Phương pháp dạy học là con đường, cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của học sinh nhằm đạt các mục tiêu dạy hoc
Sinh học là môn khoa học thực nghệm, vơi những phương pháp nghiên cứu đặc trưng là quan sát, thí nghiệm. Phương pháp dạy học sinh học có những nét chung với phương pháp nghiên cứu Sinh học nhưng đã có những biến đổi phù hợp với đối tượng dạy học, với mục đích, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và trở nên đa dạng phong phú hơn nhiều .
I . Lý do thực hiện chuyên đề : Phương pháp dạy học là con đường, cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của học sinh nhằm đạt các mục tiêu dạy hoc Sinh học là môn khoa học thực nghệm, vơi những phương pháp nghiên cứu đặc trưng là quan sát, thí nghiệm. Phương pháp dạy học sinh học có những nét chung với phương pháp nghiên cứu Sinh học nhưng đã có những biến đổi phù hợp với đối tượng dạy học, với mục đích, nội dung, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và trở nên đa dạng phong phú hơn nhiều . Căn cứ vào mục đích sư phạm, người ta phân biệt 3 loại PPDH : + Phương pháp nghiên cứu nội dung + Phương pháp hoàn thiện củng cố + Phương pháp kiểm tra đánh giá Khâu hoàn thiện kiến thức bao gồm việc ôn tập, củng cố, luyện tập vận dụng, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo Như vậy bài tập là khâu hoàn thiện kiến thức được ôn lại nhưng tập trung hơn vào việc chính xác hoá, khắc sâu, củng cố và vận dụng : Các quá trình này cũng diễn ra xen kẽ từng khâu nghiên cứu nội dung mới nhưng ở khâu hoàn thiện thì chúng tập trung vào yêu cầu hoàn thiện. Việc hoàn thiện, củng cố kiến thức thường được tiến hành sau khâu dạy bài mới, vào cuối tiết học trong công tác ngoại khoá, cuối chương, cuối học kì hay cuối năm học. Cũng có thể sử dụng các phương pháp dùng lời, trực quan và thực hành nhưng có biến đổi cho phù hợp với nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức. Mặc khác mục tiêu của quá trình dạy học đảm bảo chất lượng là đạt chuẩn kiến thức, rèn kỹ năng. Ở bậc THCS HS có 3 mức độ về nhận thức kiến thức, kỹ năng : Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Bài tập là rèn kỹ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức. Trong đó, tỉ lệ phần trăm vận dụng HS đạt được, được đánh giá rất cao. Vì vậy bài tập là khâu hoàn thiện kiến thức quan trọng nhất. Đó là lí do giúp tôi quyết tâm thực hiện chuyên đề : Phương pháp giảng dạy tiết bài tập. II. Vai trò của bài tập trong môn Sinh học : + Các bài tập Sinh học có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề thực tiễn . + Khi thực hiện bài tập, đã được GV lựa chọn rất kĩ và xác định mục đích sư phạm của mỗi bài : giúp HS hoàn thiện kiến thức gì ? giáo dục kĩ năng tri thức và kĩ xảo nào ? + Bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp giảng dạy : phương pháp luyện tập . Phương pháp này được coi là một trong các phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn . + Mặc khác giải bài tập là một phương pháp học tập tích cực . Một học sinh có kinh nghiệm là học sinh sau khi học bài xong, chưa vừa