Đề bài :Có ý kiến cho rằng “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”trích tác phẩm “truyện Kiều ” của Nguyễn Du là bức tranh tâm tình đầy xúc động ”.ý kiến em như thế nào .hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng rõ .
A.Yêu cầu của đề
–Bày tỏ ý kiến của mình về nội dung ý nghĩa về lời nhận định xem đúng hay sai
-Phân tích đoạn thơ “kiều ở lầu Ngưng Bích ”để làm sáng rõ ý kiến của mình
-Nội dung ý nghĩa của lời nhận định :đoạn thơ là bức tranh tâm tình đầy xúc động có nghĩa là đoạn thơ đã thể hiện chân thực tâm tư , tình cảm của Thuý Kiều khi nàng sống ở lầu Ngưng Bích .
ý 1 Bày tỏ ý kiến của mình về nội dung ý nghĩa lời nhận định
-ý 2 phân tích đoạn thơ để làm rõ diễn biến tâm trạng của nàng Kiều
Bài làm
Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác thơ nôm lớn nhất của nền văn học trung đại .Xét về mặt nghệ thuật , truyện Kiều thành công trên nhiều phương diện .Nếu như ở đoạn trích “Thuý Kiều báo ân , báo oán ”qua việc miêu tả ngôn ngữ đối thoại nhà thơ đã làm nổi bật tính cách nhân vật thì ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”nhà thơ lại rất tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật . Bởi thế, khi đọc đoạn thơ có ý kiến cho rằng :Truyện Kiều của Nguyễn Du là bức tranh tâm tình đầy xúc động ”.
ý 1 :bày tỏ ý kiến của mình về nội dung , ý nghĩa lời nhận định
Theo em lời nhận xét đánh giá trên là hoàn toàn đúng .Người viết đã nhận xét được những điểm thành công về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn thơ .Bởi lẽ nói tới tâm tình là nói tới tâm tư , tình cảm, tâm trạng . Còn nói tới bức tranh là nói tới những hình ảnh chân thực cụ thể . Bởi vậy, ta hiểu ý nghĩa khái quát của lời nhận định là đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”đã diễn tả hoàn chỉnh , chân thực cụ thể diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi nàng sống ở lầu Ngưng Bích . Đó là tâm trạng buồn lo , sợ hãi . Bởi vì ,Mã Giám Sinh không phải mua nàng về làm vợ thiếp mà làm gái lầu xanh cho cửa hàng Thanh Lâu của Tú Bà . Vốn là con gái của một gia đình lương thiện , Thuý Kiều đã phản ứng một cách quyết liệt bằng cách dùng dao tự phẫn nhưng không thành .Sợ vốn liếng của mình không còn , Tú Bà đã đưa Thuý Kiều ra lầu Ngưng Bích chăm sóc thuốc thang , dỗ dành nàng . Sau này bình phục sẽ gả chồng cho nàng về nơi tử tế , nhưng thực chất là để giam lỏng nàng ở nơi đây , để chuẩn bị một âm mưu mới . Bởi thế đây chỉ là những giờ phút , những khoảnh khắc yên thân tạm thời của Thuý Kiều . Trong hoàn cảnh một mình một bóng ấy , tâm trạng của Thuý Kiều ngổn ngang trăm mối tơ vò . Nhà thơ Nguyền Du đã theo sát nhân vật thân yêu của mình để thấu hiểu và miêu tả những diễn biến phức tạp trong tâm trạng của nàng Kiều .
