Chuyên đề văn học: Sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua bài thơ đồng chí và bài “bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Chuyên đề văn học: Sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua bài thơ đồng chí và bài “bài thơ về tiểu đội xe không kính”

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC

Sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua bài thơ Đồng chí và bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chiến tranh đã qua đi, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Đứng ở thời điểm hôm nay, ngoảnh lại nhìn quá khứ, một chặng đường đầy gian lao và hy sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc, mỗi chúng ta không khỏi bâng khuông đến tự hào về bao thế hệ cha anh, những con nguời đã làm nên lịch sử chói ngời bằng những chiến công vĩ đại. Điểm lại trang sử vàng của dân tộc, những năm trường kì kháng chiến chống Thực dân Pháp gian khổ - Hình ảnh anh vệ quốc quân đi vào thơ ca gợi cho ta hình dung về nguời chiến binh dạn dày, phong trần trong nhiều bài thơ của nhiều tác giả:

“ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm

 Rách tả tơi rồi đôi giày vạn rặm

 Bụi trường trinh phai bạc áo hào hoa”.

 ( Chính Hữu)

NỘI DUNG:

Thực dân Pháp xâm lược, đất nước chìm trong máu lửa đau thương. Bác Hồ, sau ba mươi năm buôn ba hải ngoại ở nước ngoài đề tìm đường cứu nước, Bác đã đem lại ánh sáng và niềm tin cho dân tộc. Thực dân Pháp, kẻ thù không đội trời chung, Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - 1946. Hưởng ứng lời Bác gọi, lời của non sông, các anh chị lớp trước, lớp sau trùng trùng ra trận:

“ Những buổi vui sao cả nước lên đường

Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục

 Xóm dưới làng trên con trai con gái

 Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau” .

Đúng là một đất nước Việt Nam anh hùng mà “ Mẹ anh hùng đẻ con Thánh Gióng - mong con mau lớn để tòng quân” thì mới ánh lên những vần thơ kiêu hãnh và bức chân dung về người cầm súng trùng điệp nối nhau “ Suất bốn nghìn năm không nghỉ” diệu kì đến như vậy:

“ Những đường Việt Bắc của ta

 Đêm đêm rầm rập như là đất rung

 Quân đi điệp điệp trùng trùng

 Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

Anh là những chàng dũng sỹ, những Sơn Tinh, Thánh Gióng. Dáng vóc của anh là dáng vóc Việt Nam, dáng vóc lịch sử. Tuy lửa đạn căng thẳng quyết liệt, chân dung anh hiện lên đẹp tuyệt vời. Đó là những Bế Văn Đàn, những Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, La Văn Cầu và là những anh vệ quốc. Thời đại anh hùng cho anh lí tưởng cao đẹp và hành động anh hùng. Hình tượng anh vệ quốc trong thời kì kháng chiến chống Pháp mang đầy sức mạnh tiến công, sức mạnh diệt thù - Nhưng anh vệ quốc hôm nay khiến ta liên tưởng nhớ về anh lính thú ngày xưa trong câu ca dao:

