Chuyên đề tự chọn: Môn Ngữ Văn 9 (Dạy thêm)

Chuyên đề tự chọn: Môn Ngữ Văn 9 (Dạy thêm)

CHUYÊN ĐỀ I: VĂN BẢN

TIẾT1: CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được thế nào là chủ đề của văn bản, phân biệt được chủ đề với đề tài và đại ý.

- Hs hiểu được bố cục của văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần trong một chỉnh thể. Hiểu rõ được cấu trúc của bố cục, cách sắp xếp một cách hộ lý các phần trong văn bản, tạo lập văn bản có bố cục mạch lạc rõ ràng.

 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng nhận biết chủ đề, đề tài và đại ý của văn bản, tạo lập được văn bản có tính thống nhất về mặt chủ đề.

 3. Thái độ: Hs có ý thức dược trong giao tiếp bằng văn bản, việc xây dựng chủ đề và bố cục là vô cùng quan trọng.

II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.

 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 58 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề tự chọn: Môn Ngữ Văn 9 (Dạy thêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tự chọn: Môn Ngữ Văn 9
(Dạy thêm)
Tháng 9
Ngày soạn: 20- 23/8/2009
Ngày dạy: 24/8- 30/9/2009
Chuyên đề I: Văn Bản
Tiết1: Chủ đề và Bố cục của văn bản
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được thế nào là chủ đề của văn bản, phân biệt được chủ đề với đề tài và đại ý.
- Hs hiểu được bố cục của văn bản là sự sắp xếp, bố trí các phần trong một chỉnh thể. Hiểu rõ được cấu trúc của bố cục, cách sắp xếp một cách hộ lý các phần trong văn bản, tạo lập văn bản có bố cục mạch lạc rõ ràng.
 2. Kỹ năng: Hs có kỹ năng nhận biết chủ đề, đề tài và đại ý của văn bản, tạo lập được văn bản có tính thống nhất về mặt chủ đề.
 3. Thái độ: Hs có ý thức dược trong giao tiếp bằng văn bản, việc xây dựng chủ đề và bố cục là vô cùng quan trọng.
II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động I: Tìm hiểu chủ đề của văn bản
 Hoạt động1: Chủ đề
?Từ kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy nhắc lại chủ đề của văn bản là gì
- Hs: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
? Em hiểu ntn về đối tượng chính và và vấn đề chính trong văn bản.
Hs: - Đối tượng thường là người, vật hay một vấn đề nào đó.
 - Vấn đề chính: có thể là một tư tưởng, một quan niệm mà tác giả nêu lên trong văn bản.
? Em hãy cho biết chủ đề của văn bản Tắt đèn của NTT và Tôi đi học của Thanh Tịnh.
Hs: - Số phận của người nông dân trước CM T8-1945
 - Tâm trạng hồi hộp ngỡ ngàng của nhân vật tôi.
 Hoạt động2: Chủ đề và ề tài
? Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa chủ đề và đề tài
Hs: - Đề tài : là các hiện tượng đời sống, phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh nhận thức trong tác phẩm.(Là một phương diiện nội dung)
 - Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu lên xuyên suốt nội dung của tác phẩm.
Gv: Chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài.
? Giữa chủ đề và đề tài cái nào có nội dung bao quát hơn
Hs: Chủ đề có nội dung bao quát hơn.
? Lấy ví dụ CM sự khác biệt giữa chủ đề và đề tài trong một tác phẩm cụ thể.
Gv gợi ý: Tác phẩm Tắt đèn- NTT.
Gv: Một khổ thơ, đoạn thơ, đoạn văn, đoạn trích... của TPVH chưa hình thành được chủ đề mà mới chỉ biểu đạt được một khía cạnh nào đó của chủ đề thì thường được gọi là đại ý.( Thường gặp khi chia bố cục của văn bản).
 Hoạt động3: Tính nhiều chủ đề của văn bản
Gv: ở những tác phẩm nhiều chủ đề, người ta thương phân ra thành chủ đề chính và chủ đề phụ.
? Em hiểu ntn là chủ đề chính và chủ đề phụ.
Hs: - Chủ đề chính: Là vấn đề bao quát, chủ yếu nhất của văn bản.
 - Chủ đề phụ: Là những vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính.
? Em hãy lấy một vài ví dụ minh hoạ
Hs: Bài thơ Ngắm trăng- HCM. Ông đồ- VĐL.
- CĐC: TYTN của HCM
- CĐP: Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp TN của tác giả.
 Hoạt động4: Tính thống nhất về chủ đề.
? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua các khía cạnh nào.
Hs: Thảo luận trả lời.
- Biểu đạt một chủ đề bao quát đã được xác định
- Chặt chẽ, trọn vẹn về nội dung.
- Nội dung và cấu trúc- hình thức thống nhất.
Nhan đề của văn bản phải thống nhất với nội dung của văn bản, MQH giữa các phần của văn bản.
? Lờy một văn bản cụ thể và CM tính thống nhất về chủ đề của văn ban5r ấy.
Gv gợi ý: Văn bản Tôi đi học- Thanh Tịnh.
- Nhan đề:
- Từ ngữ biểu thị...
 Hoạt động5: Luyện tập
* Bài tập vận dụng: Tập thơ NKTT của HCM là một tập thơ đa chủ đề. Bằng các kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy CM tính đa chủ đề của văn bản đó.
- Gv tổ chức cho học sinh chia nhóm thảo luận.
- Gợi ý trả lời: Các chủ đề là:
+ Chế độ nhà tù tăm tối vô nhân đạo.
+ Những khổ cực đày đoạ của tù nhân.
+ ý chí kiên cường bất khuất của người chiến sĩ CM
+ Tinh thần lac quan, PT ung dung tự tại của người chiến sĩ CM.
+ Lòng yêu nước, khát vọng tự do.
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Lòng thương người.
 ậ mỗi nội dung, giáo viên cho học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
* Bài tập về nhà:Đọc lại văn bản Tắt đèn- NTT hoặc Lão Hạc- Nam Cao để giải quyết các câu hỏi sau:
a. Xác định chủ đề của văn bản
b. Phân đoạn văn bản và nêu ý chính của từng phần.
c. Tìm các câu văn thể hiện chủ đề của văn bản.
d. Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
* Hoạt độngII: Bố cục của văn bản
 Hoạt động1: Thế nào là bố cục của văn bản
? Từ kiến thức đã tìm hiểu ở lớp 8, em hiểu ntn về bố cục của văn bản.
-Hs: Là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể.
? Mục đích của việc sắp xếp bố trí các phần trong văn bản là gì.
- Hs: Tạo ra một văn bản hoàn chỉnh
? Bố cục chặt chẽ hợp lý có ý nghĩa ntn
- Hs: Tạo nên sự hoà hợp, gắn kết gữa các chỉnh thể với các bộ phận vừa thể hiện chủ đề, vừa có tác động trực tiếp đến người độc.
 Hoạt động2: Cấu trúc của bố cục.
Gv: Một TPVH hay một bài viết TLV đều có một bố cục theo một cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
Vid dụ: Một bài thơ tứ tuyệt luật Đường gồm 4 phần:
- Câu Khai: Nêu vấn đề.
- Câu Thừa: Phát triển vấn đề.
- Câu chuyển: Chuyển đề tài, chuyển ý.
- Câu hợp: Tổng kết, kết luận.
? Em hãy lấy một văn bản cụ thể CM sự mạch lạc, rõ ràng của văn bản đó.
- Hs: Lấy văn bản cụ thể thuộc thể thơ TNBC, hoặc tứ tuyệt luật Đường để CM.
Ví dụ bài thơ: Qua đèo ngang- Huyên Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Ngắm trăng- HCM.
Gv: Tổ chức cho Hs nhận xét và bổ sung.
? Thông thương một bài tập làm văn của em được bố cục ntn.
- Hs: Ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
? Nhiệm vụ của từng phần trong bố cục đó là gí
- Hs: - Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản.
 - Thân bài: Trình bày triển khai các khía cạnh của chủ đề.
 - Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản.
Gv: Giới thiệu văn bản "Người thầy đức cao vọng trọng" và yêu cầu Hs Xác định bố cục.
Gợi ý: 
- Mở bài: Tên nhân vật, thời đại, lịch sử, cương vị Xh, phẩm chất của nhân vật.
- Thân bài: 
+ Phần1: - Đạo cao: Với học trò.
 - Đức trọng: Đối với vua.
+ Phần2: - Đạo cao: Hs coi trọng đạo thầy
 - Đức trọng: Thẳng thắn.
- Kết bài: Được nể phục khi còn sống và khi qua đời
 Hoạt đông3: Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài.
Gv: Thân bài là phần phức tạp và quan trọng nhất trong bố cục 3 phần của văn bản. Vì thế đòi hỏi việc sắp xếp nội dung phần thân bài ntn mới có tác dụng tiếp thu tới người đọc.
? Em hãy cho biết trình tự sắp xếp của phần thân bài.