Bài :Kiều ở lầu Ngưng Bích Đề bài :Có ý kiến cho rằng “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”trích tác phẩm “truyện Kiều ” của Nguyễn Du là bức tranh tâm tình đầy xúc động ”.ý kiến em như thế nào .hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng rõ . A.Yêu cầu của đề –Bày tỏ ý kiến của mình về nội dung ý nghĩa về lời nhận định xem đúng hay sai -Phân tích đoạn thơ “kiều ở lầu Ngưng Bích ”để làm sáng rõ ý kiến của mình -Nội dung ý nghĩa của lời nhận định :đoạn thơ là bức tranh tâm tình đầy xúc động có nghĩa là đoạn thơ đã thể hiện chân thực tâm tư , tình cảm của Thuý Kiều khi nàng sống ở lầu Ngưng Bích . ý 1 Bày tỏ ý kiến của mình về nội dung ý nghĩa lời nhận định -ý 2 phân tích đoạn thơ để làm rõ diễn biến tâm trạng của nàng Kiều Bài làm Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác thơ nôm lớn nhất của nền văn học trung đại .Xét về mặt nghệ thuật , truyện Kiều thành công trên nhiều phương diện .Nếu như ở đoạn trích “Thuý Kiều báo ân , báo oán ”qua việc miêu tả ngôn ngữ đối thoại nhà thơ đã làm nổi bật tính cách nhân vật thì ở đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”nhà thơ lại rất tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật . Bởi thế, khi đọc đoạn thơ có ý kiến cho rằng :Truyện Kiều của Nguyễn Du là bức tranh tâm tình đầy xúc động ”. ý 1 :bày tỏ ý kiến của mình về nội dung , ý nghĩa lời nhận định Theo em lời nhận xét đánh giá trên là hoàn toàn đúng .Người viết đã nhận xét được những điểm thành công về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn thơ .Bởi lẽ nói tới tâm tình là nói tới tâm tư , tình cảm, tâm trạng . Còn nói tới bức tranh là nói tới những hình ảnh chân thực cụ thể . Bởi vậy, ta hiểu ý nghĩa khái quát của lời nhận định là đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích ”đã diễn tả hoàn chỉnh , chân thực cụ thể diễn biến tâm trạng của nàng Kiều khi nàng sống ở lầu Ngưng Bích . Đó là tâm trạng buồn lo , sợ hãi . Bởi vì ,Mã Giám Sinh không phải mua nàng về làm vợ thiếp mà làm gái lầu xanh cho cửa hàng Thanh Lâu của Tú Bà . Vốn là con gái của một gia đình lương thiện , Thuý Kiều đã phản ứng một cách quyết liệt bằng cách dùng dao tự phẫn nhưng không thành .Sợ vốn liếng của mình không còn , Tú Bà đã đưa Thuý Kiều ra lầu Ngưng Bích chăm sóc thuốc thang , dỗ dành nàng . Sau này bình phục sẽ gả chồng cho nàng về nơi tử tế , nhưng thực chất là để giam lỏng nàng ở nơi đây , để chuẩn bị một âm mưu mới . Bởi thế đây chỉ là những giờ phút , những khoảnh khắc yên thân tạm thời của Thuý Kiều . Trong hoàn cảnh một mình một bóng ấy , tâm trạng của Thuý Kiều ngổn ngang trăm mối tơ vò . Nhà thơ Nguyền Du đã theo sát nhân vật thân yêu của mình để thấu hiểu và miêu tả những diễn biến phức tạp trong tâm trạng của nàng Kiều . -ý 2 :phân tích đoạn thơ để làm rõ diễn biến tâm trạng của Kiều Đọc đoạn thơ trước hết ta thấy tâm trạng của nàng Kiều là nỗi cô đơn , buồn tủi khi nàng sống ở lầu Ngưng Bích . “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung ”. Từ “khoá xuân ”trong câu thơ gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh của Thuý Kiều lúc này . Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài .Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo .Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người . Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều .Không những vậy , ta còn thấy cảnh vật ở đây rất ngổn ngang với cát vàng , cồn nọ , với những bụi hồng nổi lên mù mịt . Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính là sự ngổn ngang của lòng nàng Kiều . Bút pháp tả cảch ngụ tình của Nguyễn Du đã được thể hiện thành công . Nhà thơ miêu tả khung cảch thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích để thể hiện tâm trạng cô đơn của nàng kiều . Đọc tiếp đoạn thơ , ta thấy nhà thơ Nguyễn Du lúc này đã diễn tả tâm trạng của nàng Kiều . “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ” . Nhà thơ đã dùng từ “bẽ bàng ”để diễn tả nỗi xấu hổ ,tủi thẹn của Thuý Kiều chắc chắn trong tâm trí của nàng đang nhớ lại những sự việc mới xảy ra . Bị Mã Giám Sinh làm nhục rồi lại bị Tú Bà ép làm gái lầu xanh .Đến bây giờ lại bị giam lỏng ở nơi đây , chỉ thấy có mây sớm đèn khuya . Cụm từ “mây sớm đèn khuya ”mà Nguyễn Du xử dụng trong câu thơ cho ta hiểu rằng : thời gian tâm hồn khép lại hết sớm rồi lại khuya , khuya rồi lại sớm , đêm rồi lại ngày , hết ngày lại đêm . Thuý Kiều chỉ thui thủi một mình , một bóng ở nơi đây . Như vậy ,không gian thì mênh mông vắng lặng , thời gian thì tuần hoàn khép kín vây hãm Thuý Kiều ở nơi đây . Cảnh ngộ trớ trêu , tình cảm thì đau đớn tủi hổ .Nỗi niềm đó như cắt đứt tâm trạng của nàng nên nàng lại càng đau đớn xót xa . “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng ”. Đọc tiếp đoạn thơ , ta thấy nhà thơ đã diễn tả tâm trạng của nàng Kiều với những người thân yêu nhất . Đó là nỗi nhớ thương chàng Kim . “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ ”. Để diễn tả niềm thương , nỗi nhớ người yêu , Nguyễn Du đã sử dụng động từ “tưởng ”đứng ở vị trí đầu câu thơ .Chữ “tưởng ”ở đây được hiểu là hồi tưởng , là nhớ lại những điều tốt đẹp. Đó là những kỉ niệm đẹp của mối tình đầu trong sáng giữa nàng với kim Trọng . Lời hẹn ước và chén rượu thề dưới đêm trăng sáng vằng vặc . “Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh hai miệng một lời song song.” Nàng còn hình dung thấy ở nơi Lưu Dương cách trở , chàng Kim Trọng cũng đang hướng về nàng .Ngày đêm đau đáu ngóng chờ tin nàng “tin sương luống những rày trông mai chờ ”.Đây chính là tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim của nàng . Nhà thơ đã sử dụng thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm .Bởi thế , lời thơ ít mà ý thơ nhiều . Trong lời thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang nhỏ máu . Nhớ thương tha thiết người mà mình yêu dấu . Càng nhớ về kỉ niệm , nàng lại cành đau đớn, xót xa .Chén rượu thề còn đó mà nay mỗi người một ngả .Nàng lại càng thấm thía nỗi cô đơn của mình. “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao gìơ cho phai ”. Nàng như tự nhủ với lòng mình không bao giờ quên được hình bóng chàng kim và lại càng đau đớn ,xót xa ,vì tấm lòng son của