“ Thùng thùng trống đánh ngũ liên

 Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa“.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề văn học: Sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua bài thơ đồng chí và bài “bài thơ về tiểu đội xe không kính”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề văn học
Sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua bài thơ Đồng chí và bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 
Đặt vấn đề:
Chiến tranh đã qua đi, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Đứng ở thời điểm hôm nay, ngoảnh lại nhìn quá khứ, một chặng đường đầy gian lao và hy sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc, mỗi chúng ta không khỏi bâng khuông đến tự hào về bao thế hệ cha anh, những con nguời đã làm nên lịch sử chói ngời bằng những chiến công vĩ đại. Điểm lại trang sử vàng của dân tộc, những năm trường kì kháng chiến chống Thực dân Pháp gian khổ - Hình ảnh anh vệ quốc quân đi vào thơ ca gợi cho ta hình dung về nguời chiến binh dạn dày, phong trần trong nhiều bài thơ của nhiều tác giả:
“ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
 	 Rách tả tơi rồi đôi giày vạn rặm
 Bụi trường trinh phai bạc áo hào hoa”.
	 ( Chính Hữu)
Nội dung:
Thực dân Pháp xâm lược, đất nước chìm trong máu lửa đau thương. Bác Hồ, sau ba mươi năm buôn ba hải ngoại ở nước ngoài đề tìm đường cứu nước, Bác đã đem lại ánh sáng và niềm tin cho dân tộc. Thực dân Pháp, kẻ thù không đội trời chung, Bác ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - 1946. Hưởng ứng lời Bác gọi, lời của non sông, các anh chị lớp trước, lớp sau trùng trùng ra trận:
“ Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
 Xóm dưới làng trên con trai con gái
 Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau” .
Đúng là một đất nước Việt Nam anh hùng mà “ Mẹ anh hùng đẻ con Thánh Gióng - mong con mau lớn để tòng quân” thì mới ánh lên những vần thơ kiêu hãnh và bức chân dung về người cầm súng trùng điệp nối nhau “ Suất bốn nghìn năm không nghỉ” diệu kì đến như vậy:
“ Những đường Việt Bắc của ta
 Đêm đêm rầm rập như là đất rung
 Quân đi điệp điệp trùng trùng
 ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.
Anh là những chàng dũng sỹ, những Sơn Tinh, Thánh Gióng. Dáng vóc của anh là dáng vóc Việt Nam, dáng vóc lịch sử. Tuy lửa đạn căng thẳng quyết liệt, chân dung anh hiện lên đẹp tuyệt vời. Đó là những Bế Văn Đàn, những Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, La Văn Cầu và là những anh vệ quốc. Thời đại anh hùng cho anh lí tưởng cao đẹp và hành động anh hùng. Hình tượng anh vệ quốc trong thời kì kháng chiến chống Pháp mang đầy sức mạnh tiến công, sức mạnh diệt thù - Nhưng anh vệ quốc hôm nay khiến ta liên tưởng nhớ về anh lính thú ngày xưa trong câu ca dao:
“ Thùng thùng trống đánh ngũ liên
 Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa“.
Người lính thú buồn đau bởi anh hiểu, máu xương anh đổ xuống để làm giàu cho những bậc vua quan, hay người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm cũng nức nở trong nỗi đau xé lòng buồn chán, kinh sợ của binh đao. Họ ra trận, chiến đấu nhưng thiếu tư thế hiên ngang, đàng hoàng và không hăng hái như anh vệ quốc trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu Đông năm 1947 của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Thực dân Pháp từ 1946 - 1954. Bài thơ miêu tả hai nhân vật “ Anh” và “ tôi” thành một đôi, nhưng là “ đôi người xa lạ”. Từ “ xa lạ” trở thành “ quen nhau”. “ những anh” “ những tôi “ nhoà đi sau những khẩu súng, những mái đầu, những tấm chắn, và những đôi tri kỉ , để rồi cuối cùng nổi lên, chỉ đọng lại, chỉ kết tinh trong một đồng chí mà thôi.
Vẻ đẹp ấn tượng nhất về người lính chống Pháp, trước hết là nguồn gốc xuất thân: người lính nông dân rất thực trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan.Từ cuộc đời thực họ bước vào thơ ca, trong cái môi trường bình dị thường thấy ở các làng quê còn những đói nghèo lam lũ:
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Các anh vệ quốc ra đi từ những vùng đất, cảnh đời còn nhiều nhọc nhằn vất vả của người lính, là những vùng quê giống nhau ở thiên nhiên khắc nghiệt - Họ từ giã ruộng đồng bước chân ra mặt trận. Hôm qua là nông dân, hôm nay đã là chiến sỹ:
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
Tác giả tả thực về cuộc sống quân ngũ của người lính gian lao thiếu thốn. Từ cuộc sống thực bước vào trang thơ và toả sáng một vẻ đẹp mới - vẻ đẹp truyền thống thời đại. Đó là vẻ đẹp của tình đồng chí, tình đồng đội gắn bó với tình giai cấp của người lính:
“ áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày”.
Đánh giặc giữ nước, vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc, nhưng những người lính hôm nay ra đi đánh giặc lại đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ, in rõ dấu ấn của thời đại. Tình đồng chí thiêng liêng mà cội nguồn sâu xa là tình giai cấp gắn bó:
	“ Anh với tôi đôi người xa lạ 
	 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Từ xa lạ đến quen nhau, đó là sợi dây tình cảm giai cấp đã nối kết họ lại với nhau và tình giai cấp đã phát triển nâng lên thành tình đồng chí khi lí tưởng đánh giặc giữ nước rực sáng trong tâm hồn họ:
	“ Súng bên súng, đầu sát bên đầu
	 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Chữ Đồng chí đứng riêng thành một câu thơ như nhấn mạnh cô đúc, nén lại bao thiêng liêng cao cả trong cái tình cảm mới mẻ này. Đồng chí là từ giai cấp mà lên, từ lí tưởng mà có. Đồng chí là soi vào nhau, anh hiểu tôi, hiểu đến nỗi lòng sâu kín của anh. Đồng chí là đồng cảm sâu sắc cùng nhau chia sẻ.
	“ Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh”.
Và 	“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Bài thơ phản ánh đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của tình đồng chí là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người chiến sỹ mà nơi phát ra vừng sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội đồng chí hoà quyện với tình giai cấp. Hình ảnh 
“ Đầu súng trăng treo” khép lại bài thơ, nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn, đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
	Thực ra tình cảm đồng chí xuất hiện trong văn học từ những năm 30 của thế kỉ XX, nhưng còn rất mờ nhạt, chỉ đến Đồng chí của Chính Hữu thì tình cảm ấy mới thật sự sâu sắc thiêng liêng, trở thành lí tưởng, lẽ sống của anh vệ quốc. Nó được kết tinh, lung linh toả sáng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến chống Thực dân Pháp gian khổ. Anh vệ quốc chống Pháp mang một vẻ đẹp riêng, thật khó quên: Anh lính nông dân, chân quê giản dị, chịu đựng thiếu thốn, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Anh đã làm nên một mốc son chói ngời trong lịch sử nước nhà: 
	“ Chín năm làm một Điện Biên
	 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”.
	Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là nhiệm vụ trách nhiệm của người chiến sỹ. Đảng đã trao cho anh nhiệm vụ thiêng liêng đó. Vì tổ quốc, vì nhân dân, anh lên đường cầm súng chiến đấu giết giặc. Anh vệ quốc quân, anh bộ đội cụ Hồ đắp nổi bằng những vần thơ tươi thắm nhất, sôi nổi nhất. Bởi anh là Tổ quốc, là Hôm nay và Mai sau. Anh là tiên phong giữa những đoàn quân trùng trùng ra trận, giữa chiến trường lửa đạn. Anh là con người đẹp nhất của thời đại, của thơ ca. Anh mang trong mình lí tưởng cao đẹp: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là ước mơ của ngàn đời ông cha để lại:
	“ Vì độc lập, tự do, núi sông hùng vĩ 
	 Vì thiêng liêng giá trị con người
	 Vì muôn đời hoa lá xanh tươi”
	Hình tượng anh vệ quốc được nâng lên thành một tầng cao mới khi anh lên đường, khẩu súng trên vai, thì tình yêu mẹ, yêu quê hương lại thiêng liêng hơn bao giờ hết. Anh vệ quốc quân có một nhận thức hết sức sâu sắc:
	“ Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt 
	 Như mẹ cha ta, như vợ như chồng 
	 	 Ôi Tổ quốc nếu cầu ta chết 
	 Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”.
	Tình yêu quê hương, đất nước đã biến thành máu thịt, anh sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho độc lập tự do. Tình yêu ấy trở thành lẽ sống đẹp đẽ của cả một thế hệ con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước:
	“ Ta sẵn sàng xé trái tim ta 
	 Cho Tổ quốc và cho tất cả”.
	Tình yêu Tổ quốc đã nâng đỡ anh lớn lên, đẹp hơn lên rất nhiều. Trong bom đạn vẫn hát vẫn cười, trong khói lửa vẫn tươi xanh hy vọng. Anh hiện lên thật đẹp, thật hào hùng, một vẻ đẹp gian dị đơn sơ:
	“ Hỡi người anh giải phóng quân
	 Hai mươi năm chẳng dừng chân trên đường
	 Vẫn đôi dép lội chiến trường
	 Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy”
	Trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc, anh vệ quốc xuất hiện từ những ngày đầu của cuộc chiến đấu cho đến ngày “Toàn thắng ắt về ta”, đó là những chàng Thạch Sanh của thời đại Hồ Chí Minh đánh giặc bằng tất cả những gì vốn có: Từ mũi chông tre, tầm vông, giáo mác, đến chiếc xe không kính, bếp Hoàng CầmHình ảnh anh giải phóng quân chống Mỹ kế thừa nét đẹp của anh vệ quốc chống Pháp: giản dị, mộc mạc, mà anh hùng dũng cảm. Vẻ đẹp ngời sáng của chàng trai đánh Mỹ là tư thế hiên ngang coi thường gian nguy. Thái độ ung dung bình thản trong mọi thiếu thốn.