- Hs: Thời gian, không gian, sự logíc và phát triển của sự việc theo mạch suy luận.
Gv: Cung cấp trình tự sắp xếp các phần thân bài.
- Trình tự thời gian: Các sự kiện lịch sử, tiểu sử
- Trình tự không gian: Xa đến gần, trên đến dưới
- Trình tự logíc: Khách quan, chủ quan.
- Trình tự theo quy luật tâm lí, cảm xúc.
 Hoạt động4: Thực hành.
* Bài tập1: Làm dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Phân tích nhân vật chị Dậu qua tác đoan trích Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố, Nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm Lão Hạc- Nam Cao.
Gv: Chia lớp thành 2 nhóm.
- Nhóm1: Nhân vật chị Dậu.
- Nhóm2: Nhân vật lão Hạc. 
Hs Chuẩn bị bài trong thời gian 45 phút sau đó trình bày. Gv tổ chức cho Hs nhận xét bổ sung và kết luận. 
* Bài tập2: Lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
I. Chủ đề của văn bản
1. Khái niệm chủ đề: Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
2. Chủ đề và đề tài
- Đề tài : là các hiện tượng đời sống, phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh nhận thức trong tác phẩm.(Là một phương diiện nội dung)
- Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu lên xuyên suốt nội dung của tác phẩm.
3. Tính nhiều chủ đề của văn bản.
- Chủ đề chính: Là vấn đề bao quát, chủ yếu nhất của văn bản.
 - Chủ đề phụ: Là những vấn đề nhỏ có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính.
4. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
5. Thực hành- Luyện tập
* Bài tập: Tập thơ NKTT của HCM là một tập thơ đa chủ đề. Bằng các kiến thức đã học ở lớp 8, em hãy CM tính đa chủ đề của văn bản đó.
II. Bố cục của văn bản.
1. Thế nào là bố cục của văn bản:
- Bố cục của văn bản là sự sắp xếp bố trí các phần trong một chỉnh thể.
2. Cấu trúc của bố cục.
- Một TPVH hay một bài viết TLV đều có một bố cục theo một cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
 - Mở bài: Nêu chủ đề của văn bản.
 - Thân bài: Trình bày triển khai các khía cạnh của chủ đề.
 - Kết bài: Tổng kết chủ đề của văn bản.
3. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. 
- Trình tự thời gian: Các sự kiện lịch sử, tiểu sử
- Trình tự không gian: Xa đến gần, trên đến dưới
- Trình tự logíc: Khách quan, chủ quan.
- Trình tự theo quy luật tâm lí, cảm xúc.
4. Thực hành- Luyện tập.
* Bài tập1: Phân tích nhân vật chị Dậu qua tác đọan trích Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố, Nhân vật Lão Hạc qua tác phẩm Lão Hạc- Nam Cao.
* Bài tập2: Lập dàn ý phần thân bài cho đề bài sau: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
 4. Củng cố: Khái quát lại nội dung chuyên đề về Chủ đề và bố cục của văn bản.
 5. Hướng dẫn về nhà: Hs hoàn thiện 2 bài tập thực hành đã cho. Chuẩn bị nội dung về Đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản.
Tiết2: dựng đoạn và liên kết đoạn văn 
trong văn bản
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là đoạn văn, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn, các cách trình bày nội dung đoạn văn. Hiểu được tác dụng của liên kết đoạn văn trong văn bản.
 2. Kỹ năng: Củng cố lại cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn có câu chủ đề, kỹ năng viết đoạn văn theo cách qui nạp, diễn dịch
 3. Thái độ: Hs có ý thức ôn tập lại kiến thức cũ, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dưng đoạn văn trong văn bản.
II. Chuẩn bị: Gv: Chuẩn bị nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
 Hs: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày miêng dàn ý của đề bài Suy nghĩ về câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn".
- Hai Hs trình bày miênếngau đó Gv tổ chức so sánh, nhận xét rút kinh nghiệm.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt độngI: Xây dựng đoạn văn
 Hoạtđộng1: Khái niệm đoạn văn
? Em hãy nhắc lại khái niệm thế nào là đoạn văn
- Hs: Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, là đơn vị trực tiếp tạo nê văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và biểu đạt một ý tưởng tương đối hoàn chỉnh.
?Dấu hiệu nhận biết đoạn văn là gì ( đăc điểm của đoạn văn)
- Hs: Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng (dấu mở đoạn) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng (dấu ngắt đoạn).
Gv: Đoạn văn thường gồm nhiều câu tạo thành, nhưng cũng có thể đoạn văn chỉ có một câu tạo thành, thậm chí câu đó có thể là câu 1 từ.