lòng với các hiểu biết của mình, và chỉ yên tâm sau khi đã tự mình giải được các bài tập, vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập . III. Sử dụng bài tập Sinh học : Tương tự việc sử dụng thí nghiệm, bài tập Sinh học có thể được dùng như một bài toán nhận thức, đặt ra vấn đề mới khi giải xong HS sẽ lĩnh hội được kiến thức mới. Nhưng bài tập SH được sử dụng phổ biến hơn trong khâu hoàn thiện như một bài thực hành vận dụng hoặc hệ thống hoá kiến thức đã học hoặc nhằm rèn luyện một kĩ năng nào đó về tư duy hay về phương pháp học Ví dụ : + Ở Sinh học lớp 7 : Ôn tập các lớp động vật có xương sống bằng bài tập : So sánh đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan của lơp động vật có xương sống. Lớp Hệ cơ quan Cá Lưỡng cư Bò sát Chim Thú Tuần toàn Hô hấp Thần kinh Sinh sản + Ở Sinh học 9 : Khi học về quy luật phân li độc lập, trong khâu nghiên cứu nội dung bài mới HS đã được tìm hiểu kết quả ở F1 và F2 khi lai cặp bố mẹ có kiểu gen AABB Í aabb thì trong khâu hoàn thiện kiến thức GV có thể yêu cầu các em giải bài tập với P có kiểu gen : DDTT Í ddtt . + Ở Sinh học 8 : Có thể sử dụng các dạng bài tập sau : I. Điền từ : Quá trình tiêu hĩa là quá trình biến đổi thức ăn về mặt(1).. Kết quả là thức ăn được biến đổi thành các(2).., hịa tan cĩ thể (3) vào máu để cung cấp cho các (4) sử dụng 1: Lí học và hoá học 2: Chất đơn giản 3 Hấp thụ 4 : Tế bào II. Quan sát tranh vẽ , chú thích các cơ quan của hệ tiêu hoá : III. Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi : Tại sao nói về mặt cấu tạo hệ tiêu hoá là một thể thống nhất Đáp án : Tuy gồm 2 phần : Ống tiêu hoá và tuyến hoá : Nhưng ống tiêu hoá : có tuyến nước bọt, tuyến gan, tuỵ tiết dịch có ống dẫn đổ vào ống tiêu hoá (ở khoang miệng và đầu ruột non) Ống tiêu hoá: Miệng, thực quản , dạ dày, ruột non, ruột già. Từ thực quản đến ruột già , đều cấu tạo chung gồm ba lớp : Lớp mô liên kết – Lớp cơ – Lớp niêm mạc (màng nhầy) Tại sao nói sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng và dạ dày chủ yếu là sự biến đổi về mặt cơ học . Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì ? Đáp án: Trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt lí học. Nhờ phối hợp các cơ nhai và lớp cơ vòng, dọc chéo của thành dạ dày Vì vậy thức ăn được tạo thành các phân tử nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với enzim ( tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi ở các đoạn tiếp theo của ống tiêu hoá ) . Sự biến đổi hoá học ở khoang miệng và dạ dày là không đáng kể : Tinh bột chín tạo thành đường Mantôzơ chưa phải là hợp chất đơn giản , Prôtêin chỉ biến đổi thành prôtêin đơn giản chứ chưa thành các sản phẩm cuối cùng hấp thụ được. Qua đó, em hãy cho biết cơ quan tiêu hoá nào là quan trọng nhất ? Vì sao? Đáp án: - Ruột non vì : + Là nơi hoàn thành quá trình tiêu hoá thức ăn và là nơi hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá Vì sao nói ruột non là nơi biến đổi và hấp thụ thức ăn triệt để ? Đáp án: - Ruột non thực hiện chức năng tiêu hoá : Nhờ trong ruột có đầy đủ các loại enzim