nàng đã bị Mã Giám Sinh làm nhục .Do vậy , nỗi day dứt đau xót của mình lại càng tăng lên khi nhớ tới người yêu .Sau đó nhà thơ Nguyễn Du đã diễn tả nỗi nhớ của nàng với cha mẹ . “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt hồng ấp lạnh những ai đó giờ ” . Nếu như để diễn tả nỗi nhớ người yêu nhà thơ dùng từ “tưởng ”đến hoài niệm về tình yêu .Còn diễn tả nỗi nhớ cha mẹ nhà thơ dùng từ “xót ”.Tâm trạng Kiều xót xa , đau đớn khổ tâm khi nghĩ về cha mẹ . Nàng đã hình dung thấy hình bóng cha mẹ già cứ tựa cửa ngóng tin nàng , .Kiều rất kính trọng tấm lòng cao cả ấy của mẹ dành cho mình . Bởi thế nàng lại càng day dứt , trăn trở , ân hận , tự trách mình không chăm lo , phụng dưỡng cha mẹ già. “ xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Sân lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm .” Nhà thơ đã dùng hàng loạt các điển cố của văn học Trung Quốc “Sân lai , gốc tử ” để thể hiện tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo lớn lao của kiều .Nàng đã tưởng tượng quê nhà giờ đã đổi thay và sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu “có khi gốc tử đã vừa người ôm ” .Thế mà nàng đã chẳng làm được gì để giúp cha mẹ .ẩn trong câu chữ ấy là niềm day dứt tự trách mình của nàng . Qua đó người đọc cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo ,lòng vị tha của nàng .Nàng như quên hẳn nỗi đau khổ trong hiện tại để sống trong tâm tưởng với người yêu , với cha mẹ . Như vậy ta thấy Nguyễn Du miêu tả rất chân thực cụ thể nỗi nhớ của Thuý Kiều .Mặt khác ta còn thấy ngòi bút của Nguyễn Du rất tinh tế khi thể hiện tâm trạng đó. Ông đã thể hiện nỗi nhớ người yêu lên trước nỗi nhớ cha mẹ .Tức là chữ tình đặt trước chữ hiếu ,đảo ngược tư tưởng của lễ giáo phong kiến .Cách miêu tả này hoàn toàn phù hợp với tâm trạng Kiều .Bởi lẽ, chữ hiếu phần nào Kiều đã đền đáp , vì nàng đã bán mình , có tiền để cứu cha và em . Cảnh nhà đã tạm yên , còn chữ tình đối với chàng Kim cứ day dứt .Vì nàng đã lỗi hẹn với chàng Kim , vì mình mà chàng Kim dang dở . Hơn nữa trước khi bước vào con đường lưu lạc , Thuý Kiều chưa một lời từ biệt với chàng . Do vậy trong hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích chỉ có một mình nàng cô đơn, nàng nghĩ tới người yêu trước khi nghĩ tới cha mẹ cũng là điều hợp lẽ . Điều đó lại càng thể hiện Nguyễn Du rất hiểu tâm lí và đã cảm thông với những đau xót của Thuý Kiều .Nhà thơ như chia sẻ với nàng khi mối tình đầu tan vỡ . Sau đó nhà thơ đã đi vào diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều . “Buồn trông cửa bể chiều hôm , Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn cỏ mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi . ” Tác giả đã sử dụng điệp từ liên hoàn .Từ “Buồn trông ”đứng ở đầu bốn câu thơ , lặp lại bốn lần để nhấn mạnh thêm , khắc sâu thêm tâm trạng buồn của Thuý Kiều .Nỗi buồn ấy dâng lên trùng trùng ,điệp điệp ,kéo dài theo thời gian , lan toả cả không gian , kết thành một chuỗi buồn kế tiếp nhau không dứt trong lòng Kiều . Nhưng ở mỗi một cặp câu Nguyễn Du lại diễn tả cụ thể nỗi buồn khác nhau của Kiều . “Buồn