng một mình sinh con, và nuôi dạy con khôn lớn. Nàng không chỉ đóng vai trò là một người mẹ, nàng còn đóng vai trò là một người cha hết lòng yêu thương con, không để con phải thiếu thốn tình cảm. Nàng còn là một người mẹ tâm lí khi Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, lo con thiếu thốn tình cảm của cha nên thường chỉ vào cái bóng của mình trên vách mà bảo là cha Đản. Qua đó ta thấy nàng sớm định hình cho con về một mái ấm, một gia đình hoàn chỉnh.
=>Như vây, nàng không chỉ hoàn thành tốt trách nhiệm của một người vợ, người con, người mẹ, người cha mà còn là một người trụ cột của gia đình. N àng xứng đáng được hưởng những gì hạnh phúc, tuyệt vời nhất. Thế nhưng trớ trêu thay hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng. Đó là khi Trương Sinh sau ba năm đi lính trở về, bé Đản không chịu nhận cha, nghe lời nói của con “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, những chẳng bao giờ bế Đản cả”, Trương Sinh nhất nhất cho rằng “vợ hư”. 
- Mặc dù Vũ Nương đã tìm cách để giải thích lại thêm họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng nhưng mối nghi ngờ vợ của Trương Sinh không có gì gỡ ra được. Cuối cùng nàng đã trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo. Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, nhân phẩm trong một nỗi đau tuyệt vọng cùng cực, đau đớn.
 Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết oan nghiệt của Vũ Nương? Đó trước hết là do chi tiết cái bóng và những lời nói ngây thơ của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu sa đằng sau đó là từ người chồng đa nghi, thô bạo. Ngay từ đầu truyện, nhà văn đã giới thiệu Trương Sinh là “ con nhà hào phú nhưng không có học”, lại có tính đa nghi, đối với vợ thì hay phòng ngừa quá mức, thiếu cả lòng tin và tình thương với người tay ấp má kề với mình. Đó chính là mầm mống của bi kịch để rồi trong hoàn cảnh đi lính ba năm xa nhà, xa vợ, thói ghen tuông, ích kỉ của bản thân chàng nổi lên và giết chết người vợ của mình. Đồng thời do cuộc chiến tranh phi nghĩa cộng với chế độ phong kiến hà khắc, nam quyền độc đoán đã dung túng cho thói gia trưởng của người đàn ông, cho phép người đàn ông có thể đối xử tệ bạc với người phụ nữ của mình. Và người phụ nữ  ... “ Hồi thứ 14”..
1 đề..

29
3.
TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN
- Đề 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
1 đề..

31
4.
CHỊ EM THÚY KIỀU
- Đề 9: Phân tích đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”.................
- Đề 10: Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều qua 16 câu thơ đầu.
- Đề 11: Phân tích nhận định văn học: Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” Thể hiện cảm hứng nhân đạo và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. ..
- Đề 12: Cảm nhận tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Đề 13: Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật qua 10 câu thơ miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân, Thúy Kiều...................................
5 đề..

34
38
42
44
47
5.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
- Đề 14: Cảm nhận về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều qua 6 câu thơ đầu
- Đề 15: Cảm nhận về cảnh ngộ của Thúy Kiều qua 8 câu thơ miêu tả tâm trạng TK về nỗi nhớ người yêu và cha mẹ...........
- Đề 16: Cảm nhận 8 câu thơ cuối “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
3 đề..

50
52
55
6. 
CẢNH NGÀY XUÂN
- Đề 17: Phân tích đoạn trích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”..
1 đề.

59
7.
ĐỒNG CHÍ
- Đề 18: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội qua 7 câu thơ đầu..
- Đề 19: Phân tích 10 câu thơ nói về biểu hiện tình đồng chí, đồng đội..
- Đề 20: Cảm nhận về hình tượng người lính qua bài thơ đòng chí..
- Đề 21: Cảm nhận về 10 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí”
- Đề 22: Cảm nhận về đoạn thơ:
 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 .Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Đề 23: Cảm nhận về hình ảnh người lính qua đoạn thơ:
 “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
  Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
6 đề..

63
66
69
76
82
86
t
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
- Đề 24: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Đề 25: Cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối..
- Đề 26: Cảm nhận về hai khổ thơ đầu của bài thơ..
- Đề 27: Cảm nhận về khổ đầu và khổ cuối bài thơ..
- Đề 28: Phân tích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Đề 29: Phân tích hình ảnh người lính qua hai bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Đề 30: Phân tích nhận định văn học: “ Bài thơ thể hiện hiện thực chiến tranh khốc liệt và ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam..
7 đề..

91
96
102
105
110
118
123
9.
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
- Đề 31: Phân tích hai khổ thơ đầu.
- Đề 32: Phân tích khổ 3,4,5 của bài thơ.
- Đề 33: Phân tích bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”..
- Đề 34: Cảm nhận về vẻ đẹp của biển cả và niềm vui của người lao động qua khổ 6,7 của bài thơ. ..
4 đề

126
130
134
141
10.
BẾP LỬA
- Đề 35: Cảm nhận về hình ảnh người bà qua bài thơ “ Bếp lửa”.
- Đề 36: Cảm nhận về đoạn thơ:
 “ Lận đận đời bà biết biết mấy nắng mưa
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”
- Đề 37: Phân tích đoạn thơ để thấy được những hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:
 “ Tám năm dòng cháu cùng bà nhóm lửa
 ..Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
- Đề 38: Cảm nhận về đoạn thơ:
 “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 .Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- Đề 39: Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Đề 40: Phân tích nhận định Văn học: “Từ những suy ngẫm của người cháu bài thơ thể hiện triết lí sâu sắc nhất nâng bước con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời tình yêu đất nước bắt nguồn từ long yêu quý ông bà, cha mẹ những gì gần gũi, bình dị nhất”..
6 đề

145
148
152
156
159
168
11
ÁNH TRĂNG
- Đề 41: Cảm nhận về bài thơ “ Ánh trăng”
- Đề 42: Cảm nhận về hai khổ thơ đầu bài “ Ánh Trăng”..
- Đề 43: Cảm nhận về khổ 3,4,5,6 của bài “ Ánh trăng”
3 đề..

173
179
182
12.
TRUYỆN NGẮN: LÀNG
- Đề 44: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng.
- Đề 45: Phân tích đoạn truyện: “ Có người hỏi khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”.
- Đề 46: Phân tích đoạn truyện: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.... không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? .”.....................................................................
- Đề 47: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai qua đoạn truyện sau: “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em.... Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
- Đề 48: Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn truyện sau: “Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác”......................................................................................
5 đề..

186
192
194
197
202
13.
LẶNG LẼ SA PA
- Đề 49: Cảm nhận về anh thanh niên qua truyện ngắn “ Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Đề 50: Cảm nhận về anh thanh niên qua đoạn truyện sau: “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây. Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được ».
- Đề 51: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên qua đoạn truyện : «Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều. Mỗi người viết một vẻ ».
- Đề 52 : Phân tích đoạn truyện sau : “Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
 - Đề 53: Chứng minh nhận định văn học: Truyện ngắn « Lặng lẽ Sa Pa » là một truyện đậm chất trữ tình, và giàu chất thơ..
- Đề 54: Cảm nhận về hai đoạn trích trong hai tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa và Những ngôi sao xa xôi
- Đề 55: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua «  Lặng lẽ Sa Pa » và «  Những ngôi sao xa xôi ».
- Đề 56: Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua nhân vật anh thanh niên trong « Lặng lẽ Sa Pa » và nhân vật Phương Định trong «  Những ngôi sao xa xôi ».
.
8 đê

204
209
212
216
220
224
226
228
14.
CHIẾC LƯỢC NGÀ
- Đề 57: Nhân vật bé thu qua Chiếc lược Ngà 
- Đề 58: Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu dành cho con qua truyện ngắn «  Chiếc lược ngà ».
- Đề 59: Cảm nhận về tình cha con qua đoạn truyện: «Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, .... và đôi vai nhỏ bé của nó run run” .
- Đề 60: Phân tích sự thay đổi tâm trạng bé Thu qua hai đoạn truyện : « Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về” 
Và “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.”
- Đề 61: Cảm nhận về đoạn truyện “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó.... Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”
- Đề 62: Phân tích chi tiết trong truyện: Chiếc lược ngà, vết thẹo trong truyện ngắn “ chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng......................................................................................
- Đề 63: Phân tích tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”.................................................
Đề 64: Mượn lời bé thu kể lại truyện ngắn “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng...................................................
8 đề..

230
233
237
241
244
248
253
264
15.
MÙA XUÂN NHO NHỎ
- Đề 65: Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua ba khổ thơ đầu..
- Đề 66: Phân tích ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua ba khổ thơ cuối.
- Đề 67: Cảm nhận về hai khổ thơ khổ 4, khổ 5 của bài thơ..
- Đề 68: Phân tích khổ 1 và khổ 4 của bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » của Thanh Hải
- Đề 69: Phân tích khổ 4,khổ 5 của bài thơ. (Bài 2)
- Đề 70: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ
- Đề 71: Phân tích bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ »..
7 đề..

266
272
278
282
288
290
16.
VIẾNG LĂNG BÁC
- Đề 72: Phân tích bài thơ « Viếng Lăng Bác »
- Đề 73: Cảm nhận về khổ 2,3 của bài thơ..
- Đề 74: Cảm nhận về khổ 1,2 của bài thơ..
- Đề 75: Phân tích hai khổ thơ cuối ( Khổ 3,4).
- Đề 76: Phân tích hình ảnh trong thơ hình ảnh mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh
- Đề 77: Phân tích nhận định văn học : «Bài thơ thể hiện niềm thành kính sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác ». Em hãy phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
- Đề 78: Phân tích khổ cuối bài thơ..
- Đề 79: Nghị luận hai tác phẩm ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ được hòa nhập cống hiến cho đời, cho đất nước qua hai bài thơ mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bac..
- Đề 80: Nghị luận hai tác phẩm Bức tranh phong cảnh mùa xuân qua bài mùa xuân nho nhỏ và Cảnh ngày xuân.
9 đề.

297
303
306
312
318
320
324
327
333
17.
SANG THU
- Đề 81: Phân tích bức tranh thiên nhiên qua bài Sang thu
- Đề 82: Phân tích bài thơ Sang thu..
- Đề 83: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu.
- Đề 84: Phân tích và cảm nhận bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa trong bài Sang Thu
- Đề 85: Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ
- Đề 86: Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sang thu
- Đề 87: Nghị luận về hai tác phẩm phân tích bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ bài Sang thu và Mùa xuân nho nhỏ.
- Đề 88: Nghị luận về hai tác phẩm phân tích bức tranh thiên nhiên qua bài Sang thu và Mùa xuân nho nhỏ.
8 đề..

331
340
343
346
351
354
358
363

18.
NÓI VỚI CON
- Đề 89: Phân tích đoạn thơ :
 «Người đồng mình thương lắm con ơi
 ... Nghe con.”
- Đề 90: Phân tích bài thơ “Nói với con”................................
- Đề 91: Cảm nhận về lời người cha nói với con qua đoạn thơ sau:
 “Người đồng mình thô sơ da thịt
 . Nghe con”
- Đề 92: Cảm nhận về lời người cha nói với con qua đoạn 1của bài thơ.
- Đề 93: Cảm nhận về lời người cha nói với con qua đoạn 2của bài thơ: “Người đồng mình thương lắm con ơi
 Nghe con.”
- Đề 94: Cảm nhận về đoạn thơ sau
« Chân phải bước tới cha
.Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời »
7 đề..

366
376
371
384
385
390

19.
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
- Đề 95: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” Bài 1..
- Đề 96: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” Bài 2
- Đề 97: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua truyện ngắn những ngôi sao xa xôi..
- Đề 98: Cảm nhận về Phương Định từ đó rút ra bài học về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay
- Đề 99: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong qua truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Đề 100: Cảm nhận về nhân vật Phương Định qua đoạn truyện sau: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”
- Đề 101: Phân tích diễn biến nhân vật Phương Định qua một lần phá bom ( Bài 2)
- Đề 102: Cảm nhận về nhân vật Phương Định qua đoạn truyện sau: « Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. ».
- Đề 103: Cảm nhận về thế hệ trẻ Việt Nam trong những ngôi sao xa xôi liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Đề 104: Nghị luận hai tác phẩm Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn qua truyện «Lặng lẽ Sa Pa »  của Nguyễn Thành Long và «Nhũng ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê..
9 đề.

395
399
404
407
411
416
422
424
431
436

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_nghi_luan_xa_hoi_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.docx