biến đổi những chất chưa được biến đổi hoặc đã được biến đổi bước đầu ở khoang miệng và dạ dày thành những chất đơn giản hoà tan và hấp thụ vào máu - Ruột non thực hiện chức năng hấp thụ nhờ: + Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp, trên đó có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ đã làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn đã tiêu hoá lên rất nhiều 500 -600m2 tạo điều kiện để ruột có thể hấp thụ được triệt để. +Đồng thời màng ruột là một màng thấm có chọn lọc chỉ cho đi qua vào máu những chất cần thiết cho cơ thể. Cơ quan tiêu hoá IV. Lập bảng hệ thống kiến thức : ví dụ Khoang miệng Dạ dày Ruột non Biến đổi lí học Biến đổi hoá học V. Câu hỏi trắc nghiệm : GV chọn câu hỏi trắc nghiệm phát huy tính tích cực HS + Ở Sinh học 6 : I. Quan sát hình vẽ hoặc mẫu vật xác định các bộ phận của lá : II. Quan sát tranh hoặc mẫu vật xác định các kiểu gân lá, kiểu lá, kiểu xếp lá STT Tên cây Gân lá Kiểu Lá Kiểu xếp lá Hình song song Hình cung Hình mạng Lá đơn Lá kép Mọc đối Mọc vòng Mọc cách 1 Cây hoa sữa 2 Cây phượng 3 Cây lục bình 4 Cây tía tô 5 Cây ớt 6 Cây hoa hồng 7 Cây dứa 8 Cây bàng 9 Cây me tây 10 Cây trúc đào III. Nối các cụm cừ cột A với B cho phù hợp : CỘT A CỘT B Quang hợp Hô hấp Thoát hơi nước a) Phân giải chất hữu cơ b) Chế tạo tinh bột c) Làm cho mát cây, vận chuyển nước và muối khoáng IV. Quan sát đoạn phim (tranh vẽ) mô tả thí nghiệm quang hợp của cây: V. Viết sơ đồ minh hoạ 2 quá trình quang hợp và hô hấp : Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp: Diệp lục Aùnh sáng Nước + Khí Cacbônníc Tinh bột + Khí Oxi Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp: Chất hữu cơ + khí Oxi Năng lượng + Khí Cacbônnic + Hơi nước VI . So sánh quá trình quang hợp và hô hấp : Giống nhau: Khác nhau : QUANG HỢP HÔ HẤP . .. .. . .. .. .. . . VII : Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống Quang hợp và hô hấp là hai quá trình.Quá trình này thải oxi và hút cácbônnic thì quá trình kia hút.và thải.Nhưng hai quá trình lại với nhau, liên quan với nhau chặt chẽ, quá trình này hoạt động kém lập tức ảnh hưởng tới quá trình kia VIII : Quan sát sơ đồ nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước của cây : IX : Quan sát mẫu vật (hoặc tranh vẽ) xác định các loại biến dạng của lá : X : Chọn câu hỏi trắc nghiệm : Trong dạy học Sinh học, vấn đề bài tập chưa được quan tâm đúng mức, thường nghèo nàn về hình thức, ít đòi hỏi tư duy sáng tạo nên HS không thích lắm. GV nên sưu tầm và xây dựng những bài tập nhằm : Sử dụng thành thạo khái niệm, quy luật sinh học đã học. Vận dụng các khái niệm sinh học trong những điều kiện tương tự như bài học, có biến đổi nhiều dạng. Hướng dẫn HS nắm được khái niệm đã học theo một phương pháp mới Dẫn dắt HS đi tới khái niệm mới hoặc mở rộng nội hàm khái niệm đã học. IV. Phương pháp dạy tiết bài tập : Các giai đoạn chính của bài lên lớp hoàn thiện tri thức gồm : + Bài toán nhận thức + Ôn Tập nhưũng nội dung chính đã học, hướng vào việc làm rõ các khái niệm đại cương +Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức. + Thảo