trông cửa bể chiều hôm , Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ”. Nhà thơ miêu tả ánh mắt của Kiều lúc này nhìn ra phía ngoài khơi xa .Trong ánh nắng chiều nhạt nhoà , nàng thấy cửa bể rộng mênh mông , chỉ có một cánh buồm thấp thoáng .Cánh buồm ấy lúc ẩn , lúc hiện trên biển khơi mênh mông .Nhìn cảnh đó tâm trạng Kiều rất buồn .Phải chăng , nhìn cánh buồm lẻ loi ngoài khơi xa , nàng đã liên tưởng đến thân phận của mình .Cũng giống như cánh buồm , nàng cũng lẻ loi cô đơn ở nơi đây .Cánh buồm kia rồi cũng có ngày cập bến , chỉ có nàng biết đến bao giờ mới được trở về quê hương để gặp lại những người thân yêu. Đọc tiếp cặp câu thứ hai ta thấy ánh mắt của Kiều nhìn gần hơn Nàng thấy trên dòng nước đang chảy có cánh hoa trôi .Một câu hỏi tha thiết đã được đặt ra trong tâm trí của nàng “Hoa trôi man mác biết là về đâu ” .Từ láy đã gợi tả cánh hoa trôi nhẹ nhàng , lững lờ , buông xuôi theo dòng nước chảy .Nhìn cảnh đó , Thuý Kiều lại càng buồn hơn .Phải chăng những cánh hoa kia đã khiến nàng liên tưởng đến thân phận cuộc đời mình .Mình cũng chỉ là cánh hoa mỏng manh , yếu ớt , trôi nổi , bị cuộc đời vùi dập không biết đến bao giờ .Do vậy nàng lại càng buồn hơn .Như vậy hình ảnh cánh hoa trôi chỉ là hình ảnh ước lệ để nàng Kiều bày tỏ tâm trạng của mình . Sau đó ánh mắt nàng hướng nhìn ra lầu Ngưng Bích , nàng thấy “nội cỏ rầu rầu ”và “chân mây mặt đất một màu xanh xanh ”.Với ... g cảnh báo ân báo oán này đều rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lí , tính cách của từng nhân vật . Điều đó có nghĩa là mỗi một nhân vật hiện lên trong đoạn trích đều có một tiếng nói riêng . Lời nói ngắn gọn , phù hợp với tính cách của mình . Trước hết , là lời nói của Thuý Kiều đối với Thúc Sinh “Nàng rằng nghĩa nặng tình non Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không ” Thuý Kiều với giọng nói ôn tồn đã khẳng định ân nghĩa mà Thúc Sinh dành cho nàng là nghĩa nặng cao hơn núi .Nàng luôn ghi lòng tạc dạ .Đó là sự việc Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi cuộc sống lầu xanh ô nhục .Nàng đã được sống những ngày tháng bình yên hạnh phúc của tình cảm vợ chồng .Bởi thế trong sâu thẳm trái tim nàng luôn dành tình cảm biết ơn sâu nặng . “Cho gươm mời đến Thúc lang ”. Thái độ của nàng rất trân trọng cho mời chàng Thúc đến để đền đáp ơn nghĩa .Khi gặp mặt , câu nói của Kiều thật thiết tha .Nàng tự xưng là “người cũ ”, nhắc lại địa danh Lân Tri , để khơi gợi kỉ niệm làm cho chàng Thúc nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc bên nàng .Câu hỏi của nàng đã gợi ra cả một trời thương nhớ mà Kiêù dàng cho chàng Thúc . Sau đó Kiều đã giãi bày tấm lòng mình . “Lâm thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân ”. Thuý Kiều đã nhắc tới điển tích Lâm Thương nói về hai ngôi sao .Một ngôi mọc ở phía Đông , một ngôi mọc ở phía Tây để diễn tả sự xa cách của mình với chàng Thúc .Nàng đã không làm tròn bổn phận của người vợ vì “ tại ai ”tức là Hoạn Thư .Còn tình cảm của nàng vẫn dành trọn cho Thúc Sinh không bao giờ dám phụ bạc . Như vậy , Thuý Kiều đã dùng những từ ngữ rất trang trọng cùng với giọng nói ôn tồn để bày tỏ niềm biết ơn vô hạn của mình dành cho chàng Thúc ,kèm theo đó là lễ vật. “Gấm trong cuốn bạc nghìn cân ”. Nhưng đối với Kiều lễ vật ấy chỉ là một chút lòng thành .Nàng coi đó chỉ “gọi là ”.Có nghĩa là bao lụa là gấm vóc cũng không thể nào sánh nổi với ân nghĩa mà chàng Thúc dành cho nàng .Qua lời nói đó, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách của nàng kiều .