	Anh bộ đội cụ Hồ trong thơ Phạm Tiến Duật hiện lên thật độc đáo, “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” viết -1969, đây là thời kỳ gian khổ và hy sinh trên chiến trường Nam Bộ. Bài thơ mang đậm chất lính rất đậm đà, đó là những anh lính trẻ của thời chống Mỹ có học thức, có bản lĩnh chiến đấu, có cuộc sống nội tâm, ta gặp trong bài những câu thơ ngang tàn thanh thản:
	“ Không có kính không phải vì xe không có kính
	 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
	Và :	 “Không có kính, ừ thì có bụi 
	 Không có kính, ừ thì ứơt áo”
	Người chiến sỹ lái xe phải can trường lắm, tự tin và có sức mạnh thì mới có được thái độ ngạo nghễ coi thường gian lao đến như vậy. Người đọc thú vị những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch đầy sức trẻ của những chàng trai “ Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”:
	 “ Bụi phun tóc trắng như người già
	 Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
	 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
	Câu thơ ngồn ngộn chất sống hiện thực ở chiến trường. Mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và tiếng cười ha ha sảng khoái. Đằng sau dòng chữ bông đùa này là bản lĩnh chiến đấu vững vàng của họ. Hình ảnh đối lập giữa “ Như người già” và tiếng cười “ha ha ” là sự hồn nhiên yêu đời, trẻ trung đến lạ lùng. Hình ảnh “ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, đó là tình đồng đội của những con người chiến thắng. “ Chung bắt đũa nghĩa là gia đình đấy”, trong phút giây ngắn ngủi ta càng tháy sự gắn bó tự nhiên mà cao đẹp của tình đồng đội và tình đồng chí đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới:
	“ Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”.
Nét đẹp bao trùm nổi bật của người lính chiến lái xe trong bài là sự ung dung thanh thản tuyệt vời trong một tư thế hiên ngang bất chấp mọi khó khăn thử thách:
	“ Ung dung buồng lái ta ngồi 
	 Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”.
	Những câu thơ như bật ra từ trái tim người lái xe đang ngồi sau tay lái. Xe không kính mà tâm thế vẫn ung dung bình thản, câu thơ “ thấy sao trời và đột ngột cánh chim” vừa rất thực lại thoáng chút nghệ sỹ. Cả đoạn thơ như ào ra từ cuộc sống thực để nổi lên gương mặt tinh thần cao đẹp của người chiến sỹ lái xe:
	“ Không có kính, rồi xe không có đèn 
	 Không có mui xe, thùng xe xây xước
	 Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
	Không có gì cả nhưng lại có tất cả. Trái tim là sức mạnh của người lính, đó là sức mạnh của con người đã chiến thắng bom đạn kẻ thù. Trái tim yêu thương, trái tim can trường, trái tim đã trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý thơ toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. Bài thơ hay vì thi sỹ mang một trái tim người lính.
	Hình ảnh anh giải phóng quân đánh Mỹ vừa kế thừa vẻ đẹp phẩm chất của anh vệ quốc quân chống Pháp, vừa phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và anh hùng thành vẻ đẹp truyền thống cách mạng Việt Nam hội tụ hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Nét đẹp ngời sáng của người lính chiến lái xe trong bài thơ là hiện thân của anh giải phóng quân thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc hiện lên bằng những phẩm chất riêng mới: Có học thức, trẻ trung hơn, vui nhộn, hóm hỉnh pha chút ngang tàn, bất chấp gian khổ, coi thường gian nguy. Tình yêu Tổ quốc tiếp sức nâng đỡ anh lên, tình yêu đem đến cho người chiến sỹ một niềm tin sáng chói giúp cho anh có đầy đủ sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Hình ảnh anh mang tầm vóc mới, tầm vóc vũ trụ:
	“ Mái chèo một chiếc xuồng con 
	 Mà sông nước dậy sống cồn đại dương”
Lời kết: 
	Hình tượng người lính dù là thời kì chống Pháp hay chống Mỹ, dù có thể có những nét khác nhau nào đó nhưng họ đều mang những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ từ nhân dân mà ra, từ xa lạ mà lên, tình đồng chí đồng đội hoà quyện với tình giai cấp khi lý tưởng chiến đấu rực sáng trong tâm hồn. Đất nước trong những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ hiện lên thật đẹp, thật hào hùng đồng thời cùng hài hoà với sự phát triển của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ từ anh vệ quốc quân đến anh giải phóng quân qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
	Long Xuyên,	ngày 25 tháng 10 năm 2014
	 Người viết
	 Nguyễn Long Thạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh anh nguoi linh qua 2 bai tho DC va BTVTDXKK.doc