luận những vấn đề khó để tổng kết rút ra kết luận khái quát. (Thảo luận tổ, nhóm) cũng là một hình thức hoàn thiện tri thức có hiệu quả . Ví dụ : Tổ chức xêmina về chủ đề : Sự tiến hoá của động vật có xương sống, về đặc điểm thích nghi của sinh vật .Trong tổ chức xêmina cần đề ra những bài tập yêu cầu HS chuẩn bị và báo cáo các chủ đề, cuối cùng GV kết luận chung. Cấu trúc bài lên lớp hoàn thiện tri thức (Bài tập) là giống nhau, nhưng sự thực hiện các bước có thể khác nhau tuỳ thuộc chủ yếu các phương pháp được sử dụng : + Nếu sử dụng phương pháp dùng lời là chủ yếu thì GV nêu hệ thống câu hỏi, phát hiện vón tri thức đã có ở HS, hướng sự tái hiện kiến thức vào những vấn đề trọng tâm. Từ đó, yêu cầu HS gia công các kiến thức sự kiện để hình thành các khái niệm, quy luật sinh học đại cương các nguyên lí sinh học. Ví dụ : Hoàn thiện kiến thức của Chương lá ở Sinh học 6 hay Chương Hệ tiêu hoá ở Sinh học 8 + Nếu sử dụng các bài toán, bài tập thì cho từng HS thực hiện, sau đó yêu cầu một số HS trình bày lời giải trước lớp, dưới sự chỉ đạo của GV cả lớp góp ý kiến và cuối cùng hoàn chỉnh lời giải . Vì vậy, GV cần chọn những bài tập mang tính tổng hợp trong lời giải, yêu cầu đề cập đến nhiều khái niệm, quy luật cơ bản . Ví dụ: Bài hoàn thiện tri thức tổng kết các quy luật di truyền của MenĐen. Sự hoàn thiện kiến thức về các quy luật di truyền của MenĐen cần đạt được : - HS viết được các công thức lai thể hiện mối quan hệ giữa sự di truyền các tính trạng với sự vận động có quy luật của vật chất di truyền (các gen trên nhiễm sắc thể) - Khi P thuần chủng và P không thuần chủng thì có những trường hợp nào. - Đối với phép lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng n cặp tính trạng.? - Giải được các bài tập di truyền, trên cơ sở phân tích, lập luận mối quan hệ nhân – quả giữa sự vận động của vật chất di truyền với sự di truyền các tính trạng tương ứng. - HS biết phân dạng : Bài toán thuận và bài toán nghịch - Nấm vững phương pháp giải mỗi loại - Biết cách viết thành thạo sơ đồ lai: chú ý cách lấy giao tử – Xác định kiểu gen và kiểu hình phải nêu tỉ lệ cụ thể (có thể tính % cụ thể). * GV có thể tổng kết, hệ thống hoá bằng bài toán nhận thức : * GV kiểm tra việc giải bài tập ở nhà chẳng hạn bài : 1. Bài toán nhận thức : Ở cà chua, gen D quy định màu quả đỏ, gen d được quy đinh màu quả vàng, gen T quy định dạng quả tròn,gen t quy định dạng quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. - Xác định sự phân tính ở F2 khi lai 2 cây cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng, bầu dục. - Cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình khi giao phấn cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, bầu dục. Sau khi GV đã hướng dẫn cách giải, và HS đã phân dạng toán : GV cho một HS lên bảng trình bày lời giải, cả lớp theo dõi, từng HS đối chiếu với bài giải của mình để bổ sung, sửa chữa và góp ý kiến. Dưới sự chỉ đạo của GV , cả lớp thảo luận và hoàn chỉnh lời giải 2. Lập bảng hệ thống kiến thức sau: Tên quy luật Nội dung cơ bản Giải thích kết quả Ý nghĩa - Quy luật đồng tính ở F1 + F1 có kiểu hình đồng nhất + Chỉ tính trội được biểu hiện (Nếu P thuần chủng và tính trội hoàn toàn) . . - Quy luật phân tính ở F2 . .. .. . .. .. - Quy luật phân li độc lập . .. .. . . . GV có thể cho HS lên bảng điền vào chỗ trống (nhiều dạng khác nhau, gắn thông tin, hoặc từng nhóm ghi chép thông tin đã thảo luận) 3. Câu hỏi trắc nghiệm : Câu1: Trong trường hợp các gen trội là trội hoàn toàn thì những kiểu gen nào duới đây có chung kiểu hình : a) AaBb và AaBB b) AABB và Aabb c) Aabb và aabb d) AaBb và aaBB Câu2: Thế nào là hiện tượng đồng tính ở F1 ? Các cơ thể lai F1 có kiểu hình đồng nhất Các cơ thể lai F1 có kiểu gen đồng nhất Tính trội át tính lặn ở các cơ thể lai F1 Kiểu gen F1 nhất loạt giống nhau Câu 3 : Tính trạng lặn là gì ? Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể dị hợp tử về cặp gen quy định tính trạng đó . Tính trạng không biểu hiện ở cơ thể lai Tính trạng không biểu hiện ở F1 Tính trạng trung gian giữa bố và mẹ Câu 4: Thế nào là hiện tượng phân tính ở F2 ? Trong phép lai ở F2 có những cá thể mang tính trạng lặn xen lẫn những cá thể mang tính trạng trội Kiểu hình của cá thể F2 đồng nhất F2 có những cá thể giống bố xen lẫn với những cá thể giống mẹ Tính trạng trội át tính trạng lặn . Câu 5 : Sử dụng phép lai phân tích để : Xác định các cá thể thuần chủng Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn Kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử . Kiểm tra cá thể mang tính trạng trội . Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày càng nhiều, các đề thi học sinh giỏi các cấp ngày càng khó. Vì vậy bộ môn Sinh học trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu mở rộng. Đến với Sinh học 9 các em sẽ tìm hiểu những lĩnh vực mới của Sinh học, đặc biệt là phần : Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tếâ bào. Đồng thời để nắm được kiến thức của phần này thì cần sự can thiệp và tham gia của Toán học đối với bộ môn, nó như một chìa khoá mở ra mật mã bí ẩn, tạo nên sự đam mê của những học sinh đến với bộ môn này . Trong khi giảng dạy giáo viên đâu phải trao cho học sinh tất cả những gì mình có bằng sự áp đặt, mà phải như một ngọn gió lành thổi nhẹ vào bếp lửa trí tuệ đang âm ỉ trong mình của học trò giúp nó bừng sáng lên. Giáo viên không phải lúc nào cũng uyên thâm về trí tuệ. Nhưng cũng cần trang bị cho mình vốn kiến thức để giải trình được câu hỏi mà trí tuệ tạo nên cho ta trước những tình huống từ học trò . Một số bài tập sau đây cho thấy Phần Di truyền và Biến dị của lớp 9 là kiến thức khó cần đòi hỏi giáo viên phải quan tâm, luôn nâng cao về chuyên môn và thay đổi về phương pháp dạy học tích cực. BÀI TẬP THAM KHẢO DẠNG TOÁN ĐỊNH LƯỢNG Một lồi thực vật, khi lai hai giống thuần chủng thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, F2 thu được 1520 cây, trong đĩ cĩ 855 cây thân cao, hạt vàng . Biết rằng mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể và quy định một tính trạng , tương phản với các tính trạng thân cao, hạt vàng là các tính trạng thân thấp, hạt