Đó là một con người biết trọng ân nghĩa , sống thuỷ chung có trước có sau . Nếu như trước kia khi nàng ở lầu Ngưng Bích phải chịu nỗi cô đơn , tủi buồn , tâm trạng của nàng vẫn hướng về người yêu , về cha mẹ , thì lúc này , khi ở tột đỉnh vinh quang , có cơ sở vật chất đầy đủ thì tấm lòng của nàng vẫn nghĩa đến người khác .Trả ơn những người ân nghĩa đã cứu mình . Đó là tấm lòng nhân nghĩa , sống thuỷ chung . Đọc tiếp đoạn thơ, ta vẫn thấy lời nói của Thuý Kiều nói với Thúc Sinh , nhưng đối tượng được nói tới lại là Hoạn Thư thì giọng điệu của nàng khác hẳn . “Vợ chàng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau Kiến bò miệng chén chưa lâu Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa ”. Giọng điệu của Thuý Kiều không còn ôn tồn nhã nhặn mà trở lại với sắc thái bình thường .Tuy nhiên, nó không mang sắc thái trang trọng mà nàng dùng những từ ngữ dân gian suồng sã , nàng chỉ rõ Hoạn Thư –vợ chàng là “quỷ quái tinh ma ”, sảo quyệt , gian ác. Lần này gặp mặt nàng nhất định sẽ trừng trị .Nếu như trước kia , Hoạn Thư hành hạ nàng như thế nào thì lúc này nàng sẽ trả lại y như vậy ,không để cho mụ thoát đi đâu .Số phận của Hoạn Thư bây giờ nằm trong tay nàng , cũng chẳng khác gì kiến bò miệng chén không đi đâu được . Qua lời nói này của Thuý Kiều , ta thấy nàng nặng lòng muốn gặp Hoạn Thư . Bởi lẽ, vết thương lòng mà Hoạn Thư gây cho nàng quá lớn . Lỗi oan hờn Hoạn Thư không thể nào nguôi ngoai được ,mặc dù thời gian đã trôi đi . Điều đó đã thể hiện rõ , nhà thơ Nguyễn Du rất tinh tế, sâu sắc khi thể hiện tâm lí nhân vật .Cùng là một nhân vật Thuý Kiều nhưng có hai cách nói khác nhau .Nói về ân nghĩa thì trang trọng ôn tồn , còn nói về oán giận thì nôm na chì triết .Nhà thơ Nguyễn Du đã tạo ra hai giọng điệu , hai thứ ngôn ngữ trong một lượt lời của Thuý Kiều .Tài năng xây dựng lời thoại của Nguyễn Du chính là ở chỗ đó . Tài năng xây dựng lời thoại của Nguyễn Du lại càng thể hiện rõ khi ông miêu tả cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư . Thuý Kiều đã chon lựa cách nói rất phù hợp với tính cách của Hoạn Thư . “Thoắt trông nàng đã chào thưa : Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! ”. Lời nói của Thuý Kiều lúc này cũng rất nhẹ nhàng , mát mẻ nhưng lại ẩn chứa sự đe doạ .Bởi lẽ ,Thuý Kiều lúc này giữ địa vị phu nhân trong tư cách “quan toà ”còn Hoạn Thư là “bị cáo ”.Thế mà Thuý Kiều lại gọi “Tiểu thư ”. Lúc trước Thuý Kiều sai quân lính với mệnh lệnh :“Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư ”.Tức là Thuý Kiều cho triệu Hoạn Thư đến để xử tội .Thế mà bây giờ nàng lại chào hỏi : “cũng có đến đây ”.Qua đó , ta thấy những lời nói của Thuý Kiều chỉ là để mỉa mai , chế giễu , chủ động đánh đòn phủ đầu Hoạn Thư . Sau đó nàng nói chỉ triết đay nghiến . “Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan ! Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều ”. Lời của Thuý Kiều cũng dằn ra từng tiếng khi các từ ngữ “dễ có , mấy mặt , mấy gan được lặp lại .Lời nói của nàng rất đanh thép như của một vị quan toà buộc tội Hoạn Thư . Đó là tội cay nghiệt , hàng hạ người khác .Kiều khẳng định rằng, trên thế gian này từ xưa đến nay chỉ thấy mụ là người đàn bà cay nghiệt nhất .Câu nói của nàng đã sử dụng cặp từ “càng ...càng ” có ý nghĩa tăng tiến để nêu lên quy luật của cuộc đời .Cay nghiệt sẽ phải gặp oan trái . Tức là bây giờ Thuý Kiều sẽ phải trừng trị Hoạn Thư giống như trước kia Hoạn Thư đã hành hạ nàng .Qua lời nói này Nguyễn Du đã làm nổi bật Thuý Kiều đã từng trải , trưởng thành , hiểu đời , hiểu người , ân oán phân minh .Căm thù cao độ kẻ ác và quyết tâm trừng trị kẻ ác . Đọc tiếp đọan thơ , người đọc còn hiểu được tính cách của Hoạn Thư qua lời thoại .lúc này Hoạn Thư là bị cáo ,đứng giữa pháp trường , xung quanh là đao phủ , gươm được tuốt ra Hoạn Thư “hồng lạc phách siêu ”sợ hãi cao độ . Nhưng vốn là con quan , lại là người rất khôn ngoan Hoạn Thư đã trẫn tĩnh lại và tìm cách gỡ tội cho mình . “Rằng :tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình ”. Hoạn Thư đã biện bạch rằng :việc hàng hạ Kiều là do thói ghen tuông thường tình của đàn bà .Lí lẽ của Hoạn Thư cực kì khôn khéo .bởi vì đã đưa Kiều từ vị thế quan toà trở thành người đồng cảnh , cùng chung chút phận đàn bà với Hoạn Thư. nếu là có tội thì cũng là tâm lí chung của giới nữ . Như vậy từ nười có tội , hoạn Thư đã biện bạch để mình trở thành nạn nhân của chế độ đa thê . Sau đó Hoạn Thư đã nhắc lại việc làm nhân nghĩa của mình trước kia với Thuý Kiều . “Nghĩ cho khi gác viết kinh Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo ”. Cách nói của Hoạn Thư rất khéo léo , nàng dùng từ “nghĩ cho ”tức là nhắc lại để cho Thuý Kiều nhớ lại suy nghĩ lại . hoạn Thư cũng chỉ gợi sự thật vào chuyện cũ chứ không nói thẳng , chỉ có người trong cuộc mới biết .Đó là sự việc Thuý Kiều bỏ nhà Hoạn Thư trốn đi có cầm theo chuông khánh nhưng Hoạn Thư đã không giữ lại và đuổi theo . Tức là để cho nàng có cách thoát thân . Sau đó Hoạn Thư đã bày tỏ tỉnh cảm riêng thì rất khâm phục và rất kính yêu Thuý Kiều. Nhưng do chồng chung , vì hạng phúc riêng nên không thể chia sẻ cùng ai . Xuất phát từ thói ghen tuông ích kỉ ấy , mà đã trót hàng hạ nàng . Như vậy, Hoạn Thư đã nhận mọi tội lỗi về mình và cầu xin Thuý Kiều tha thứ. “Trót lòng gây việc trông gai còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng ”. Rõ ràng , những lời nói của Hoạn Thư rất có lí , có tình .Lời cầu xin lại rất mực chân thành tha thiết làm Thuý Kiều cũng phải khâm phục . “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời ”. Thế là cuối cùng Thuý Kiều cũng đi đến quyết định tha bổng cho Hoạn Thư .Qua đó Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách khôn ngoan sâu sắc ngược đời của Hoạn Thư . Đồng thời việc tha Hoạn Thư của Thuý