? Lấy một văn bản cụ thể căn cứ vào những dấu hiệu trên để chỉ ra các đoạn văn.
- Hs: Dựa vào các văn bản như: Phong cách HCM- Lê Anh Trà, Đấu tranh cho một TG hoà bình- Mác- két để chỉ ra các đoạn văn.
Gv: Tổ chức cho Hs nhận xét bổ sung.
 Hoạt động2:  ... ng: Bàn về MQH giữa lí thuyết và thực hành
- “ Trăm hay không bằng tay quen”
Dạng đề bài tương tự:
2. Thân bài : 
a. Giải thích:
1. "Có công mài sắt có ngày nên kim"
- Nghĩa đen:
- Trăm hay: Học lí thuyết nhiều qua sách, báo , ở nhà trường 
- Tay quen : Làm nhiều, thực hành nhiều thành quen tay.
2. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
3. “Cái nết đánh chết đẹp” 
4.“Nhiễu điều thương nhau cùng”
5. “Bầu ơi  một giàn”
- Nghĩa bóng:
6. “Là lành đùm lá rách
- Nghĩa cả câu:
- Học lí thuyết nhiều không bằng thực hành nhiều.
7. “Công cha  đạo con”
8. “Uống nước nhớ nguồn"
b. Khẳng định vấn đề: đúng, sai
- Khẳng định:
- Liên hệ thực tế chứng minh vấn đề.
- Câu tục ngữ trên đúng. Vì sao?
+ Chê học lý thuyết nhiều mà thực hành ít (dẫn chứng) 
+ Khen thực hành nhiều ( dẫn chứng)
9. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
10. “Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng”
- Quan niệm sai trái:
- Nhiều người chỉ chú trọng học lí thuyết nhiều mà không thực hành (Và ngược lại).
11. “Học thầy không tày học bạn”
“Không thầy đố mày làm nên”
- Bàn bạc mở rộng:
- Có ý chưa đúng: Đối với những công việc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao.
 - Học phải đi đôi với hành vì :
+ Lí thuyết giúp thực hành nhanh hơn, chính xác hơn hiệu quả cao hơn.
+ Thực hành giúp lí thuyết hoàn thiện, thực tế hơn
12. “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
13. “Thời gian là vàng”
3. Kết bài:
- Giá trị đạo lí đối với đời sống mỗi con người.
- Bài học hành động cho mọi người, bản thân
Nhận thức cho mỗi người trong đời sống phải chú trọng nhiều đến thực hành.
- Gợi nhắc chúng ta hoàn thiện hơn
- Trong cuộc sống hiện đại
 Học phải đi đôi với thực hành
14. “Tri thức là sức mạnh”
15. “ Xới cơm thì xới lòng ta"
So đũa thì phải so ra lòng người”
1. Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
*Bước 1: 
- Tri thức cần có:
+ Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
+ Vận dụng cái tri thức về đời sống.
Tìm ý: 	
* Bước 2: Lập dàn bài:
a, Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
b, Thân bài:
- Giải thích nội dung câu tục ngữ.
- Đánh giá nội dung câu tục ngữ.
c, Kết bài:	- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu ý nghĩa của tục ngữ với ngày hôm nay.
* Bước 3: Viết bài:
a, Viết đoạn mở bài: Có nhiều cách mở bài tuỳ theo góc độ nhìn nhận vấn đề.
- Đi thẳng vào vấn đề: Uống nước nhớ nguồn đang là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt. Để hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của đạo lí đó chúng ta cùng bàn luận.
b, Viết đoạn thần bài
- Giải thích câu tục ngữ: (Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng).
+ Nước là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị đời sống vật chất (như cơm ăn, áo mặc, điện thắp sáng, nước dùng, cả non sống gấm vóc, thống nhất hoà bình) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật) 
+ " Nguồn" là những người làm ra thành lịch sử truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. "Nguồn" là tổ tiền, xã hội, dân tộc, gia đình Nhớ nguồn là thể hiện lòng biết ơn đối với những người làm ra thành quả. Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của người hưởng thụ thành quả. 
+ Nhớ nguồn thể hiện tâm, trách nhiệm của người được hưởng thành quả đối với người tạo ra thành quả.
- Bình:
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Câu tục ngữ nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở đối với ai vô ơn.
+ Câu tục ngữ khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
- Luận:
+ Giá trị của câu tục ngữ trong hoàn cảnh XH hiện nay.
+ Phê phán những biểu hiện sai trái.
c, Viết đoạn kết bài: 
- Đi từ nhận thức tới hành động.
* Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi.
 - Lập luận giải thích, chứng minh và phân tích tổng hợp. 
 4. Củng cố: Gv hệ thống lại các kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng và kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí đã ôn tập qua chuyên đề.
 5. Hướng dẫn về nhà: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 8 tuần học kỳ II. Xem lại nội dung ôn tập SGK.
Đủ giáo án chuyên đề tháng 2/ 2010.
Ký Duyệt:
Tháng 3/2010
Ngày soạn: 25-28/2/2010.
Ngày dạy: 1/3- 30/3/2010.
Chuyên đề II (Tiếp Theo) 
Kiểu văn bản và phơng thức biểu đạt
Tiết 13, 14: luyện tập văn bản nghị luận tư tưởng đạo lí; nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đọan trích)
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho các em kiến thức về kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí và kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, ý thức thực hành viết bài.
B. C huẩn bị: Thầy: Nghiên cứu soạn nội dung chuyên đề.
 Trò: Soạn bài học bài 
C. Tiến trình lên lớp.
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Ví dụ: Học sinh đọc bảng phụ 
* Giáo viên diễn giảng cho học sinh:
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
? Văn bản vừa đọc trên nêu ra vấn đề nghị luận gì?
? Vấn đề nghị luận : Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ và đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
? Hãy đặt tên cho bài văn trên?
Học sinh thảo luận 	
Hs1: Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ.
HS 2 Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
? Bàn về vẻ đẹp của anh thanh niên tác giả nêu ra mấy luận điểm? Những câu văn nào mang luận điểm, hãy tìm và đọc?
- 3 luận điểm:
+ LĐ1: Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ LĐ2: Anh thanh niên này đáng yêu ở chỗ "thèm người"lòng nhiệt, sự quan tâm tới người khác một cách chu đáo.
+ LĐ3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
? Để làm sáng tỏ các luận điểm trên tác giả đã dùng lí lẽ và dẫn chứng gì?
? Nhận xét cách trình bày luận điểm, cách đưa dẫn chứng và lí lẽ của tác giả?
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc.
- Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
***********
Lập dàn ý cho đề văn nghị luận tác phẩm truyện hình ảnh anh thanh niên trong văn bản: Lặng Lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
+ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp đáng yêu của nhân vật đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong người đọc)
+ Thân bài: trình bày từng vẻ đẹp của người thanh niên bằng 3 luận điểm được phân tích, chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm.
+ Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận: (Khẳng định vấn đề nghị luận)
(Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao thầm lặng)
- Tìm các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nêu yêu cầu
ã Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
ã Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm .
ã Đề 3: Nghị luận thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của bản thân thân
phận Thuý Kiều trong đoạn trích (Mở rộng ra là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. )
ã Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược
 ************ 
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
1. Tìn hiểu đề và tìm ý:
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm : Dạng đề 1: đi sâu vào nhân vật trong tác phẩm .
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2. Lập dàn ý: 
a) mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ông Hai.
b) Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn (Làm nổi bật đặc điểm của nhân vật ông Hai và nghệ thuật của tác phẩm)
c) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
Tiết 3
Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 1. Ví dụ: 
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
: Những phẩm chất đức tính đẹp đẽ và đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
- 3 luận điểm:
+ LĐ1: Nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.
+ LĐ2: Anh thanh niên này đáng yêu ở chỗ "thèm người"long fhieeus khachsnoongf nhiệt, ở sự quan tâm tới người khác một cách chu đáo.
+ LĐ3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng trong tác phẩm để phân tích và chứng minh.
- Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn, gây sự chú ý cho người đọc
Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
	Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
 Tiết 4
+ Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp đáng yêu của nhân vật đã để lại ấn tượng khó phai mờ trong người đọc)
+ Thân bài: trình bày từng vẻ đẹp của người thanh niên bằng 3 luận điểm được phân tích, chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm.
+ Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận: (Khẳng định vấn đề nghị luận)
(Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao thầm lặng)
 Tiết 5
–tìm các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
ã Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
ã Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm .
ã Đề 3: Nghị luận thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của bản thân òê thâ
phận Thuý Kiều trong đoạn trích (Mở rộng ra là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. )
ã Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" 
 tiết 6
* Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
.
2. Lập dàn ý: 
a) mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật ông Hai.
b) Thân bài: Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn (Làm nổi bật đặc điểm của nhân vật ông Hai và nghệ thuật của tác phẩm)
c) Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai.
- 
4 củng cố học sinh về nhà học bài soạn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docchu de tu chon Ngu van9.doc