Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: sinh học 9

Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: sinh học 9

Mục tiêu:

- HS nắm được ND thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Nêu được các ĐK nghiệm đúng của định luật

- Biết vận dụng ND định luật vào giải bài tập DT

 Chuẩn bị

- SGK, SGV sinh học 9, ôn tập SH 9, PP giải bài tập SH 9, để học tốt SH 9, Luyện tập và nâng cao kiến thức SH 9

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1373Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi môn: sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Sinh học 9
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Sinh học 9
CHƯƠNG I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊCHUYÊN ĐỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Mục tiêu:
- HS nắm được ND thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Nêu được các ĐK nghiệm đúng của định luật
- Biết vận dụng ND định luật vào giải bài tập DT
          Chuẩn bị
- SGK, SGV sinh học 9, ôn tập SH 9, PP giải bài tập SH 9, để học tốt SH 9, Luyện tập và nâng cao kiến thức SH 9
          CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC
- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt lại các tính trạng của ông bà, tổ tiên cho con cháu
- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Tính trạng:là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hóa sinh của cơ thể
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái KH  khác nhau thuộc cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược đối lập nhau
- Nhân tố DT: là nhân tố quy định tính trạng cảu cơ thể (gen)
- Gen: là một đoạn phân tử axit nucleic mang thông tin quy định cấu trúc của một chuỗi polypeptit nào đó hoặc giữ chức năng điều hòa
- Giống (dòng) thuẩn chủng: là dòng đổng hợp tử về KG và đồng nhất về 1 loại KH
- KG: Tập hợp toàn bộ các gen của cơ thể
- KH: tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể
- Tỉ lệ KH: là tỉ lệ các KH khác nhau ở đời con
- Tỉ lệ KG: là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau
- Tính trạng trội: là tính trạng được biểu hiện ở đời F1
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện
- Thể đồng hợp: Là KG chứa cặp gen tương ứng giống nhau
- Thể dị hợp: là KG chức cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
- Đồng tính: là hiện tượng con sinh ra đồng nhất về một loại KH
- Phân tính: con lai sinh ra có cả KH trội và lặn đối với 1 tính trạng nào đó
- Giao tử thuần khiết: mỗi cặp nhân tố DT khi bước vào Qt giảm phân thì mỗi nhân tố DT trong cặp nhân tố DT đó chỉ đi về một giao tử và chỉ một mà thôi
- Trội hoàn toàn: là hiện tượngkhi lai hai cơ thể khác nhau về một tính trạng do một cặp gen chi phối, ở đời con F1 chỉ biểu hiện một trong hai tính trạng của bố hoặc mẹ. Tính trạng được biểu hiện ở đời F1 là tính trạng trội, tính trạng chưa được biểu hiện ở đời F1 là tính trạng lặn
- Trội không hòan toàn: là hiện tượng khi lai hai cơ thể thuần chủng, khác nhau bởi một cặp tính trạng do một gen chi phối và F1 có KH trung gian, F2 phân ly theo tỉ lệ 1: 2: 1
II/ CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:
1/ Kiến  thức cơ bản:
-  Định luật 1, 2 của Menden, ĐK nghiệm đúng
- Lai phân tích
- Hiện tượng trội không hoàn toàn
2/ Câu hỏi lí thuyết:
C1: Phát biểu ND ĐL 1, 2 của Menden, ĐK nghiệm đúng
C2: Lai phân tích là gì? Cho VD minh họa
C3: Phân biệt tính trạng trội và tính trạng lặn, Trội hòan toàn và trội không hòan toàn?
Tính trạng trộiTính trạng lặn
Là tính trạng của một bên bố họăc mẹ biểu hiện KH ở F1
Do gen trộ quy định, biểu hiện ra ngoài cả thể đồng hợp và dị hợp
Không thể biết ngay KG của một cơ thể mang tính trạng trộiLà tính trạng của một bên bố hoặc mẹ không biểu hiện KH ở F1
Do gen lặn quy định, biểu hiện ra ngoài chỉ ở thể đồng hợp lặn
Có thể biết ngay KG của cơ thể mang tính trạng trội
C4: trong lai một cặp tính trạng có những phép lai nào cho kết quả đồng tính? Những phép lai nào cho kết qaủ phân tích?
3/ Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Phép lai nào sau đây cho kết quả con lai không đồng tính:
A. P: BB x bb        B. P: BB x BB       C. Bb x bb            D. P: bb x bb
Câu 2: Pháp lai nào sau đây tạo ra F1 có KG nhiều nhất:
A. P: AA x AA      B. P: aa x aa          C. P: Aa x AA       D. P: Aa x Aa
Câu 3: Phép lai nào dưới đây được coi là phép lai phân tích:
A. P: AA x AA      B. P: Aa x Aa        C. AA x Aa           D. Aa x aa
Câu 4. Hai hình thái khác nhau của cùng một tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là:
A. Cặp gen tương phản                                C. Hai cặp tính trạng tương phản
B. Cặp bố mẹ  thuần chủng tương phản        D. Cặp tính trạng tương phản
Cho biết cây đậu Hà lan A: thân cao; a: thân thấp
Câu 5. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình cho thân cao là:
A. AA và Aa         B. AA và aa           C. Aa và aa           D. AA, Aa và aa
Câu 6. Phép lai tạo ra F2 có tỉ lệ KH: 1 thân cao : 1 thân thấp
A. F1: Aa x Aa      B. F1: AA x Aa     C. AA x AA          D. Aa x aa
Câu 7. Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp con lai là:
A. F1: Aa x Aa      B. F1: AA x Aa     C. AA x AA          D. Aa x aa
Câu 8: Phép lai cho con lai F1 100% thân cao:
A. AA x Aa           B. AA x aa            C. Aa x aa             D. aa x aa
Câu 9. Phép lai cho F2 tỉ lệ 3 cao: 1 thấp
A. F1: Aa x Aa      B. F1: AA x Aa     C. AA x AA          D. Aa x aa
Câu 10. Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng:
A. AA và Aa         B. AA và aa           C. Aa và aa           D. AA, Aa và aa
4/ Các bài tập vận dụng:
Các tỉ lệ cần nhớ:
*) Tỉ lệ KG: - tỉ lệ 100% (bố mẹ mang cặp tính trạng tương phản khác nhau) →  tính trạng trội, bố mẹ thuần chủng (ĐL1)
                   - Tỉ lệ 3:1 → tính trạng trội, bố mẹ dị hợp về một cặp gen
                   - Tỉ lệ 1:1 → lai phân tích
                   - tỉ lệ 1: 2: 1 → trội không hòan toàn
Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
Các dạng bài tập và PP giải
A/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
          1/ Bài toán thuận: Là dạng BT biết tính trội, lặn, KH của P. Từ đó tìm KG, KH của P, lập sơ đồ laiCách giải: 3 bước
B1: Quy ước gen
B2:  Từ KH của P, xác định KH của P
B3: Lập sơ đồ lai
VD: Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
          2/ Bài tóan nghịch: Là dạng BT dựa vào kết quả lai để suy ra KG, KH của bố mẹ
          Trường hợp 1: nếu bài cho tỉ lệ phân tích ở đời con
Có 2 bước giải:      - B1: căn cứ vào tỉ lệ phân tích ở con lai để suy ra KG của bố mẹ (rút tỉ lẹ ở con lai về tỉ lệ quen thuộc dễ nhận xét); xác định tính trạng trội; quy ước, BL kiểu gen của P
                             - B2: lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả
( Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con để quy ước gen)
VD : Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết quả ở con lai như sau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.
          Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ đầy đủ ở con lai:  dựa vào phép lai có KH khác bố mẹ để biện luận tính trạng trội lặn; quy ước gen (KG cơ thể lặn) BL kiểu gen của P
VD : Ở người , màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen là tính trạng lặn. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai giải thích.
B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: ở cà chua quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với qaủ vàng. Lập SĐL để xác định kết quả về KG và KH của F1 trong các trường hợp sau:
- P: quả đỏ x quả đỏ
- P: quả đỏ x quả vàng
- P: quả vàng x quả vàng
Bài 2: cho biết ở ruổi giấm gen quy định chiều dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là trội so với cánh ngắn. Khi cho ruối giấm đều cánh dài lai với nhau thu được con lai F1
a)     Lập sơ đồ lai nói trên
b)    Nếu tiếp tục cho cánh dài F1 lai phân tích. KQ sẽ như thế nào?
Bài 3: ở ruồi giấm gen quy đình chiều dài đốt thân nằm trên NST thường và đốt thân dài là tính trạng trội hoàn toàn so với đốt thân ngắn. Dưới đây là kết quả một số phép lai:
KH của PSố cá thể F1 thu được
Đốt thân dài x đốt thân ngắn3900
Đốt thân dài x đốt thân dài26287
Đốt thân dài x đốt thân ngắn150148
Đốt thân dài x đốt thân ngắn3500
Hãy giải thích và lập sơ đồ lai?
Bài 4: Tóc quăn là trội hoàn tòan so với tóc thẳng:
- Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái tóc quăn, con trai tóc thẳng. Biết rằng người cha tóc thẳng. tìm KG cảu mẹ và lập sơ đồ lai
- Một người phụ nữ mang KG dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì KG và KH của người chồng phải như thế nào?
Bài 5:  Khi lai gà trống trắng và gà mái đen  đều thuần chủng người ta thu được con lai đồng lọat xanh da trời
a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào?
b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau , sự phân li tính trạng của quần thể gà sẽ như thế nào?
c) Khi cho gà xanh da trời lai với con gà lông trắng, sự phân li tính trạng ở đời con sẽ như thế nào? Có cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu không?
Bài 6: Sự DT các nhóm máu được quy định bởi 3 gen (a – alen) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm máu B còn I0 quy định nhóm máu O, gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn tòan so với gen I0
a) Cho biết KG nhóm máu: A, B, AB, O
b) Nếu bố có nhóm máu O, mẹ A thì con có nhóm máu gì?
c) Nếu bố thuộc nhóm máu B mẹ thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra có nhóm máu gì
d) Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố, mẹ phai có KG như thế nào?
e) ở nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn hai đứa trẻ. Biết rằng cha mẹ của một đứa bé là có nhóm máu  O và A, cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máuA, AB. Hai đứa bé có nhóm máu A, và O. Hãy xác định đứa trẻ nào là cảu vợ chồng nào?
f) Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB. Họ sinh ra con trai có nhóm máu O tại sao có hiện tượng này? Biết rằng người vợ luôn chung thủy với chòng mình.
Bài 7: Nhà em A nuôi một đôi thỏ (một con đực, một con cái) có màu lang trắng đen
- Lứa thứ nhất thỏ mẹ cho 4 thỏ con trong đó có 3 con lang trắng đen 1 con trắng. Em A cho rắng kết quả này nghiệm đúng theo quy luật phân ly của menden
- Lứa thứ 2 thỏ mẹ cho 4 thỏ con 1 con đen, 2 con lang trắng đen, 1 con trắng. Em A cho rắng mình đã lầm và nói lại rằng kết quả này đúng tỉ lệ trội không hoàn toàn
a) Theo em nhận xét cảu A ở hai trường hợp trene có gì không thỏa đáng?
b) Dựa vào đâu để biết quy luật di truyền chi phối hai phép lai trên. Cho biết 1 gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường.
Bài 8:  cho bí tròn t/c lai với bí dài, thu được F1 cho giao phấn với nhau. F2 thu được: 136 tròn, 270 dẹt, 141 dài
Biện luận, viết SĐL từ P đến F2
Có cần kiểm tra sự thuần chủng của các quả bí có hình dạng khác nhau không?
Cây bia dài cần giao phấn với cây có KG như thế nào để F2 thu được tòan cây bí dẹt?
CHUYÊN ĐỀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
Mục tiêu
- HS nắm được ND TN lai hai cặp tính trạng cảu menden. Nêu được các ĐK nghiệm đúng cảua ĐL
- CM được trong TN của menden có sự phân ly độc lập của các tính trạng
- Biết vận dụng ND ĐL vào giải BT di truyền
I/ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC SGK
          1. Quy luật di truyền của Menden
          - TN: Menden tiến hành giao phấn giữa hai giống đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: vàng trơn x xanh nhăn thu được F1 toàn vàng trơn, cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ trung bình: 9 vàng trơn, 3 vàng nhăn, 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn
          - QL di truyền: ĐL 3 phân ly độc lập: khi lai hai cơ thể t/c khác nhau về hia hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự phân ly của các tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác.
          Giải thích
          Quy ước:     A: hạt vàng                               B: Hạt trơn
                             A: hạt xanh                               b: hạt nhăn
          SDL
Pt/c               AABB                            x                           aabb
Gp                   AB                                                            ab
F1                                                      AaBb
F2      1AABB, 2AABb, 1AAbb, 2AaBB, 4AaBb, 2Aabb, 1aaBB, 2aaBb, 1aabb
          9A_B_        Vàng trơn
          3A_bb         Vàng nhăn
          3aaB_                   Xanh trơn
          1aabb          Xanh nhăn
          ĐK nghiệm đúng
- P t/c cặp tính trạng đem lai, mỗi gen quy định 1 tính trạng, tính trạng phải trội hoàn toàn
- Số lượng cá thể đủ lớn
- Các gen quy định tính trạng nằm trên các NST khác nhau
          2/ Các công thức tổ hợp:
Gọi n là số cặp gen dị hợp
- Số loại giao tử 2n
- Số loại hợp tử 4n
- Số loại KG: 3n
- Số loại KH: 2n
- Tỉ lệ phân ly KG: (1: 2: 1)n
- Tỉ lệ phân li KH: (3:1)n
*) Chú ý cách viết giao tử
          - Trong TB sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp
          - Khi giảm phân hình thành giao tử:
+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng
+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp tương ứng
- Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen: VD AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu nhánh cây:
                                                                                C → ABC
B
                                                                                c → Abc
A
                                                                                C → AbC
b
                                                                                c → Abc
AaBb
                                                                                C → aBC
B
c → aBc
a
C → abC
                                                                 b
c → abc     
*) Lai phân tích hai cặp tính trạng:
- F1 đồng tính → P t/c
- F1 phân ly theo tỉ lệ 1:1 → P dị hợp 1 cặp gen
- F1 phân ly theo tỉ lệ 1:1:1:1 → P dị hợp hai cặp gen
A/ HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu hỏi lí thuyết
Câu 1: CM trong quy luật DT phân li độc lập của menden có sự DT và phân li độc lập của các cặp tính trạng? liên hệ phép lai nhiều tính trạng? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
Gv hướng dẫn học sinh sủ dụng lí thuyết trả lời câu hỏi :
+ Thí nghiệm của Menđen : giao phấn giữa hai gống đậu Hà Lan thuần chủng  khác nhau hai cặp tính trạng tương phản:
 P:           hạt vàng trơn                            X                           xanh nhăn
F1:                         100%    vàng trơn ( cho các cây F1 tự thụ phần )
 F2 :  9 vàng trơn, 3 vàng nhăn. 3 xanh trơn, 1 xanh nhăn
+ Nhận xét sự phân li của từng cặp tính trạng ở F1 và F2 ta thấy :
-         Tính trạng màu hạt:
F1:  100% hạt vàng
F2:  vàng   =  9 + 3   =   3
        Xanh       3  + 1       1
-         Tính trạng hình dạng vỏ :
F1:  100%  vỏ trơn
F2:  Trơn   =  9 + 3   =   3
        Nhăn       3  + 1       1
Tỉ lệ KH  9:3:3:1 = (3:1)(3:1)
-> Như vậy trong phép lai trên mỗi cặp tính trạng đều di truyền theo  qui luật đồng tính và phân tính của Menđen giống như khi xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng -> chứng tỏ hai cặp tính trạng này đã di truyền và phân li độc lập nhau.Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằngtích tie lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó.
+ Thực chất của phép lai nhiều cặp tính trạng là nhiều phép lai một cặp tính trạng được tiến hành đồng thời cùng lúc. Trong đó các phép lai không phụ thuộc vào nhau trong  qui luật di truyền -> do đó két quả của phép lai nhiều cặp tính trạng  là tích kết quả của từng phép lai một tính với nhau
VD: kết quả lai 2 cặp TT: F2 = (3:1)(3:1)
              kết quả lai 3 cặp TT: F2 = (3:1)(3:1)(3:1)
+ Ý nghĩa : sụ phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trính phát sinh giao tử và thụ tinh đã làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở SV sinh sản hữu tính -> nguồn biến dị này là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống
Câu2: Biến dị tổ hợp là gì? Cơ chế phát sinh?
Gv hướng dẫn hs trả lời
+ BDTH là những biến dị xuất hiện do sự tố hợp lại các tính trạng của P
+ Cơ chế phát sinh: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh -> xuất hiện các kiểu hình khác P
VD: P :              AABB( vàng trơn)      X              aabb( xanh nhăn )
F2 :   xuất hiện Kh  :   Aabb, AAbb ( vàng nhăn )
                                      aaBB, aaBb ( xanh trơn )              Biến dị tổ hợp
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể được gọi là
A. Tính trạng         B. Kiểu hình          C. Kiểu gen           D. Kiểu hình và kiểu gen
Câu 2: Ý nghĩa sinh học của quy luật phân ly độc lập của Menden:
A. Giúp giải thích tính đa dạng cảu sinh giới
B. Nguồn nguyên liệu của TN lai giống
C. Cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn lọc
D. Tập hợp các gen tốt vào cùng một KG
Câu 3. Khi giao phấn giữa cây đậu Hà lan t/c vàng trơn với cây xanh nhăn t/c thì KH thu được ở các con lai sẽ là:
A. Hạt vàng, trơn                                C. Hạt xanh, trơn
B. Hạt vàng, nhăn                               D. Hạt xanh, nhăn
Câu 4. Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng ở F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:
A. 9:3:3:1               B. 3:1          C. 1:1           D. 1:1:1:1
Câu 5. Hình thức sinh sản làm xuất hiện BDTH ở SV là:
A. Sinh sản vô tính                                                C. Sinh sản hữu tính
B. Sinh sản nảy trồi                                      D. Sinh sản sinh dưỡng
Câu 6. Khi giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn. KH nào ở con lai dưới đây được xem là BDTH
A. Quả tròn chín sớm                         C. Quả dài chín muộn
B. Quả tròn chín muộn                       D. Cả 3 KH vừa nêu
Câu 7. Thực hiện phép lai: P: AABB x aabb. Các KG t/c xuất hiện ở F2 là
A. AABB và AAbb                            C. AABB và aaBB
B. AABB, AAbb và aaBB                   D. AABB, AAbb, aabb và aaBB
Câu 8. Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:
A. P: AaBb x aabb                    B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb                  D. P: AaBb x aaBB
Câu 9. Phép lai nào tạo ra con lai đồng tính:
A. P: AaBb x aabb                    B. P: AaBb x AABB
C. P: AAbb x aaBB                  D. P: AaBb x aaBB
Câu 10. Phép lai nào tạo ra nhiều KG và nhiều KH nhất ở con lai
A. P: AaBb x aabb                    B. P: AaBb x AABB
C. P: AaBb x AAbb                  D. P: AaBb x AaBb
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PP GIẢI
1.     Bài toán thuận: Là dạng BT biết tính trạng trội lặn, KH của P, tìm KG, KH của P và lập sơ đồ lai
Cách giải: 3 bước
- B1: Quy ước gen
- B2: Từ KH của bố mẹ BL tìm KG của bố mẹ
- B3: Lập SĐL xác định KG, KH cảu con lai
VD:  Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau và đều nằm trên NST thường.
          Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?
                                                GIẢI
          P:        AABB(Lông đen, xoăn)        x        aabb( Lông trắng , thẳng)
          GP :                     AB                                  ab
          F1                                   AaBb ( Lông đen, xoăn)
          F1 lai phân tích
          P:                          AaBb           x     aabb
          GP:               AB, Ab, aB, ab              ab
          FB:              1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb
1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng
          2. Bài toán nghịch
Dạng 1: Bài tóan cho đầy đủ tỉ lệ con lai
          Cách giải:
- B1: Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở đời con, xác định tính trạng trội lăn, quy ước gen
- B2: BL KG của P
- B3: Viết SĐL
- Trường hợp đơn giản nhất là:
+ Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ratổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏmỗi bên bố mẹđãcho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.
+  Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết quảlai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ.
VD: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế hệ con như sau:- Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn :101 hạt, xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt
          a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào?
          b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con.
                             GIẢI
a)Xét sự phân li của từng cặp tính trạng:
Trơn  = 315+ 108 = 3
Nhăn    101 + 32     1               
-Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a)
Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Aa  x  Aa
          Vàng  =  315 + 101  = 3
          Xanh      108 + 32       1
Tỉ lệ 3 ; 1 là tỉ lệ phép lai Bb   x   Bb
b)Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp tính trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độclập của Menđen.
Từ biện luận trên -> P dị hợp hai cặp gen
Tổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb.
c) Sơ đồ lai
P :                AaBb          x        AaBb
Gp          AB, Ab, aB, ab        AB, Ab, Ab, ab

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de Sinh hoc 9.doc