Kiều đã thể hiện tấm lòng nhân hậu , độ lượng của Thuý Kiều . Kiều đã cư xử theo quan điểm triết lí dân gian khi Hoạn Thư đã thấy được lỗi lầm , cầu xin nàng tha thứ thì nàng cũng tha bổng . ***ý 2 đoạn thơ cũng thể hiện được chuyện ân oán –cái lẽ đời xưa nay Đọc đoạn thơ , ta còn thấy nhà thơ Nguyễn Du đã thể hiện được chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay . Điều đó có nghĩa là , trong đoạn thơ này , nhà thơ đã lí giải cuộc sống theo quan niệm của nhân dân ta từ xưa đến nay . Đó là , những người ở hiền thì sẽ gặp lành còn ác giả thì ác báo . Điều này đã được thể hiện trong rất nhiều câu chuyện .Chàng Thạch Sanh xưa kia sống nhân nghĩa sau được sống hạnh phúc cùng công chúa và lên làm vua trị vì đất nước . còn Lí Thông gian ác bị trời đánh chết hoá kiếp thành bọ hung . Cô Tấm thảo hiền sau được làm hoàng hậu , còn mẹ con Cám xảo quyệt bị trừng trị đích đáng . ở đây , Nguyễn Du cũng lí giải theo quan điểm đó . Vãi Giác Duyên, Thúc Sinh ...là những người có tấm lòng nhân nghĩa đồng cảm với nỗi đau của Thuý Kiều bây giờ được trả ơn , đền đáp ân nghĩa . Còn Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư...là những kẻ gian ác bị trừng trị . Đây chính là quan điểm của nhân dân ta về lẽ đời mà Nguyễn Du đã thể hiện được . ***ý 3 :nói được chuyện ân oán nhà thơ đã thể hiện được giá trị nhân văn Bởi thế cảnh báo ân báo oán này là một tình tiết rất đậm làm nổi bật giá trị nhân văn của truyện Kiều . Bởi lẽ đoạn thơ đã thể hiện được niềm khát vọng chân chính của những con người bị áp bức về lẽ công bằng .ở đây Thuý Kiều là một người lương thiện , có những phẩm chất cao đẹp .Thế nhưng xuốt cả cuộc đời nàng là một chuỗi dài bi kịch nối tiếp nhau . lạn nọ chưa qua , lạn khác đã tới .Gia đình bị li tán , sắc tài của nàng bị sỉ nhục , tình yêu tan vỡ , nhân phẩm bị trà đạp ở chốn lầu xanh .Nhưng vượt lên trên nỗi đau khổ ấy , nàng vẫn gĩư được tấm lòng mình trong trắng , thuỷ chung . con người như vậy phải được hạnh phúc . Bởi thế, trong đoạn thơ này ,nhà thơ Nguyễn Du đã kể lại , nàng được sống hạnh phúc bên Từ Hải , lại được cầm cán cân công lí để xử phạt kẻ có tội , đền đáp công ơn của những người ân nghĩa . Phải chăng đây là ước mơ của nhà thơ , của tất cả những con người bị áp bức dưới chế độ xã hội phong kiến lúc đó . Thể hiện được vấn đề này , đoạn thơ đã làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện Kiều . Như vậy đoạn thơ “Thuý Kiều báo ân báo oán ”đã thể hiện rõ tài năng của Nguyễn Du . Thông qua việc xây dựng lời thoại , nhà thơ đã làm nổi bật tính cách của mỗi nhân vật . Thuý Kiều là con người biết trọng ân nghĩa , sống thuỷ chung , có tấm lòng nhân hậu , độ lượng . Còn Hoạn Thư là con người cay nghiệt. Không những vậy nhà thơ còn thể hiện được ước mơ, khát vọng về lẽ công bằng của những con ngưuời bị áp bức .Bởi thế đoạn thơ này , cho thấy Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật mà còn khẳng định ông là nhà thơ có trái tim nhân đạo luôn đứng về phía những con người bị áp bức để bênh vực quyền sống cho họ . ---------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: