Chuyên đề: Phương pháp dạy tập làm văn trong trường THCS

Chuyên đề: Phương pháp dạy tập làm văn trong trường THCS

I.HÌNH THỨC:

1. Tuyên bố lý do

2. Giới thiệu đại biểu

II.NỘI DUNG:

1. Nêu cơ sở để chọn đề tài.

2. Báo cáo tham luận.

a. Tham luận văn tự sự ( Cô Ẩn).

b. Tham luận văn biểu cảm (Thầy Nhu).

c. Tham luận văn nghị luận (Cô Nghiêm).

d. Tham luận văn tự sự kết hợp miêu tả (Cô Thuấn).

e. Tham luận văn bản thuyết minh (Cô Thắm).

 ( Có phần minh họa của học sinh cho từng tham luận).

3. Văn nghệ.

4. Kết thúc chuyên đề.

5. Đáp từ.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phương pháp dạy tập làm văn trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề : PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN 
TRONG TRƯỜNG THCS
&
CHƯƠNG TRÌNH
I.HÌNH THỨC:
Tuyên bố lý do
Giới thiệu đại biểu
II.NỘI DUNG:
Nêu cơ sở để chọn đề tài.
Báo cáo tham luận.
Tham luận văn tự sự ( Cô Ẩn).
Tham luận văn biểu cảm (Thầy Nhu).
Tham luận văn nghị luận (Cô Nghiêm).
Tham luận văn tự sự kết hợp miêu tả (Cô Thuấn).
Tham luận văn bản thuyết minh (Cô Thắm).
 ( Có phần minh họa của học sinh cho từng tham luận).
Văn nghệ.
Kết thúc chuyên đề.
Đáp từ.
NỘI DUNG CỤ THỂ
I.TUYÊN BỐ LÝ DO:
Kính thưa: BGH Trường THCS Tân Phú, quí anh chị đồng nghiệp cùng tất cả các em học sinh thân mến!
Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các môn học khác nhằm thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS góp phần hình thành nên những con người có trình độ PTCS, chuẩn bị cho các em ra đời hoặc tiếp tục lên học ở bậc cao hơn. Đó là những con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,có ly ùtưởng, có tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con ngườiø có bản lĩnh, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái thực, cái tốt, cái đẹp trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Nhằm để rèn luyện cho các em có khả năng cảm thụ những cái hay cái đẹp, nắm bắt những tri thức về các kiểu văn bản thường dùng trong sáng tác văn học: VBTS,VBMT, VBBC, VBTM  đồng thời giúp các em biết cách nhận biết và tạo lập ra văn bản một cách đầy đủ chính xác. Chính vì thế hôm nay tổ Văn mở ra chuyên đề về “Phương pháp giảng dạy tập làm văn trong nhà trường” để cung cấp cho các em các kỹ năng trên.
II.GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU:
Đến dự buổi chuyên đề hôm nay chúng ta hân hạnh đón tiếp:
- Cô Nguyễn Thị Thúy đại diện BGH nhà trường 
- Các thầy cô trong 4 tổ: TL, SĐ, HS, AV và cùng các em học sinh
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Đặc điểm:
Khách quan:
Việc đổi mới chương trình ngữ văn THCS theo quan điểm tích hợp đòi hỏi đổi mới về phương pháp giảng dạy. Trong nhà trường THCS đã quen với lối giảng dạy từng phân môn tách rời, trong đó mỗi phân môn vừa giữ được bản sắc riêng vừa hòa nhập với nhau để hình thành nên tri thức năng lực, kỹ năng rèn luyện khả năng thực hành. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp là không những bảo đảm việc giảng dạy cho học sinh những tri thức kỹ năng đặc thù cho phân môn mà phải tìm ra. Yếu tố đồng qui giữa ba phân môn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng tạo lập văn bản.
Trong ba phân môn thì tập làm văn có một vị trí đặc biệt. Một mặt nó thể hiện kết quả học tập của hai phân môn văn và tiếng việt. Mặt khác nó là nơi học sinh thực hành kỹ năng nói và viết tiếng việt theo những yêu cầu gắn học sinh với môi trường xã hội. Bởi vậy dạy tập làm văn trong nhà trường là điều thiết thực nhất.
Chủ quan
Dạy tập làm văn là cung cấp cho học sinh những tri thức và kỹ năng nhằm giúp các em biết cách thức tìm hiểu, phân tích đánh giá cũng như cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
Làm văn là rèn luyện kỹ năng nói và viết cho học sinh, tăng cường tính thực hành ứng dụng giúp các em trong giao tiếp.
Nội dung chung:
Khi học một kiểu văn bản nào đó giáo viên cần căn cứ vào văn bản văn học làm ngữ liệu để khai thác theo những yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng làm văn. Nói cách khác là một tác phẩm văn học ấy được soi sáng, phân tích, mổ xe ûdưới một góc độ khác nhau, một góc độ xây dưng bố cục, kết cấu các ý diễn đạt thành văn hay trình bày như thế nào để đạt được mục đích của kiểu văn bản đó.
Như thế để tạo lập một văn bản (nói hay viết) rõ ràng thì người học sinh phải vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng của cả văn học và tiếng việt. Ngược lại làm văn sẽ giúp cho người học nghe hiểu, đọc hiểu một văn bản tốt hơn. Nó giúp cho học sinh nói hay hơn, viết đúng hơn các kiểu văn bản thường gặp trong văn học và trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Yêu cầu cụ thể:
Trong chương trình ngữ văn tiến hành theo hai vòng: vòng 1 là ở lớp 6 -7, vòng hai là ở lớp 8 – 9. Mỗi khối chia ra nhiều văn bản và nhiều thể loại để thể hiện văn bản đó. Riêng tập làm văn mỗi vòng đều có kết cấu riêng cho từng kiểu văn bản. Mỗi một thể loại có đặc thù riêng ở các khối.
- Vòng 1:
+ Khối 6 các em sẽ học hai thể loại: tự sự và miêu tả.
+ Khối 7 các em sẽ học văn biểu cảm và nghị luận.
 - Vòng hai: Khối 8 các em sẽ học văn bản miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự và thuyết minh.
Sau đây để minh họa cho các thể loại trên cũng như thực hành chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một số bài tham luận của tổ.
MỘT SỐ THAM LUẬN
@ THAM LUẬN VĂN BẢN TỰ SỰ.
NỘI DUNG CHUNG:
Nhìn khái quát có thể nói việc dạy học làm văn bao gồm hai phần việc chính: dạy lý thuyết và dạy thực hành. Dạy thực hành có các công việc ra đề, chấm bài, theo dõi quá trình học tập làm văn của học sinh. Tình trạng mù mờ về lý thuyết đưa học sinh đến tình trạng làm văn một cách vô ý thức. Chúng ta bắt gặp không ít trường hợp học sinh đã làm nhằm kiểu bài mà vấn đề yêu cầu. Học sinh không phân biệt được rạch ròi các khái niệm kiểu bài, chẳng hạn như ở chương trình lớp 6 các em sẽ học hai kiểu bài đó là tự sư ( kể chuyện) và miêu tả. Sau đây là nội dung cụ thểcủa từng kiểu bài.
NỘI DUNG CỦA THỂ VĂN TỰ SỰ ( KỂ CHUYỆN):
Tự sự ( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa, tự sự giúp kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Trong văn tự sự ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện, khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật, khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Muốn kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
Đặc điểm bổi bậc nhất, quan trọng nhất trong văn tự sự là lời kể về một câu chuyện, một sự kiện từ phía người khác, đứng bên ngoài trần thuật lại, kể lại những suy nhgĩ, cảm xúc, hạnh phúc, đau khổ của nhân vật, diễn biến của sự kiện, cốt truyện được người kể kể lại, tái hiện lại như những đối tượng khách quan được đưa ra mổ xẻ phân tích. Chính được trần thuật lại từ phía người khác như vậy nên văn tự sự có cái nhìn khách quan. Mặt khác, do trần thuật lại, kể lại, văn tự sự thường tạo ra cảm giác về cái thuộc quá khứ. Trong văn tự sự, lời văn chủ yếu là lời kể của người kể chuyện, lời kể chiếm một bộ phận khá lớn và giữ vai trò chỉ đạo trong văn tự sự (kể chuyện).
Môn tập làm văn tự sự ở lớp 6 cung cấp kiến thức về nhân vật, sự việc, bố cục, lời văn, đoạn văn, ngôi kể lời kể, thứ tự kể. Khi thực hành học sinh sẽ tự sự các truyện dân gian, tự sự đời thường và tự sự tưởng tượng sáng tạo. Sau đây là phương pháp làm bài của từng tự sự cụ thể.
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ ( KỂ CHUYỆN):
Khi các em đã được cung cấp đầy đủ các kiến thức về các loại văn tự sự thì chương trình tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành. Ở học kỳ I loại văn tự sự ( kể chuyện) các em sẽ thực hành 3 kiểu bài: kể chuyện dân gian, kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Sau đây là cách làm của từng kiểu bài:
Kể chuyện dân gian:
Học sinh muốn kể được một mẫu chuyện dân gian một cách sinh động, diễn cảm và thu hút người nghe thì trước hết các em phải nắm rõ cốt truyện, nhân vật và các diễn biến của sự việc, phải biết kể theo trình tự các sự việc, sự việc nào có trước kể trước, sự việc nào đến sau thì kể sau, một bài tập làm văn kể chuyện dân gian gồm có 3 phần:
- Phần mở bài: Các em phải giới thiệu được trong trường hợp nào các em tiếp xúc được câu chuyện, câu chuyện phù hợp với hoàn cảnh nào.
- Phần thân bài: Giới thiệu được tên các nhân vật, trình tự diễn biến sự việc từ lúc đầu cho đến kết thúc, phải đảm bảo tên các nhân vật, các sự việc không được thay đổi đảo lộn sự việc. Sau khi kết thúc câu chuyện phải là kết quả và ý nghĩa rút ra từ câu chuyện có một thực tế liên hệ cho chính bản thân.
- Phần kết bài: Cảm nghĩ của em về các nhân vật và các sự việc diễn ra trong quá trình kể chuyên, rút ra được phần liên hệ thực tiễn.
Kể chuyện đời thường:
Là một khái niệm chỉ phạm vi đời sống thường nhật hàng ngày, chuyện đời thường là một định hướng để các em quan sát và kể những chuyên chung quanh mình, trong nhà mình, trong làng mình, trong trường mình, trong cuộc sống thực tế. Chuyện đời thường có cái khó là chọn được các sự việc, chi tiết hấp dẫn, có ý nghĩa kể sao cho không nhạt. Bài làm kể chuyện đời thường phải khắc họa được “người thật, việc thật” là nói về chất liệu làm văn, không yêu cầu viết tên thật, địa chỉ thật vì như vậy sẽ gây ra sự thắc mắc không cần thiết. Một bài văn kể chuyện thường cũng có 3 phần:
- Phần mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự vật.
- Phần thân bài: Kể được các đặc điểm của nhân vật (của sự vật) hợp với lứa tuổi, có tính khí, có ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.
- Phần kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với nhân vật (sự vật).
Kể chuyện tưởng tượng:
Ở đây, các em phải hiểu rằng tưởng tươ ... ùc biện pháp liên kết đoạn.
Trước tiên ta cần biết thế nào là đoạn văn. Đó là một nhóm câu gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các phương tiện liên kết câu nhằm trình bày, diễn đạt một ý, các câu trong đoạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện ý trung tâm.
Mỗi đoạn văn trong một bài văn thường được phân biệt với đoạn văn khác về mặt hình thức ở một lần chấm qua hàng. Tuy nhiên các đoạn văn trình bày những ý nhỏ phụ thuộc có khi không cần phải qua hàng.
Mỗi đoạn văn là một chỉnh thể từ câu mở đoạn cho đến câu kết đoạn các câu phải liên kết chặt chẽ để thể hiện cho được ý cơ bản cỏa đoạn văn. Như vậy đoạn văn có kết cấu chặt chẽ và thể hiện chủ đề thống nhất.
Tóm lại, muốn viết được bài văn nghĩ luận trước tiên ta phải biết một đoạn văn. Đoạn văn dài hay ngắn, số lượng câu nhiều hay ít người ta cũng thường viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài còn có mối liên hệ nội dung và hình thức bằng nhiều phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn, bằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật diễn đạt làm cho bài văn có sức lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa bài văn
Đọc lại và sửa chữa bài văn là một công việc rất cần thiết nhằm soát lại bai văn lần cuối, sửa chữa kịp thời các lỗi còn sót lại do sự vội vàng hoặc cẩu thả gây ra trong quá trình viết thành bài văn.
Trong bước này chúng ta cần làm những việc sau:
- Thêm, bớt, hoặc thay đổi dấu câu nếu thấy đã dùng sai.
- Thêm, bớt từ trong thành phần của câu để đảm bảo đúng ngữ pháp.Có thể thay đổi từ nếu thấy từ dùng sai, không chính xác.
- Chữa lỗi chính tả, viết tắt, viết dối.
- Sửa câu văn lủng củng, dài dòng 
@ THAM LUẬN VĂN BẢN MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
NỘI DUNG CHUNG
Trong cuộc sống của chúng ta có tất nhiều sự việc xảy ra, sự việc này dẫn đến sự việc kia theo một trình tự, cuối cùng bao giờ cũng có sự kết thúc.
Như vậy, để văn bản tự sự có sự thuyết phục, người ta phãi có sự kết hợp các yếu tố kể đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm nhằm làm cho câu chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn. Trong quá trình tạo lập văn bản túy vào mục đích, nội dung và tính chất của đề mà người viết kết hợp các phương thức biểu đạt với nhau. Trong thực tế, ở các văn bản tự sự, sự kết hợp miêu tả và biểu cảm rất chặt chẽ gắn bó với nhau.
NỘI DUNG CỤ THỂ:
Trong văn bản tự sự thì nếu kể là chính, thì miêu tả trong khi kể, nhằm làm cho sự việc đang kể thêm sinh động, màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động,  như diện lên trước mắt người đọc. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện được rõ hơn thái độ tình cảm của ình . Trước sự việc đó buộc người đọc phải trăn trở suy nghĩ trước sự việc đang kể, ý nghĩa của việc của truyện càng thêm thấm thía sâu sắc.
Vì vậy, trong văn bản tự sự người ta thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 	Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
PHƯƠNG PHÁP LÀM CỤ THỂ:
Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với muêu tả và biểu cảm cũng có ba phần như các bài văn khác, các ý chính của bài văn vẫn chủ yếu là các sự việc chính. Tuy vậy, ở bài này người viết không chỉ thuần túy kể lại sự việc mà mỗi sự việc được phát triển soi sáng bởi nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có những trường hợp sự việc hcỉ là cái cớ để người viết bày tỏ tình cảm, thái độ, những suy nghĩ và diễn biến nội tâm, những cảm nhận của nhân vật và của chính mình.
Dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Mở bài:
Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu lên kết quả của sự việc, số phận nhân vật trước).
Thân bài:
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?
- Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
Kết bài:
Thường nêu kết cục và cản nghĩ của người trong cuộc.
@ THAM LUẬN VĂN BẢN THUYẾT MINH
YÊU CẦU CHUNG:
Vì đây làchương trình thuyết minh nên nó hoàn toàn mới trong môn ngữ văn. Thực tế thì trong đời sống, kiểu văn bản thuyết minh là rất cần thiết cho mọi người, nó được sử dụng rộng rãi. Các văn bản trong các từ điển bách khoa, báo cáo về thí nghiệm, tài lệu giới tiệu danh lam thắng cảnh, các vật dụng, các món ăn,  đều sử dụng kiểu văn bản thuyết minh.
Chính vì thế mà đòi hỏi chương trình ngữ văn 8 phải có thể loại văn thuyết minh.
YÊU CẦU CỤ THỂ:
Đối với bài văn thuyết minh chủ yếu là trình bày, giới thiệu thiệu những kiến thức có liên quan đến đối tượng. Đối tượng này có thể là: người, dồ vật món ăn,  một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử 
Văn bản thuyết minh chủ yếu là cung cấp cho người đọc tri thức, kiến thức một cách khách quan nên yêu cầu phải xác thực và cụ thể. Chính vì thế đòi hỏi người viết phải có sự quan sát, điều tra, tích lũy, hệ thống hóa kiến thức, tự đọc, tự học và tìm tòi.
Phương pháp thuyết minh chủ yếu là dựa vào đối tượng, cấu tạo của đối tượng, phải biết phân chia, phân loại, sử dụng số liệu, so sánh đối chiếu.
Về mặt ngôn ngữ: chính các, ngắn gọn, sánng tỏ.
MỤC TIÊU:
Giúp học sinh
- Củng cố lại những kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh.
- Rèn luyện kỷ năng viết, nói kiểu bài văn thuyết minh trước tập thể.
CÁC BUỚC CHUẨN BỊ:
- Kiến thức chung về yêu cầu của bài văn thuyết minh.
- Kiến thức cụ thể theo yêu cầu của đề văn thuyết minh.
- Viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh về sự vật hiện tượng.
- Tham khảo tư liệu có liên quan đến đối tượng sẽ thuyết minh.
- Chọn lọc học sinh có năng khiếu thuyết minh.
PHƯƠNG PHÁP:
1. Muốn có một bài văn thuyết minh tốt, có sức thuyết phục, người viết cần vận dụng những phương pháp và tuân thủ những điều cơ bản nhất.
 - Phải có thời gian quan sát đối tuợng.
 - Trong cuọâc sống hàng ngày, tự tích lũy vốn kiến thức cho bản thân:
+ Đọc sách, báo.
+ Nghe, xem truyền hình, Radio.
+ Thực tế về đối tượng.
- Tùy theo đối tượng thuyết minh mà vận dụng kiến thức khoa học có liên quan.
- Trong bài văn thuyết minh có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
+ Nêu định nghĩa : Làm rõ đối tượng thuyết minh là gì?
+ Liệt kê : Kể ra hàng loạt công dụng cũng như tác hại của đối tượng.
+ Nêu ví dụ: Những dẫn chứng có liên quan đến tượng.
+ So sánh : Giúp khẳng định hơn mức độ của sự vật sự việc.
+ Phân tích : Làm rõ, cụ thể.
- Kiến thức cung cấp phải có thực, chính xác và rõ ràng.
- Ngôn ngữ sử dụng truyền cảm,chặt chẽ.
 2. Lập dàn ý: (Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau)
 ØMở bài: Giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh.
 ØThân bài: Trình bày đối tượng với nội dung là thuyết minh.
- Làm rõ đối tượng thuyết minh: Cấu tạo, nguốn gốc.
- Vạân dụng kiến thức có liên quan: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, 
- Nêu dẫn chứng xác thưc.
- Vân dụng phối hợp nhiều phương pháp để làm rõ đối tượng thuyết minh.
- Công dụng, lợi ích,  của đối tượng.
 ØKết bài: Bày tỏ thái độ, tình cảm đối với đối tượng thuyết minh.
NỘI DUNG: (Trình bày đối tượng bằng phương pháp thuyết minh).
CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục riêng, chỉ cần nhìn cách ăn mặc của họ ta có thể biết được họ thuộc quốc gia nào. Con người việt nam ta từ xưa nay truyến thống nét văn hóa trang phục sống mãi là “Chiếc áo dài”. Và nó được xem là chiếc áo của quê hương.
Dân tộc VIỆT NAM có nguồn gốc từ rất nhiều nghìn năm: Hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, hơn ba mươi năm chiến đấu chống Mĩ ngoại xâm  khiến cho bao nhiêu tài sản lịch sử, văn hóa,.  bị thất lạc, bị xuyên tạc  thật đáng tiếc . Mà bao giờ kẻ xâm lược nào cũng muốn hủy diệt đi tất cả những gì thuộc về dân tộc mà mình xâm chiếm. Thế nhưng hình ảnh chiếc áo dài vẫn còn sống mãi trong nét văn hóa truyền thống của người việt nam. Chiếc áo dài tha thướt xinh đẹp hiện nay đã phải trải qua một quá trình phát triển đến hoàn thiện khá lâu dài.
Ngày xưa, chiếc áo dài được hình thành từ chúa: Nguyễn Phúc Khoát. May y phục theo phong tục nước nhà. Như vậy, từ đầu thế kỷ XVIII chiếc áo dài được ra đời, tuy ban đầu còn thô sơ nhưng rất kín đáo.
Từ đó đến nay hình ảnh chiếc áo dàikhông ngừng hoàn thiện dần trở thành một thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mỹ cao. Giờ đây, chiếc áo dài phụ nữ đã trở thành một tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời. Nó không chỉ là niềm tự hào của y phục dân tộc mà còn là trong những tiếng nói văn hóa trên trường quốc tế. Muốn có được một chiếc áo dài đẹp đòi hỏi người chọn phải có cách nhìn : chất liệu vải phải mềm, rũ. Hoa văn phải thể hiện sự hài hòa với lứa tuổi người mặc. Đến người thợ may với sự khéo léo tạo nên chiếc áo dài với những đường viền, cong, đặt biệt là hai tà áo phải rũ và ôm nhau, những cút áo phải được từng vị trí cân đối để giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo.
Như thế, chúng ta cũng đã đủ thấy chiếc áo dài việt nam không những là tác phẩm nghệ thuật thấm đậm tâm hồn và cốt cách người Việt Nam. Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện được bộ mặt văn hóa về trang phục của người Việt Nam.
IV.KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ:
Qua một buổi làm việc chúng ta đã cùng nhau trao đổi nghiên cứu về chuyên đề tập làm văn ở trường THCS. Chúng tôi hy vọng các em sẽ tiếp thu tốt để áp dụng trong phương pháp làm văn đạt hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap day tap lam van trong truong THCS.doc