trắng . a) Biên luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 . b) Xác định số cá thể (trung bình) của từng kiểu hình cĩ thể cĩ ở F2 . (Đề thi học sinh giỏi Cấp Thành Phố - Lê Quí Đơn - Cấp Tỉnh năm học 2007- 2008) Bài giải a) Sơ đồ lai từ P đến F2 . * Xác định tương quan trội – lặn: Theo giả thiết ta cĩ : Cây cao, hạt vàng ở F2 chiếm tỉ lệ : = → Phép lai ở F2 cĩ 16 tổ hợp = 4 giao tử × 4 giao tử → PF1 : Dị hợp tử 2 cặp gen → F2 : A – B - , A – bb , aaB- , aabb → Thân cao, hạt vàng là tính trạng trội Thân thấp, hạt trắng là tính trạng lặn * Quy ước gen: A : Thân cao , a : Thân thấp B : Hạt vàng , b : Hạt trắng *Xác định kiểu gen của P: → PF1 : Dị hợp tử 2 cặp gen cĩ kiểu gen : AaBb Vậy phép lai hai giống thuần chủng P cĩ 1 trong hai trường hợp sau : + P : AABB (thân cao, hạt vàng) × aabb (thân thấp, hạt trắng) + P : AAbb (thân cao, hạt trắng) × aaBB ( thân thấp, hạt vàng) * Sơ đồ lai : * Trường hợp 1 : P : AABB (thân cao, hạt vàng) × aabb (thân thấp, hạt trắng) G : AB ab F1: AaBb 100% thân cao, hạt vàng * Trường hợp 2: P : AAbb (thân cao, hạt trắng) × aaBB (thân thấp, hạt vàng) G : Ab aB F1: AaBb 100% thân cao, hạt vàng PF1: AaBb (thân cao, hạt vàng) Í AaBb (thân cao, hạt vàng) G : AB, Ab,aB,ab AB, Ab,aB,ab F2: (1AA : 2Aa :aa) (1BB : 2Bb : bb) Kiểu gen : 1AABB : 2AABb : 1AAbb 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb 1aaBB : 2 aaBb : 1aabb Kiểu hình : (3cao:1thấp) (3vàng: 1trắng) thân cao, hạt vàng , thân cao, hạt trắng thân thấp, hạt vàng , thân thấp, hạt trắng b) Số lượng cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F2 : Thân cao, hạt vàng : 855 cây Thân cao, hạt trắng : 1520 Í = 285 cây Thân thấp, hạt vàng : 1520 Í = 285 cây Thân thấp, hạt trắng : 1520 Í = 95 cây DẠNG TOÁN ĐỊNH TÍNH Một cặp vợ chồng đều thuận phải, mắt nâu, sinh được 3 người con : Đứa đầu : Thuận phải, mắt nâu Đứa thứ hai: Thuận trái, mắt nâu Đứa thứ ba :Thuận phải, mắt đen. Tìm kiểu gen chắc chắn có của những người trong gia đình trên, Biết rằng mỗi gen xác định một tính trạng nằm trên 1 cặp NST thường . Bài giải * Xác định tương quan trội – lặn : - Bố mẹ đều thuận phải, mắt nâu - Sinh con : Đứa thứ 2 : thuận trái Đứa thứ 3 : mắt đen Chứng tỏ tính trạng thuận phải là trội so với thuận trái, mắt nâu là trội so với mắt đen. * Quy ước gen: N : mắt nâu , n : mắt đen P : thuận phải , p : thuận trái * Xác định kiểu gen P và F : Xét riêng từng cặp tính trạng: Xét tính trạng thuận tay : - Đứa thứ 2 thuận tay trái có kiểu gen pp : → nhận 1p từ bố, 1p từ mẹ. Vậy bố mẹ thuận tay phải có kiểu gen Pp Xét tính trạng màu mắt : - Đứa thứ 3 mắt đen có kiểu gen nn : → nhận 1n từ bố, 1n từ mẹ. Vậy kiểu gen mắt nâu bố mẹ Nn. → Theo phân tích trên kiểu gen của bố mẹ là NnPp . Vì vậy có thể suy ra các khả năng về kiểu gen có thể ở đời con + Con trai đầu có thể có 1 trong 4 kiểu gen : NNPP, NnPP, NNPp, NnPp. + Con trai thứ 2 có 1 trong 2 kiểu gen: NNpp, Nnpp + Con trai thứ 3 có 1 trong 2 kiểu gen: nnPP, nnPp ù Nhơn phú, ngày 01 Tháng 12 Năm 2009 Giáo viên bộ môn Sinh học Huỳnh Thị Ngọc Cẩm
Tài liệu đính kèm: